Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

De thi HSG T. Viet lop 2( de 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.68 KB, 5 trang )

đề thi học sinh giỏi năm học 2009 - 2010
môn : tiếng Việt lớp 2
Trờng :
Lớp :
Họ và tên :

đề tiếng Việt lớp 2
( Thời gian làm bài 60 phút )
A. Đọc hiểu ( 3 điểm ) cây đa quê hơng
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là
cả một tòa cổ kính hơn là cả một thân cây. Chín, mời đứa bé chúng tôi bắt
tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời
xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ nh những con rắn
hổ mang giận dữ. Gió chiều gảy lên những điệu nhạc li kì tởng chừng nh ai
đang cời đang nói.
Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa
xa, giữa cánh đồng, đàn trâu lững thững ra về từng bớc nặng nề. Bóng sừng
trâu dới nắng chiều lan giữa ruộng đồng yên lặng.
*Đọc thầm đoạn văn và khoanh tròn vào chữ cái trớc ý trả lời đúng:
1) Bài văn tả vẻ đẹp của cây đa quê hơng vào lúc nào?
a. Buổi sáng
b. Buổi chiều
c. Buổi tối
2) Cây đa gắn bó với tác giả từ khi nào?
a. Khi mới lẫm chẫm biết đi
b. Lúc còn là trẻ con
c. Khi đã xa quê hơng
3) Thân cây đa đợc tả bằng hình ảnh nào?
a. Chín, mời đứa bé
b. Một tòa nhà cao to
c. Một tòa nhà cổ kính


4) Những bộ phận nào của cây đa đợc tác giả nói đến trong bài văn?
a. Rễ, gốc, thân, cành, lá, ngọn.
b. Thân, cành, lá. hoa, quả.
c. Thân, cành, lá, ngọn.
5) Cảnh thiên nhiên nào gắn bó với cây đa?
a. Bầu trời, gió
b. Nắng, gió
c. Bầu trời, nắng, gió.
6) Câu : " Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát " đợc viết theo
mẫu nào sau đây?
a. Ai ( cái gì, con gì ) là gì?
b. Ai ( cái gì, con gì ) làm gì?
c. Ai ( cái gì, con gì ) thế nào?
b. phần tự luận: ( 17 điểm )
Bài 1: ( 3 điểm )
a) Ghi lại những hình ảnh so sánh về các bộ phận của cây đa trong bài đọc
trên.



b) Trong các hình ảnh đó, em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?



Bài 2: ( 2 điểm ) Thêm từ ngữ vào câu văn sau : Hoa phợng nở.
a) Để đợc câu văn có thêm bộ phận trả lời câu hỏi " khi nào ".

b) Để đợc câu văn có hình ảnh so sánh.



Bài 3: ( 2điểm ) Gạch chân dới bộ phận trả lời câu hỏi ở đâu trong mỗi câu
ở đoạn văn sau:
Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều. Duy trăng
trên biển lúc mới mọc là lần đầu tiên tôi đợc thấy.
Bài 4: Tập làm văn ( 10 điểm )
đề bài : Em hãy viết một đoạn văn nói về thầy giáo ( hoặc cô giáo ) đã dạy
em ở trờng Tiểu học mà em kính trọng nhất .





























Hớng dẫn chấm Tiếng Việt lớp 2
Phần I: ( 3 điểm )
Khoanh vào mỗi ý đúng cho 0,5 điểm
Câu 1: B Câu 2: B Câu 3: C
Câu 4: A Câu 5: C Câu 6: B
Phần II: ( 17 điểm )
Bài 1: ( 3 điểm )
a) Ghi đợc các hình ảnh so sánh cho 1,5 điểm :
Thân cây đa - tòa nhà cổ kính, cành cây - cột đình, rễ cây - con rắn hổ mang
( mỗi hình ảnh cho 0,5 điểm )
b)Trả lời đợc câu hỏi và nêu lí do em thích hình nào nhất cho 1, 5 điểm.
( mỗi ý cho 0,75 điểm )
Bài 2: ( 2 điểm )
a) Viết đợc câu văn mở rộng có bộ phận trả lời câu hỏi khi nào : cho 1
điểm.
b) Viết đúng câu văn mở rộng có hình ảnh so sánh : cho 1 điểm.
.
Bài 3: ( 2 điểm ) Gạch chân dới các từ ngữ: trên sông, trên đồng, trên làng
quê, trên biển ( mỗi từ ngữ cho 0,5 điểm )
Bài 4: ( 10 điểm )
a) Bài viết biết gắn kết các câu văn thành đoạn văn có mở, thân và kết :
( cho 1 điểm )
b) Bài viết đủ ý, những câu văn làm nổi bật đợc hình ảnh về thầy giáo ( cô
giáo) đã dạy em với những nét tiêu biểu:
+ Tên thầy giáo ( cô giáo ) mà em kính trọng nhất, tuổi .

( cho 2 điểm )
+ Những nét tiêu biểu về đặc điểm của thầy giáo ( cô giáo ) ( cho 2 điểm ).
+ Nêu đợc sự quan tâm, chăm sóc của thầy giáo ( cô giáo )
đối với học sinh. ( cho 2 điểm )
+ Nêu đợc điều mà em nhớ nhất ở thầy giáo ( cô giáo ) ( cho 1 điểm )
+ Nêu đợc tình cảm của em đối với thầy giáo ( cô giáo ) ( cho 1 điểm )
c) Bài viết rõ ràng, sạch đẹp : ( cho 1 điểm )
* Lu ý: Nếu chỉ viết câu văn đơn giản không có những từ ngữ gợi tả hình
ảnh, giàu cảm xúc cho 1/2 số điểm.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×