Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tiêu sợi huyết bằng đường động mạch potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.38 KB, 6 trang )

Tiêu sợi huyết bằng đường
động mạch
Là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba (sau bệnh tim mạch và
ung thư), đột quỵ (còn gọi tai biến mạch máu não) trở thành nỗi ám ảnh của
không ít bệnh nhân. Hàng năm Y học Việt Nam ghi nhận tới hơn 200.000
trường hợp mới mắc bệnh đột quỵ, trong đó đã cướp đi sinh mạng của gần
11.000 người và để lại nhiều dị tật tai biến cho số còn lại. Vì vậy, điều trị kịp
thời là cơ hội “vàng” để cứu sống bệnh nhân đột quỵ cũng như giảm thiểu tai
biến khuyết tật. Phương pháp tiêu sợi huyết bằng đường động mạch đang
mở ra cơ hội ấy.
Thành công bước đầu
Bệnh nhân Trương Văn Ý (54 tuổi, ngụ Bình Hưng Hòa quận Bình
Tân TPHCM) được người nhà đưa vào Viện Tim TPHCM trong tình trạng
bệnh sử hẹp van tim, suy tim độ 2, loạn nhịp tim.
Tại đây, bệnh nhân đã được các bác sĩ theo dõi điều trị phòng ngừa
bằng thuốc kháng đông và chuẩn bị phẫu thuật sửa van tim. Tuy nhiên, chưa
kịp thực hiện ca phẫu thuật thì sáng 15-10 vừa qua, bệnh nhân bị đột qụy liệt
nửa người bên phải, không nói được.
Ngay sau khi tai biến xảy ra, Ban Giám đốc Viện Tim đã mời các bác
sĩ khoa Bệnh lý mạch máu não của BV Nhân dân 115 sang hội chẩn, tìm
phương án cấp cứu cho bệnh nhân. /p>
Theo BS Nguyễn Thị Kim Liên, Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não
BV Nhân dân 115, qua hội chẩn cho thấy bệnh nhân bị đột quỵ thiếu máu
cấp mức độ nặng do huyết khối di chuyển từ tim lên não làm tắc động mạch
não.
Để kịp thời cứu chữa bệnh nhân và không để lại tai biến, ê kíp bác sĩ
BV Nhân dân 115 đã quyết định áp dụng phương pháp điều trị tiêu sợi huyết
bằng đường động mạch cho bệnh nhân. Theo đó, một ống thông được luồn
từ động mạch từ đùi lên động mạch chủ não bị tắc và bơm thuốc tiêu sợi
huyết trực tiếp vào.
Bằng phương pháp can thiệp nói trên, hiện bệnh nhân Trương Văn Ý


đã nói chuyện được, cử động chân tay và dần hồi phục phần liệt nửa người
bên phải. Theo BS Nguyễn Thị Kim Liên, đây là trường hợp đầu tiên tại
Việt Nam - ứng dụng phương pháp tiêu sợi huyết bằng đường động mạch
cho bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp và đã mang lại thành công.
Tranh thủ giờ “vàng“
Ths.BS Nguyễn Huy Thắng (khoa Bệnh lý mạch máu não BV Nhân
dân 115) cho biết từ trước đến nay ở Việt Nam thường điều trị đột quỵ làm
tái thông động mạch bị tắc bằng phương pháp bơm thuốc tiêu sợi huyết qua
đường tĩnh mạch một cách gián tiếp, nên hiệu quả chưa cao. Từ năm 2006,
Sở Y tế TPHCM đã chủ trì nghiên cứu điều trị thuốc tiêu sợi huyết đường
tĩnh mạch trên bệnh nhân đột quỵ thiếu máu cấp trong 3 giờ đầu khi khởi
phát tại 3 bệnh viện gồm: Nhân dân 115, Nhân dân Gia Định và An Bình.
Cho đến nay, đã có 105 bệnh nhân đột quỵ thiếu máu cấp được điều
trị bằng thuốc tiêu sợi huyết sử dụng qua đường tĩnh mạch tại TPHCM.
Trong số đó, trên 50% bệnh nhân phục hồi rõ rệt sau điều trị và chỉ để lại
những khiếm khuyết tối thiểu sau đột quỵ.
Cũng theo BS Thắng, so với sử dụng thuốc tiêu sợi huyết bằng đường
tĩnh mạch, việc ứng dụng phương pháp tiêu sợi huyết bằng đường động
mạch có nhiều ưu điểm hơn: hiệu quả, an toàn, nguy cơ tai biến thấp, can
thiệp ngay cả trên bệnh nhân có nhiều bệnh lý, tai biến khởi phát sau 6 giờ
vẫn được can thiệp hiệu quả thay vì 3 giờ
Theo các chuyên gia y tế, phương pháp này đã được một số nước tiên
tiến trên thế giới áp dụng và khẳng định mang lại hiệu quả, giảm đáng kể tỷ
lệ tàn phế sau đột quỵ, giảm thời gian và chi phí nằm viện.
Tuy nhiên, điều các chuyên gia y tế băn khoăn là thời gian, yếu tố
quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Nếu không được điều trị kịp
thời, cứ mỗi phút sau khi bị đột quỵ trôi qua, sẽ có khoảng 2 triệu tế bào não
bị hủy hoại không hồi phục.
Theo nghiên cứu của Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, những bệnh
nhân được điều trị trong vòng 90 phút đầu có kết quả tốt gấp 2 lần so với

