Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

địa hình do gió sự giống và khác nhau giữa gió

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.26 KB, 5 trang )

#1
27-05-09, 02:03 AM

Thanhxuan78nt
Tổng phụ trách

Tham gia ngày: May 2009
Bài gởi: 433
Cảm ơn: 669
Được cảm ơn 556 lần
trong 313 bài
Bảng Huân, Huy chương

Tổng số: 4
Hoạt động của gió mùa
Sự chênh lệnh nhiệt độ của lục địa Á- Âu rộng lớn với đại dương Thái Bình
Dương và Ấn Độ Dương đã hình thành nên các trung tâm khí áp thay đổi theo
mùa, hình thành chế độ gió mùa đặc biệt của nước ta.
* Gió mùa mùa đông:
- Vào mùa đông lục địa Á- Âu lạnh, xuất hiện cao áp Xibia ( vùng áp cao Xibia
này xuất hiện từ đầu tháng 9 và đạt đến cực đại vào tháng 1) , đại dương Thái
Bình Dương và Ấn Độ Dương nóng hơn hình thành áp thấp Alêut và áp thấp
Ấn Độ Dương. Mặt khác, lúc này là mùa hạ của bán cầu Nam nên áp thấp cận
chí tuyến Nam hoạt động mạnh hút gió từ cao áp Xibia về. Để ý trên bản đồ
đẳng áp chúng ta thấy chính sự giao tranh giữa áp cao Xibia và áp cao cận chí
tuyến Bắc (nơi sinh ra gió mậu dịch) mà ưu thế thuộc về áp cao Xibia, tạo nên
một mùa đông lạnh ở miền Bắc nước ta :
Về mùa đông của nửa cầu Bắc, khối không khí cực đới lục địa (NPc) từ trung
tâm cao áp Xi bia (ở khoảng 50 0 B) bị lực hút của áp thấp lục địa Ôxtrâylia ở
nửa cầu Nam ( nửa cầu Nam lúc này đang là mùa hạ) kéo sâu xuống phía Nam
tạo thành gió mùa mùa đông, thổi đến Việt Nam theo hướng Đông Bắc nên còn


gọi là gió mùa Đông Bắc hoạt động từ tháng XI đến tháng IV năm sau.Gió này
hoạt động theo từng đợt
Tuy nhiên, trong quá trình di chuyển đến Việt Nam, do sự tiếp xúc với bề mặt
đệm khác nhau nên mức độ biến tính và hệ quả thời tiết gây ra của khối khí cực
lục địa hoàn toàn khác nhau trong thời gian nửa đầu và nửa sau mùa đông.
- Nửa đầu mùa đông (từ tháng 12 – tháng 1), khối không khí đi qua lục địa
Trung Hoa rộng lớn, bị nóng lên và khô đi so với nơi xuất phát, nhưng thổi vào
Việt Nam vẫn là khối không khí lạnh và khô nhất, gây ra kiểu thời tiết lạnh khô.
- Nửa sau mùa đông ( từ tháng 2-tháng4), khối không khí tràn qua biển Nam
Trung Hoa, được tăng cường lượng ẩm, bớt lạnh, gây ra kiểu thời tiết lạnh ẩm
với mưa phùn rất đặc trưng ở ven biển và ĐB bắc bộ, Bắc Trung bộ (Thời kì áp
thấp Alêut mở rộng ).
Như vậy, trong quá trình di chuyển xuống phía Nam, khối không khí cực lục
địa bị biến tính và nóng dần lên, đồng thời bị suy yếu dần và dường như được
kết thúc ở vĩ độ 16 0B - ranh giới của dãy núi Bạch Mã ( đôi lúc xuống đến vĩ
độ 12 0B) . Do vậy, từ 16 0B trở vào, khi di chuyển xuống phía nam, do tác
động của bề mặt đệm, khối khí lục địa bị thay đổi tính chất, bớt lạnh và do ảnh
hưởng của bức chắn đia hình – dãy núi Bạch Mã ảnh hưởng của gió mùa mùa
đông giảm hẳn, nhường cho sự thống trị của tín phong BBC- luồng gió xuất
phát từ cao áp cận chí tuyến Bắc bán cầu trên biển Thái Bình Dương (Tm) thổi
về xích đạo cũng theo hướng Đông Bắc hình thành một mùa khô, nắng nóng ở
Nam bộ, Tây Nguyên và mưa ở ven biển Trung bộ ( Tín phong Đông Bắc thổi
vào nước ta quanh năm, nhưng vào mùa đông và mùa hạ , nó chịu sự lấn áp
làm lu mờ bởi các khối không khí gió mùa ; nó chỉ mạnh lên vào các thời kì
chuyển tiếp là mùa xuân và mùa thu )
*Gió mùa mùa hạ :
- Bắc bán cầu: Vào mùa hạ, khu vực chí tuyến Bắc bán cầu nóng nhất, do đó
hình thành áp thấp I-Ran ở Nam Á. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương lanh
hơn hình thành áp cao Ha Oai, áp cao Bắc Ấn Độ Dương.
Nam bán cầu: là mùa đông nên áp cao cận chí tuyến Nam hoạt động mạnh.

