Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sông Cầu trong Ca Dao docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.18 KB, 4 trang )

Sông Cầu trong Ca Dao Dân tộc
Sông Cầu là một vùng đất thơ mộng, sơn thủy hữu tình. Nơi đó, những vườn
dừa mát rượi nằm bên chân sóng. Nơi đó, những đầm, những vịnh, những
đèo dốc đã đi vào ca dao. Dưới đây là những câu ca dao thu lượm dọc
đường, liên quan đến việc đi lại, trên đường bộ cũng như đường thuỷ.


Biển Xuân Hải


Bãi Bàu

Bãi Môn

Bãi Xuân Cảnh

Xuân Thọ

Xuân Thịnh
Khởi hành từ địa đầu phía bắc, ta nghe:
Tiếng ai than khóc nỉ non?
Là vợ chú lính trèo hòn Cù Mông
Công tôi gánh gánh gồng gồng
Trở ra theo chồng bảy bị còn ba…
Một dị bản của hai câu sau trong bài ca dao này là:
Xa xa em đứng em trông
Thấy đoàn lính thú hỏi chồng em đâu?
Đây là hoàn cảnh của những phụ nữ đời xưa tiễn chồng đi lính thú qua đèo
Cù Mông quanh co hiểm trở, có người gồng gánh đi theo, có người trông vời
rừng núi xa xa không biết chồng mình là ai trong đoàn người đông đảo kia.
Có người lại muốn liều chết theo chàng nhưng… cũng bởi Cù Mông là một


chướng ngại khó nỗi vượt qua:
Thương anh em cũng muốn vong
Hiềm vì một nỗi Cù Mông khó trèo!
Vào đến Sông Cầu, vẫn là tâm sự của người phụ nữ, có khác ở chỗ là mượn
hình ảnh cầu Tam Giang để kín đáo bày tỏ với niềm hy vọng êm đềm:
Cầu Tam Giang nhiều nhịp
Em đi không kịp té xuống cái ầm
Cậy người quân tử nhắc bồng em lên
Mai sau ăn đáng làm nên
Ơn đền nghĩa trả em không quên công chàng
Cầu Tam Giang là cầu thật, được xây dựng trên sông Tam Giang phía nam
thị trấn Sông Cầu, còn chuyện té xuống, vớt lên là ẩn dụ. Té xuống là cái cớ
để nhờ người quân tử bồng lên (rất đỗi thân mật, chứ không phải trì kéo lên),
và nhắc bồng lên là cái cớ để ơn đền nghĩa trả.
Một dị bản (khác 3 câu đầu) không nói đích xác cầu nào, sự nhờ cậy có phần
bâng quơ, nhẹ nhàng:
Qua cầu ván mỏng gió rung
Rủi ro rớt xuống cái đùng
Sương sa lạnh lẽo cậy ai cùng vớt lên…
Mai sau ăn đáng làm nên
Ơn đền nghĩa trả em không quên công chàng
Tiếp bước trên đường là phong cảnh hữu tình của trời – non - nước:
Ngó vô Vũng Lắm Sông Cầu
Cù lao Ông Xá đứng hầu ngoài khơi
Đúng ra thì cù lao Ông Xá đứng hầu trong vịnh chứ không phải ngoài khơi.
Rời Vũng Lắm, chúng ta lên đèo Gành Đỏ, chợt thấy một chút ngậm ngùi:
Ngó ra ngoài đảnh Xuân Đài
Thấy hai ông súng nằm dài giữa truông
Hai “ông súng” đây là hai khẩu “thần công đại bác phá địch tướng quân”
ngày xưa đặt ở đảnh Xuân Đài để phòng vệ mặt biển. Dốc Xuân Đài thời ấy

ở phía tây dốc Vườn Xoài ngày nay. