Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

DU học tại HOA kỳ và NHỮNG điều cần BIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.31 KB, 34 trang )

THE INSTITUTE FOR VIETNAMESE CULTURE & EDUCATION (IVCE)
Hội văn hóa & giáo dục Việt Nam
DU HỌC TẠI HOA KỲ
Version 7.0
5/2008
© 2008. IVCE. All Rights Reserved
The Institute for Vietnamese Culture & Education
131 Lexington Street
Westbury, NY 11590
USA.
Tel/Fax. (516)334-7399
Website:
2
Email:
MỤC LỤC
I. Chuẩn bị những gì cho việc đi du học ………………… ……………………………. 4
II. Giới thiệu tổng quát về đại học Hoa Kỳ ……………………… ………………….…. 5
III. Những Website quan trọng cho sinh viên du học …………………………….………. 7
IV. Học bổng ………………………………… ……….…………………………………. 9
V. Hồ sơ nhập học
1. Chương trình trao đổi Văn hóa học sinh Phổ Thông Trung Học ………………… 10
2. Hồ sơ nhập học cho chương trình Cử Nhân & Kỹ Sư ……………………….…… 11
4. Hồ sơ nhập học cho chương trình Thạc Sĩ, Tiến Sĩ ………………………… …… 14
VI. Chọn trường đại học, ngành học ……………………………………………………… 17
VII. Học bổng cho chương trình Thạc Sĩ, Tiến Sĩ …………………………………………18
VIII. Hồ sơ xin Visa du học Hoa Kỳ….… …………… …………………… …………. 20
IX.Phụ Bản
1. Bằng Phổ Thông Trung Học …………………………………….…………………. 21
2. Thư cá nhân ………………………………………………………………………… 22
3. Thư giới thiệu ………………………………………………………………………. 24
4. TOEFL, SAT, GRE, GMAT: lịch thi & địa điểm thi ……………………………… 27


5. Danh sách Trung Tâm – Chương trình trao đổi Văn hóa ………………………… 29
6. Danh sách các trường đại học tại Hoa Kỳ ………………………………………… 30
3
I. Chuẩn bị những gì cho việc đi du học
• Có niềm tin vào việc học.
• Tính tự lập.
• Tính tổ chức công việc.
• Sử dụng Internet & Computer thành thạo.
• Kinh nghiệm nghiên cứu (chương trình Thạc Sĩ, Tiến Sĩ)
4
II. Giới thiệu tổng quát về đại học Hoa Kỳ
Ðịa lý & thời tiết. Miền Tây Hoa Kỳ bao gồm các tiểu bang như California, Oregon, Washington có
khí hậu quanh năm mát. Miền Ðông Bắc Hoa Kỳ bao gồm các tiểu bang như Massachusette,
Connecticut, New York… có 4 mùa và mùa đông thời tiết rất lạnh và có tuyết. Miền Trung Tây
Hoa Kỳ bao gồm các tiểu bang như Illinois, Michigan, Missouri… có khí hậu hơi giống miền Ðông
Bắc. Miền Nam Hoa Kỳ bao gồm các tiểu bang như Texas, Georgia, Florida… có khí hậu nóng.
Hệ thống trường công & trường tư. Trường tư có số lượng sinh viên ít hơn trường công; mỗi
trường tư có khoảng vài ngàn sinh viên, và sinh viên được quan tâm tốt hơn. Trường công có số
lượng sinh viên nhiều hơn; hầu hết các trường công thuộc loại lớn đều có trên 30,000 sinh viên.
Các trường đại học tại Hoa Kỳ có thể phân chia làm 4 loại (theo cách phân chia của IVCE).
Loại A & B: chương trình học ở mức độ cao. Trong hệ thống trường công thường thì mỗi tiểu
bang chỉ có 1 hoặc 2 trường loại A & B. Tuy nhiên có một số tiểu bang có nhiều trường loại A & B
như tiểu bang Cali với hệ thống Univ of California có 9 trường thuộc loại tốt, ngoài ra còn có
Stanford Univ, California Institute of Technology, v.v.
Loại C: chương trình học ở mức độ trung bình. Mỗi tiểu bang có rất nhiều trường loại này. Ví
dụ như hệ thống Cali State Univ có 23 trường, hệ thống CUNY của New York có 11 trường, v,v.
Loại D: là hệ thống Community College (chương trình 2 năm) và một số đại học thuộc loại nhỏ:
chương trình học tương đối thấp. Mỗi tiểu bang có rất nhiều trường loại này. Ðối tượng học là
người lớn tuổi, học chậm, người nước ngoài mới nhập cư, sinh viên nước ngoài du học.
Xem danh sách trường đại học trang 30.

Học phí. Học phí của trường đại học tư luôn cao hơn trường công, nhiều hơn gấp 3-4 lần. Học phí
trường công là khoảng $6,000/học toàn phần/năm cho sinh viên trong tiểu bang, trong khi đó trường
tư là khoảng $20,000 - $30,000. Ðối với trường công, học phí cho sinh viên ngoại quốc là khoảng
gấp 3 lần so với sinh viên trong tiểu bang. Ðối với trường tư, học phí cho mọi người (kể cả sinh
viên ngoại quốc) là giống nhau. Các trường có học phí rẻ thường tập trung ở tiểu bang Cali hay và
miền Nam Hoa Kỳ. Ngoài ra, học phí của trường Community College khoảng $1000 học toàn
phần/năm cho sinh viên trong tiểu bang.
Khóa học trong năm. (Semester & Quarter) Phần lớn các trường tại Mỹ học theo học kỳ
(Semester); học kỳ mùa Thu (Fall Semester) bắt đầu vào đầu tháng 9 và học kỳ mùa Xuân (Spring
Semester) bắt đầu vào cuối tháng 1; mỗi học kỳ kéo dài 4 tháng. Một số trường học theo quý
(Quarter) và 1 năm có 4 quý học; mỗi quý kéo dài 11 tuần.
Học toàn phần (full-time), học bán phần (part-time). Theo chương trình học kỳ thì sinh viên đăng
ký trên 12 tín chỉ (credit) thì gọi là Học Toàn Phần; dưới 12 tín chỉ là Học Bán Phần.
Ngành học. Ngành học được xác định từ khi sinh viên làm hồ sơ xin học. Tuy nhiên sinh viên
cũng có thể đổi ngành học tùy theo sở thích của mình trong những năm sau này.
5
Môn học. Ðể tốt nghiệp ra trường sinh viên cần phải hoàn tất khoảng 40-45 môn học (nghĩa là
khoảng 130 tín chỉ), tùy theo ngành học. Sinh viên học khoảng 4-5 môn học trong một học kỳ.
Chuyển trường đại học. Sinh viên có thể chuyển đổi trường trong quá trình học. Ðiểm học phải
trên C- thì trường mới chấp nhận, và trường chỉ chấp nhận tín chỉ chứ không nhận điểm.
GPA. Là hệ thống điểm được dùng trong giáo dục tại Mỹ. Thang điểm trong lớp học là từ 1 – 100,
sau đó được chuyển sang A, B, C… với những chỉ số tương ứng gọi là GPA.
Cách tính khái quát như sau:
96 – 100  A  4.0 điểm Giỏi
90 - 95 A - 3.7
86 - 89 B + 3.3
81 - 85 B 3.0 điểm Khá
80 B - 2.7
76 - 79 C + 2.3
71 - 75 C 2.0 điểm Trung Bình

