Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.08 KB, 2 trang )
94% cơ hội sống cho bệnh nhân ung
thư buồng trứng
Thông tin trên được đưa ra bởi PGS.TS Nguyễn Nghiêm Luật tại hội thảo “Giới thiệu các
xét nghiệm chuyên sâu về dấu ấn ung thư, xét nghiệm sinh học phân tử, xét nghiệm sinh
sản và sàng lọc trước sinh” do bệnh viện Medlatec tổ chức vừa qua.
Ung thư buồng trứng là nguyên nhân tử vong đứng thứ 4 do các bệnh ung thư nói chung
ở phụ nữ trên thế giới. Đáng tiếc là khoảng 70-75% ung thư buồng trứng chỉ được phát
hiện ở giai đoạn muộn, tỷ lệ sống sót trên 5 năm của các bệnh nhân chỉ là 46%. Tuy
nhiên nếu bệnh được chuẩn đoán sớm thì tỷ lệ sống sót có thể đạt đến 94%.
Ảnh minh họa.
Ung thư buồng trứng thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu vì bệnh không có triệu chứng
rõ ràng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ (như đau bụng, đau vùng chậu, tăng kích thước vòng
bụng, đầy hơi, cần tiểu ). Chính vì thế mà người bệnh chủ quan không kiểm tra sức khỏe.
Chỉ đến khi người bệnh cảm thấy rõ những dấu hiệu khác thường của cơ thể thì khi ấy
bệnh đã quá nặng và có dấu hiệu di căn.
Xét nghiệm máu HE4 phát hiện ung thư buồng trứng ngay từ giai đoạn I
Xét nghiệm sẽ tính lượng Protein có tên HE4 trong máu, nếu lượng HE4 ít là buồng trứng
hoàn toàn bình thường, nếu lượng HE4 cao là dấu hiệu cho thấy nguy cơ mắc bệnh.
Phương pháp này có ý nghĩa trong việc chẩn đoán sớm ung thư buồng trứng, đặc biệt là
các trường hợp nghi ngờ ung thư buồng trứng thể nội mạc, thể thanh dịch và thể tế bào;
theo dõi diễn biến của bệnh và hiệu quả điều trị ung thư buồng trứng; phát hiện ung thư
buồng trứng tái phát sau điều trị phẫu thuật.
Theo PGS-TS Nguyễn Nghiêm Luật, so với phương pháp khám buồng trứng (CA125)
vẫn áp dụng trước đây thì xét nghiệm HE4 phát hiện được bệnh ở ngay từ giai đoạn I còn
CA125 thì chỉ phát hiện được bệnh ở giai đoạn cuối. Xét nghiệm HE4 không chỉ phát
hiện chính xác trường hợp mắc bệnh mà còn nhạy cảm với ung thư biểu bì cao hơn 40%
so với CA125. Nếu kết hợp xét nghiệm HE4 và CA125 có thể giúp chẩn đoán phân biệt