Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006 Thực trạng và giải pháp.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.37 KB, 98 trang )

Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Ngọc ĐT 45C
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua cả nước ta nói chung đã có nhiều thành công
to lớn trong phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tỉnh Nam Định đã cùng với cả nước
hoàn thành và đạt mục tiêu đề ra cụ thể trong đại hội đảng bộ tỉnh Nam Định
lần thứ XVII đã đề ra "phát huy và khai thác cao độ tiềm năng, thế mạnh của
địa phương, tận dụng mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài, tranh thủ giúp đỡ
của Trung ương, thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài
nước, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp thực hiện phân công lại lao
động xã hội …"
Bên cạnh những tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội đã và sẽ là động lực cho đầu tư phát triển, cũng còn không ít khó khăn mà
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định phải cùng nỗ lực vượt qua.
Bước vào thế kỷ mới - thế kỷ của tri thức và công nghệ hiện đại, để đáp ứng
nhu cầu đầu tư phát triển ngày một tăng và nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
của đất nước, chìa khoá cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững chính là
vấn đề huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư còn hạn chế trên địa bàn tỉnh
một cách tiết kiệm và hiệu quả.
Trong quá trình học tập tại Bộ môn Kinh tế Đầu tư - Trường đại học
kinh tế quốc dân và đặc biệt là sau thời gian thực tập tại cơ quan thực tế, nhận
thức được vị trí và vai trò quan trọng của quá trình đầu tư đối với việc phát
triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như ở địa phương, em đã chọn đề tài
"Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006 Thực trạng và giải
pháp".
Để thực hiện chuyên đề tốt nghiệp, ngoài phần mở đầu và kết luận,
phần nội dung của chuyên đề được chia thành 2 chương:
Đầu tư phát triển tỉnh Nam Định – Thực trạng và giải pháp
1
Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Ngọc ĐT 45C


Chương I: Tình hình đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn
2001 - 2006
Chương II: Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển
kinh tế của tỉnh Nam Định tới năm 2010
Nội dung chuyên đề đã đi vào tìm hiểu thực trạng và những kết quả đạt
được cùng một số tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động đầu tư phát triển
kinh tế xã hội tại Nam Định giai đoạn 2001 - 2006; từ đó đề ra một số giải
pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển trên địa
bàn tỉnh từ nay đến năm 2010. Do trình độ và thời gian có hạn, phạm vi
nghiên cứu rộng nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót, kính mong có sự góp
ý từ nhiều phía của các thầy cô giáo để nội dung được đầy đủ và phong phú
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Phan Thị Thu Hiền đã hướng
dẫn và chỉ bảo em tận tình, cùng với sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị công
tác tại Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định để em hoàn thành bài chuyên
đề này.
Hà Nội, tháng 5/2007
Sinh viên
Mai Thị Ngọc

Đầu tư phát triển tỉnh Nam Định – Thực trạng và giải pháp
2
Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Ngọc ĐT 45C
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH NAM ĐỊNH
GIAI ĐOẠN 2001-2006
1.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN-KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH NAM
ĐỊNH
1.1.1 Điều kiện tự nhiên xã hội.
1.1.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Nam Định nằm ở phía Nam vùng châu thổ sông Hồng, trải rộng từ

19
0
52 đến 20
0
30 vĩ độ Bắc và 105
0
55 đến 106
0
35 kinh độ Đông. Địa hình
Nam Định chủ yếu là đồng bằng - ven biển và thấp dần từ Tây Bắc xuống
Đông Nam.
- Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam
- Phía Đông giáp tỉnh Thái Bình
- Phía Đông Nam và Nam giáp với biển Đông.
- Phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình.
Nam Định nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung
bình năm là 23,8
0
C. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.400 ml. Độ ẩm
trung bình năm 83,5%. Hướng gió chính là Đông Nam và Đông Bắc. Khí hậu
Nam Định nhìn chung rất thuận lợi cho môi trường sống con người, sự phát
triển của hệ sinh thái động, thực vật và du lịch.
1.1.1.2. Diện tích và dân số
Diện tích: Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 1.650 km
2
, bằng 0,52% diện tích
cả nước và 13,2% diện tích của đồng bằng Bắc Bộ.
Dân số: Dân số của tỉnh gần 2 triệu người, mật độ dân số bình quân gần
1.212 người/km
2

, cao hơn mật độ bình quân của cả nước và vùng đồng bằng
sông Hồng.
Nam Định có dân số trung bình năm 2006 là 1.975 ngàn người, trong
đó dân số nông thôn chiếm 85%, dân số thành thị chiếm 15%. Quy mô dân số
thành thị những năm gần đây tăng nhanh hơn dân số vùng nông thôn. Đây là
chiều hướng phù hợp với quá trình đô thị hoá đang phát triển.
Đầu tư phát triển tỉnh Nam Định – Thực trạng và giải pháp
3
Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Ngọc ĐT 45C
Số người trong độ tuổi lao động năm 2006 là 1060 nghìn người (năm
2005 là 1045 nghìn người). Cân đối lao động xã hội toàn tỉnh có 85% lao
động làm việc trong các ngành kinh tế và cũng còn 2% số lao động chưa có
việc làm (không kể số lao động trong độ tuổi đang đi học).
Về chất lượng lao động : Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2006 là 30%
tổng số lao động, tăng 2% so với năm 2005. Chất lượng lao động là khá cao
so với các tỉnh trong cả nước.
Nguồn nhân lực của tỉnh Nam Định là một thế mạnh nổi bật, dân số
cũng góp phần tạo ra thị trường có nhu cầu to lớn về mọi mặt, nhân dân cần
cù lao động và có nhiều lao động lành nghề với tay nghề truyền thống cao.
1.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên:
- Tài nguyên đất :
Đất nông nghiệp : 106.593 ha, đất chuyên dùng : 25.866 ha, đất thổ cư:
9.542 ha, đất lâm nghiệp : 4.911 ha, đất chưa sử dụng: 17.219 ha. Diện tích
đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp: 547 m2. Vùng ven biển Giao
Thuỷ, Nghĩa Hưng, đất đang được bồi tụ ra biển với tốc độ nhanh, bình quân
mỗi năm tiến ra biển được 80-120m và cứ sau 5 năm thì diện tích đất có khả
năng tăng thêm từ 1.500 - 2.000ha.
- Tài nguyên khoáng sản :
Khoáng sản cháy bao gồm Than nâu nằm ở Giao Thủy; Dầu mỏ và khí
đốt ở thềm lục địa Giao Thủy.