70 C - 1.7
66 - 69 D + 1.3
61 - 65 D 1.0 điểm Yếu
60 D - 0.7
0 - 59 F 0.0
Tuy nhiên cách tính điểm GPA còn tùy thuộc vào giáo sư trong mỗi lớp học. Ví dụ trong lớp điểm
trung bình là 53 thì người giáo sư có thể xác định điểm như sau:
> 81 A 4.0
76 – 80 A - 3.7
71 - 75 B + 3.3
66 - 70 B 3.0
v,v…
Trong một môn học được chia thành nhiều phần để tính điểm. Ví dụ như:
Tham dự lớp: 10%
Bài tập về nhà: 20%
Bài kiểm tra: 40% (2 bài thì mỗi bài là 20%, hay 1 bài 20% và bài tiểu luận 20%)
Bài thi học kỳ: 30%
Ðậu/ Rớt (Pass/ Fail): Môn học dưới điểm D+ thì phải học lại (áp dụng Undergratuate).
Cảnh cáo (Scholastic Probation), Thôi học (Dismissal). Nếu sinh viên đạt điểm dưới 2.0 trong
học kỳ thì sẽ bị cảnh cáo. Nếu sinh viên bị 3 lần cảnh cáo thì sinh viên sẽ bị thôi học.
Co-op/ Internship/ Work Permit. Vào khoảng năm thứ ba, sinh viên bắt đầu tham gia chương trình
đi thực tập (Co-op and Internship) tại các công ty. Chương trình Co-op được kéo dài 6-8 tháng;
chương trình Internship làm việc trong 3 tháng hè. Các chương trình thực tập đều được trả lương
với mức $10-$15/giờ. Việc học hỏi kinh nghiệm tại công ty là điều vô cùng cần thiết để làm quen
với công việc chuyên môn của sinh viên sau này. Riêng sinh viên quốc tế muốn làm việc phải có
6
Work Permit. Work Permit là giấy phép cho sinh viên nước ngoài làm việc tại Hoa Kỳ, do cơ quan
USCIS (cơ quan Sở Di Trú) cấp. Tham khảo thông tin tại đây:
III. Các Website quan trọng cho sinh viên du học
1. College Board: . Website này dùng để tìm hiểu thông tin tổng

quát về trường đại học một cách nhanh chóng. Từ thông tình này, sinh viên có thể hiểu được
trình độ trường đại học ở mức độ nào (dựa vào yêu cầu điểm SAT của từng trường). Ngoài ra,
sinh viên cũng có thể tìm kiếm học bổng tại website này.
USNews Report: .
Webiste này dùng để xem thứ tự các hạng của trường đại học. Thứ tự hạng này được đánh giá
trên toàn bộ các mặt của trường đại học. Sinh viên học Thạc Sĩ/ Tiến Sĩ nên xem thứ tự hạng
theo ngành thì chính xác hơn.
2. Princeton Review: . Website này dùng để tìm học bổng của
các trường đại học và các tổ chức. Ðây là website có hiệu quả rất cao trong việc tìm học bổng
của trường đại học.
7
IV. Hồ Sơ Nhập Học
Cách làm hồ sơ nhập học khá đơn giản, trong vòng 1 giờ trên Internet là bạn sẽ làm xong một bộ hồ
sơ để gởi đến các trường đại học Hoa Kỳ.
Biểu đồ tổ chức của trường đại học Hoa Kỳ. Dựa vào biểu đồ này bạn tìm ngành học một cách
nhanh chóng. Các website của các trường đại học loại A, B, C được liệt kê trong phần VIII.
School/ College
Program/Major/Department/Area of Study
8
University – College - Institute
School of Engineering
Mechanical Engineering
College of Education School of Medicine … v,v.
Electrical EngineeringComputer Engineering … v,v.
V. Học Bổng
Làm hồ sơ xin nhập học và hồ sơ xin học bổng là 2 việc làm độc lập với nhau. Học bổng là tổ chức
hay trường đại học cấp học bổng cho sinh viên trong thời gian học, và sinh viên phải đạt được kết
quả học tốt theo tiêu chuẩn của tổ chức hay trường đại học. Ngoài ra, có tổ chức cấp học bổng và
tìm nhập học tại một trường đại học Hoa Kỳ cho sinh viên; và trường đại học cấp học bổng khi sinh
viên được nhận vào chương trình Ðại Học & Sau Ðại Học đạt loại tốt. Có 2 loại học bổng như sau:

1. Học bổng của các tổ chức
• Vietnam Education Foundation (www.vef.gov) cấp 50 - 70 học bổng cho Thạc Sĩ & Tiến Sĩ
những ngành về Khoa Học Tự Nhiên, Kỹ Sư & Y Khoa.
• International Fellowships Program ( của Ford
Foundation cấp khoảng 25 suất học bổng/năm cho Thạc Sĩ & Tiến Sĩ về Environment &
Development, Social Sciences & Humanities, Sexuality & Reproductive Health, Arts & Culture,
Education, Governance & Civil Society, Media, Community Development, Development
Finance & Economic Security. Học bổng này đòi hỏi sinh viên có kinh nghiệm trong việc làm.
• Fulbright Program ( của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
cấp khoảng 25 suất học bổng/năm cho Thạc Sĩ & Tiến Sĩ về Khoa Học Xã Hội, Nhân Văn Học.
Học bổng đòi hỏi sinh viên có 3 năm kinh nghiệm việc làm. Tổ chức tìm nhập học cho sinh viên
• Humphrey Program ( của Bộ Ngoại
Giao Hoa Kỳ cấp khoảng 8 suất học bổng/năm theo chương trình nâng cao nghề nghiệp cho
nhiều ngành khác nhau.
2. Học bổng của trường đại học
• Chương trình Cử Nhân & Kỹ Sư (Undergraduate Program). Có rất nhiều trường cấp học bổng
cho sinh viên Quốc tế. Sinh viên đạt SAT trên 1900 và TOEFL trên 550 (PBT) hay 100 (iBT)
thì khả năng nhận được học bổng rất cao từ các trường loại B hay C.
Sinh viên tìm học bổng tại Princeton Review:
 chọn “Sign in”  chọn “Create Your account”  chọn “Couselor-O-Matic” (trong phần
Spotlight)  điền thông tin cá nhân, [nếu câu hỏi nào không thể trả lời thì bỏ qua]. Website sẽ
liệt kê tất cả các trường cho học bổng như Good Match Schools – Reach Schools – Satey
Schools, và từ đây sinh viên nộp đơn đến các trường đại học. Ðây là website có hiệu quả rất
cao trong việc tìm học bổng.
Sinh viên tìm học bổng tại College Board:  chọn “College
Search”  chọn “Pay For College”  chọn “Scholarship Search”  ghi các thông tin cho
những phần “Information”  chọn “Serch Results”.
• Chương trình Sau Ðại Học (Graduate Program). Trường đại học không cấp học bổng cho
những ngành thuộc về chuyên môn (Profressional Career) như Y khoa, Nha khoa, Luật sư,
MBA. Sinh viên được nhận vào chương trình Thạc Sĩ/ Tiến Sĩ và đạt loại tốt thì trường sẽ cấp

