Chăm sóc tâm lí bệnh nhân ung thư
(Kỳ 2)
2-2. Các phản ứng không hợp lý.
2-2-1. Chối bỏ sự thật thái quá. Điều này ảnh hưởng tới điều trị cho bệnh
nhân, cần thảo luận với bệnh nhân, thầy thuốc tuyến cơ sở, nếu không ổn phải
khám tâm thần.
2-2-2. Thất vọng và chán trường : nỗi thất vọng có thể xuất hiện bất kỳ
lúc nào sau khi chẩn đoán ung thư . Các triệu chứng thần kinh thực vật (VD chán
ăn, đoản hơi, mất ngủ) và các triệu chứng tâm thần (VD : thất vọng, mất tập trung,
hoang tưởng tội lỗi) cho thấy là nỗi thất vọng sâu sắc. Thêm nữa, bệnh nhân có thể
từ chối điều trị nếu anh ta nghĩ là không tránh được cái chết. Trong trường hợp
này, tham khảo chuyên khoa tâm thần sớm là cần thiết.
2-2-3. Đi tìm các điều tự thay thế. Việc dùng các phương pháp điều trị
"Có thể không tác dụng nhưng không gây đau đớn" phối hợp với điều trị chuẩn
không nên phản đối. Tuy nhiên khi bệnh nhân ham muốn khỏi bệnh nhanh, xa rời
những điều trị đúng đắn, lạc hướng vào các thủ pháp lang băm cần được khám tâm
thần để hiệu chỉnh tâm lý.
3. Giai đoạn điều trị ban đầu. Mỗi hình thái điều trị ung thư đều mang tới
những thách thức tâm lý riêng.
3-1. Phẫu thuật.
Hầu hết các bệnh nhân quan niệm : phẫu thuật là một phương pháp chữa
khỏi tốt nhất. Tuy nhiên, do tính chất xâm nhập, phẫu thuật làm cho bệnh nhân sợ
hãi hoặc lo ngại.
3-1-1. Các phản ứng thích hợp.
3-1-1-1. Sợ hãi. Trước mổ bệnh nhân sợ đau và sợ tử vong. Mối lo mê
không tỉnh hoặc tai biến thuốc. Cần động viên bệnh nhân tránh cảm giác này bằng
cách giải thích và an ủi.
3-1-1-2. Các phản ứng dằn vặt vì thay đổi hình dạng của cơ thể, nhất là ở
một số vị trí bị phẫu thuật. VD : cắt tuyến vú làm mất vẻ phụ nữ, kém hấp dẫn và
mặc cảm. Tương tự , hậu môn nhân tạo, lỗ niệu quản đổ ra da có thể ảnh hưởng
đến tình trạng của cơ thể và hoạt động tình dục. Vì tính chất biểu lộ, những phẫu
thuật vùng đầu cổ có thể được cân nhắc nhiều. Những giải pháp thực tế sau phẫu
thuật tàn phá như tạo hình, bộ phận thay thế giả cần được thảo luận.
3-1-2. Những phản ứng không thích hợp.
3-1-2-1. Lẩn tránh. Một số bệnh nhân tạo ra mọi cớ trì hoãn, chối bỏ phẫu
thuật vì quá sợ. Cần có sự can thiệp của bác sỹ tâm thần.
3-1-2-2. Tìm các điều trị thay thế : ở những bệnh nhân không được giải
thích đầy đủ, mối lo thái quá sẽ đi tìm các điều trị thay thế phẫu thuật. Phẫu thuật
viên và đội chăm sóc ung thư cần cảnh báo thái độ này, vì có thể dễ dàng làm
giảm sự lo lắng thái quá và tiến hành các chăm sóc phẫu thuật thuận lợi.
3-1-2-3. Thất vọng sau mổ. Các tình huống này rất thông thường, nhất là
khi phẫu thuật không mang lại hiệu quả cụ thể. Biểu hiện nếu thái quá cần can
thiệp tâm lý.
3-1-2-4. Phản ứng dằn vặt sau mổ kéo dài và nặng nề. Những phản ứng dằn
vặt nặng nề có thể gây ra các triệu chứng giống như nỗi thất vọng lớn lao đòi hỏi
có những can thiệp về tâm thần.
3-2. Điều trị tia xạ. Các mục tiêu điều trị tia xạ (VD : mục đích triệt căn,
tạm thời, hay kiểm soát u tại chỗ), cần phải được giải thích đầy đủ cho bệnh nhân .
3-2-1. Các phản ứng thích hợp.
3-2-1-1. Sợ máy móc và các tác dụng phụ.Mối lo sợ tia phóng xạ là thông
thường. Những lời giải thích về nguyên tắc cơ bản của điều trị tia xạ sẽ giúp sửa
chữa được quan niệm sai lệch đó. Bàn bạc chi tiết về các tác dụng phụ và các điều
trị tác đụng phụ sẽ làm bệnh nhân hết sợ.
3-2-1-2. Sợ bị bỏ rơi. bệnh nhân khi sợ thầy thuốc gia đình hoặc cơ sở bỏ
mặc "hết trách nhiệm" hoặc bị bỏ rới giữa các công đoạn điều trị. Vì vậy việc tiếp
xúc thường xuyên với thầy thuốc gia đình là cần thiết.
3-2-2. Các phản ứng không thích hợp. Nếu nỗi sợ tia xạ quá đáng, VD :
ảo giác hoặc ảo tưởng, từ chối điều trị cần gửi thăm khám giải quyết tâm lý.
3-3. Điều trị hóa chất. Hiện nay, nỗi sợ điều trị hóa chất, cùng với tác dụng
phụ của nó còn hơn cả nỗi sợ ung thư . Những thông tin chính xác rõ ràng về
những công thức hóa trị liệu hiện đại sẽ xóa được những câu chuyện khủng khiếp
do việc dùng các thuốc Alkylant liều cao của thập kỷ 50 và 60.
3-3-1. Các phản ứng thích hợp.Lo lắng trước điều trị : các tác dụng phụ
của hóa trị liệu tác động làm bệnh nhân lo ngại và thất vọng . Các kỹ thuật thư
giãn gồm thôi miên, ức chế sinh học, giãn cơ đều làm tăng sự tham gia tích cực
của bệnh nhân vào quá trình điều trị. VD dùng 0,5 mg Iorazepam 3 lần/ ngày làm
giảm mức lo lắng và quên được những sự kiện khó chịu.Thay đổi hình ảnh của cơ
thể. Mặc dù rụng tóc là mối lo ngại lớn, việc chuẩn bị bệnh nhân cẩn thận gồm
việc mang tóc giả, trang điểm, săn sóc da đã làm giảm đáng kể tác động rụng
tóc.Chủ nghĩa vị tha. Việc hiến các cơ quan VD : cho tủy xương (theo nguyện
vọng) cần được khuyến khích và tán thành vì nó nuôi dưỡng những tình cảm tốt
đẹp mà một số lợi ích có thể phát sinh từ tình huống khó khăn.