Về mùa hè: lục địa Á -Âu được hun nóng tạo nên một vùng áp thấp rộng lớn có
tâm tại sơn nguyên Iran đồng thời dải áp thấp nội chí tuyến chuyển động theo
chuyển động biểu kiến của Mặt Trời sang nửa cầu Bắc và có một nhánh tiến xa
về phía chí tuyến trên các bán đảo Nam Châu Á tiếp giáp với phần phía Đông
của áp thấp Châu Á. Hệ thống khí áp này kết hợp với nhau tạo thành một sức
hút mãnh liệt đối với các luồng khí từ phía Đông đại dương, phía Nam tạo nên
một luồng khí xoáy thổi vào lục địa. Đó là gió mùa mùa hạ. Ở Đông Nam Á gió
mùa mùa hạ có hướng chung là Tây Nam nên còn được gọi là gió mùa Tây
Nam.
Vào mùa hè nước ta chịu tác động mạnh của gió mùa Tây Nam được bắt nguồn
từ khối khí xích đạo (Em) và khối khí chí tuyến hình thành trong vịnh Bengan
(TBg).
- Đầu mùa hạ: trung tâm áp thấp Ấn Độ – Mianma hút gió từ vịnh Bengan (TBg
– có nguồn gốc từ bắc Ấn Độ Dương) thổi theo hướng Tây Nam vào Việt Nam.
Khối khí này mang theo một lượng nhiệt - ẩm cao gây mưa lớn vào đầu mùa hạ
cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dải Trường Sơn Bắc, do hiệu ứng
phơn ( Fohn - Gió Phơn được nghiên cứu đầu tiên ở ngọn núi Fohn (dãy núi
Anpơ). Tên Fohn được bắt nguồn từ Fvonius (nghĩa là gió Tây, nóng). ) tạo nên
gió Tây khô nóng ( nhân dân ta quen gọi là gió Lào) ở vùng đồng bằng duyên
hải Bắc Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc
Có hai nguyên nhân thuận lợi cho sự xuất hiện gió Tây khô nóng ở Việt Nam:
+ Trước hết vào mùa hè ở Bắc Bộ nước ta hình thành nên áp thấp Bắc Bộ khơi
sâu tạo sức hút mạnh mẽ với áp cao phát gió trong vịnh Bengan.
+ Thứ hai thời kỳ này ở lục địa Trung Quốc xuất hiện áp thấp lục địa Hoa Nam
(Nam Trung Quốc) tạo sức hút mạnh mẽ và làm cho gió Tây khô nóng có ảnh
hưởng rộng lớn .
- Nửa sau mùa hạ, khối khí xích đạo (Em) từ nửa cầu Nam thổi theo hướng
Đông Nam, vượt xích đạo chuyển thành hướng Tây Nam (do lực Côriôlit) hình
thành gió mùa mùa hạ chính thức ở Việt nam, khối khí trở nên nóng và ẩm hơn,
gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Kết hợp với dãi hội tụ nhiệt đới( khối khí xích đạo ở BBC và NBC tiếp xúc
với nhau đều là các khối khí nóng ẩm, chỉ có hướng khác nhau nên hình thành
dãi hội tụ nhiệt đới nếu khác nhau về nhiệt độ và hướng sẽ tạo nên Frông) và
do ảnh hưởng của địa hình và sự xuất hiện của áp thấp Bắc Bộ, luồng gió này
chuyển hướng Nam thổi vào ở một số khu vực ở miền Trung và hướng Đông
Nam thổi vào miền Bắc. Thuộc tính của khối khí này là nóng ẩm, gây mưa chủ
yếu cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa tháng 9 ở Trung Bộ
+ Gió mùa Tây Nam từ bán cầu Nam thổi theo từng đợt , mỗi đợt đều kèm theo
sự hoạt động của dải hội tụ tạo nên các xoáy áp thấp . Khi đủ điều kiện về nhiệt
ẩm, các xoáy này mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và bão .
Nội dung và quan điểm của bài hoặc đoạn này có thể thể hiện một tầm
nhìn hẹp.
Xin cải thiện bài này hoặc thảo luận về vấn đề này tại trang thảo luận.
Khái niệm
Gió là một hiện tượng trong tự nhiên hình thành do sự chuyển động cửa không khí. Không khí
luôn luôn chuyển động từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp. Sự chuyển động của không khí sinh
ra gió. Trên Địa Cầu có ba loại gió chính là: gió Tín Phong, gió Tây Ôn Đới, gió Đông Cực.Gió Tín
Phong thổi từ đai cao áp 30 độ B-N đến đai áp thấp 0 độ(xích đạo), gió Tây ôn Đới thổi từ đai
cao áp 60 độ B-N về 90 độ B-N, còn gió Đông Cực thổi từ đai cao áp 90 độ B-N đến Vòng Cực B-
N. Do sự vận động tự quay của Trái Đất Tín Phong và gió Tây Ôn Đới không thổi thẳng theo
hướng kinh tuyến mà hơi lệch về phía tay phải ở nửa cầu Bắc và về phía tay trái ở nửa cầu Nam
(nếu nhìn xuôi theo chiều gió thổi) theo Lực Coriolis. Tín Phong và gió Tây Ôn Đới tạo thành hai
hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên bề mặt Trái Đất. Gió có nhiều cường độ khác nhau, từ
mạnh đến yếu. Nó có thể có vận tốc từ trên 1 km/h cho đến gió trong tâm các cơn bão có vận
tốc khoảng 300 km/h(gió có 13 cấp)
Gió ảnh hưởng đến các vật xung quanh
gió tác động đến sự vận động của biển.VD:tạo sóng(sóng là một trong sự vận động của biển).
Môt số loài chim cũng lợi dụng gió để lượn.(VD:hải âu,
Một số loài cây cũng phát tán quả và hạt nhờ gió(VD:bồ công anh, hạt trâm bầu, )
Gió tác động đến môi trường sống của một số loài vật ảnh hưởng sự phát triển của các loài vật

