Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Có cách nào thay thuốc ngủ? ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.24 KB, 5 trang )

Có cách nào thay thuốc ngủ?
Theo thống kê của các hãng bảo hiểm ở châu Âu, không dưới 1/3 cư
dân bên đó đang từng đêm luân phiên nuốt thuốc ngủ!
Ai lại không muốn ngủ ngon, nhất là trong bối cảnh cuộc sống căng
thẳng từng ngày. Thuốc ngủ vì thế trở thành món hàng khỏi cần rao cũng
bán hết, chẳng riêng ở trời Tây. Bằng chứng là khỏi cần làm thống kê cũng
dư biết số khách hàng thân thiết của loại thuốc “không uống thì đêm thành
ngày” ở nước mình dễ gì chịu thua xứ người.
Nuốt thuốc độc từng đêm
Đáng tiếc, vì nhiều người đang dùng thuốc an thần chưa biết là:
- Tỉ lệ tai biến mạch máu não ở người quen dùng thuốc an thần cao
gấp ba lần so với người không lệ thuộc thuốc.
- Số trường hợp đau đầu kinh niên ở người dùng thuốc ngủ cao gấp
bốn lần số người không cần thuốc!
- Tỉ lệ tử vong ở người nhồi máu cơ tim trước đó thường dùng thuốc
an thần cao gấp đôi số nạn nhân tuy cũng vào phòng cấp cứu nhưng ít khi
uống thuốc ngủ!
- Không dưới 1/3 số người mất ngủ không nhất thiết phải dùng thuốc
an thần loại hóa chất tổng hợp mà chỉ cần điều chỉnh nếp sinh hoạt, nhất là
vài thói quen xoay quanh giờ ngủ, thay vì nhanh chân đến nhà thuốc!
Chuyện gì cũng có giải pháp
Nhiều người đã có thể ngủ ngon hơn nhiều nếu áp dụng một số biện
pháp như sau:
- Đừng vào giường nếu chưa buồn ngủ. Đừng dùng phòng ngủ như
phòng khách, phòng đọc sách vì cơ thể tiếp tục làm việc thay vì đổi qua
nhịp nghỉ ngơi.
- Hễ ngủ thì tối thiểu bảy giờ. Nếu ngủ ít hơn cơ thể sẽ quen dần với
giờ đánh thức mới, hậu quả là gia chủ choàng tỉnh khi đồng hồ mới gõ 2, 3
tiếng mà không tài nào ngủ lại được.
- Đừng ngủ trễ và dậy trễ hơn vào cuối tuần vì chỉ gây xáo trộn nhịp
sinh học khi bước vào ngày đầu tuần. Hậu quả là cả tuần mất ngủ.


- Ngủ trưa nhưng đừng sau 15 giờ vì cơ thể sau đó sẽ diễn dịch sai là
đã ngủ đủ, nghĩa là đêm về không cần ngủ.
- Đừng ngủ gà ngủ gật trước máy truyền hình vì khi đứng lên vào
giường thì trung khu điều hành giấc ngủ giật mình phát ngay tín hiệu đánh
thức do tưởng đã xong giấc ngủ.
- Nếu lỡ thức giấc nửa đêm đừng bực tức, cũng đừng hối hả tìm lại
giấc ngủ, vì với não bộ giấc ngủ đêm nay đã xong. Cũng đừng uống thuốc an
thần vì quá trễ. Tốt nhất là làm việc gì đó, có khi lại đi vào giấc ngủ một
cách tự nhiên.
- Đừng ăn quá no sát giờ ngủ nhưng cũng đừng để bụng quá đói.
Trung khu điều khiển giấc ngủ vốn rất nhạy cảm với năng lượng, nên thừa
hay thiếu đều không xong.
- Đừng tự gây trở ngại cho hoạt động của trung khu điều khiển giấc
ngủ bằng cách nhâm nhi cà phê hay rượu bia vào buổi tối. Cho dù có ngủ
được nhờ say mèm thì khi thức dậy khó tránh mệt nhừ, nghĩa là khó tránh
mất ngủ trong những đêm sau đó, trừ khi ngày nào cũng xỉn!
- Đừng chơi thể thao quá sát giờ ngủ vì gây hao hụt canxi và manhê,
hai khoáng tố cần thiết để trấn an hệ thần kinh.
- Tránh xem phim căng thẳng, éo le hay bàn cãi công việc gay gắt
trước giờ ngủ vì sau đó ngay trong giấc ngủ khó tránh cảnh “nhập vai” ban
tối rồi giật mình thức giấc nửa đêm!
- Đừng vội vã dùng ngay thuốc ngủ khi vừa mất ngủ. Hậu quả là ngày
càng lệ thuộc thuốc khiến gia chủ bắt buộc tăng liều lượng để mua thuốc độc
trả góp từng đêm. Trái lại nên thử áp dụng các phương pháp không dùng
thuốc như thiền định, ấn huyệt, ngâm chân nước ấm, tắm nước nóng và nước
lạnh , cũng như ưu tiên cho dược thảo có tính an thần như lạc tiên, vông
nem, sen Đừng quên là nhiều khi chỉ nhờ dùng trà thuốc có công năng giải
độc cho cơ thế như atisô, linh chi mà lại ngủ ngon.
Giấc ngủ không hề có ý nghĩa thụ động. Đó chính là khoảnh khắc quý
giá để cơ thể chủ động tổng hợp kháng thể, huy động thực bào, gia tốc tiến

trình hồi phục, điều chỉnh thần kinh giao cảm, hưng phấn chức năng tư
duy
Thiếu ngủ chính là đòn bẩy khiến sức đề kháng cơ thể bị xói mòn.
Nhưng nếu vì thế mà lạm dụng thuốc an thần với hóa chất tổng hợp thì sức
kháng bệnh một lúc phải đối đầu với hai kẻ thù. Hai đánh một không chột
cũng què!

×