Khoáng sản kim loại: có các vành phân tán Inmenit, Ziarcon, mônazit
và Quặng titan, zicon.
Các nguyên liệu sét bao gồm sét làm gốm sứ, sét gạch ngói, sét làm bột
màu.
Fenspat: phân bổ tại núi Phương Nhi, núi Gôi. Có thể khai thác làm phụ
gia sản xuất gốm sứ.
Cát xây dựng có mỏ cát nhỏ Quất Lâm dài 25km rộng 50-200m và dày
2,5-3m.
Đầu tư phát triển tỉnh Nam Định – Thực trạng và giải pháp
4
Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Ngọc ĐT 45C
Nước khoáng ở Núi Gôi - Vụ Bản và Hải Sơn - Hải Hậu
- Tài nguyên nước mặt và nước ngầm :
Về nước mặt: bao gồm cả nước mặn và nước ngọt. Nước ngọt được
cung cấp bởi hệ thống Sông Hồng, Sông Đáy, Sông Đào, Sông Ninh Cơ và
nước mặn được cung cấp bởi hệ thống biển phong phú của tỉnh.
Về nước ngầm cũng bao gồm nước mặn và nước ngọt.
- Tài nguyên biển và rừng :
Bờ biển Nam Định dài 72 km thuộc 3 huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu,
Nghĩa Hưng. Có 3 cửa sông lớn: sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ.
Biển Nam Định nông và bằng phẳng. Độ sâu tăng dần từ trong ra ngoài
khoảng 3m/100m. Biển Nam Định mỗi năm lùi ra khoảng 100- 200m do phù
sa sông Hồng bồi đắp ở cửa Ba Lạt, tạo thêm diện tích khoảng 400 ha/năm.
Bình quân mỗi năm quai thêm được 150 ha đất ở cao trình 0,5 - 0,8 m trở lên.
Diện tích biển Nam Định có tiềm năng hải sản rất lớn, nhưng hiện nay
chúng ta mới chỉ khai thác được trong khoảng diện tích hơn 10.200 km2.
Chúng ta chưa khai thác hết phần thềm lục địa của chúng ta, càng chưa vươn
xa được ra vùng biển quốc tế.
Nam Định là tỉnh có tiềm năng lớn về nguồn lợi thuỷ sản ở cả 3 vùng
nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Trữ lượng cá khoảng 157.500 tấn, chiếm

20% tổng trữ lượng cá vịnh Bắc Bộ, khả năng cho phép khai thác: 70.000 tấn,
ngoài ra còn có tôm, mực và các loài hải sản khác. Tổng diện tích mặt nước
có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản là 22.000 ha.
Ven biển Nam Định có trên 6.000 ha rừng ngập mặn, là nơi có nhiều
loài chim quý hiếm sinh sống và di cư theo mùa. Vườn quốc gia Xuân Thuỷ
được chính phủ phê duyệt vào ngày 02/01/2003 có diện tích là 7.100ha (Cồn
Ngạn 1.284ha; Cồn Lu 3.182ha; Cồn Mờ 2.634ha).Vùng đệm của Vườn Quốc
gia có diện tích 8.000ha. Đây là vùng đất được bao bọc bởi sông Hồng, cửa
Ba Lạt và Biển Đông, là nơi tham gia công ước quốc tế Ramsar đầu tiên ở
Đông Nam Á.
Đầu tư phát triển tỉnh Nam Định – Thực trạng và giải pháp
5
Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Ngọc ĐT 45C
Nước biển Nam Định có độ mặn cao, nên ven biển có nhiều cánh đồng
muối lớn, hàng năm cho sản lượng vào loại cao nhất nước. Tiêu biểu là cánh
đồng muối Văn Lý. Cảng Hải Thịnh đang được xây dựng thành hải cảng lớn
thuận lợi cho thương mại, giao thông và du lịch với toàn quốc và các nước
trong khu vực.
1.1.2. Cơ sở hạ tầng.
1.1.2.1 Hệ thống giao thông vận tải:
Mạng lưới giao thông vận tải của Nam Định khá thuận tiện cho việc
giao lưu với các tỉnh và quốc tế.
Về đường sắt : đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn tỉnh dài 42 km,
với 5 nhà ga. Trong những năm tới sẽ được duy tu, nâng cấp hệ thống đường
tàu, các nhà ga, xây dựng các barie chắn đường đảm bảo an toàn cho chạy tàu.
Hệ thống giao thông đường bộ đã và đang được nâng cấp với 74 km
đường 21 nối Quốc lộ 1 đi Hà Nội và xuống cảng biển Hải Thịnh, 34 km
đường 10 nối Nam Định với các tỉnh Ninh Bình, Thái Bình đến Hải Phòng,
Quảng Ninh. Trục Quốc lộ 21 và Quốc lộ 10 qua tỉnh dài 108 km được đầu tư
nâng cấp thành đường chiến lược ven biển của vùng Bắc Bộ, cùng hệ thống

đường tỉnh, đường liên huyện, liên xã, liên thôn xóm, trong đó có 80% số
đường đã được nâng cấp, rải nhựa hoặc đổ bê tông, tạo điều kiện thuận lợi cho
vận tải hàng hoá và đi lại của nhân dân. Một số dự án đầu tư cải tạo các tuyến
đường nhánh từ Quốc lộ 10 vào Thành phố Nam Định, dự án cầu mới qua
sông Đào và đường giao thông nối Quốc lộ 10 với Quốc lộ 21B theo hướng
mở rộng Thành phố Nam Định về phía Tây đang được triển khai lập dự án.
Đường sông : Nam Định có 4 sông lớn với chiều dài 251 km, cùng với
hệ thống sông nội đồng dài 279km tạo thành một mạng lưới giao thông thuỷ
phân bố đều, thuận tiện cho đi lại, vận chuyển hàng hoá, cung cấp nước cho
tưới tiêu các loại cây trồng, phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Đầu tư phát triển tỉnh Nam Định – Thực trạng và giải pháp
6
Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Ngọc ĐT 45C
Cảng - bến bãi : Đã cơ bản xây dựng xong giai đoạn I cảng Hải Thịnh
với công suất xếp dỡ hàng hoá 3 vạn tấn/năm. Tập trung cải tạo cảng sông
Nam Định đảm bảo bốc dỡ hàng hoá an toàn, thuận tiện.
1.1.2.2 Điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông :
Hệ thống cấp điện : Điện lưới quốc gia phủ kín toàn tỉnh và với đủ điện
áp phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Huy động mọi nguồn vốn để cải tạo và phát
triển mạng lưới điện như quy hoạch lưới điện của tỉnh đã được phê duyệt.
Hệ thống cấp thoát nước, các công trình đô thị và nhà ở: Từng bước
đảm bảo nhu cầu nước đủ tiêu chuẩn chất lượng phục vụ cho sinh hoạt và sản
xuất công nghiệp, Thành phố Nam Định và các thị trấn, huyện lỵ. Năm 2006,
đã xây dựng và nâng cấp hệ thống đường ống nước đảm bảo cung cấp nước
cho khu vực Nam Định đạt bình quân 100 -120 lít/ngày đêm/người.
Về thoát nước tập trung: hoàn thiện các dự án thoát nước cho Thành
phố Nam Định, các thị trấn và các khu dân cư tập trung, đảm bảo nước lưu
thông nhanh, không bị úng lụt, ứ đọng sau mưa.
Hoàn chỉnh hệ thống đèn đường chiếu sáng ở Thành phố Nam Định và
các thị trấn huyện lỵ. Xây dựng các công trình phúc lợi công cộng. Quy hoạch