học bổng (gọi là Fellowship). Ngoài Fellowship, sinh viên có thể nhận được Teaching
Assistantship, Research Assistantship. Xem chi tiết trong phần VII.
9
CHƯƠNG TRÌNH TRAO ÐỔI VĂN HÓA
1. Khái quát.
Là chương trình giúp học sinh Việt Nam du học MỘT năm tại trường PTTH Hoa Kỳ để trao đổi văn
hóa. Sau khi hoàn tất thủ tục đơn, trung tâm sẽ làm thủ tục đưa học sinh Việt Nam sang học tại
trường PTTH Hoa Kỳ. Trung tâm sẽ tìm kiếm người đỡ đầu cho học sinh, và gia đình học sinh có
thể lựa chọn người đỡ đầu. Ngoài ra, gia đình học sinh chọn vùng tại Hoa Kỳ nơi mà con em sẽ
tham dự trường PTTH.
2. Ðối tượng:
• Học sinh lớp 10
• Học sinh lớp 11
3. Yêu cầu:
• Ðiểm học tại PTTH: trên 7.0
• Ðiểm thi tiếng Anh - SLEP: trên 75%
4. Lệ phí cho chương trình:
• $6000 - $7000
5. Những lợi ích của chương trình:
• Học sinh Việt Nam có điều kiện tiếp xúc với học sinh Hoa Kỳ.
• Học sinh Việt Nam tiếp thu phương pháp học của trường PTTH Hoa Kỳ.
• Học sinh Việt Nam có điều kiện phát triển Anh ngữ.
• Học sinh Việt Nam có nhiều cơ hội được các trường đại học nhận vào chương trình.
• Học sinh Việt Nam có nhiều cơ hội nhận được học bổng của trường đại học Hoa Kỳ.
6. Những bất lợi của chương trình:
• Ða phần học sinh Việt Nam tham dự chương trình này khi là lớp 11, như vậy qua Mỹ sẽ học lớp
12. Nhưng có một số trường PTTH Hoa Kỳ yêu cầu học sinh Việt Nam học lớp 11. Vì thế học
sinh phải xin phép giáo viên làm bài kiểm tra để được miễn học một số lớp ở lớp 11 để được
học lớp 12.
• Có một số trường PTTH Hoa Kỳ cho học lớp 12 nhưng không cho phép học sinh Việt Nam tốt

nghiệp PTTH. Vì thế học sinh Việt Nam phải thi bằng GED để thay thế bằng PTTH.
• Có một số người đỡ đầu bắt học sinh làm công việc nhà. Trên nguyên tắc là học sinh chỉ làm
việc nhẹ và tình nguyện làm việc.
7. Trung Tâm tổ chức chương trình Trao Ðổi Văn Hóa:
• Xem trang 29.
8. Lời khuyên:
Vì đa phần học sinh Việt Nam phụ thuộc vào gia đình, chưa có tính tự lập, chưa có tính hòa nhập
vào môi trường mới, chính vì thế phụ huynh nên cân nhắc kỹ vấn đề cho con em đi theo chương
trình này.
10
HỒ SƠ NHẬP HỌC CHO CHƯƠNG TRÌNH: CỬ NHÂN & KỸ SƯ
1. Ðơn nhập học của trường
Tại Hoa Kỳ có trên 3000 trường đại học & cao đẳng, hầu hết các trường đều nhận sinh viên ngoại
quốc. Các trường nổi tiếng (loại A): tuyển chọn sinh viên rất khó; các trường loại khá và trung bình
(loại B & C): dễ nhận hơn. Bạn có thể truy cập các trường đại học tại Hoa Kỳ theo địa chỉ được liệt
kê trong phần VIII.
• Tìm 10 trường thích hợp để gởi đơn nhập học.
• Theo các bước sau để in ra đơn nhập học hay nộp đơn trực tiếp trên mạng.
College  Admission  Undergraduate  Apply  Online Application.
• Thời hạn nộp đơn nhập học cho sinh viên Quốc tế của các trường là tháng 1 cho mùa Thu &
tháng 9 cho mùa Xuân. Tùy theo trường sẽ có lịch nộp đơn khác nhau.
• Khi làm đơn, nên lưu ý phần Financial Aid & Scholarship.
2. Lệ phí đơn nhập học
• Lệ phí trong khoảng $50 - $75.
• Lệ phí phải là ngân phiếu của ngân hàng Citibank hay Credit Card.
3. Bằng phổ thông trung học
• Một bản sao.
• Một bản dịch sang English (xem trang 21). Bản dịch được thị thực tại Việt Nam hoặc Mỹ.
4. Thư cá nhân (personal statement)
• Nói về nguyện vọng của việc học, mục đích của việc học và hướng đi của việc học

• Nếu xin học bổng của trường thì đề cập trong thư cá nhân về hoàn cảnh kinh tế gia đình.
• Xem thư mẫu. (trang 22)
• Gởi cho IVCE góp ý & sửa trước khi gởi đến trường.
5. Thư giới thiệu (recommendation letter)
• Chương trình Cử Nhân, Kỹ Sư: cần 2 thư.
• Những thư giới thiệu này rất quan trọng trong việc xét hồ sơ nhập học của bạn. Bạn có thể xin
1 thư từ thầy giáo và 1 thư từ nơi bạn tham gia sinh hoạt (trong đội chuyên, làm việc từ thiện ).
• Xem thư mẫu. (trang 23)
• Thư phải được bảo kính mật.
• Nếu người viết thư giới thiệu không thể viết tiếng Anh thì người viết thư giới thiệu nhờ công ty
dịch thuật chuyển dịch ngôn ngữ và vẫn đảm bảo tính pháp lý là “thư được bảo kính mật”
6. Ðiểm học tại đại học, trung học
• Ðiểm học phải được dịch sang English.
• Ðiểm học phải được giữ bảo mật. Bảng điểm phải được bỏ trong phong bì và được đóng mộc &
ký tên ở mặt sau.
• Thư giải thích về điểm học. Bạn viết 1 thư để trình bày về thang điểm Việt Nam và điểm trung
bình trong lớp. Dựa vào những dữ kiện này người xét hồ sơ sẽ đánh giá chính xác học lực của
11
bạn. Như trình bày phần trên, thang điểm của trường học tại Hoa Kỳ là 100 nên không có cùng
tiêu chuẩn để đánh giá học lực của sinh viên Việt Nam.
• Bản mục lục về nội dung của mỗi lớp học. Mỗi lớp học được mô tả khái quát về nội dung lớp
học. Các bạn có thể tham khảo phần này trong Catalog của trường đại học Hoa Kỳ để mô tả
đúng về các lớp học. Bản mục lục này giúp cho người xét hồ sơ hiểu được chương trình học
của mỗi lớp tại đại học Việt Nam.
7. Ðiểm thi TOEFL
• Lệ phí thi: $150
• Thời gian thi: 4 giờ
• Cách thi: làm bài trực tuyến iBT.
• Sau 2 tuần sẽ nhận được kết quả [1 bảng điểm gốc]
• Nội dung: Reading, Listening, Speaking, Writing.