đó (VD: lông mi lạc đà che phủ gần như toàn bộ đôi mắt để chống chọi với các trận bão cát mà
gío gây nên,
Tầm quan trọng của gió
Gió thường có lợi cho con người. Nó có thể quay các cánh quạt của các cối xay gió giúp chúng ta
xay gạo,đẩy thuyền buồm, thả diều. Nó là một trong những nguồn năng lượng sạch Nhưng
đôi khi gió lại có hại cho đời sống của con người. Đó là trong các cơn bão, gió có vận tốc cao dễ
làm ngã đổ cây cối, cột đèn, làm tốc mái nhà ; gây thiệt hại nghiêm trọng đối với cơ ở vật
chất;sức khỏe và tính mạng của con người
Bài này còn sơ khai.
Mời bạn góp sức viết thêm để bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp về cách sửa bài.
Các chủ đề chính trong cơ học chất lưu
Áp suất | Bọt khí và khoảng rỗng | Cơ học chất lưu tổng quát | Điều kiện
biên | Đối lưu | Gió | Khí động học | Lực căng bề mặt | Lực cuốn trôi |
Nhiễu loạn | Nhớt | Thuỷ tĩnh học | Thuỷ từ động học
[sửa] Chú thích
Lấy từ “ />Thể loại: Tầm nhìn hẹp | Sơ khai | Khí tượng học | Gió

×