lại các khu dân cư và các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ dân sinh.
Mạng lưới bưu chính viễn thông rộng khắp toàn tỉnh, chất lượng dịch
vụ ngày càng được nâng cao đáp ứng nhu cầu thông tin của mọi khách hàng.
Năm 2010, mật độ máy điện thoại sẽ đạt khoảng 5-6 máy/100 dân, bán kính
phục vụ của các bưu cục 2,3 - 2,4 km
1.1.2.3 Hệ thống giáo dục và đào tạo :
Tỉnh Nam Định có truyền thống hiếu học, là một trong số ít tỉnh 9 năm
liền dẫn đầu toàn quốc về giáo dục - đào tạo. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có
bước phát triển mới cả về quy mô và chất lượng, luôn giữ vững truyền thống
dạy tốt - học tốt.
Toàn tỉnh có 10 trường cao đẳng, THCN và dạy nghề, trong đó mỗi
năm có từ 4.000-5.000 công nhân kỹ thuật tốt nghiệp ra trường. Hiện nay trên
Đầu tư phát triển tỉnh Nam Định – Thực trạng và giải pháp
7
Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Ngọc ĐT 45C
địa bàn tỉnh có 3 trường Đại học, đó là Đại học Điều dưỡng, Đại học Dân Lập
Lương Thế Vinh và Đại học Sư phạm kỹ thuật. Sắp tới, tỉnh sẽ tiếp tục đề
nghị Chính phủ nâng một số trường lên trường Đại học, trường Cao đẳng.
Ngoài ra có một hệ thống các cơ sở dạy nghề rộng khắp toàn tỉnh. Đa dạng
hoá các loại hình đào tạo nghề, tăng cường phổ cập, bồi dưỡng, tập huấn
nhằm nâng tỷ lệ lao động được đào tạo của tỉnh lên 45-50% vào năm 2010.
Do đó tỉnh Nam Định có một nguồn lao động dồi dào, có trình độ và đặc biệt
là giá nhân công rẻ.
1.1.2.4 Hệ thống y tế:
Hiện nay Nam Định có mạng lưới bệnh viện tuyến thành phố, huyện,
các phòng khám đưa khoa khu vực và mạng lưới trạm y tế xã, phường tương
đối tốt. Theo thống kê tính đến năm 2005 toàn tỉnh Nam Định có 250 cơ sở y
tế trong đó có 17 bệnh viện; 4 phòng khám đa khoa khu vực và 229 trạm y tế
xã, phường với tổng số 3483 giường bệnh và 4308 cán bộ y tế.
1.1.3 Tình hình phát triển Kinh tế giai đoạn 2001 - 2006.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, một số ngành
có mức tăng trưởng cao và toàn diện. Tổng sản phẩm (GDP) 5 năm 2001-
2006 tăng bình quân 8.3%/năm, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.
GDP bình quân đầu người đạt 6.2 triệu đồng (khoảng 380 USD), vượt chỉ tiêu
đề ra.
Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp tăng bình quân 4,05%/năm.
Mặc dù diện tích trồng trọt giảm nhưng sản lượng lương thực vẫn đạt gần 1
triệu tấn/năm, không ngừng đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn mà còn
xuất khẩu với giá trị lớn. Giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đất canh tác đạt
38 triệu đồng. Thuỷ sản phát triển nhanh với tốc độ tăng 15,6%/năm, trong đó
nuôi trồng thuỷ sản tăng 24,4%/năm.
Ngành công nghiệp xây dựng liên tục tăng trưởng cao, đạt tốc độ tăng
bình quân 20,4%/năm, trong đó công nghiệp địa phương tăng 23,4%, công
nghiệp cơ khí tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ 28%/năm. Một số ngành cơ khí
Đầu tư phát triển tỉnh Nam Định – Thực trạng và giải pháp
8
Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Ngọc ĐT 45C
chủ lực có khả năng cạnh tranh như đóng mới tàu thuỷ, sản xuất xe ô tô…
Trên địa bàn tỉnh đã đầu tư 1 khu công nghiệp tập trung với diện tích 327 ha,
16 cụm công nghiệp làng nghề, thu hút hàng trăm dự án trong và ngoài nước.
Đang triển khai xây dựng khu công nghiệp cao Mỹ Trung với diện tích 150 ha
và quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp Thành An, Bảo Minh (Vụ Bản) và
Hồng Tiến (Ý Yên) với tổng diện tích trên 700 ha.
Các ngành dịch vụ phát triển nhanh, giá trị sản xuất tăng 8,3%/năm.
Ngành du lịch có bước phát triển mới về chất lượng dịch vụ du lịch đạt hiệu
quả cao. Bưu chính viễn thông được mở rộng, 100% xã có diểm bưu điện văn
hoá xã, mật độ máy điện thoại đạt 9.1 máy/100 dân.
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông lâm
ngư nghiệp tư 40,9% năm 2000 giảm xuống còn 34,5% năm 2005; công
nghiệp xây dựng từ 20,94% lên 28,1%; ngành dịch vụ 37,4%. Cơ cấu lao

động đã thay đổi phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lao động
trong ngành nông nghiệp đến năm 2005 còn 76,9%, lao động trong công
nghiệp chiếm 13,2%. Trong ngành nông nghiệp: thuỷ sản đã phát triển nhanh
với tỷ trọng giá trị từ 9,4% tăng lên 15,5%: ngành trồng trọt 75,3% xuống còn
66,6%; tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp 24,7% lên 33,4%.
Ngành nghề nông thôn phát triển mạnh, nhiều làng nghề truyền thống được
khôi phục. Năm 2005 có 80 làng nghề, giá trị sản xuất ước tính đạt 1.864 tỷ
đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2000.
Hoạt động xuất nhập khẩu và kinh tế đối ngoại có tiến bộ mới với tốc
độ tăng trưởng khá. Kim ngạch xuất khẩu đạt 150 triệu USD năm 2006, tăng
16,5%/năm, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 18,2%/năm. Giá trị xuất khẩu
bình quân đạt 61USD/người (gấp hơn 2 lần năm 2000).
Đầu tư phát triển tỉnh Nam Định – Thực trạng và giải pháp
9
Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Ngọc ĐT 45C
1.1.4 Sự cần thiết khách quan phải tăng cường hoạt động đầu tư phát
triển trên địa bàn tỉnh Nam Định
1.1.4.1 Xuất phát từ vai trò của hoạt động đầu tư phát triển đối với tăng
trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Nam Định.
Nam Định với đặc điểm là một tỉnh đồng bằng, mặc dù có nhiều điều
kiện thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội nhưng cho đến nay tình hình kinh
tế- xã hội của tỉnh vẫn còn trong tình trạng phát triển chậm. Để có thể đưa
kinh tế- xã hội Nam Định phát triển không có con đường nào khác là phải
tăng cường hoạt động đầu tư phát triển.
Mức tăng GDP =
Vốn đầu tư
ICOR
Từ đó ta có:
ICOR =
Vốn đầu tư