• Ðiểm có giá trị trong vòng 2 năm.
• Ðiểm TOEFL được gởi thẳng đến trường đại học Hoa Kỳ. Mỗi trường đại học có một mã số
riêng, vì thế bạn cần phải chuẩn bị trước mã số của từng trường đại học. Trong mỗi đơn thi
TOEFL, bạn được chọn 4 trường đại học để trung tâm gởi điểm.
• Bạn có thể thi nhiều lần, và chỉ yêu cầu trung tâm gởi điểm cao nhứt đến các trường đại học.
• Ðiểm TOEFL theo yêu cầu: 500 - 600 điểm (PBT) hay 85 – 100 (iBT) [điểm tối đa là 120].
Tùy theo trường và tùy theo ngành học, số điểm TOEFL sẽ có yêu cầu khác nhau.
• Lịch thi & nơi thi:
• Tham khảo thông tin: www.toefl.org
8. Ðiểm thi SAT
• Lệ phí thi: $42
• Thời gian thi: 3 giờ 45 phút
• Cách thi: làm bài trên giấy.
• Ðiểm có giá trị trong vòng 5 năm.
• Nội dung thi: Critical Reading, Math, Writing. Mỗi phần đạt tối đa 800 điểm và tổng số là 2400.
Khi đặt bút làm bài thi, điểm bắt đầu sẽ là 200 cho mỗi phần, làm đúng thì cộng 1 điểm, làm sai
thì bị trừ 1/4 điểm, không làm thì đạt 0 điểm. Ngoài ra còn có 2 phần phụ: (1) Essay với thang
điểm từ 2- 12 điểm và (2) multiple-choice writing questions với thang điểm từ 20-80. Loại giỏi:
trên 2000 [>84%]. Loại khá: 1600 – 1990 [67% - 83%]. Loại trung bình: 1200 – 1590 [50% -
66%]. Bài thi ở dạng trắc nghiệm, yêu cầu của bài thi là phải tìm kết quả nhanh & chính xác.
Trung bình mỗi câu làm trong khoảng 45 giây.
• SAT Subject Test [còn gọi là SAT II]: $20
• SAT Subject Test: thi trong 1 giờ, thi 3 môn trong số môn như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn
Chương, Sử, Ngoại Ngữ, v,v. Một số trường đại học loại A & B yêu cầu bổ sung điểm SAT II.
Ðiểm tối đa là 800.
• Mỗi trường yêu cầu điểm SAT khác nhau. Trường loại A yêu cầu trên 2000, và trường loại B
yêu cầu 1600 – 1990. Nếu bạn được trên 1900 thì khả năng nhận được học bổng của trường đại
học (loại B & C) rất cao.
• Ðiểm thi SAT được gởi thẳng đến trường đại học Hoa Kỳ, và mỗi trường đại học có một mã số
riêng. Trong mỗi đơn thi SAT, bạn được chọn 4 trường đại học để gởi điểm.

• Bạn có thể thi nhiều lần. Trung tâm gởi tất cả các kết quả thi và trường sẽ chọn điểm cao nhứt.
12
• Lịch thi & nơi thi: xem trang 27
• Tham khảo thông tin: www.sat.org
9. Sinh hoạt xã hội
• Tham gia các đội chuyên như văn hóa, thể thao, v,v…
• Làm việc từ thiện tại thư viện, nhà thương, trại trẻ em mồ côi, v.v
• Tham gia các chương trình của xã hội như xóa đói giảm nghèo, xóa mù chữ, v.v
• Tham gia hoạt động sinh viên trong trường
10. Giấy tờ về tài chính
• Giấy xác nhận của tổ chức tài trợ kinh phí, hay giấy của tổ chức cấp học bổng.
• Mẫu đơn để kê khai về tài chính (dành riêng cho diện Du Học Tự Túc). Trường sẽ gởi cho bạn
mẫu đơn kê khai về tài chính. Kê khai tài chính bao gồm các nguồn tài chính từ gia đình tại
Việt Nam và thân nhân tại Mỹ và cam đoan lo liệu cho bạn trong thời gian học đại học.
• Giấy tờ tài chính phải được giữ bảo mật và bỏ vào phong bìa có đóng mộc & ký tên ở mặt sau.
11. Kết luận
Một hồ sơ tốt cần phải chú ý:
• Ðiểm SAT
• Ðiểm TOEFL
• Ðiểm học tại Việt Nam
• Thư cá nhân
• Thư giới thiệu
• Sinh hoạt xã hội
12. Một vài lưu ý khác
• Các đơn, giấy tờ & thư nên copy 1 bản để LƯU GIỮ.
• Các đơn, giấy tờ & thư từ nên gởi chung bằng thư “Bảo Ðảm” để TRÁNH THẤT LẠC.
• Sau khi được tuyển vào trường đại học, trường sẽ cấp cho mẫu đơn I-20AB để xin Visa F-1.
• Nếu bạn được trường nhận vào chương trình nhưng vì lý do học bổng, tài chính hay sức khỏe
thì bạn có thể viết thư yêu cầu trường dời khóa học sang học kỳ sau hay năm học sau.
13

