Trắc Nghiệm về Liên Kết Gen
(Có Đáp Án)
1. Trong trường hợp di truyền liên kết xảy ra khi:
A. Bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi 2 cặp tính
trạng tương phản
B. Các gen chi phối các tính trạng phải trội hoàn toàn
C. Các cặp gen quy định tính trạng nằm trên cùng
của một cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng
D. Không có hiện tượng tương tác gen và di truyền
liên kết với giới tính
2. Việc lập bản đồ gen dựa trên kết quả nào sau
đây?
A. Phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do của các gen
trong giảm phân.
B. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2.
C. Đột biến chuyển đoạn để suy ra vị trí của các gen
liên kết.
D. Tần số hoán vị gen để suy ra khoảng cách
tương đối của các gen trên NST.
3. Những đặc điểm nào sau đây không phù hợp
với ruồi giấm:
A. Dễ nuôi và dễ thí nghiệm
B.Thời gian sinh trưởng ngắn, đẻ nhiều
C. Bộ nhiễm sắc thể ít
D. Ít biến dị
4. Ở ruồi giấm, bướm tằm, hiện tượng hoán vị
gen xảy ra ở:
A. Cơ thể cái
B. Cơ thể đực
C. Ở cả hai giới
D. 1 trong 2 giới
5. ở ruồi giấm hiện tương trao đổi chéo giữa các
crômatit của cặp NST tương đồng xảy ra ở
A. Cơ thể cái mà không xảy ở cơ thể đực
B. ở một trong hai giới
C. Cơ thể đực mà ở cơ thể cái
D. Cơ thể đực và cơ thể cái
6. Bệnh máu khó đông ở người được xác định
bởi gen lặn h nằm trên NST giới tính X. Một người
phụ nữ mang gen bệnh ở thể dị hợp lấy chồng
khỏe mạnh thì khả năng biểu hiện bệnh của
những đứa con họ như thế nào?
A. 50% con trai bị bệnh.
B. 100% con trai bị bệnh
C. 25% con trai bị bệnh
D. 12,5% con trai bị bệnh.
7. Trong lai phân tích cá thể dị hợp tử về 2 cặp
gen tần số hoán vị gen được tính dựa vào:
A. Tần số của kiểu hình tương ứng với kiểu gen đồng
hợp lặn
B. Tổng tần số giữa một kiểu hình tạo bởi giao tử
hoán vị gen và một kiểu hình tạo bởi giao tử không
hoán vị
C. Tổng tần số 2 kiểu hình tạo bởi giao tử không
hoán vị
D. Tổng tần số 2 kiểu hình tạo bởi các giao tử
hoán vị
8. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm
của hiện tượng hoán vị gen
A. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%
B. Làm tăng khả năng xuất hiện các biến dị tổ hợp
C. Bằng tổng tần số giao tử hoán vị
D. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen
9. Điểm khác nhau cơ bản giữa quy luật phân li
độc lập và quy luật liên kết gen hoàn toàn là:
A. Vai trò của ngoại cảnh
B. Tính chất của gen
C. Vị trí của gen trên nhiễm sắc thể (NST)
D. Vị trí của gen ở trong hai ngoài nhân
10. Để phát hiện ra quy luật kết gen, Moocgan đã
thực hiện:
A. Lai phân tích ruồi cái F1 của bố mẹ ruồi thuần
chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh ngắn
B. Cho F1 của bố mẹ ruồi thuần chủng mình xám,
cánh dài và mình đen, cánh ngắn tạp giao
C. Lai phân tính ruồi đực F1 của bố mẹ ruồi mình
xám, cánh dài và mình đen, cánh ngắn
D. Lai phân tính ruồi đực F1 của bố mẹ ruồi thuần
chủng mình đen, cánh ngắn và mình xám, cánh
dài
11. Trong trường hợp các gen liên kết hoàn toàn,
với mỗi gen quy định 1 tính trạng, quan hệ giữa
các tính trạng là trội hoàn toàn, tỉ lệ phân li kiểu
gen và kiểu hình trong phép lai (ABD.abd) x
(ABD.abd) sẽ có kết quả giống như kết quả của:
A. Lai 2 tính trạng
B. tương tác gen
C. Gen đa hiệu
D. Lai 1 tính trạng
12. Đặc điểm nào dưới đây không phải là điểm
tương đồng của quy luật phân li độc lập và quy
luật liên kết gen hoàn toàn:
A. Các gen phân li trong giảm phân và tổ hợp qua thụ
tinh
B. Các gen không nằm trong tế bào chất
C. Làm xuất hiện hiện tượng biến dị tổ hợp
D. Các gen đều nằm trên nhiễm sắc thể (NST)
13. Hiện tượng di truyền nào làm hạn chế tính đa
dạng của sinh vật?
