Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bài 34: QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.15 KB, 6 trang )


Bài 34:
QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP Ở VI
SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG



I. Đặc điểm chung của các quá trình tổng
hợp ở vi sinh vật:
1. Tổng hợp axit nuclêic và prôtêin:
- ADN có khả năng tự sao chép, ARN được tổng
hợp trên mạch ADN, prôtêin
được tạo thành trên ribôxôm.
ADN ==[phiên mã]==> ARN ==[dịch mã]==>
Prôtêin
- Một số virut còn có quá trình phiên mã ngược.
2. Tổng hợp pôlisaccarit:
Ở vi khuẩn và tảo, việc tổng hợp tinh bột và
glicôgen cần hợp chất mở đầu là ADP – glucôzơ
(glucôzơ)n + ADP – glucôzơ ====>
(glucôzơ)n+1 + ADP
- Một số VSV còn tổng hợp kitin và xenlulôzơ.
3. Tổng hợp lipit:
Glixêrol + axit béo " lipit
II. Ứng dụng sự tổng hợp ở VSV:
* Cơ sở khoa học của việc ứng dụng sự tổng
hợp ở VSV:
+ Tốc độ sinh trưởng nhanh
+ Tổng hợp sinh khối cao.
1. Sản xuất sinh khối (prôtêin đơn bào):
- Sản xuất sinh khối để cung cấp cho nhiều quốc


gia trên thế giới bị thiếu prôtêin như Châu phi,
Châu Á
- VD: (SGK)
2. Sản xuất axit amin:
- Lên men VSV thu được các axit amin, đặc biệt
là các axit amin không thể thay thế để bổ sung
vào thức ăn có nguồn gốc cây trồng.
3. Sản xuất xúc tác sinh học:
- Chất xúc tác sinh học là các enzim ngoại bào
do VSV tổng hợp và tiết vào môi trường.
- Enzim ngoại bào được sử dụng trong đời
sống: VD trong SGK
4. Sản xuất gôm sinh học:
- Khái niệm: Gôm là pôlisaccarit do VSV tiết vào
môi trường
- Vai trò: Bảo vệ tế bào VSV khỏi bị khô, ngăn
virut, là nguồn dự trữ các bon và năng lượng.
- Sử dụng gôm:
+ Sản xuất kem phủ bề mặt bánh.
+ làm chất phụ gia trong khai thác dầu hỏa.
+ Trong sinh học làm chất thay huyết tương,
trong sinh hóa làm chất tách chiết enzim.


Bài 35: QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI Ở VI SINH
VẬT VÀ ỨNG DỤNG

I. Đặc điểm chung của các quá trình phân
giải ở VSV:
- Các chất dinh dưỡng có kích thước lớn (như

tinh bột, prôtêin… ) " VSV phải tiết vào môi
trường enzim thủy phân tương ứng để phân giải
các chất trên " các chất đơn giản " vận chuyển
qua màng vào tế bào
1. Phân giải axit nuclêic và prôtêin:
- Axit nuclêic==[ nuclêaza]==>nuclêôtit
- Prôtêin ==[ prôtêaza]==>axit amin
2. Phân giải pôlisaccarit:
- Tinh bột ==[ amilaza]==>glucôzơ
- Xenlulôzơ ==[ xenlulaza]==>glucôzơ
- Kitin ==[ kitinaza]==>N – axêtyl – glucôz
3. Phân giải lipit:
- Lipit ==[ lipaza]==>axit béo + glixêrol
II. Ứng dụng của các quá trình phân giải của
VSV:
1. Sản xuất thực phẩm cho người và thức ăn
cho gia súc:
- Sản xuất thực phẩm cho người:
+ Trồng nấm ăn trên các bãi thải thực vật (rơm
rạ, bã mía…)
+ Sản xuất tương dựa vào enzim của nấm mốc
và vi khuẩn nhiểm tự nhiên.
+ Muối dưa cà nhờ vi khuẩn lên men lactic
+ Sản xuất rượu: Sử dụng amilaza từ nấm mốc:
Tinh bột ==[ nấm mốc]==> glucôzơ " êtanol +
CO2
- Sản xuất thức ăn cho gia súc:
Nuôi cấy nấm men trên nước thải từ nhà máy
chế biến sắn, khoai tây, dong…để thu sinh khối
làm thức ăn cho gia súc.

2. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng:
- Xác ĐV, TV ==[ vi sinh vật phân giải]==>Chất
dd cho cây
- Rác thải ==[ vi sinh vật]==>phân bón
3. Phân giải các chất độc:
- Vi khuẩn, nấm phân giải các chất độc ( thuốc
trừ sâu, diệt cỏ ) tồn đọng trong đất " giảm mức
độ ô nhiểm
4. Bột giặt sinh học:
- Là bột giặt cho thêm vào một số enzim VSV
như amilaza, prôtêaza… để tẩy sạch các vết
bẩn.
5. Cải thiện công nghiệp thuộc da:
Sử dụng enzim từ VSV thay hóa chất " tăng chất
lượng da và tránh ô nhiểm môi trường.
III. Tác hại của quá trình phân giải ở VSV:
Hoạt tinh phân giải VSV gây hư hỏng thực
phẩm, làm giảm chất lượng sản phẩm.

×