HỒ SƠ NHẬP HỌC CHO CHƯƠNG TRÌNH: THẠC SĨ, TIẾN SĨ
1. Ðơn nhập học của trường
Tại Hoa Kỳ có khoảng 3000 trường đại học & cao đẳng, hầu hết các trường đều nhận sinh viên
ngoại quốc. Các trường nổi tiếng (loại A): nhận khó; các trường loại khá và trung bình (loại B &
C): dễ nhận hơn. Bạn có thể truy cập các trường đại học tại Hoa Kỳ theo địa chỉ được liệt kê trong
phần VIII.
• Bạn theo các bước sau để in ra đơn nhập học hay nộp đơn trực tiếp trên mạng.
College  Admission  Undergraduate  Apply  Download.
• Các trường nhận hồ sơ nhập học vào tháng 1 cho mùa Thu và tháng 9 cho mùa Xuân. Tùy theo
trường sẽ có lịch nộp đơn khác nhau.
2. Lệ phí đơn nhập học
• Lệ phí trong khoảng $50 - $75.
• Lệ phí phải là ngân phiếu của ngân hàng. Bạn có thể mua ngân phiếu của ngân hàng Citibank.
3. Bằng tốt nghiệp đại học
• Một bản sao.
• Một bản dịch sang English (xem trang 21). Bản dịch được thị thực tại Việt Nam hoặc Mỹ.
4. Thư cá nhân (personal statement)
• Bạn diễn tả nguyện vọng của việc học, mục đích của việc học, hướng làm việc trong tương lai,
điều kiện học và nghiên cứu của trường mà bạn nộp đơn , v.v.
• Xem thư mẫu. (xem trang 22)
5. Thư giới thiệu (letter of recommendation)
• Chương trình MBA, Thạc Sĩ, Tiến Sĩ: cần 3 thư từ các vị giáo sư. Những thư giới thiệu này rất
quan trọng trong việc xét hồ sơ nhập học của bạn. Ðối với chương trình MBA nên có 1-2 thư
giới thiệu từ nơi làm việc.
6. Ðiểm học tại đại học Việt Nam
• Ðiểm học được dịch sang English.
• Ðiểm học được giữ bảo mật. Bảng điểm được đóng mộc & ký tên ở mặt sau của phong bìa thư.
• Thư giải thích về điểm học. Bạn viết 1 thư để trình bày về thang điểm Việt Nam và điểm trung
bình trong lớp. Dựa vào những dữ kiện này người xét hồ sơ sẽ đánh giá chính xác học lực của
bạn. Như trình bày phần trên, thang điểm của trường học tại Hoa Kỳ là 100 nên không có cùng

tiêu chuẩn để đánh giá học lực của sinh viên Việt Nam.
• Bản mục lục về nội dung của mỗi lớp học. Mỗi lớp học được mô tả khái quát về nội dung lớp
học. Các bạn có thể tham khảo phần này trong Catalog của trường đại học Hoa Kỳ để mô tả
đúng về các lớp học. Bản mục lục này giúp cho người xét hồ sơ hiểu được chương trình học
của mỗi lớp tại đại học Việt Nam.
7. Ðiểm thi TOEFL
• Lệ phí thi: $150
14
• Thời gian thi: 4 giờ
• Cách thi: làm bài trực tuyến iBT.
• Sau 2 tuần sẽ nhận được kết quả [1 bảng điểm gốc]
• Nội dung: Reading, Listening, Speaking, Writing.
• Ðiểm có giá trị trong vòng 2 năm.
• Ðiểm TOEFL được gởi thẳng đến trường đại học Hoa Kỳ. Mỗi trường đại học có một mã số
riêng, vì thế bạn cần phải chuẩn bị trước mã số của từng trường đại học. Trong mỗi đơn thi
TOEFL, bạn được chọn 4 trường đại học để trung tâm gởi điểm.
• Bạn có thể thi nhiều lần, và chỉ yêu cầu trung tâm gởi điểm cao nhứt đến các trường đại học.
• Ðiểm TOEFL theo yêu cầu: 500 - 600 điểm (PBT) hay 85 – 100 (iBT) [điểm tối đa là 120].
Tùy theo trường và tùy theo ngành học, số điểm TOEFL sẽ có yêu cầu khác nhau.
• Lịch thi & nơi thi:
• Tham khảo thông tin: www.toefl.org
8. Ðiểm thi GRE
• Ðối tượng thi: giành cho sinh viên học chương trình Thạc Sĩ & Tiến Sĩ thuộc các ngành Kỹ Sư,
Khoa Học Tự Nhiên & Khoa Học Xã Hội.
• Lệ phí thi: $170 cho GRE General (tổng quát), $150 cho GRE Subject (ngành học).
• GRE General: Ðiểm tối thiểu là: Verbal: 400/800, Quantitative: 700/800, Analytical Writing:
4/6. Mỗi trường yêu cầu điểm GRE khác nhau.
• Thời gian thi GRE General: 3 giờ 45 phút
• Cách thi: làm bài trên giấy.
• Ðiểm có giá trị trong vòng 5 năm.

• GRE Subject: bao gồm 12 môn như trong ngành Kỹ Sư, Khoa Học Tự Nhiên & Khoa Học Xã
Hội. Ðiểm tối thiểu là 850/990.
• Thời gian thi GRE Subject: 3 giờ 30 phút
• Ðiểm thi GRE được gởi thẳng đến trường đại học Hoa Kỳ. Mỗi trường đại học có một mã số
riêng, vì thế bạn cần phải chuẩn bị trước mã số của từng trường đại học. Trong mỗi đơn thi
GRE, bạn được chọn 4 trường đại học để trung tâm gởi điểm. Nếu bạn yêu cầu gởi kết quả
điểm thi đến các trường đại học thì mỗi bản điểm là $15.
• Bạn có thể thi nhiều lần, và trung tâm gởi tất cả các kết quả trong những kỳ thi.
• Lịch thi & nơi thi: xem trang 27.
• Tham khảo thông tin: www.gre.org
9. Nghiên cứu khoa học
Muốn được vào trường loại A và B cho chương trình Tiến Sĩ, sinh viên cũng nên có nhiều kinh
nghiệm về nghiên cứu khoa học. Chính vì thế sinh viên chuẩn bị trước bằng cách trong năm thứ 2-3
đi tìm việc làm thuộc lãnhh vực nghiên cứu. Ngoài ra, sinh viên tập làm quen với công việc viết bài
nghiên cứu trong ngành học (research publication).
10. Ðiểm thi GMAT
• Ðối tượng thi: giành cho sinh viên học MBA (thạc sĩ Quản Trị).
• Lệ phí thi: $250.
• Thời gian thi: 3 giờ 30 phút.
• Cách thi: làm bài trên giấy.
15
• Ðiểm có giá trị trong vòng 5 năm.
• Nội dung thi: Analytical Writing, Verbal & Quantitative. Ðiểm tối đa của Verbal-Quantitative
là 800 và Analytical Writing là 6. Loại giỏi: trên 650. Loại khá: 580 - 640. Loại trung bình:
500 - 570. Mỗi trường yêu cầu điểm GMAT khác nhau.
• Ðiểm thi GMAT được gởi thẳng đến trường đại học Hoa Kỳ. Mỗi trường đại học có một mã số
riêng, vì thế bạn cần phải chuẩn bị trước mã số của từng trường đại học. Trong mỗi đơn thi
GMAT, bạn được chọn 5 trường đại học để trung tâm gởi điểm. Nếu bạn yêu cầu gởi kết quả
điểm thi đến các trường đại học thì mỗi bản điểm là $28.
• Bạn có thể thi nhiều lần, và trung tâm gởi tất cả các kết quả trong những kỳ thi.

