Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.67 KB, 5 trang )
Điều trị ung thư dạ dày bằng cách
diệt vi khuẩn H. pylori
Các nhà khoa học Nhật Bản cho biết, bằng cách tiệt trừ một loại
vi khuẩn thường thấy ở những người mắc bệnh ung thư dạ dày, các bác
sĩ có thể giúp bệnh nhân tránh mắc bệnh trở lại.
Vi khuẩn Helicobacter pylori, gọi tắt là H. pylori là nguyên nhân
chính gây ra phần lớn các ca viêm loét và được coi là có liên quan đến bệnh
ung thư dạ dày.
Trong một nghiên cứu bao gồm 550 người từng trải qua phẫu thuật
ung thư dạ dày, các dược phẩm kháng sinh dùng để diệt vi khuẩn đã giúp
giảm nguy cơ tái mắc ung thư dạ dày xuống chỉ còn 2/3.
Các nhà khoa học tiến hành điều trị thử nghiệm trên 56 nghìn bệnh
nhân người Anh để tìm hiểu xem việc tiệt trừ các vi khuẩn này trong dạ dày
có thể ngăn chặn sự hình thành bệnh ung thư hay không.
H. pylori sống trong dạ dày và gây ra đến 90% các ca loét tá tràng,
80% các ca loét dạ dày.
Mối liên quan giữa hiện tượng loét dạ dày và loại vi khuẩn này đã
được hai nhà khoa học người Australia phát hiện ra và giành giải thưởng
Nobel năm 2005. Một trong hai nhà khoa học này đã cố tình gây viêm loét
dạ dày của mình để kiểm nghiệm phác đồ điều trị. Tổ chức Y tế thế giới
cũng kết luận loại vi khuẩn này là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư
dạ dày.
Các điều trị thử nghiệm trước đây nhằm tiệt trừ vi khuẩn H. pylori
tránh bệnh ung thư dạ dày ở các bệnh nhân từng trải qua phẫu thuật từng gặp
mâu thuẫn. Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới nhất thực hiện tại Nhật Bản,
các nhà khoa học đã thấy rằng phương pháp này rất có tác dụng.
Các bệnh nhân bị chớm ung thư dạ dày trải qua thủ thuật bóc tách tế