=
Vốn đầu tư
GDP do vốn tạo ra
∆GDP

Theo tính toán của các nhà kinh tế để đạt được tốc độ tăng trưởng ở
mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt được từ 15- 20% so với GDP tuỳ
thuộc vào hệ số ICOR. Khi hệ số ICOR không đổi thì mức tăng GDP phụ
thuộc vào vốn đầu tư.
Thực tế, trong những năm vừa qua trên địa bàn tỉnh cũng đã thu hút
được khối lượng vốn đầu tư tương đối lớn (giai đoạn 2001- 2006 đạt khoảng
hơn 15.000 tỷ đồng) nhờ đó tốc độ tăng trưởng phát triển của tỉnh không
ngừng tăng cao, bình quân giai đoạn 2001 - 2006 tốc độ tăng trưởng GDP đạt
8,3%/năm.
Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng phát triển kinh tế của tỉnh đạt
mức khá song cơ cấu kinh tế vẫn còn trong tình trạng lạc hậu. Hiện nay, trên
địa bàn tỉnh còn tới 75% lao động nông nghiệp, vấn đề nông nghiệp nông
thôn luôn chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội
của tỉnh. Tuy nhiên, để có thể tạo ra cho tỉnh một cơ cấu kinh tế hợp lý thì vấn
Đầu tư phát triển tỉnh Nam Định – Thực trạng và giải pháp
10
Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Ngọc ĐT 45C
đề mấu chốt là vốn đầu tư được phân bổ như thế nào. Kinh nghiệm của các
nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu có thể tăng trưởng với tốc độ
nhanh là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển cho khu vực công
nghiệp, dịch vụ bởi vì ngành nông, lâm, thủy sản do hạn chế về điều kiện đất
đai, sinh học nên ngành không thể đem lại tốc độ tăng trưởng nhanh.
Trình độ khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh còn rất lạc hậu. Các
doanh nghiệp chủ yếu vẫn chỉ chú trọng đầu tư theo chiều rộng, chưa có điều
kiện đầu tư chiều sâu, đưa khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất. Vấn đề

cốt lõi vẫn là do thiếu vốn đầu tư. Do đó, tỉnh cần xúc tiến các hoạt động thu
hút đầu tư nước ngoài. Các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án FDI đã góp
phần đưa vào địa bàn tỉnh máy móc thiết bị nhập khẩu cùng với chuyển giao
công nghệ vận hành, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường và sức cạnh
tranh của sản phẩm với trình độ quản lý sản xuất kinh doanh hiện đại, nhiều
ngành nghề sản xuất mới, nhiều sản phẩm mới, mở rộng thị trường để phát
triển công nghiệp trên địa bàn.
Đầu tư phát triển còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn
nhân lực, tạo việc làm cho người lao động. Khi một doanh nghiệp tiến hành
hoạt động sản xuất mới hay mở rộng quy mô, nhu cầu thu hút lao động tăng
lên. Và trong quá trình sản xuất các doanh nghiệp cũng thường xuyên tiến
hành đào tạo, đào tạo lại lao động để nâng cao trình độ cho lao động. Bên
cạnh đó thông qua quá trình lao động sản xuất người lao động cũng tự tìm tòi
học hỏi được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng để đáp ứng nhu cầu công việc.
1.1.4.2 Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh
Nam Định.
Điều kiện tự nhiên: Nam Định nằm trọn vẹn trong vùng châu thổ sông
Hồng nên có địa hình bằng phẳng. Tỉnh có mạng lưới giao thông thuận tiện
bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ; trung tâm là thành phố Nam
Định cách thủ đô Hà Nội 90 km nên dễ dàng đi lại, vận chuyển và giao lưu
Đầu tư phát triển tỉnh Nam Định – Thực trạng và giải pháp
11
Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Ngọc ĐT 45C
kinh tế, văn hoá với các khu vực trong cả nước. Bên cạnh đó, tỉnh còn có bờ
biển dài 72 km với hai bãi biển Quất Lâm và Hải Thịnh, vùng đất bồi rộng
lớn ở các huyện ven biển là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tổng hợp.
Điều kiện kinh tế xã hội: Nam Định từ lâu đã nổi tiếng là đất học với
truyền thống cần cù hiếu học, là quê hương của nhiều bậc hiền tài của đất
nước như trạng nguyên Lương Thế Vinh, trạng nguyên Nguyễn Hiền, cố
Tổng bí thư Trường Chinh…Cho đến nay truyền thống quý báu đó vẫn luôn

được giữ gìn và phát huy. Công tác giáo dục – đào tạo của tỉnh luôn được
quan tâm chú trọng; các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt đạt nhiều kết quả
cao. Vì vậy, Nam Định là địa phương có trình độ dân trí cao và đồng đều, là
cơ sở để cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng.
Trong giai đoạn 2001-2006 kinh tế - xã hội Nam Định tiếp tục phát
triển trên một số lĩnh vực. Năng lực sản xuất được nâng lên, kết cấu hạ tầng
được cải thiện, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, tạo tiền đề cho bước phát triển thời kỳ sau. Đời sống vật chất và văn hoá
của nhân dân được cải thiện một bước. Tình hình chính trị tiếp tục ổn định,
quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, so với
cả nước, tình hình kinh tế xã hội tỉnh vẫn trong tình trạng lạc hậu, phát triển
chậm. Nam Định vẫn là một tỉnh nghèo, sản xuất hàng hoá chưa phát triển,
tích luỹ từ kinh tế nội tỉnh còn rất thấp. Khu vực nông nghiệp đang chiếm tỷ
trọng lớn, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP còn nhỏ bé. Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch chậm, sức cạnh tranh yếu. Đời sống nhân dân một số
vùng còn nhiều khó khăn.
Cơ sở lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng đẩy mạnh hoạt động đầu
tư là một trong những nhân tố quyết định thúc đẩy phát triển kinh tế. Vì vậy,
cần phải đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Nam
Định.
Đầu tư phát triển tỉnh Nam Định – Thực trạng và giải pháp
12
Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Ngọc ĐT 45C
1.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH NAM
ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2001-2006
1.2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam
Định giai đoạn 2001-2006.
Bảng 1. 1: Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện tỉnh Nam Định giai
đoạn 2001-2006
STT

Năm
Chỉ tiêu
Đơn
vị
2001 2002 2003 2004 2005 2006
1
Vốn đầu tư phát
triển
Tỷ
đồng
1725.5 1825.4 2125.2 2487.2 3230.2 4215.9
2
Tốc độ phát triển
định gốc(2001)
% 5.8 23.16 44.14 87.2 144.3
3
Lượng tăng tuyệt
đối liên hoàn
Tỷ
đồng
99.9 299.8 362.0 743.0 985.7
4
Tốc độ phát triển
liên hoàn
% 5.8 16.4 17.03 29.87 30.52
5
Vốn đầu tư xã
hội/GDP
28.88 27.17 28.57 26.3 27.3 33.6
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định

Biểu đồ 1. 1: Biểu đồ quy mô vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2001 – 2006
1725.5
1825.4
2125.2
2487.2
3230.2
4215.9
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
4500
2001 2002 2003 2004 2005 2006
năm
tỷ đồng
vốn đầu tư phát triển
đường thể hiện vốn đầu


Như vậy, có thể thấy vốn đầu tư phát triểm tăng nhanh qua các năm.
Năm 2001 tổng vốn đầu tư phát triển là 1725,5 tỷ đồng, đến năm 2006 đã là
Đầu tư phát triển tỉnh Nam Định – Thực trạng và giải pháp
13
Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Ngọc ĐT 45C
4215.9 tỷ đồng tức là tăng 2,44 lần. Tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2001-

