Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đề cương giải phẫu học phần III (Phần 6) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.8 KB, 10 trang )

Câu 22: Hình thể trong của BCĐN ( Các nhân xám dưới vỏ, các bó
chất trắng và các mép liên bán cầu )
Bài làm
1. Các nhân xám dưới vỏ
a) Nhân đuôi
- Ở dưới não thất bên, gồm có đầu, thân và đuôi, đầu và đuôi quay ra trước,
đầu ở trên và đuôi ở dưới trông như hình móng ngựa
- Ở mặt lồi: đầu liên quan với nền sừng trán của não thất, thân liên quan với
thành sừng chẩm và đuôi liên quan với trần của sừng thái dương
- Ở mặt lõm : thì ở bờ ngoài nhân đuôi liên quan với chất trắng ( bào trong
), ở bờ trong thì đầu và thân nhân đuôi dính chặt vào đồi thị
b) Nhân bèo
- Ở ngoài nhân đuôi, hình tam giác,
- Mặt ngoài : Liên quan với khe Sylvius bởi bao ngoài, nhân trước tường
và bao ngoài cùng
- Mặt trong : Liên quan với bao trong và đầu nhân đuôi
- Mặt dưới : Liên quan với bao trong và đuôi nhân đuôi
- Đầu trước của nhân bèo dính vào đầu và đuôi của nhân đuôi bởi các dải
chất xám
- Nhân bèo chia làm 3 khối bởi hai mảnh trắng: khối ngoài to và xẫm gọi là
bèo xẫm, hai khối trong nhỏ và nhạt gọi là bèo nhạt
- Nhân bèo nhạt phát triển sớm hơn, có chức năng ức chế trương lực cơ,
điều hoà sự phối hợp các cử động tự động đơn giản nên khi bị tổn thương gây co
cứng cơ, không phối hợp được các động tác tự động ( Parkison )
- Thể vân ( Nhân đuôi và bèo thẫm ) có chức năng kiểm soát bèo nhạt, tổn
thương thì trương lực cơ giảm, các cử động tự nhiên tăng gây múa vờn múa giật
c) Nhân trước tường
- Nhân này ở giữa chất xám, ở vỏ thuỳ đảo và mặt ngoài của nhân bèo, có
bao ngoài cùng và bao ngoài bao xung quanh
d) Nhân hạnh nhân
- Nằm ở dưới bèo thẫm ở đầu trước thuỳ thái dương, ở phần trước hồi hải


mã, là một trong các trung khu dưới vỏ của đường khứu giác
2.Các bó chất trắng
- Bó đai : đi theo thuỳ viền nối các phần khác nhâu của thuỳ viền và giữa
các hồi của mặt trong bán cầu với nhau
- Bó dọc trên : nối thuỳ trán với thuỳ đỉnh , thuỳ chẩm với phần sau của
thuỳ sau của thái dương
- Bó dọc : dưới nối thuỳ thái dương với thuỳ chẩm
- Bó móc : nối các hồi mắt của thuỳ trán với phần trước của thuỳ thái dương
3. Các mép liên bán cầu
- Thể trai : Là chất trắng căng ngang giữa hai bán cầu đại não, ở trên não
thất bên, đảm bảo mối liên hệ giữa hai BCĐN với nhau nhờ đó các hoạt động diễn
ra đồng thời đảm bảo sự toàn vẹn thống nhất của cơ thể , khi thể trai bị tổn thương
thì không có sự trao đổi thông tin giữa hai BCĐN
- Thể tam giác : Là mảnh chất trắng cong hình vòm ôm lấy gian não, ở trên
liên quan với thể trai có vách trong suốt dựng đứng từ thể tam giác đến mặt dưới
thể trai
thể trai tách ra 4 trụ
+ Hai trụ trước : Đi vòng theo đầu trước đồi thị xuống vùng dưới thị, tận
cùng ở củ núm vú, mỗi trụ trước cùng với đầu đồi thị giới hạn lỗ Monro thông não
thất bên với não thất III
+ Hai trụ sau : Đi vòng quanh đầu đồi thị xuống xừng thái dương của não
thất bên để lẫn vào hồi hải mã
- Mép trắng trước : Là một mảnh chất trắng nhỏ ở trước não thất III trên
giao thoa thị giác, nối hai bên thuỳ khứu với nhau
- Mép trắng sau : Là mảnh chất trắng nhỏ sau não thất III nằm giữa tuyến
Tùng và cống não nối liền hai đồi thị với nhau















Câu 25: Đường dẫn truyền vận động tháp ( bó tháp và bó gối )
Bài làm
1. Bó tháp ( Bó đỏ gai )
- Là đường vận động ở cổ, thân và tứ chi được tạo nên bởi các sợi đi từ vỏ
não đến sừng trước tuỷ sống
- Ở đoạn não : Bó tháp qua gối và đoạn sau của bao trong, ở bao trong thì
các sợi vận động xen lẫn các sợi cảm giác và các sợi liên hợp
- Ở trung não : Bó tháp ở phía trước liềm đen và chiếm 3/5 giữa của chân
cuống đại não, bó vỏ cầu ở 1/5 ngoài và bó gối ở 1/5 trong
- Ở cầu não : Bó tháp bị các sợi cơ ngang của cầu hành não tách thành các
bó nhỏ
- Ở hành não : Bó tháp tạo thành tháp trước và khi tới giới hạn dưới của
hành não thì phân làm hai bó
+ Bó to : gồm 9/10 số sợi, bắt chéo đường giữa tạo nên bó tháp chéo hay
bó vỏ gai ngoài, sau khi bắt chéo bó tháp chéo tới cột trắng bên của tuỷ sống nằm
ở phía trong các bó tiểu não, ở ngoài bó căn bản và ở sau bó cung, càng đi xuống
dưới bó tháp bắt chéo càng bé dần vì tắch dần các sợi vào các tế bào vận động ở
sừng trước cùng bên tuỷ sống, đến đốt cùng IV thì tận hết
+ Bó nhỏ : gồm 1/10 số sợi, tạo nên bó tháp thẳng hay bó vỏ gai trước,
chiếm 2 bên rìa của khe giữa trước. Ở tuỷ sống bó tháp tách dần ra các sợi bắt