bệnh nhận điều trị trong khoảng 90-180 phút, tính từ thời điểm đột quỵ khởi
phát. Thế nhưng, qua nghiên cứu tại khoa Bệnh lý mạch máu não BV Nhân
dân 115, chỉ có 8,7% bệnh nhân được đưa đến bệnh viện kịp thời trước 3 giờ
đầu sau khi khởi phát đột quỵ .
Phần lớn các trường hợp còn lại, bệnh nhân thường bị giữ lại tại gia
đình bằng các biệp pháp sơ cứu không đúng cách như: nặn chanh, nhỏ thuốc
huyết áp dưới lưỡi, cạo gió… Điều này vô tình đã làm phí phạm thời gian
“vàng”. Chính vì vậy, với sử dụng tiêu sợi huyết bằng đường động mạch,
thời gian cho bệnh nhân đột quỵ trong vòng 6 giờ kể từ lúc khởi phát thực sự
là một cơ hội “vàng”.
Theo Viện sĩ-Tiến sĩ Dương Quang Trung, hiện nay tại Việt Nam đã
có 486.400 người đang bị bệnh đột quỵ và mỗi năm có thêm hơn 200.000
người mắc bệnh, đã trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Việc tiếp nhận
cấp cứu kịp thời đem lại sự sống cho bệnh nhân ở các cơ sở y tế cũng có sự
khác biệt. Ở bệnh viện tuyến huyện, vùng sâu vùng xa, tỷ lệ tử vong của
bệnh nhân đột quỵ 30%-40%, còn tại các bệnh viện chuyên khoa thần kinh
mức tử vong chỉ 20%-25%.
Riêng ở TPHCM, chỉ tại khoa Bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân
115, mỗi năm đã có trên 2.000 bệnh nhân đột quỵ được nhập viện và điều
trị. Trong số đó, trên 10% bị tử vong ở ngay những tuần đầu tiên và khoảng
60% bệnh nhân được cứu, trở lại cuộc sống bình thường nhưng mang những
di chứng khuyết tật. Vì vậy, theo Viện sĩ Dương Quang Trung, nghiên cứu
các phương pháp mới kịp thời cứu chữa bệnh nhân đột quỵ hữu hiệu là điều
mà ngành y tế cần quan tâm.
Trong thời gian tới, với máy siêu âm xuyên sọ thế hệ mới, các chuyên
gia y tế cho rằng các bệnh viện nên mạnh dạn kết hợp sử dụng sóng siêu âm
tần số thấp vào phác đồ điều trị thuốc tiêu sợi huyết hiện nay, cũng như triển
khai điều trị thuốc tiêu sợi huyết qua đường động mạch nhằm nâng cao tối
đa hiệu quả điều trị đối với các trường hợp đột quỵ thiếu máu não cấp.


×