• Tham khảo thông tin: www.mba.com
11. Sinh hoạt xã hội
• Tham gia các đội chuyên như văn hóa, thể thao, vv.
• Làm việc từ thiện tại thư viện, nhà thương, trại trẻ em mồ côi, vv.
• Tham gia các chương trình của xã hội như xóa đói giảm nghèo, xóa mù chữ, vv.
• Tham gia hoạt động sinh viên trong trường.
12. Giấy tờ về tài chính
• Giấy xác nhận của tổ chức tài trợ kinh phí, hay giấy của tổ chức cấp học bổng.
• Mẫu đơn để kê khai về tài chính (dành riêng cho diện Du Học Tự Túc). Trường sẽ gởi cho bạn
mẫu đơn kê khai về tài chính. Kê khai tài chính bao gồm các nguồn tài chính từ gia đình tại
Việt Nam và thân nhân tại Mỹ và cam đoan lo liệu cho bạn trong thời gian học đại học.
• Giấy tờ tài chính phải được giữ bảo mật và có đóng mộc & ký tên ở mặt sau của phong bìa thư.
13. Kết luận
Một hồ sơ tốt cần phải chú ý:
• Ðiểm GRE, điểm GMAT
• Ðiểm học tại Việt Nam
• Thư giới thiệu
• Kinh nghiệm nghiên cứu khoa học
• Thư cá nhân
• Sinh hoạt xã hội
14. Một vài lưu ý khác
• Các đơn, giấy tờ & thư nên copy 1 bản để LƯU GIỮ.
• Các đơn, giấy tờ & thư từ nên gởi chung bằng thư “Bảo Ðảm” để TRÁNH THẤT LẠC.
• Sau khi được tuyển vào trường đại học, trường sẽ cấp cho mẫu đơn I-20AB để xin Visa F-1.
• Nếu bạn được trường nhận vào chương trình nhưng vì lý do học bổng, tài chính hay sức khỏe
thì bạn có thể viết thư yêu cầu trường dời khóa học sang học kỳ sau hay năm học sau.
16
VI. Chọn trường đại học & ngành học
1. Các loại trường đại học ở Hoa Kỳ: A, B, C & D.
• Loại A: là nhóm trường chuyên về nghiên cứu, rất cạnh tranh để được nhận nhập học. Ví dụ như

Yale Univ, Harvard Univ, Princeton Univ, Univ of Cali - Berkeley, Stanford Univ, MIT, vv.
• Loại B: là nhóm trường cũng có nghiên cứu nhưng nhẹ hơn loại A. Ví dụ như Boston Univ,
Tuft Univ, SUNY - Stony Brook, Univ of Connecticut, Univ of Cali - Irvine, vv.
• Loại C: là nhóm trường chú trọng về giảng dạy hơn là nghiên cứu, là nhóm trường khá dễ nhận
sinh viên du học. Ví dụ như UT Houston, Cali State Univ, Connecticut State Univ, CUNY, vv.
• Loại D: là nhóm trường dành cho các sinh viên dưới trung bình hoặc học bán phần (part-time),
như các trường SUNY - Old Westbury, New York Institute Technology, Community College.
2. Khả năng được nhập học
• Các trường loại A là nhóm trường dễ cho học bổng nhất khi trường nhận đơn nhập học. Loại A
thường giành cho sinh viên xuất sắc và có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học. Các sinh viên loại
khá nên nộp đơn ở các trường loại B. Các trường loại C thường đảm bảo sinh viên sẽ được
nhận nhập học.
3. Ngành học
• Khác với Việt Nam, mọi trường tại Hoa Kỳ hầu như có tất cả các ngành học như Toán, Lý, Hóa,
Kỹ Sư Ðiện, Kỹ Sư Cơ Khí, Tin Học, Kinh Tế, Tài Chánh, Văn Chương, Lịch Sử, vv.
• Ngành học khó nhận: ngành sinh viên theo học rất đông như Tin Học, Kỹ Sư Ðiện, Kinh Tế, vv.
• Ngành học dễ nhận: ngành như Toán, Lý, Hóa, Xã Hội Học, Văn Chương, vv.
• Ðổi ngành học: các bạn có thể nộp đơn vào ngành dễ nhận, sau đó học vài học kỳ và đổi ngành.
Phương cách này dễ hơn nếu bạn nộp đơn thẳng vào ngành yêu thích.
17
VII. Chương trình học & Học bổng cho Thạc Sĩ và Tiến Sĩ
1. Thời gian học
• Chương trình cho Thạc Sĩ là 2 năm.
• Chương trình cho Tiến Sĩ trung bình là 5 – 6 năm.
2. Trường có chương trình Thạc Sĩ, Tiến Sĩ
• Hầu hết các trường đều có chương trình Thạc Sĩ, chỉ có các trường loại A và B có chương trình
Tiến Sĩ. Có những trường chỉ có Tiến Sĩ và không có Thạc Sĩ.
3. Chương trình cho Thạc Sĩ
• Loại I: chỉ lấy khoảng 11-12 môn học không cần nghiên cứu.
• Loại II: lấy khoảng 9-10 môn học và làm luận án.

4. Chương trình học cho Tiến Sĩ
a) Kỹ Sư
• Bao gồm 24 môn học.
• Ðạt được điểm yêu cầu trong kỳ thi Xét Duyệt Khả Năng (Qualified Examination) trong ngành
(thường sau 24 môn học).
• Bảo vệ 1 luận án Tiến Sĩ (phải đạt được chất lượng cống hiến cái mới vào ngành của mình).

b) Khoa Học Tự Nhiên
• Lấy bài thi đầu khóa (Entrance Exam) để xác định đủ khả năng học Tiến Sĩ.
• Lấy lớp học trong năm đầu tiên và sau đó làm việc nghiên cứu.
• Lấy bài thi tổng quát (Culmulative exam) 1 tháng 1 lần, tổng cộng là 5 bài thi.
• Cuối năm thứ 2, sinh viên chọn Ban giảm khảo, viết đề tài nghiên cứu, và lấy bài kiểm tra
miệng (Oral Examination).
• Sau năm thứ 2, sinh viên phải làm thí nghiệm, thuyết trình, viết bài nghiên cứu khoa học
(research publication) trên các tạp chí khoa học.
• Người giáo sư đỡ đầu (advisor) sẽ quyết định việc sinh viên bảo vệ luận án tiến sĩ trước Ban
giám khảo. Quyết định này dựa vào kết quả từ những công trình nghiên cứu của sinh viên.
5. Học bổng cho chương trình Thạc Sĩ
• Sinh viên theo đuổi chương trình Thạc Sĩ thường khó xin học bổng vì thời gian học ngắn và
sinh viên chưa đủ sức để nghiên cứu ngay. Tuy nhiên cũng có trường cho học bổng cho chương
trình Thạc Sĩ.
6. Dạng học bổng cho chương trình Tiến Sĩ
• Các chương trình học bổng đều dành cho chương trình Tiến Sĩ, dưới các dạng như (các học
bổng thường kéo dài 5 năm).
• Fellowship: thường cho sinh viên có điểm xuất sắc và có được thư giới thiệu nhiệt tình từ các
giáo sư tiếng tăm. Sinh viên không phải làm gì 2 năm đầu, chỉ việc đọc sách nghiên cứu riêng,
bắt đầu làm việc ở phòng thí nghiệm năm thứ 3.
• Research Assistantship: làm việc trong các phòng thí nghiệm hoặc giúp đỡ các giáo sư viết bài
nghiên cứu, thường phải làm việc từ 15-20 giờ/tuần.
18

