Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

TÌM HIỂU VỀ BỆNH RUBELLA pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.58 KB, 5 trang )

TÌM HIỂU VỀ BỆNH RUBELLA
TS. BS. Nguyễn Duy Phong
Giảng viên bộ môn Bệnh Truyền Nhiễm – ĐHYD Tp.HCM
Bệnh Rubella (theo tiếng Anh, gốc từ tiếng Latin: “những đốm đỏ nhỏ”)
còn được gọi là bệnh “Sởi Đức ” (do các BS người Đức mô tả lần đầu vào năm
1814), “Sởi 3 ngày” hay bệnh Rubeole (tiếng Pháp). Bệnh rất dễ lây lan, nhất là ở
trẻ em. Tuy nhiên, Từ năm 1969, nhờ vào việc chủng ngừa rộng rãi, tỉ lệ mắc bệnh
Rubella đã giảm nhiều.
1. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH:
Bệnh do Siêu vi Rubella gây ra. Đây là siêu vi thuộc họ Togavirus chủng
Rubivirus, được phân lập vào năm 1962. Siêu vi Rubella sống sót kém ở môi
trường bên ngoà, dể bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng thông thường như: dung môi
hòa tan mỡ, formol, axít yếu, nước sôi…
Bệnh lây truyền một cách dễ dàng từ người bệnh sang người lành qua
những giọt nước miếng nhỏ li ti khi ho, hắt hơi. Những giọt nước miếng, nước mũi
chưá rất nhiều siêu vi Rubella. Sự lây truyền có thể do tiếp xúc gián tiếp qua các
vật dụng: khăn mặt dùng chung, đồ chơi, ly nước uống chung… Sự lây truyền có
thể xãy ra 1 tuần trước khi phát ban và kéo dài đến 4 ngày sau khi hết ban.
2. CÁC BIỂU HIỆN CỦA BỆNH:

Ban đỏ Rubella
Bệnh Rubella diễn ra theo 4 thời kỳ: Ủ bệnh, Khởi phát, Toàn phát và Hồi
phục.
2.1- Thời gian ủ bệnh: diễn ra trong khoảng từ 2 đến 4 tuần: đây là thời kỳ
siêu vi đã xâm nhập vào cơ thể nhưng người bệnh vẫn cảm thấy khoẻ mạnh. Tiếp
theo thời kỳ này là thời kỳ khởi phát.
2.2- Thời kỳ khởi phát: Bệnh thường bắt đầu bằng sốt nhẹ khoảng 37,5 –
38C, kéo dài 1-2 ngày kèm theo đau nhức vùng sau gáy, sờ thấy có nổi hạch, nhấn
đau. Hạch thường có ở vùng sau tai, góc hàm. Trong thời gian này, bệnh nhân cảm
thấy nhức đầu, mệt mõi, uể oải, tròng trắng của mắt bắt đầu đỏ nhẹ. Thời kỳ này
kéo dài trong vòng 1 ngày. Khi ban đỏ bắt đầu nổi trên da, bệnh chuyển sang thời


kỳ toàn phát.
2.3- Thời kỳ toàn phát: Bệnh nhân bắt đầu bị phát ban. Khởi đầu ban đỏ nổi
trên mặt, kèm theo mắt bị đỏ nhiều hơn (điểm khác biệt so với các bệnh nhiễm
trùng của mắt là không bị đổ ghèn), chảy nước mắt và chảy nước mũi (nước mũi
trong, không nhầy). Bệnh nhân có thể bị viêm họng: nhìn thấy họng đỏ, 2 bên
amiđan sưng to.
Ban đỏ lan dần từ mặt, cổ, ngực, lưng, bụng, chân. Trong thời gian này
bệnh nhân bớt sốt nhưng vẫn còn sốt nhẹ. Ban đỏ có hình dạng những chấm đỏ
hồng, tròn, đường kính khoảng 1-2mm, hơi nổi gồ lên trên mặt da. Ban đỏ nổi toàn
thân kéo dài trung bình 3 ngày (do đó bệnh Rubella còn được gọi là bệnh “sởi 3
ngày”), đôi khi đến 5 ngày. Khi ban đỏ lan đến chân thì bệnh nhân sẽ hết sốt, đây
là thời kỳ hồi phục.
2.4- Thời kỳ hồi phục: Ban đỏ sẽ dần dần biến mất theo trình tự như khi
xuất hiện: mặt, cổ, ngực, lưng, bụng. Bệnh nhân hết sốt, không còn đau cơ, hết sổ
mũi.
Bệnh Rubella diễn ra tương đối nhẹ, thường không để lại di chứng gì
nghiêm trọng. Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai bị mắc bệnh Rubella có khả năng
lây cho bào thai (nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ: khoảng 20% trẻ sinh ra bị mắc
bệnh Rubella), gây ra bệnh Rubella bẩm sinh. Trẻ em, sinh ra từ bà mẹ mắc bệnh
Rubella, có thể bị điếc, tổn thương mắt: đục thủy tinh thể, cườm, bệnh lý tim bẩm
sinh hoặc chậm phát triển trí tuệ.
3. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ BỆNH:
Đây là bệnh do siêu vi trùng gây ra, do đó nguyên tắc điều trị chính là
Cnghỉ ngơi, uống nhiều nước và dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao trên 39 (có thể
uống Paracetamol)
4. NGUYÊN TẮC PHÒNG NGỪA BỆNH:
Không đặc hiệu và đặc hiệu
4.1- Không đặc hiệu: chung cho tất cả các bệnh lây lan qua đường hô hấp:
Giư gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường; Thông thoáng nhà cửa; Rửa tay
sạch sẽ sau khi tiếp xúc với nước miếng, nước mũi…

4.2- Đặc hiệu: Hiện nay, trẻ em được chích ngừa 1 liều duy nhất,vào 12-15
tháng tuổi, ngừa cả 3 bệnh Sởi, Quai bị và Rubella (thuốc ngừa có tên gọi là MMR
vaccine). Không chích ngừa cho phụ nữ đang mang thai.

×