Chăm sóc tâm lí bệnh nhân ung thư
(Kỳ 3)
3-3-2. Những phản ứng không thích hợp.
+ Cuồng nộ/ hội chứng não thực thể. Một số thuốc hóa chất, hoặc thuốc
phối hợp gây mất định hướng, ảo giác, hoặc ảo tưởng. Hội chứng não thực thể do
thầy thuốc có thể biểu hiện ở các hoàn cảnh khác như : nhiễm trùng, sốt.
Các biện pháp hỗ trợ (an ủi và giải thích đầy đủ cho bệnh nhân điều gì sẽ
xảy ra) giảm liều, trung hòa bằng thuốc đối vận, và các thuốc tâm thần (VD : 1mg
haldol) có thể chỉ dùng tùy theo mức nặng của triệu chứng. nên khám bệnh về tâm
thần kinh.
+ Các rối loạn về tâm lý do cách ly nhiều bệnh nhân giảm bạch cầu phải ở
trong môi trường cách ly. Thiếu vắng sự tiếp xúc thể xác có thể dẫn đến cảm giác
cô đơn, âu sầu, thậm chí rối loạn tâm thần. Những nhu cầu tình cảm hỗ trợ cho
bệnh nhân ung thư trong hoàn cảnh cách ly như vậy cần phải xem xét để thỏa
mãn, nếu cần phải hỏi ý kiến các nhà tâm thần học.
4. Tái phát.
Tác động tâm lý khi ung thư tái phát cũng tương tự như lúc chẩn đoán ban
đầu. Tuy nhiên tình hình phức tạp hơn do nguy cơ thất bại cao hơn. Cần phải thảo
luận các mục tiêu điều trị, và có thể duy trì được niềm hy vọng thực tế. Thầy thuốc
cần biết rằng : với từng công đoạn điều trị, bệnh nhân có phản ứng khác nhau, và
có thể càng ngày càng khó khăn hơn. Bệnh nhân có thể chịu đựng lần thứ nhất, thứ
hai, thứ ba, nhưng luôn đột xuất đòi hỏi có sự hỗ trợ chuyên môn.
5. Giai đoạn cuối. Hầu hết các bệnh nhân ý thức được tiến trình bất khả
kháng của bệnh tật ở giai đoạn cuối, dù có được giải thích hay không. Một số nỗi
sợ hãi và mối quan tâm đặc biệt có thể phải gửi đi khám tâm thần và điều trị tâm
thần hỗ trợ. Thuốc chữa tâm thần cần phải chỉ định đúng lúc.
5-1. Sợ bị bỏ rơi . Thông thường bệnh nhân hay lo lắng ung thư ở giai
đoạn muộn họ sẽ không được quan tâm đặc biệt của các nhân viên y tế. Các
nghiên cứu cũng cho thấy nhân viên y tế thường dành ít thời gian cho các bệnh
nhân ở giai đoạn cuối. Cần đảm bảo cho bệnh nhân thấy thầy thuốc và đội ngũ y tế
vẫn tiếp tục chăm sóc. Khi bệnh nhân gần chết thái độ tích cực và hỗ trợ của thầy
thuốc làm giảm nhẹ nỗi đau buồn của bệnh nhân và gia đình
5-2. Lo lắng biến dạng cơ thể và mất phẩm giá.Những tác động về tinh
thần và thể xác của người đang hấp hối gây ra nhiều mối lo lắng khác nhau. Dù
rằng ung thư và việc điều trị ung thư có thể là nhân đạo, nhưng cũng cần nhớ rằng
: người ta vẫn có quyền chết "Vinh hiển" (nhất là bệnh nhân đã hôn mê).
5-3. Sợ đau. ở giai đoạn cuối của điều trị, thuốc giảm đau thích hợp là tối
thượng. Một số thầy thuốc không quan tâm đến chữa đau, lầm lẫn, lo lắng quen
thuốc phiện như là nghiện hút thường khác.
5-4. Sợ bỏ dở công việc hoàn thành. Mối quan tâm này gồm cả những vấn
đề thực tế và tâm lý. Nó thay đổi theo giai đoạn trưởng thành. VD, người cha,
người mẹ trẻ lo con thơ dại, trong khi đó một số bệnh nhân lo tới những vấn đề gia
đình, kinh tế chưa giải quyết xong.
Các nguồn lực hỗ trợ bệnh nhân ung thư
Khi thầy thuốc nhận trách nhiệm giúp bệnh nhân ung thư đấu tranh giữa cái
sống và cái chết một số nguồn lực sau đây cần chú ý khai thác.
1- Các nhóm hỗ trợ. Các nhóm người này, chủ yếu là những bệnh nhân ung
thư đã chữa xong để giúp cho nhóm bệnh nhân mới được chẩn đoán.
2- Các bệnh nhân ung thư khác. Những bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật
ung thư là nguồn động viên tâm lý rất tốt, đặc biệt cho một số phẫu thuật đặc biệt :
mở thông đại tràng, cắt thanh quản, cắt tuyến vú. Qua sự tồn tại cuộc sống và hoạt
động chức năng bình thường, những nhân chứng sống đó mang lại nhiều niềm hy
vọng cho các bệnh nhân đang điều trị.
3- Y tá ung thư . Họ là nguồn lực vô giá cho thầy thuốc và bệnh nhân , đặc
biệt trong các tổ chức tâm lý cộng đồng.
4- Nhân viên xã hội y tế là nguồn lực tuyệt vời, nhưng thường ít được sử
dụng, họ là cầu nối giữa nhân viên y tế và nhóm hỗ trợ dựa vào cộng đồng.
5- Mục sư : rất có ích cho bệnh nhân và gia đình.
6- Dịch vụ công cộng. Hội ung thư, hội phục hồi chức năng, hội lựa chọn
cuộc sống đặc biệt cần thiết cho những bệnh nhân ung thư khó khăn hoặc ở giai
đoạn muộn.
4 NGUYÊN TẮC CHĂM SÓC BỆNH NHÂN UNG THƯ
1- Dành cho bệnh nhân thời gian và không gian để họ và thân nhân trình
bày cảm xúc, đặt các câu hỏi về quá trình bệnh tật.
2- Đảm bảo cho bệnh nhân rằng : họ không bị bỏ rơi và những chăm sóc y
tế tốt nhất gồm cả việc giảm đau do ung thư được phục vụ đầy đủ.
3- Cho bệnh nhân và thân nhân tham gia các quyết định ở mọi giai đoạn,
gồm cả việc lập kế hoạch điều trị.
4- Dùng các nguồn lực có sẵn để mang lại hỗ trợ tình cảm cho bệnh nhân ,
thân nhân và thầy thuốc.