• Teaching Assistantship: phụ tá giáo sư giảng dạy dưới nhiều hình thức như chấm bài, gác thi,
đứng lớp, vv. Thường tốn khoảng 15-20 giờ/tuần.
7. Tiêu chuẩn được học bổng cho chương trình Tiến Sĩ
Ðể có được học bổng Tiến Sĩ, các sinh viên nên có các tiêu chuẩn sau:
• Ðạt được điểm cao trong ngành ở 4 năm Cử Nhân hay Kỹ Sư.
• Ðược các giáo sư phê chuẩn là sinh viên xuất sắc.
• Thư cá nhân nên được viết cẩn thận, trọng tâm phần mục đích của sở thích nghiên cứu.
• Nếu có bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên môn thì càng tốt.
• Ngoài ra sinh viên phải đạt điểm cao kỳ thi GRE General & GRE Subject. GRE General nên đạt
tối thiểu là 1200/1600 và GRE Subject nên đạt 700/800.
• Ðiểm TOEFL trên 550.
8. Học thẳng chương trình Tiến Sĩ
• Sinh viên có thể học thẳng từ bằng Cử Nhân hay Kỹ Sư lên Tiến Sĩ. Nhiều người hiểu lầm rằng
phải có bằng Thạc Sĩ mới được quyền nộp đơn học Tiến Sĩ.
9. Linh hoạt trong ngành học
• Các ngành như Tin Học, Kỹ Sư Ðiện, Kinh Tế rất cạnh tranh nên rất khó nhận học bổng. Các
ngành như Toán, Lý, Hóa, Sinh dễ lấy được học bổng hơn.
10. Loại trường cho học bổng
• Hầu hết các trường loại A đều cho học bổng sinh viên ngoại quốc hằng năm, các trường loại B
cho học bổng ít hơn.
11. Nên nộp đơn
• Các bạn thấy mình đủ điều kiện (điểm cao, có giáo sư phê chuẩn tốt, và có kinh nghiệm về
nghiên cứu khoa học) thì nên nộp đơn cho chương trình Tiến Sĩ, cơ hội được nhận khá cao.
12. Thời hạn nộp đơn
• Thời hạn nộp đơn cho học bổng Tiến Sĩ của hầu hết các trường là ngày 15 tháng Giêng (tất cả
các phần hồ sơ phải được hoàn tất)
19
VIII. Hồ Sơ Xin Visa F-1
Visa F-1 dùng cho học sinh tham dự phổ thông Trung Học hay sinh viên tham dự Ðại Học. Sinh
viên nhận được Visa F-1 được phép đi làm trong khuôn viên trường; không được phép đi làm ngoài

khuôn viên trường trong năm thứ nhứt; được phép đi làm ngoài khuôn viên trường sau năm thứ
nhứt nếu có giấy phép của cơ quan Di Trú Hoa Kỳ (USCIS). Thành viên gia đình đi theo sẽ được
Visa F-2, va người có Visa F-1 phải chứng tỏ tài chính để lo cho những gia đình tại Mỹ, ví dụ như
phải có tối thiểu $10,000 trong tài khoản.
Hồ sơ xin giấy Visa gồm có:
• Mẫu DS-156 & DS-158.
• Mẫu I-20AB cho hồ sơ Visa F-1. Mẫu này do trường đại học cấp.
• Giấy chấp nhận học của trường đại học Hoa Kỳ.
• Hộ Chiếu (passport) do chính phủ Việt Nam cấp.
• 2 hình 4x4. Hình chụp trong vòng 6 tháng.
• Tiền lệ phí $131 (lệ phí có thể thay đổi).
Muốn đảm bảo có được Visa F-1 bạn cần phải chứng tỏ 3 điều quan trọng là:
• Học xong bạn sẽ trở về Việt Nam.
• Khả năng Anh ngữ.
• Khả năng về tài chính trong thời gian học (đối với diện du học tự túc).
Hồ Sơ Xin Visa J-1
Visa J-1 dùng cho những công việc về trao đổi giáo dục & văn hóa, nghiên cứu, huấn luyện nghề
nghiệp. Công việc làm thêm cho người có Visa J-1 tùy thuộc vào những điều kiện và thời hạn của
chương trình. Thành viên gia đình đi theo sẽ được Visa J-2, và người có Visa J-1 phải chứng tỏ tài
chính để lo cho những gia đình tại Mỹ, ví dụ như phải có tối thiểu $10,000 trong tài khoản.
Hồ sơ xin giấy Visa J-1 gồm có:
• Mẫu DS-156 & DS-158.
• Mẫu DS-2019 cho hồ sơ Visa J-1. Mẫu này do nhà trường đại học hay viện văn hóa cấp.
• Giấy Hộ Chiếu (passport) do chính phủ Việt Nam cấp.
• 2 hình 4x4. Hình chụp trong vòng 6 tháng.
• Tiền lệ phí $131 (lệ phí có thể thay đổi).
* Lãnh sự quán Hoa Kỳ: 4 Lê Duẩn, Quận 1, TP. HCM, điện thoại 822-9433, fax. 824-5571.
* Văn phòng hành chánh - Ðại sứ quán Hoa Kỳ: Rose Garden Tower, 6 Ngọc Khánh, Quận Ba
Ðình, Hà Nội, điện thoại 831-4578, fax. 831-4578.
20

IX. Phụ Bản
1. Bằng Tốt Nghiệp Phổ Thông Trung Học
REPUBLIC of SOCIALIST VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
//
HIGH SCHOOL DIPLOMA
Awards to: Nguyen Hong Khanh
Date of birth: 11/28/1976
Place of birth: Hue city, Viet Nam
Who has been approved to graduate from High School
Examination date: July 6th, 1994
Examination place: Minh Khai high schol, Ho Chi Minh city
and who is rated: Good
Date: August/01/1994
President of the Board of Education
Diploma No: 2160TNPTTH
Truong Thi Hong
Back cover
Examination Grades Annual rank
Literature: 7 Ethic: Good
Physics: 9 Education: Good
Math: 10 Labor: Good
English 9 Physical Education: Good

This is to certify that the foregoing is a translation made by me from Vietnamese on this 1th of
February, 1998 to the best of my knowledge and ability.
_____________________
Khanh Nguyen