chéo đường giữa chạy vào các nhân vận động sừng trước bên đối diện và tận hết ở
dây cùng tuỷ sống
- Ở sừng trước các sợi sẽ tiếp xúc với các neuron vận động và nhánh trục
của nó sẽ tách khỏi tuỷ sống và tạo nên rễ trước của dây thần kinh sống để đến các
cơ vân ở cổ, thân và tứ chi
2. Bó gối ( vỏ nhân )
- Bó vỏ nhân hay bó gối là đường vận động cho các cơ ở đầu và cổ, được
tạo nên bởi các sợi đi từ vỏ não tới dừng ở các nhân vận động bên đối diện của dây
thần kinh sọ
- Bó vỏ nhân xen lẫn sợi của bó vỏ gai, ở bao trong của đoạn não chiếm 1/5
trong của chân cuống đại não khi đi xuống tách dần ra các sợi bắt chéo đường giữa
chạy vào các nhân vận động bên đối diện của dây III và dây IV ở trung não, dây
V, VI, VII, IX, X, XI, XII ở hành cầu não
- Bó vỏ nhân tận hết ở hành não và là đường vận động các cơ đầu, mặt và
cổ
3. Đường dẫn truyền vận động
- Gồm hai chặng ( hai neuron )
+ Chặng 1 (neuron 1) : Từ tế bào tháp ở võ não, sau khi bắt chéo đường
giữa đến dừng ở các nhân vận động của dây sọ hoặc dừng lại ở các nhân của sừng
trước tuỷ đối với các dây thần kinh gai
+ Chặng 2 (neuron 2) : Từ các nhân vận động các nhánh trục thoát ra khỏi
tuỷ gai chạy vào rễ trước của dây tk sọ hay dây tk gai để đến cơ vân ở đầu, mặt và
cổ (đối với bó vỏ nhân), cổ thân và tứ chi (đối với bó vỏ gai)
4. Tổn thương
- Tổn thương chặng 1: Gây liệt TƯ, tuỳ theo vị trí tổn thương ở trên hay
dưới chỗ bắt chéo mà liệt TƯ ở cùng bên hay bên đối diện
- Tổn thương chặng 2 : Gây liệt ngoại vi cùng bên





















Câu 26: Đường dẫn truyền cảm giác bản thể sâu có ý thức
Bài làm
1. Đường dẫn truyền cảm giác sâu có ý thức
- Đường dẫn truyền cảm giác sâu có ý thức và xúc giác tinh tế đi theo hai
đường
+ Đường dẫn truyền cảm giác nửa trên thân mình là bó Burdach
+ Đường dẫc truyền cảm giác nủa sau thân mình là bó Goll
- Các chặng neuron
+ Neuron chặng 1: Bắt đầu từ hạch gai, các đuôi gai của tế bào này đi
theo dây thần kinh sống ra kết thúc dưới dạng TCT ở gân, cơ, xương, khớp và dây
chằng , axon của tế bào này đi theo rễ sau của dây thần kinh sống vào tuỷ sống
không kết thúc ngay ở tuỷ sống mà đi lên kết thúc synap với neuron chặng 2 ở
nhân Goll và nhân Burdach tương ứng nằm trong củ Goll và củ Burdach ở hành

não ngang mức cuống tiểu não sau . Vì bó Goll nhận cảm giác sâu có ý thức nửa
dưới thân mình và chi dưới nên hình thành trước khi xuất hiện bó Burdach thì bó
Burdach đẩy bó Goll vào nằm trong cột trắng sau
+ Neuron chặng 2 : Axon neuron chặng 2 của các nhân trên bắt chéo bên
đối diện tạo nên dải Reil giữa, nơi bắt chéo của bó Goll và Burdach ở hai bên tạo
chéo cảm giác, các sợi ở dải Reil giữa đi lên kết thúc ở neuron chặng 3 của đồi thị
+ Neuron chặng 3 : Từ neuron 3 cho axon đi lên kết thúc ở trung khu cảm
giác vỏ não tại hồi sau trung tâm
2. Đường dẫn truyền cảm giác sâu không ý thức
- Là đường dẫn truyền cảm giác về độ căng của gân, cơ, khớp, trong việc
giữ tư thế trong các phản xạ giữ vững tư thế
a) Đường gai tiểu đồi
- Bó gai - tiểu não trước ( Gowers )
+ Neuron 1 : Gồm các sợi từ hạch gai qua rễ sau tới tiếp xúc synap với
neron 2 ở cột nhân Bechterew ở sừng sau tuỷ sống , cột này chỉ có ở đoạn cổ và
đoạn cùng của tuỷ sống
+ Neuron 2 : Từ các nhân của cột trên các neron 2 cho ra các sợi bắt chéo
ngang đường giữa để chạy ra rìa cột trắng bên qua hành não tới cầu não ở trước
trám cầu và ở ngoài bó Reil rồi vòng quanh cuống tiểu não trên chạy vào tiểu não
qua van Vieussens tới vỏ thuỳ giun tiếp xúc neron thứ 3
+ Neuron 3 : Từ vỏ tiểu não
+ Neuron 4 :
+ Neuron 5 :


×