Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh viêm màng bồ đào (Kỳ 2) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.35 KB, 5 trang )

Bệnh viêm màng bồ đào
(Kỳ 2)


III. Lâm sàng của viêm màng bồ đào
1. Viêm màng bồ đào trước
a. Triệu chứng chủ quan:
- Nhìn mờ: do đục các môi trường trong suốt, tủa giác mạc: protein, fibrin,
tế bào viêm.
- Đau: do mống mắt thể mi có mạng lưới thần kinh chi phối từ dây V. Đau
do co thắt thể mi và tận cùng thần kinh bị kích thích bởi nồng độ độc tố cao.
- Sợ ánh sáng và chảy nước mắt: do kích thích dây V.
- Đỏ mắt: do cương tụ rìa. Trong viêm màng bồ đào trước mãn tính, mắt có
thể không đỏ và các triệu chứng khác biểu hiện ít, mặc dù có viêm nhiễm nặng.
b. Dấu hiệu khách quan:
- Cương tụ rìa: do ứ đọng và giãn mạch máu sâu quanh rìa, càng xa vùng
rìa cương tụ càng giảm dần, có khi mầu tím sẫm.
- Tủa sau giác mạc: Tế bào lắng đọng ở nội mô giác mạc. Đặc điểm và
phân bố có thể là dấu hiệu để xác định dạng viêm màng bồ đào. Tủa sau giác mạc
thường phân bố ở giữa và trung tâm của giác mạc. Tuy nhiên, viêm màng bồ đào
dạng Fuch thì tủa lại khắp trên bề mặt nội mô giác mạc. Nhiều tủa dạng chấm bụi
trên nội mô xuất hiện trong viêm màng bồ đào cấp, cũng như là đợt bán cấp bùng
phát của viêm mạn.
+ Tủa nhỏ: hay gặp trong viêm màng bồ đào do herpes, hoặc Fuch.
+ Tủa vừa: xảy ra ở hầu hết các dạng viêm màng bồ đào cấp và mạn.
+ Tủa lớn: dạng mỡ cừu, hay gặp trong viêm màng bồ đào dạng hạt.
+ Tủa mới: có mầu trắng và tròn. Nếu lâu ngày sẽ co nhỏ lại, nhạt mầu và
có khi bám theo sắc tố. Tủa mỡ cừu theo thời gian thường chuyển sang mầu trắng
dạng kính mờ.
- Hạt trên mống mắt là đặc hiệu của viêm màng bồ đào hạt.
+ Hạt Koeppe: nhỏ và nằm trên bờ đồng tử.


+ Hạt Busacca: lớn hơn ít gặp. Nằm trên bề mặt mống mắt.
- Tế bào trong tiền phòng: là dấu hiệu của viêm hoạt tính (Tyndall). Có thể
dựa vào số lượng tế bào để chia độ bằng cách: Sinh hiển vi để cường độ sáng tối
đa, đèn khe chiều dài 3 mm và 1 mm chiều rộng. Tế bào có thể đếm và chia từ độ
0 đến +4: + 0: không có tế bào,+ 1: dưới 10 tế bào,+ 2: 10 – 20 tế bào,+ 3: 20 – 50
tế bào,+ 4: trên 50 tế bào.
- Xuất tiết: do tổn thương mạch máu mống mắt, dò rỉ protein ra ngoài thuỷ
dịch.
- Dính mống mắt vào mặt trước thuỷ tinh thể. Khi dính 360
o
, hình núm cà
chua, hạn chế lưu thông thuỷ dịch từ hậu phòng ra tiền phòng, mống mắt vồng cao
có thể dính góc tiền phòng, gây tăng nhãn áp.
- Tế bào ở dịch kính trước: cần so sánh mật độ với thuỷ dịch. Viêm mống
mắt, tế bào ở thuỷ dịch nhiều hơn phần dịch kính, trong khi đó viêm mống mắt thể
mi thì số lượng tương đương.
- Nhãn áp: giai đoạn đầu nhãn áp thường thấp thoáng qua do thể mi giảm
tiết thuỷ dịch. Giai đoạn cuối nhãn áp thấp vĩnh viễn do thể mi bị huỷ hoại gây teo
nhãn cầu. Trong đợt viêm cấp có thể tăng nhãn áp do nghẽn đồng tử hoặc góc tiền
phòng.
- Trong các triệu chứng của viêm mống mắt thể mi, Tyndall và tủa sau giác
mạc là triệu chứng quan trọng nhất để chẩn đoán xác định bệnh ở giai đoạn hoạt
tính. Nếu Tyndall âm tính và tủa sau giác mạc tiêu hết hoặc tủa ngả mầu sắc tố nâu
chứng tỏ viêm cũ.

2. Viêm màng bồ đào giữa (Viêm pars plana)
a. Triệu chứng chủ quan:
- Ruồi bay: do đục dịch kính.
- Thị lực giảm: thường nguyên nhân do phù hoàng điểm dạng nang
b. Dấu hiệu khách quan:

- Dịch kính có tế bào, hoặc dạng bông tuyết.
- Có thể có viêm thành mạch võng mạc chu biên, mạch máu có viền trắng.
- Phù hoàng điểm dạng nang gây giảm thị lực, chụp mạch huỳnh quang
fluorescein ngấm vào các hốc phù hoàng điểm tạo nên hình ảnh “hoa đồng tiền”.
- Không thấy có ổ tổn thương ở võng mạc phía sau.


×