SS. Ho Chi Minh city, Viet Nam

Sworn and subscribed to before me this 1th of February, 1998.
_____________________ ____________________
Notary Public My commission expires:
21
2. Thư Cá Nhân
Schools want to understand who the student is, what experiences shaped his/her past, and how
he/she could contribute to student life.
International students are often at a great advantage because they clearly have something to offer
that others don't: the international perspective. One of the biggest concerns that schools now have is
making sure that their students are cosmopolitan and are aware of foreign relations and foreign
cultures. Students from Vietnam should thus focus on how growing up in Vietnam has given them
perspective and how they would be willing/able to share their experiences with American students.
1. Each statement should start out with a "hook." The point of a "hook" is to draw the reader in and
to set it apart from all the other statements. Often, the hook is a story/anecdote or an observation
that frames the whole essay.
2. After the hook, write a few paragraphs about yourself: this is a bit more factual and should focus
on your experiences and life.
3. After you have spent 2 or 3 paragraphs on your life, extrapolate to your thoughts. How have you
grown as a result of your experiences? How has life in Vietnam enhanced your perspective? How
did you past influence your desire to attend school in the US now?
4. Following all of this, talk about (1) what you hope to gain from your educational experience at
the institution to which you're applying, and (2) what contributions you can make to the school.
Note that for (1) you should have done research about the school so that you can write intelligently
about why *that* particular school would be good for you. In terms of (2), typical contributions
include sharing your life with other students socially or adding perspective in the classroom.
5. End the essay with a strong statement of interest about going to school in the US generally, and
attending school at that institution in particular.
Note that personal statements are typically short - often, only 2 pages double spaced. Thus, you will
not be able to fit everything in that you want to write. This means that you will need to make a list
of the things you want to say and pick the top few points.

Beyond all of this, you MUST spell-check and make sure that there are no typos. Schools care about
how meticulous / detail-oriented you are. Edit your writing and double-check it for spelling and
grammatical mistakes. Remember, however, that schools certainly take into consideration the fact
that you're an international student. Thus, some mistakes are acceptable.
But by editing, you make sure that you have very few (if any) mistakes – a reality that will
undoubtedly impress schools.
Good luck!
August 20th, 1999
22
Tho Tran
31 Timothy Dr
West Hartford, CT 06110
Tel. (860) 519-4925
Dear Dr. Richardson,
I began my professional career in June of 1999 with Alliance Commerciale Technologique (ACT). ACT is a
consulting company specializing in CATIA (3-D modeling software), as well as data management. My first
assignment brought me back to Connecticut as a CAD/CAM consultant for Computer Science Corporation, a
contractor to Electric Boat Corporation. In the future, ACT may send me to work at Boeing in Seattle, BMW
in Berlin, Honda in Tokyo or Dassault Systemes in Paris, all of whom are clients of ACT. I will have many
diverse work experiences in my career. However, I would like to further my opportunities for success by
achieving an MBA from the University of Connecticut.
I graduated with a B.S in Mechanical Engineering from the University of Connecticut in 1997. During the
fall of 1995 I began working at the Business Law Department as an assistant for Professor Madelyn Huffmire
for two semesters. I evaluated tests, maintained student records and conducted library research for her
lectures. For the fall 1996 semester I was an assistant to Linda Klein, a professor of the Finance Department.
I worked on the Income Property Evaluation and was familiar with cash flow forecasting, rate derivation, and
discounted cash flow techniques. I strongly believe that management is the core of my professional career in
the future. Continuing this philosophy, I worked for the Management Department and assisted Professor
William Schulze for a semester. I conducted library research on the Dynamics of Organization and
Management of Small Businesses & Venture Enterprises. This taught me to understand the principle of

systems interacting with a changing environment and opportunities of self-employment in traditional small
businesses.
In the summer 1998 I interned with Nike Inc. of Vietnam. My task was to systematize Safety & Health (SH)
and Personal Protective Equipment (PPE), then train the appropriate managers and supervisors with these
systematizations. After these managers and supervisors were trained, they, in turn, were responsible for the
training of their subordinates. The SH and PPE programs encompassed five factories, covering 40,000 Nike
employees. In addition to the systematizations of the SH and PPE programs, I was responsible for surveying
employees' understanding of SH and PPE before and after the training program. The training program was a
success, as 25 percent of employees had a much deeper understanding on SH and PPE, which helped
contribute to their overall happiness and productivity.
With my background of education and work experience, I believe I will perform well in the MBA program
with a concentration on Management of Technology. I have admired the success of several people, such as
Mr. Denis Nayden, president of GE Capital, and Mr. Sudhakar Shenoy, president of IMC, both of whom
possess an MBA degree from the University of Connecticut and are working not only in Connecticut, but
nation-wide. The University is my Alma matter, and I would be proud to carry an MBA that would not only
reflect on my desire for success, but would also reflect on a great institution.
Sincerely
Tho Tran
23
3. Thư giới thiệu
Writing a Letter of Recommendation: />%20Overview
STEP 1. MAKE A LIST
Make a list of keywords and key phrases accomplishments and qualities you want to address
within the letter. Such a list will help you avoid the most common mistake made in these letters:
vague, metaphoric writing. Anchor your writing to specific images and anecdotes; provide concrete,
convincing evidence.
Classify your keywords into:
• professional/academic qualities
Is this person a leader?
Is this person a strong team player?

Is this person a keen analytical thinker?
Is this person capable of conducting sophisticated research?
• specific skills
Strong communication skills?
Fluency in certain languages?
• personal qualities
Does this person get along with peers?
Does this person have a good sense of humor?
• past accomplishments
What are the principal two or three accomplishments this person has achieved under my guidance?
• weaknesses
What are some points this person must address to advance his/her career?
How well does this person learn from past mistakes?
• future potential
What do I believe this person is capable of achieving?
Letters of recommendation vary widely in content and form, but solid letters contain a number of
common traits. Here below is an outline for a well-structured letter that covers all main points.
24
STEP 2. WRITE THE LETTER
Introduction
• First Paragraph: Introduce Yourself
Begin the letter by clearly stating your position, where you work, your relationship to the applicant,
and how long you have known and/or worked with the applicant.
• Second Paragraph: Give Your General Impression of the Applicant
Body
• Third Paragraph: Applicant Quality # 1
State the applicant's most noteworthy quality, and support that claim with a specific anecdote. For
instance, you might say that Samantha is, first and foremost, a born leader; then, support that
statement by telling about the time Samantha took the initiative to form a task force to deal with a
glitch in the company's computer accounting system.

• Fourth Paragraph: Applicant Quality # 2
Again, state your claim with specific anecdotes and concrete examples.
Conclusion
• Fifth Paragraph: State why you think the applicant's plans suit him/her.
• Sixth Paragraph: State how you think the applicant will contribute to the program.
• Last Paragraph: Strongly reaffirm your confidence in the applicant's abilities and conclude by
telling the readers they should feel free to contact you in case they need more information. Don't
forget to include your contact information beneath your signature and name.
Notes about the format and length
• Don't handwrite the letter; type it. Handwriting a letter is a sign that you are not serious about
the task and will reflect poorly on the applicant.
• Remember to use official letterhead, to sign the letter, and to include both complete contact
information. When you have folded the letter and put it in an envelope, sign across the seal.
• The length of letters of recommendation varies greatly, but five paragraphs is usually the
minimum. On the same note, don't go overboard and churn out seven pages, even if you are
highly enthusiastic about the candidate. Choose your content wisely, and remember that a
concise letter is usually more effective than an overly verbose one.
25

×