A. Phân li độc lập
B. Liên kết gen
C. Hoán vị gen.
D. Tương tác gen.
14. Phương pháp lai nào giúp khẳng định một gen
quy định 1 tính trạng bất kỳ nằm trên NST thường
hay NST giới tính?
A. Phân tích kết quả lai dựa trên xác suất thống kê.
B. Lai trở lại đời con với các cá thể thế hệ bố mẹ.
C. Lai phân tích.
D. Hoán đổi vị trí của các cá thể bố mẹ trong các
thí nghiệm lai.
15. Một ruồi giấm cái mắt đỏ mang một gen lặn
mắt trắng nằm trên NST X giao phối với 1 ruồi
giấm đực mắt đỏ sẽ cho ra F1 như thế nào ?
A. 100% ruồi đực mắt trắng
B. 50% ruồi cái mắt trắng
C. 50% ruồi đực mắt trắng.
D. 75% ruồi mắt đỏ, 25% ruồi mắt trắng ở cả cái và
đực.
16. Đem lai 2 cá thể thuần chủng khác nhau về 2
cặp tính trạng tương phản được thế hệ F1. Đem
lai phân tích F1. Kết quả nào sau đây phù hợp với
hiện tượng di truyền liên kết có hoán vị gen?
A. 1 : 1 : 1 : 1
B. 9 : 3 : 3 : 1
C. 3 : 3 : 1 : 1
D. 9 : 6 : 1.
17. Đặc điểm nào dưới đây không phải là điểm
tương đồng giữa quy luật hoán vị gen và quy luật
phân li độc lập:
A. Có thể dự đoán được kết quả lai
B. Tạo biến dị tổ hợp
C. Với F1 dị hợp về 2 cặp gen, F2 sẽ cho 9 loại
kiểu gen khác nhau
D. Với F1 dị hợp về 2 cặp gen sẽ cho 4 loại giao tử
18. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, hiện
tượng tiếp hợp và trao chéo giữa các crômatit
của các cặp NST tương đồng xảy ra ở:
A. Kì sau giảm phân thứ I
B. Kì đầu của giảm phân thứ I
C. Kì đầu của giảm phân thứ II
D. Kì giữa của giảm phân thứ I
19. Ý nghĩa nào dưới đây không phải là của hiện
tượng hoán vị gen:
A. Đặt cơ sở cho việc lập bản đồ gen
B. Làm tăng số biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu
cho quá trình chọn lọc và tiến hóa
C. Tái tổ hợp lại các gen quý trên các NST khác nhau
của cặp tương đồng tạo thành nhóm gen liên kết
D. Giải thích cơ chế của hiện tượng chuyển đoạn
tương hỗ trong đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
20. Tại sao ở ruồi giấm đực không xảy ra hiện
tượng trao đôỉ chéo giưã các crômatit của căp
NST tương đồng trong giảm phân nhưng quá
trình tạo giao tử vẫn xảy ra bình thường?
A. Do qúa trình phân li ngẫu nhiên của cặp NST
tương đồng xảy ra bình thường ở kì đầu của quá
trình giảm phân I
B. Do quá trình tiếp hợp giữa các crômatit của
cặp NST tương đồng vẫn xảy ra ở kì đầu của quá
trình giảm phân I
C. Do quá trình tiếp hợp giữa các crômatit của cặp
NST tương đồng vẫn xảy ra bình thường ở kì sau của
quá trình giảm phân I
D.Do quá trình phân li ngẫu nhiên của cặp NST
tương đồng ở kì đầu của quá trình giảm phân I
21. Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen
là gì?
