Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ BẰNG TIA BỨC XẠ (PHẦN 2) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.34 KB, 5 trang )

ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ BẰNG TIA BỨC XẠ
(PHẦN 2)
3. CÁC KỸ THUẬT XẠ TRỊ
3.1. Các phương pháp chiếu xạ
- Chiếu xạ từ ngoài vào:
Đây là phương pháp được chỉ định khá rộng rãi với kỹ thuật là: Nguồn xạ
đặt ngoài cơ thể người bệnh. Máy sẽ hướng các chùm tia một cách chính xác vào
vùng thương tổn (vùng cần xạ trị) để tiêu diệt các tế bào ung thư.
Ưu điểm:
Kỹ thuật thực hiện nhanh, gọn, ít gây khó chịu cho người bệnh.
Có thể điều trị ở diện tương đối rộng và ở nhiều vùng tổn thương, ở nhiều
vị trí khác nhau.
Trước khi điều trị phải xác định một cách cụ thể, chính xác vị trí và thể
tích vùng cần chiếu xạ sao cho vùng chiếu phải bao trùm toàn bộ những nơi mà tế
bào của khối u có thể xâm lấn tới. Việc tính toán liều lượng phải chính xác tỷ mỷ
vừa đủ để tiêu diệt tế bào ung thư bởi lẽ các tổ chức lành, tế bào lành nằm trong
vùng chiếu xạ cũng bị tổn thương do tia. Theo nhiều tác giả thể tích bia chiếu xạ
phải lớn hơn so với thể tích khối u (thường ≥ 2 cm so với chu vi khối u), thể tích
đó bao gồm các vùng sau:


Hình 1: Các vùng thể tích cần xác định khi xạ trị
- Các máy xạ trị từ ngoài vào:
+ Máy xạ trị Cobalt: hiện nay ở nhiều nước phát triển việc sử dụng máy
cobalt đã giảm dần và không sử dụng nữa. Tuy nhiên tại các nước đang phát triển
máy Cobalt vẫn giữ vai trò quan trọng trong xạ trị bệnh ung thư. Máy Cobalt là
loại thiết bị dùng nguồn phóng xạ nhân tạo Co
60
. Nguồn có dạng hình những đồng
xu (đường kính khoảng 2 cm) xếp chồng lên nhau trong một ống hình trụ với 2 lớp
vỏ bằng thép, toàn bộ nguồn được đặt trong khối chì hay uran nghèo, khối chì này


có thể chuyển động hoặc cố định để đóng mở nguồn. Nguồn Co
60
phát ra tia gama
với hai mức năng lượng là 1,17 MeV và 1,33 MeV, thời gian bán huỷ của nguồn là
5,27 năm, như vậy cứ sau 1 tháng cường độ của nguồn sẽ giảm 1% và sau 5 -7
năm sử dụng, người ta phải thay nguồn khác.
+ Máy gia tốc: là một loại thiết bị tăng tốc chùm hạt (điện tử, proton,
alpha…) đến một giá trị năng lượng nào đó theo yêu cầu mình đã đặt ra. Trong
thực tế lâm sàng, hiện nay người ta sử dụng các máy có dải năng lượng từ vài
MeV đến vài chục MeV(5-40 MeV) và thường sử dụng 2 loại bức xạ: chùm
Electron và chùm Photon (còn gọi là tia X). Máy gia tốc có 2 loại: Máy gia tốc
thẳng và máy gia tốc vòng. Hiện nay máy gia tốc thẳng thường được sử dụng
nhiều hơn vì cấu tạo máy gọn hơn.

Hình 2: Xạ trị từ ngoài vào bằng máy gia tốc
- Xạ trị áp sát (Brachythérapie)
Các nguồn xạ (như radium, Cesium, Iridium…) được đặt áp sát hoặc cắm
trực tiếp vào vùng thương tổn. Một số các đồng vị phóng xạ dạng lỏng như Iod
131, phốtpho 32 có thể dùng bơm trực tiếp vào trong cơ thể để nhằm chẩn đoán
và điều trị các tế bào ung thư.
Ưu điểm:
Phương pháp này giúp nâng liều tại chỗ lên cao trong khi các tổ chức lành
xung quanh ít bị ảnh hưởng hơn so với chiếu xạ từ ngoài vào do sự giảm liều
nhanh xung quanh nguồn.
Nhược điểm:
Khi thực hiện phải có sự chuẩn bị cụ thể (ở cả thầy thuốc và bệnh nhân).
Nhiều lúc tạo nên sự khó chịu cho người bệnh.
Phương pháp này chỉ áp dụng được đối với một số u ở một số vị trí nhất
định (da, hốc tự nhiên) và chỉ thực hiện được khi bệnh còn ở giai đoạn tương đối
sớm, với những trường hợp tổn thương đã lan rộng thì xạ trị áp sát không điều trị

được (do cường độ tia giảm nhanh ở vùng xung quanh)
Một số kỹ thụât xạ trị áp sát
- Tấm áp bề mặt: Các kim hoặc tuýp Radium gắn vào các tấm áp bề
mặt rồi đặt vào vùng tổn thương. Hiện còn dùng tấm áp phốt pho 32.
- Xạ trị trong các khoang, hốc, khe kẽ,trong mô: Nguồn xạ là kim hoặc
tuýp Radium cắm vào vùng tổn thương

×