Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu THẦY THUỐC CŨNG CÓ THỂ LÀ NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.98 KB, 4 trang )

THẦY THUỐC CŨNG CÓ THỂ LÀ NGUYÊN
NHÂN GÂY BỆNH.

Do không nắm vững kiến thức về tâm lý y học, đặc điểm nhân cách
của bệnh nhân, tác động của tâm thần đến cơ thể dẫn đến một số nhân
viên y tế khi tiếp xúc với bệnh nhân có những lời nói, thái độ ứng xử
không thích hợp gây hiểu nhầm cho bệnh nhân và người nhà của họ, làm
không những ảnh hưởng đến y đức mà đôi khi còn gây tác hại cho sức
khoẻ, gây thêm bệnh tật hay làm hạn chế kết quả điều trị.
Chúng ta, ai cũng biết lời nói và thái độ của người thầy thuốc có tác
động rất lớn đến nhận thức của bệnh nhân. Một lời nói hay một cử chỉ
nhỏ của người thầy thuốc có thể làm cho bệnh nhân khỏi bệnh hay làm
cho bệnh nặng thêm, thậm chí làm cho một người không có bệnh trở
thành có bệnh.
Bệnh do thầy thuốc gây ra (iatrogenia) hay còn gọi là bệnh y sinh
hiện nay được xem như là tất cả những triệu chứng mới xuất hiện do
những sơ xuất trong quá trình điều trị. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn đề cập
đến những tai biến liên quan đến lời nói và thái độ không đúng của
người thầy thuốc mà thôi.
Đây là một loại bệnh hay một triệu chứng cơ thể mới hoặc biến
chứng của một bệnh cơ thể sẳn có xuất hiện do lời nói hay thái độ không
đúng về mặt tâm lý của người thầy thuốc làm ảnh hưởng đến bệnh nhân.
Bệnh nhân mắc loại bệnh này thường là những người có nhân cách yếu,
dễ bị ám thị.
Những lời nói và thái độ như thế nào có thể trở thành nguyên
nhân gây bệnh?
- Không có bệnh lại chẩn đoán là có bệnh, bệnh lành tính lại chẩn
đoán thành bệnh ác tính (chẩn đoán sai)
- Bệnh có thể chữa khỏi lại bảo là bệnh không chữa khỏi hoặc sẽ
trở thành mạn tính hoặc bệnh có tiên lượng xấu (tiên lượng quá mức)
- Gợi ý quá nhiều về một triệu chứng không có ở bệnh nhân (hỏi


bệnh vụng về)
- Khi khám quá chú ý đến một cơ quan hay bộ phận nào đó làm
bệnh nhân nghi ngờ là mình bị bệnh nặng ở cơ quan hay bộ phận ấy
(thăm khám vụng về)
- Cho thuốc bao vây, dùng nhiều thuốc trợ lực làm bệnh nhân nghĩ
rằng mình có bệnh rất nặng (dùng thuốc không đúng bệnh)
- Thầy thuốc thể hiện sự lo lắng, băn khoăn qua nét mặt, thái độ
làm cho bệnh nhân lo lắng, sợ hãi (cử chỉ, thái độ vụng về)
- Giảng trước mặt bệnh nhân về những triệu chứng có trong sách
báo nhưng không có ở bệnh nhân. Phổ biến những bài viết về y học
không cẩn thận, chính xác làm bệnh nhân hiểu nhầm ( ám thị cho bệnh
nhân)
Bệnh có thể gây những tác hại gì?
- Do bệnh nhân quá lo lắng, sợ hãi làm cho bệnh diễn biến phức
tạp.
- Do tính tự ám thị có thể xuất hiện các triệu chứng mới, làm cho
bệnh cảnh trở nên phức tạp dẫn đến khó chẩn đoán và điều trị.
- Có thể gây các trạng thái phản ứng kéo dài và khó điều trị.
- Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh y sinh ngày
càng cũng cố gây khó khăn trong điều trị.
- Tác hại xấu nhất là bệnh nhân tự sát do quá bi quan, chán nản về
chứng bệnh không hề có của mình.
Làm thế nào để khỏi gây ra bệnh y sinh?
- Với những chẩn đoán chưa chính xác, còn tranh luận thì không
nên cho bệnh nhân biết.
- Hết sức thận trọng khi trả lời về tiên lượng bệnh cho bệnh nhân.
- Không cho bệnh nhân xem hồ sơ bệnh án, kết quả xét nghiệm nếu
không cần thiết.
- Hết sức tránh gợi ý quá nhiều về một triệu chứng muốn tìm thấy ở
bệnh nhân khi hỏi và khám bệnh.

- Cho thuốc hợp lý, không dùng thuốc khi không cần thiết.
- Không nên giảng dạy ngay bên giường bệnh để cho bệnh nhân
nghe được những điều giảng về bệnh của bệnh nhân.
- Phải biết kìm chế cảm xúc khi tiếp xúc với bệnh nhân, không để
lộ ra những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, lo lắng, buồn rầu làm cho
bệnh nhân có thể hiểu nhầm.
- Lúc tiếp chuyện cũng như tư vấn về bệnh tật tránh nói ra những
sự kiện có tác động xấu đến tinh thần của bệnh nhân.
Làm gì khi phát hiện bệnh nhân mắc bệnh y sinh?
- Khám xét cẩn thận về lâm sàng, cận lâm sàng để chẩn đoán phân
biệt chắc chắn với một bệnh thực thể.
- Áp dụng các liệu pháp tâm lý thích hợp một cách tích cực, kiên trì
cho từng đặc điểm nhân cách và từng chứng bệnh.

×