A. Hoán vị gen xảy ra như nhau ở giới đực và giới
cái.
B. Các gen nằm trên cùng 1 NST bắt đôi không bình
thường trong kỳ đầu của giảm phân I.
C. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST.
D. Trao đổi chéo giữa các cromatit trong NST kép
tương đồng ở kỳ đầu giảm phân I
22. Phát biểu nào sau đây không đúng với tần số
hoán vị gen?
A. Tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen trên
NST.
B.Càng gần tâm động, tần số hoán vị càng lớn.
C. Tỉ lệ nghịch với các lực liên kết giữa các gen trên
NST.
D. Không lớn hơn 50%.
23. Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có
đặc điểm chung là:
A. Các gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể
đồng dạng
B. Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp
C. Làm xuất hiện biến dị tổ hợp
D. Các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do
24. Đặc điểm nào dưới đây là không đúng khi nói
về tần số hoán vị gen?
A. Tần số hoán vị gen không quá 50%.
B. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen
C. Được ứng dụng để lập bản đồ gen.
D. Tần số hoán vị gen càng lớn, các gen càng xa
nhau
25. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của
hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập
A. Các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do
B. Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp
C. Các gen không alen cùng nằm trên một cặp NST
tương đồng.
D. Làm xuất hiện biến dị tổ hợp
26. Trong tự nhiên ở những đối tượng nào dưới
đây hiện tượng hoán vị gen chỉ có thể xảy ra ở
một trong hai giới
A. ruồi giấm
B. đậu Hà lan
C. bướm tằm
D. A và C
27. Việc lập bản đồ gen được hình thành trên
nguyên tắc:
A. Căn cứ vào kết quả lai phân tích cá thể trội
B. Tự thụ hoặc tạp giao
C. Dựa vào hiện tượng phân li ngẫu nhiên và tổ hợp
tự do của các gen trong giảm phân
D. Dựa vào tần số hoán vị gen để suy ra vị trí tương
đối của các gen trên nhiễm sắc thể (NST)
28. Sự khác nhau cơ bản giữa quy luật hoán vị
gen và phân li độc lập xảy ra do:
A. Hoạt động của các NST trong quá trình giảm
phân
B. Hiện tượng chuyển đoạn nhiễm sắc thể (NST) do
đột biến cấu trúc
C. Sự tác động qua lại giữa các gen trong cặp alen
D. Sự tổ hợp tự do của các NST trong quá trình thụ
tinh
29. Tỉ lệ 3 : 1 đều có xuất hiện trong trường hợp
một gen quy định nhiều tính trạng và trường hợp
các gen liên kết hoàn toàn. Để có thể phân biệt
được hai hiện tượng này người ta căn cứ vào:
A. Trường hợp các gen liên kết hoàn toàn có thể xảy
ra hiện tượng hoán vị gen
B. Lai phân tính cá thể dị hợp tử
C. Khi bị đột biến, trong trường hợp 1 gen quy
định nhiều tính trạng, tất cả các tính trạng đều bị
thay đổi, trong trường hợp liên kết gen hoàn toàn
chỉ có một tính trạng bị thay đổi
D. Thực hiện việc lai thuận nghịch, dựa vào kết quả
lai để phân biệt
30. Căn cứ vào tần số hoán vị gen, người ta có
thể xác định được điều nào sau đây?
A. Vị trí và khoảng cách tương đối giữa các gen trên
cùng 1 lôcut.
B. Vị trí tương đối và kích thước của các gen trên
cùng 1 NST.
C. Vị trí và khoảng cách tương đối giữa các gen
trên cùng 1 NST.
D. Vị trí và khoảng cách tuyệt đối giữa các gen trên
cùng 1 NST
31. Đặc điểm nào dưới đây không phải là của
nhiễm sắc thể (NST) thường:
A. Tồn tại nhiều cặp đồng dạng
B. Các cặp NST trong bộ NST của mỗi tế bào đều
đồng nhất về hình dạng và kích thước
C. Giống nhau ở cả hai giới
D. Mang các gen quy định tính trạng thường