Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đề cương Giải phẫu học phần III (Phần 9) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.02 KB, 8 trang )

Câu 32: Các xoang tĩnh mạch sọ, cấu tạo các xoang tĩnh mạch
Bài làm
- Các xoang tĩnh mạch cấu tạo chỉ có thành nội mô còn các thành khác là do
xương và màng não cứng tạo nên, các xoang tĩnh mạch đổ vào hai nơi chính là
xoang hang ở nền sọ và hợp lưu Herophile ở vòm sọ
1. Xoang tĩnh mạch hang
- Ở tầng trên của nền sọ nằm ở hai bên yên bướm đi từ đỉnh x. đá đến khe
bướm
a) Cấu tạo
+ Ở phía trước : Liên quan với khe bướm, xoang hang liên tiếp với xoang
tĩnh mạch mắt
+ Ở phía sau : Liên quan với đỉnh x.đá, xoang hang liên tiếp với các x. đá
+ Thành trên : Là mảnh màng cứng căng từ đây chằng liên góc yên tới bờ
cong nhỏ của lều tiểu não
+ Thành dưới : Là nơi cành bướm lớn đính vào thân bướm
+ Thành trong : Ở nửa dưới là thành bên thân bướm, và ở nửa trên là một
trẽ màng cứng tạo một vách đứng thẳng ở giữa tuyến yên và xoang hang
+ Thành ngoài : Là một vách màng cứng đứng dọc tách từ liềm nhỏ của
lều tiểu não tới nền sọ, trong vách có
 Ở phía ngoài có vài tĩnh mạch nhỏ
 Ở phía trong có dây III, IV, và dây mắt với 3 nhánh ( trán, mũi, lệ )
dây hàm trên ở nền vách giữa hai lá của nền vách
- Thành phần trong hang
+ Dây VI và động mạch cảnh trong
b) Các xoang tới xoang hang
+ Các tĩnh mạch mắt
+ Xoang bướm đỉnh : Từ xoang dọc trên chạy dọc theo bờ sau cánh bướm
nhỏ
+ Xoang vành : Nằm trong lều tuyến yên, vòng quanh cuống tuyến yên
nối 2 xoang hang với nhau
+ Xoang chẩm ngang : Nối hai xoang hang với nhau, nằm ngang mặt nền


nên còn gọi là xoang nền
c) Các xoang ra
+ Xoang đá trên : Chạy ở giáp chỗ bám của bờ cong lớn của lều tiểu não
vào bờ trên x. đá đổ vào xoang bên
+ Xoang đá dưới : Từ đầu sau xoang hang chạy theo các chỗ hẹp của lỗ
rách sau đổ vào vịnh tĩnh mạch cảnh
+ Xoang quanh tĩnh mạch cảnh : đổ vào vịnh tĩnh mạch cảnh
+ Xoang đá chẩm : Là xoang độc nhất ở ngoài sọ từ xoang hang qua lỗ
rách trước đổ vào vịnh cảnh
2. Hợp lưu tĩnh mạch xoang
- Hội lưu tĩnh mạch xoang ở ụ chẩm trong là nơi các xoang vòm sọ đổ vào
a) Xoang tới hợp lưu Herophili
+ Xoang dọc trên : Bắt đầu từ lỗ tịt ở trước mào gà chạy theo đường tiếp
giữa của sọ ở giữa chỗ bám của hai trẽ của liềm đại não càng đi vào phía sau
xoang càng lớn
+ Xoang dọc dưới : Chạy dọc bờ dưới của liềm đại não, chạy thẳng góc
vào xoang thẳng qua đó đổ vào hợp lưu Herophili
+ Xoang thẳng : Chạy dọc chỗ bám của liềm đại não vào liềm đại não,
xoang này nhận máu của xoang dọc dưới và tĩnh mạch Galien thì đổ vào hội lưu
Herophili
+ Xoang chẩm sau : nối tiếp hợp lưu Herophili với các đám rối tĩnh mạch
b) Xoang từ hợp lưu đi ra
- Là hai xoang bên đi từ hợp lưu Herophili tới tĩnh mạch cảnh trong ở lỗ
rách sau, hình sigma có 3 đoạn
+ Đoạn ngang (đoạn chẩm ) : nằm ở rãnh ngang ở giữa chỗ bám của lều
tiểu não vào rãnh
+ Đoạn xuống hay đoạn sau chũm hơi cong ra sau và xuống dưới
+ Đoạn vòng quanh mỏm cảnh : cong ra trước và ra ngoài















Câu 33: Dây thần kinh III ( Nhân, rễ, đường đi, vùng chi phối, áp dụng
)
Bài làm
a) Đặc điểm dây III
- Là dây vận động đơn thuần trong đó có sợi thực vật
- Sợi vận động là axon của nhân vận động dây III nằm ở trong trung não
ngang củ não sinh tư trên
- Sợi thực vật là sợi phó giao cảm trước hạch thuộc nhân co đồng tử nằm
cạnh nhân vận động ở trung não
b) Nguyên uỷ thực
- Cột nhân xám ở trung não, dài 1cm ở quanh cống Sylvious ngang mức các
củ não sinh tư trước, các sợi sẽ qua rễ dọc sau nhân đỏ và liềm đen để thoát ra
ngoài
c) Nguyên uỷ hư
- Tách ở cuống đại não, dọc theo hai bên xoang thủng sau ở mặt trước trung
não
d) Đường đi
- Dây chạy ra trước ra ngoài và lên trên để vào tầng giữa của nền sọ. Ở đây

dây chạy dọc theo thành ngoài của xoang tĩnh mạch hang để tới khe bướm
e) Phân nhánh
- Ở khe bướm dây phân hai nhánh chui qua vòng Zinn để vào ổ mắt
+ Nhánh trên : Nhỏ, vận động cơ thẳng trên và cơ kéo mi trên
+ Nhánh dưới : To hơn, cơ thẳng dưới, cơ chéo bé và cơ thẳng trong, ngoài
ra còn tách một rễ cho hạch mắt ( rễ vận động phó giao cảm ) từ hạch các sợi chạy
vào cơ mi tác dụng làm hẹp đồng tử
g) Áp dụng









Câu 34: Dây thần kinh IV ( Nhân, rễ, đường đi, vùng chi phối, áp dụng
)
Bài làm
Dây thần kinh IV ( Dây ròng rọc )
a) Nguyên uỷ thực
- Ở một nhân ở trung não gần nhân vận động của dây V. Các sợi bắt chéo
hoàn toàn ở não
b) Nguyên uỷ hư
- Là một dây thần kinh sọ duy nhất tách ra ở mặt lưng của não, thoát ra dọc
theo hai bờ của hãm van Vieussens, các sợi bên phải sẽ tách ra ở bờ trái của đường
hãm và các sợi bên trái sẽ tách ra ở bờ phải
c) Đường đi
- Từ van Vieussens dây vòng quanh cuống đại não để cùng với dây VI chạy

dọc theo thành ngoài của xoang tĩnh mạch hang để tới khe bướm.
- Ở khe dây chạy ở ngoài vòng Zinn để vào ổ mắt và chạy ở dưới trần ổ mắt
rồi phân nhánh vào cơ chéo to
d) Vùng chi phối
- Là dây vận động đơn thuần có tác dụng chi phối cho cơ chéo trên có tác
dụng làm xoay nhãn cầu xuống dưới và ra ngoài
e) Áp dụng
- Liệt dây III gây nên bệnh lý không đi xuống được cầu thang và lác trong











×