2006 đạt 15.609 tỷ đồng với tốc độ tăng bình quân là 9,5%. So với tốc độ tăng
vốn đầu tư phát triển trên toàn quốc cùng giai đoạn là khoảng trên 10% thì tốc
độ tăng vốn đầu tư phát triển là không cao tuy nhiên tương đối ổn định và
tăng liên tục qua các năm. Đây là dấu hiệu khả quan trong thời gian tới đánh
dấu sự phục hồi của nền kinh tế bởi trong thời kỳ 1996-2000 tình hình vốn
đầu tư phát triển trong cả nước có nhiều biến động xấu do ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế tài chính trong khu vực và giảm sút kinh tế toàn cầu.
Năm 2006 có sự tăng mạnh vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh lên tới 4215.9 tỷ
đồng, tăng 144% so với năm 2001 và 30.52 % so với năm 2005 và đạt tốc độ
tăng trưởng cao nhất trong 6 năm gần đây.
Đầu tư trong nền kinh tế ngày càng được thống kê đầy đủ hơn bao gồm
không chỉ các nguồn vốn làm tăng tài sản cố định mà cả tăng tài sản lưu động,
tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường…Đầu tư dù của cá nhân
hay tổ chức cuối cùng sẽ làm tăng tài sản và hứa hẹn sẽ mang lợi ích cao hơn
trong tương lai. Quan niệm này đầy đủ hơn và bao quát rộng hơn khái niệm
vốn đầu tư xây dựng cơ bản được sử dụng trong những năm trước đây. Điều
đáng ghi nhận là trong giai đoạn 2001-2006 tỷ lệ vốn đầu tư phát triển so với
GDP trong toàn tỉnh đạt mức cao trong khoảng 26.3– 33.6% vượt 14% so với
dự kiến kế hoạch. Tính bình quân cả giai đoạn thì tỷ lệ vốn đầu tư phát triển
toàn xã hội so với GDP đạt khoảng 28.6 %.
Bảng1.2: Tình hình thực hiện vốn đầu tư so với kế hoạch giai đoạn 2001-
2006
STT
Năm
Chỉ tiêu
Đơn
vị
2001 2002 2003 2004 2005 2006
1 VĐT kế hoạch
Tỷ

đồng
1564.2 1785.6 2030.5 2532.3 2856.8 3654
2 VĐT thực hiện
Tỷ
đồng
1725.5 1825.4 2125.2 2487.2 3230.2 4215.9
3
Tỷ lệ VĐT thực
hiện/ kế hoạch
% 110.3 102.2 104.7 98.2 113.1 115.4
Đầu tư phát triển tỉnh Nam Định – Thực trạng và giải pháp
14
Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Ngọc ĐT 45C
Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định
Bảng số liệu trên cho thấy: trong giai đoạn 2001-2006 nhìn chung công
tác thu hút vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đều hoàn thành và vượt mức
chỉ tiêu đề ra. Trong đó có những năm vượt mức nhiều so với kế hoạch như
năm 2005; 2006 vượt mức 13% và 15%. Chỉ trong năm 2004 kết quả thu hút
đầu tư là 98.2% chưa đạt so với kế hoạch (kế hoạch thu hút 2532 tỷ đồng
nhưng chỉ thu hút được 2487 tỷ đông).
1.2.2 Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển theo nguồn vốn huy
động
Nhìn chung cả giai đoạn 2001-2006 vốn Nhà nước vẫn chiếm phần lớn
trong tổng vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định và tốc độ tăng ngày càng
nhanh qua các năm, đặc biệt là trong năm 2006, tăng 55.13% so với năm 2005
và đạt mức 2.295 tỷ đồng.
Bảng 1. 3: Nguồn vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006.
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn vốn 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng số 1725464

182542
8
212522
8
248721
3
323019
9
4215861
1.Vốn Nhà nước 763699 813765 848163
101685
9
147974
1
2295496
Ngân sách Nhà nước 446806 473703 729986 887828 1340741 1672194
Vốn tín dụng 254537 258368 110422 94851 119000 600840
Vốn của các DNNN 62356 81694 7755 34180 20000 22462
2. Vốn ngoài quốc
doanh
955265
101166
3
123779
4
146302
6
170985
3
1863969

Vốn của các DN
ngoài quốc doanh
363634 310456 520334 740346 780000 876000
Vốn của dân cư và tư
nhân
591631 701207 717460 722680 929853 987969
3. Vốn FDI 6500 - 39271 7328 40605 56396
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định
Đầu tư phát triển tỉnh Nam Định – Thực trạng và giải pháp
15
Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Ngọc ĐT 45C
Nguồn vốn Ngân sách bao gồm vốn phân bổ từ ngân sách Trung ương
và các nguồn để lại do tỉnh điều hành hoặc huyện, xã điều hành. Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự án thuộc phạm
vi ngân sách của địa phương mình (bao gồm cả nguồn vốn bổ sung từ ngân
sách cấp trên) do hội đồng nhân tỉnh phân cấp. Hiện nay, tỉnh Nam Định đang
áp dụng những điều khoản quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về thẩm
quyền quyết định đầu tư xây dựng công trình; theo đó chủ tịch UBND cấp
huyện được quyết định đầu tư các dự án thuộc ngân sách địa phương có mức
vốn đầu tư không lớn hơn 5 tỷ đồng và Chủ tịch UBND cấp xã không lớn hơn
3 tỷ đồng. Các nguồn để lại bao gồm các nguồn thu từ thuế sử dụng đất lúa,
xổ số kiến thiết, thuế đất, quảng cáo truyền hình, bán nhà thuộc sở hữu Nhà
nước, vượt thu đưa vào sử dụng…Nguồn bổ sung từ ngân sách Trung ương
dành cho phát triển đô thị, vốn sự nghiệp giáo dục, chương trình khuyến khích
điểm và các chương trình mục tiêu quốc gia. Ngoài ra còn có nguồn vốn của
các dự án nhóm A, B đầu tư trên địa bàn tỉnh. Đầu tư từ nguồn vốn ngân sách
chủ yếu vào các lĩnh vực: thiết kế quy hoạch và chuẩn bị đầu tư; thực hiện đầu
tư các dự án thuộc các khối nông nghiệp – thuỷ lợi, giao thông – vận tải, đầu
tư công cộng, dịch vụ quản lý Nhà nước, giáo dục đào tạo, văn hoá thông tin,
y tế xã hội, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao, quốc phòng an ninh, bổ

