Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Vì sao bỏ thuốc lá có nguy cơ bị tiểu đường? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.58 KB, 5 trang )


Vì sao bỏ thuốc lá có
nguy cơ bị tiểu đường?


Người nghiện thuốc từ bỏ thói quen này sẽ có
nguy cơ tiểu đường trong vài năm sau đó nhưng
các nhà nghiên cứu Mỹ cũng khẳng định: "Đây
không phải là lý do để tiếp tục hút thuốc".




Ảnh minh họa.

Yeh và các cộng sự của mình đã nghiên cứu
11.000 người trung niên, tất cả đều không bị
tiểu đường khi nghiên cứu bắt đầu. 9 năm sau
đó, 1.254 người đã bị mắc tiểu đường tuýp 2;
trong đó có 380 người bỏ thuốc bị tiểu đường,
cao hơn 70% so với những người chưa bao giờ
hút thuốc. Những người tiếp tục hút thuốc có
nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn 30% so với
những người không hút thuốc.


Và đặc biệt nguy cơ bị tiểu đường của người bỏ
thuốc lá sẽ kéo dài trong 6 năm đầu kể từ khi bỏ
thuốc. Nó sẽ suy yếu và biến mất sau khoảng
10 năm.



Theo các nhà nghiên cứu, để tránh nguy cơ tiểu
đường, những người cai thuốc lá cần kiểm tra
đường huyết thường xuyên.


“Phát hiện này không hề gây ngạc nhiên trong
giới khoa học bởi những người hút thuốc
thường tăng cân sau khi bỏ thuốc và sự tăng
cân thường liên quan với tiểu đường”, nhà
nghiên cứu Hsin-Chieh Yeh, chuyên gia về nội
khoa và dịch bệnh, trường Y ĐH Johns Hopkin
(Baltimore), giải thích. Trong 3 năm đầu sau bỏ
thuốc, cân nặng trung bình của những người
này sẽ tăng khoảng 4kg, vòng eo tăng trung
bình là 3cm.


“Thông điệp chính chúng tôi muốn truyền tải là:
tốt nhất nên bỏ thuốc. Khi bỏ thuốc, họ nên nhờ
bác sĩ hướng dẫn chế độ ăn và sinh hoạt để
không bị tăng cân quá mức”, bà Yeh nhấn
mạnh.


Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Annals of
Internal Medicine.

×