Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.93 KB, 1 trang )
Vì sao chim cánh cụt có thể sống ở Nam cực?
Môi trường cực kỳ khắc nghiệt ở Nam cực đã buộc các sinh vật bậc cao rút lui khỏi lãnh
địa của nó. Ngay cả các động vật lớn có thể chịu được cái rét - 80 độ C của Bắc cực như
gấu trắng, voi biển... cũng không hề có mặt ở cực Nam. Vậy mà chim cánh cụt lại có thể
làm được điều đó.
g (http://butnghien-
fbweb.biz/uploadhinh/)
canhcut.jpg
Cánh cụt Hoàng đế chỉ sống trên lục địa Nam cực
Để hiểu vì sao, chúng ta phải xem lại “gia phả” của chúng. Trước hết, cánh cụt là một loài
chim bơi ở dưới nước cổ xưa nhất. Có thể nó đã đến đây định cư từ trước khi châu Nam
cực mặc "áo giáp băng". Do diện tích đất liền hẹp, mặt biển rộng, nên nơi đây có thể coi là
khu vực phồn thịnh nhất trong các thủy vực, với nguồn thức ăn phong phú, trở thành vùng
đất tốt cho cánh cụt trú ngụ.
Sau nữa, do kết quả tôi luyện trong gió và bão tuyết qua hàng ngàn vạn năm, lông trên toàn
thân của cánh cụt đã biến thành lớp lớp dạng vảy gắn chặt. Với loại “chăn lông” đặc biệt
này, nước biển không những khó thẩm thấu, mà dù cho nhiệt độ có xuống tới -100 độ C,
chim cũng không hề hấn gì. Đồng thời, lớp mỡ dưới da của nó rất dày, nên càng đảm bảo
giữ nhiệt cho cơ thể.
Thêm nữa, châu Nam cực không có thú ăn thịt, thế là cánh cụt đã có được một mảnh đất
khá an toàn. Chẳng thế mà khi các nhà nghiên cứu đặt chân lên mảnh đất tận cùng thế giới
này, chim cánh cụt không những không bỏ chạy, mà còn đón tiếp họ với thái độ rất thân
mật (và tò mò).
(Theo 10 vạn câu hỏi vì sao)