sung quỹ tái tạo nhà ở…
Bảng 1. 4: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định
giai đoạn 2001-2006.
Đơn vị: %
Nguồn vốn 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng số 5.79 16.42 17.03 29.87 30.51
1.Vốn Nhà nước 6.56 4.23 19.89 45.52 55.13
Ngân sách Nhà nước 6.02 54.10 21.62 51.01 24.72
Vốn tín dụng 1.51 -57.26 -14.10 25.46 404.91
Vốn của các DNNN 31.01 -90.51 340.75 -41.49 12.31
Đầu tư phát triển tỉnh Nam Định – Thực trạng và giải pháp
16
Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Ngọc ĐT 45C
2. Vốn ngoài quốc doanh 5.90 22.35 18.20 16.87 9.01
Vốn của các DN ngoài quốc
doanh
-14.62 67.60 42.28 5.36 12.31
Vốn của dân cư và tư nhân 18.52 2.32 0.73 28.67 6.25
3. Vốn FDI - - -81.34 454.11 38.89
Trong quá trình đổi mới, để nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của
chính quyền địa phương, quy mô nguồn vốn do tỉnh quản lý trong tổng nguồn
vốn trong nước cũng tăng lên và chiếm khoảng một nửa tổng chi ngân sách.
Điều này cho phép tỉnh có thể lựa chọn chính xác hơn các ưu tiên đầu tư cũng
như trực tiếp giám sát việc thực hiện đầu tư và phát huy tác dụng các công
trình dự án.
Bảng 1. 5: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006.
Đơn vị: %
Nguồn vốn 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng số 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00
1.Vốn Nhà nước 44.26 44.58 39.91 40.88 45.81 54.45

Ngân sách Nhà nước 25.89 25.95 34.35 35.70 41.51 39.66
Vốn tín dụng 14.75 14.15 5.20 3.81 3.68 14.25
Vốn của các DNNN 3.61 4.48 0.36 1.37 0.62 0.53
2. Vốn ngoài quốc
doanh
55.36 55.42 58.24 58.82 52.93 44.21
Vốn của các DN ngoài
quốc doanh
21.07 17.01 24.48 29.77 24.15 20.78
Vốn của dân cư và tư
nhân
34.29 38.41 33.76 29.06 28.79 23.43
3. Vốn FDI 0.38 - 1.85 0.29 1.26 1.34
Trong tổng nguồn vốn Nhà nước, nguồn vốn Ngân sách Nhà nước
tương đối ổn định và tăng liên tục qua các năm. Vốn tín dụng và vốn của các
doanh nghiệp Nhà nước có sự tăng, giảm không đều. Trong năm 2003, vốn
của các doanh nghiệp Nhà nước thấp nhất là 7.755 triệu đồng chiếm 0.36%
Đầu tư phát triển tỉnh Nam Định – Thực trạng và giải pháp
17
Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Ngọc ĐT 45C
trong cơ cấu vốn đầu tư. Nguyên nhân là do trong năm 2003 tỉnh Nam Định
đang thực hiện tiến trình cổ phần hoá, bán khoán, cho thuê một loạt các doanh
nghiệp Nhà nước. Điều này làm cho quy mô vốn của khu vực kinh tế Nhà
nước có thể giảm đi một phần nhưng vẫn chiếm vị trí quan trọng, có ý nghĩa
giữ vừng ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác
phát triển.
Nguồn vốn tín dụng Nhà nước do cung còn hạn chế so với cầu và yêu
cầu “đảm bảo” hoàn trả cả gốc và lãi nên phần lớn nguồn vốn này hiện chỉ
dành cho các doanh nghiệp Nhà nước và phát triển nông nghiệp – nông thôn.
Nguồn vốn này chiếm tỷ lệ lớn qua các năm 2001, 2002 là gần 15% và giảm

dần đến năm 2005, nhưng đến năm 2006 vốn tín dụng có xu hướng tăng với
giá trị 600.840 triệu đồng chiếm 14.25% trong cơ cấu vốn đầu tư. Nguyên
nhân là do trong vài năm gần đây tỉnh đã chủ trương đầu tư phát triển kinh tế
biển ở các xã ven biển, cho dân cư vay vốn tín dụng để đầu tư nuôi trồng thuỷ
hải sản, đánh thuyền đánh bắt xa bờ. Do vậy, đời sống nhân dân các xã ven
biển đã dần dần được cải thiện.
Biểu đồ 1. 2: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2001-2006
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2001 2002 2003 2004 2005 2006
năm
vốn FDI
vốn ngoài quốc doanh
vốn Nhà nước
Trong giai đoạn 2001-2006 nguồn vốn ngoài quốc doanh có xu hướng
tăng đều về giá trị và chiếm tới 58.82% tổng vốn đầu tư phát triển vào năm
Đầu tư phát triển tỉnh Nam Định – Thực trạng và giải pháp
18
Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Ngọc ĐT 45C
2004 và giảm dần về tỷ trọng trong 2 năm gần đây. Đây là sự gia tăng vốn của
cả doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ 17% năm 2002 lên 29% năm 2004; vốn

của dân cư và tư nhân có xu hướng giảm dần vể tỷ trọng nhưng về quy mô
vẫn tăng dần đều từ 591 tỷ đồng năm 2001 lên 988 tỷ đồng năm 2006. Điều
này cho thấy sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong những
năm gần đây cũng như sự gia tăng tích luỹ của đầu tư từ dân cư.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm vị trí rất nhỏ bé,
gần như không đáng kể cả về quy mô và tỷ trọng và biến động qua các năm;
năm 2001 là 6.5 tỷ đồng, chiếm 0.38%, năm 2003 là 39,3 tỷ đồng chiếm
1.85%, năm 2004 là 7.3 tỷ đồng chiếm 0.29%, năm 2005 là 40.6 tỷ đồng
chiếm 1.26% và năm 2006 là 56.4 tỷ đồng chiếm 1.34%. Trong khi tỷ trọng
nguồn vốn FDI trong cơ cấu tổng đầu tư phát triển toàn xã hội cả nước các
năm 2001 – 2006 lần lượt là 24.97%; 18.19%; 18.57%; 18.30%; 18.83% và
19.35%. Như vậy có thể thấy việc thu hút và thực hiện nguồn vốn FDI tại
Nam Định còn rất hạn chế mặc dù tỉnh có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho
đầu tư phát triển. Trong vài năm gần đây, để nâng cao hiệu quả thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài, UBND tỉnh Nam Định đã có nhiều chính sách
khuyến khích đối với các dự án nước ngoài. Do đó, đã có nhiều dự án đầu tư
vào các ngành nghề như sản xuất hàng may măc, thuỷ hải sản, đồ uống… còn
các ngành khác: nông nghiệp– lâm nghiệp, công nghiệp nặng, du lịch, dịch
vụ, giao thông vận tải…thì hầu như không có. Đối tác đầu tư nước ngoài cũng
còn rất hạn chế:
Trung Quốc: Có 7 dự án với số vốn đăng ký đầu tư là 17,35 triệu USD,
chiếm 58,33% về số dự án, 21,45% về số vốn đầu tư.
Hàn Quốc: có 3 dự án với số vốn đăng ký đầu tư 56,47 triệu USD,
chiếm 25% về số dự án, 69,8% về số vốn đăng ký đầu tư. Riêng công ty
YOUNGONE – Hàn Quốc có số vốn lên tới 53,2 triệu USD đầu tư sản xuất
các loại quần áo, dệt kim, dệt may, giày dép, nguyên phụ liệu ngành may.
Đầu tư phát triển tỉnh Nam Định – Thực trạng và giải pháp
19
Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Ngọc ĐT 45C
Ngoài ra còn 2 đối tác là Hungari và Hà Lan đầu tư vào sản xuất kinh

doanh hàng len dạ, may mặc xuất khẩu và nuôi trồng chế biến thủy hải sản.
1.2.3 Tình hình đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực
Bảng 1. 6: Vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006
phân theo ngành
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng 1725464 1825428 2125228 2487213 3230199 4215861
1 Nông- lâm- TS 350950 350057 353921 390341 435045 563239
2 CN - XD 597873 652153 805931 948524 1312160 1736935
3 Thương mại - DV 431711 455582 511868 607488 748274 964167
4 KH – Công nghệ 9490 14202 18752 23018 29192 40472
5 Giáo dục - đào tạo 57285 60358 64037 77693 101628 100337
6 Y tế - xã hội 19851 36392 45981 51950 60626 83474
7 Văn hoá thông tin 35717 41185 55748 62731 74866 88955
8 Các ngành khác 222587 215481 268990 325467 468408 638281
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định
Trong 6 năm qua khối lượng vốn đầu tư cho các ngành, lĩnh vực nhìn
chung đều có sự tăng trưởng về lượng. Đây là kết quả của việc khối lượng
vốn đầu tư phát triển liên tục tăng qua các năm. Mặc dù vậy, phân bổ vốn đầu
tư vào các ngành, lĩnh vực hàng năm không đều. Về lượng tuyệt đối hầu hết
các ngành, lĩnh vực đều có xu hướng tăng, nhưng về tỷ trọng vốn đầu tư thì
có sự tăng giảm rõ rệt giữa các ngành nhất là các ngành then chốt như nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Đầu tư phát triển tỉnh Nam Định – Thực trạng và giải pháp
20
Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Ngọc ĐT 45C
Trong năm 2001, tỷ trọng các ngành nông nghiệp. công nghiệp, dịch vụ
chiếm 20.34%, 34.65%, 25.02% vốn đầu tư phát triển thì đến năm 2006 tỷ
trọng này có sự thay đổi là: 13.36%, 41.2%, 22.87%. Nhìn chung, tỷ trọng

vốn đầu tư trong ngành nông nghiệp và dịch vụ có xu hướng giảm dần còn
ngành công nghiệp có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Nguyên nhân
là do, tỉnh đã chủ trương xây dựng nhiều khu công nghiệp mới như: KCN
Hoà Xá, Cụm CN An Xá, KCN Mỹ Trung…để thu hút các dự án đầu tư trong
nước và nước ngoài vào địa bàn tỉnh. Ngành công nghiệp xây dựng cũng là
ngành chiếm tỷ trọng vốn đầu tư cao nhất trong giai đoạn 2001-2006 (bình
quân đạt 39%/năm).
Bảng 1. 7: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-
2006 phân theo ngành
Đơn vị: %
STT
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng 100 100 100 100 100 100
1 Nông- lâm – thuỷ sản 20.34 19.18 16.65 15.69 13.47 13.36
2 CN - XD 34.65 35.73 37.92 38.14 40.62 41.2
3 Thương mại-dịch vụ 25.02 24.96 24.09 24.42 23.16 22.87
4 KH – Công nghệ 0.55 0.78 0.88 0.93 0.90 0.96
5 Giáo dục-đào tạo 3.32 3.31 3.01 3.12 3.15 2.38
6 Y tế- xã hội 1.15 1.99 2.16 2.09 1.88 1.98
7 Văn hoá thông tin 2.07 2.26 2.62 2.52 2.32 2.11
8 Các ngành khác 12.90 11.80 12.66 13.09 14.50 15.14
Trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh ngoài việc tập trung vốn cho các
ngành có khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tỉnh còn dành lượng vốn
khá cao cho các ngành phục vụ xã hội, đời sống vật chất cho nhân dân như:
giáo dục, y tế, văn hoá thông tin, khoa học công nghệ và các ngành khác….
Tỷ trọng vốn đầu tư cho các ngành này hàng năm khoảng 20-23% so với tổng
vốn đầu tư toàn tỉnh. Điều này cho thấy, ngoài việc quan tâm tới phát triển
Đầu tư phát triển tỉnh Nam Định – Thực trạng và giải pháp
21
Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Ngọc ĐT 45C

kinh tế, tỉnh cũng quan tâm phát triển văn hoá xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu
nhân dân.
1.2.3.1 Ngành nông – lâm – thuỷ sản
Đây là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, hàng năm đóng góp hơn
40%GDP; đến năm 2005 thu hút 795,42 nghìn lao động tương đương 77,21%
lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế và là hoạt động chủ
yếu của hơn 88% số dân sống ở vùng nông thôn. Quy mô nguồn vốn tín dụng
đầu tư vào các ngành nông – lâm – thuỷ sản là rất lớn, trong vài năm gần đây
quy mô ngành này trong cơ cấu nền kinh tế tăng dần từ 351 tỷ năm 2001 lên
563 tỷ đồng năm 2006, nhưng về tỷ trọng thì đang có xu hướng giảm từ
20.34% năm 2001 xuống còn 13.36% năm 2006. Điều này phù hợp với xu
hướng chuyển dịch kinh tế của tỉnh từ nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ sang
công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ, thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện
đaị hoá.
Bảng 1.8: Giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Nam
Định giai đoạn 2001 – 2006
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng số 3824.5 4327.4 3597.7 5394.4 5543.5 6805
1.Nông nghiệp 3369 3782 2943 4573 4633 5713
Ngành trồng trọt 2538 2772 1800 3141 2853 3603
Ngành chăn nuôi 708 881 996 1301 1585 1832
Dịch vụ phục vụ trồng
trọt và chăn nuôi
123 129 147 131 195 278
2. Lâm nghiệp 24.5 27.4 28.7 31.4 32.5 32
3. Thuỷ sản 431 518 626 790 878 1060
Về nông nghiệp: từ bảng số liệu ta thấy, nông nghiệp là ngành chiếm
tỷ trọng giá trị sản xuất cao nhất trong nhóm ngành nông – lâm – thuỷ sản,
khoảng hơn 80%. Có được kết quả này là do Nam Định là một tỉnh đồng bằng

Đầu tư phát triển tỉnh Nam Định – Thực trạng và giải pháp
22
Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Ngọc ĐT 45C
và phát triển chủ yếu là nông nghiệp lúa nước và các cây nông nghiệp ngắn
ngày.
Trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, trồng trọt được xác định là ngành
sản xuất chính và có vị trí vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, là nguồn
cung cấp thực phẩm chủ yếu và tạo thu nhập cho hơn 85% hộ nông dân
trong tỉnh. Trong 6 năm qua, vốn đầu tư cho ngành trồng trọt đạt 1.500 tỷ
đồng, chiếm gần 70% vốn cho phát triển nông nghiệp, nhưng giá trị sản xuất
lại có xu hướng giảm dần từ 75% xuống còn 61%. Nguyên nhân là do đất đai
dành cho trồng trọt có xu hướng thu hẹp và thâm canh trong nông nghiệp đã
đạt tới trình độ cao. Cơ cấu sản xuất có sự chuyển biến mạnh theo hướng
tích cực, giá trị thu được trên 1 ha đất đạt 35.5 triệu đồng. Rất nhiều giống
cây trồng mới đã được trồng thử nghiệm trên địa bàn tỉnh và cho chất lượng,
năng suất cao. Năm 2003, giá trị sản xuất ngành trồng trọt thấp, chỉ chiếm
61% là do cơn bão số 9 gây nên và gây thiệt hại đáng kể cho nhân dân. Giá
trị sản xuất của các sản phẩm như: gạo, đậu tương, lạc…vẫn đạt giá trị cao
đáp ứng nhu cầu nhân dân trong tỉnh và một phần cho xuất khẩu.
Bảng 1.9: Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thuỷ sản trên địa bàn
tỉnh Nam Định giai đoạn 2001 – 2006
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng số 100 100 100 100 100 100
1.Nông nghiệp 88.09 87.40 81.80 84.77 83.58 83.95
Ngành trồng trọt 75.33 73.29 61.16 68.69 61.58 63.07
Ngành chăn nuôi 21.02 23.29 33.84 28.45 34.21 32.07
Dịch vụ phục vụ trồng
trọt và chăn nuôi
3.65 3.41 4.99 2.86 4.21 4.87

2. Lâm nghiệp 0.64 0.63 0.80 0.58 0.59 0.47
3. Thuỷ sản 11.27 11.97 17.40 14.64 15.84 15.58
Ngành chăn nuôi đang có xu hướng phát triển mạnh trong những năm
gần đây và là ngành tạo ra một phần thu nhập không nhỏ cho các hộ gia đình
Đầu tư phát triển tỉnh Nam Định – Thực trạng và giải pháp
23
Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Ngọc ĐT 45C
ở nông thôn. Vốn đầu tư cho ngành chăn nuôi chiếm khoảng 30% tổng vốn
đầu tư cho nông nghiệp và vốn này chủ yếu do các hộ nông dân tự bỏ ra để
đầu tư hoặc vay từ các quỹ tín dụng. Chăn nuôi theo mô hình vườn ao chuồng
là phổ biến đối với các gia đình sản xuất lớn và đã đạt được giá trị kinh tế cao.
Hàng năm, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có xu hướng tăng từ 21% năm
2001 đến 34% năm 2005. Năm 2006, giá trị sản xuất chăn nuôi giảm nhẹ là do
dịch cúm gia cầm xuất hiện trên địa bàn tỉnh, và tỉnh đã phải tiêu huỷ một số
lượng gia cầm lớn. Tỉnh đã bước đầu nghiên cứu tạo ra những con giống mới
và phổ biến rỗng rãi cho người dân nhằm tạo ra những sản phẩm có chất
lượng tốt, hiệu quả cao.
Lâm nghiệp: Nam Định là tỉnh đồng bằng có diện tích rừng và đất lâm
nghiệp chỉ chiếm khoảng 3% diên tích đất tự nhiên. Do đó, giá trị sản lượng
ngành lâm nghiệp cũng chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chưa đến 1% trong cơ cấu giá
trị sản lượng nông – công – thuỷ sản. Năm 2006, tỉnh đã tiến hành thực hiện
chương trình 5 triệu ha rừng với vốn đầu tư được phân bổ 1.610 triệu đồng, bố
trí trồng cây bãi lầy, bãi bồi, chắn sóng, chắn cát, trồng rừng phòng hộ ven
biển, với diện tích khoảng 118 ha rừng tập trung.
Thuỷ sản: Nam Định là tỉnh ven biển, có bờ biển dài 72 km với nhiều
bãi bồi ven biển. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh khoảng 14 nghìn ha
bao gồm cả nước ngọt, nước mặt và nước lợ. Trong những năm qua phong
trào nuôi trổng thuỷ sản phát triển nhanh và mạnh cả về số lượng và chất
lượng. Năm 2001, giá trị sản lượng thuỷ sản đạt 431 tỷ đồng, chiếm 11.27%
đến năm 2006 đã tăng 1060 tỷ đồng đạt 15.6% và gấp 2.5 lần năm 2001, đã có

bước chuyển mạnh từ nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến và bán thâm
canh. Hình thành được một số trang trại, vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung
theo hướng công nghiệp, hình thành một số cơ sở sản xuất giống tôm sú, ngao
vạng, cua biển…cung cấp cho vùng nuôi trong tỉnh.
1.2.3.2 Công nghiệp – xây dựng
Đầu tư phát triển tỉnh Nam Định – Thực trạng và giải pháp
24
Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Ngọc ĐT 45C
Ngành công nghiệp xây dựng sau khi tổ chức lại sản xuất đã chặn đứng
tình trạng sa sút nghiêm trọng và từng bước đi lên. Nguồn vốn đầu tư xã hội
cho công nghiệp xây dựng tăng cả về quy mô và tỷ trọng: 34.65% năm 2001,
35.73% năm 2002, 37.92% năm 2003, 38.14% năm 2004, 40.62% năm 2005
và 41.2% năm 2006. Về quy mô cũng tăng: năm 2001 tổng số vốn đầu tư cho
ngành này là 598 tỷ đồng, đến năm 2006 đã tăng 1737 tỷ đồng, tăng 2.9 lần.
Hệ thống doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp, đổi mới, cổ phần hoá để tăng
cường thu hút vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Những năm gần đây công
nghiệp dân doanh phát triển mạnh mẽ và năng động, nhất là khu vực sản xuất
công nghiệp tư nhân, cá thể, hộ gia đình.
Trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu đầu tư
xây dựng của tỉnh cũng tăng nhanh bao gồm cả đầu tư Nhà nước và đầu tư từ
dân cư, tư nhân: đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn; hạ tầng
các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; trụ sở làm việc khối quản lý Nhà
nước; đầu tư xây dựng trường học, trạm y tế; đầu tư xây dựng, cải tạo nhà
xưởng của dân cư, tư nhân…Chỉ tính vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
vốn ngân sách tỉnh điều hành (không tính vốn cho thiết kế quy hoạch và
chuẩn bị đầu tư) năm 2001 là 164 tỷ đồng (tăng 46.2%); năm 2002 là 203,7 tỷ
đồng (tăng 24.2%); năm 2003 là 267.5 tỷ đồng (tăng 31.3%).
Cùng với sự biến đổi về tỷ trọng vốn đầu tư vào lĩnh vực nông – lâm –
thuỷ sản, sự tăng trưởng của vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp – xây dựng
cũng đã thể hiện sự tập trung của tỉnh vào việc phát triển các ngành công

nghiệp mũi nhọn như công nghiệp chế biến, dệt may…, tuy nhiên sự chuyển
biến này vẫn còn chậm.
1.2.3.3 Ngành thương mại - du lịch
Ngành thương mại du lịch vẫn được chú ý thể hiện ở tỷ trọng của ngành
này chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư phát triển hàng năm đều trên 24%.
Tỉnh chú trọng đầu tư vào các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu như dệt may,
thuỷ sản. Bên cạnh đó việc đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các loại hình
Đầu tư phát triển tỉnh Nam Định – Thực trạng và giải pháp
25

×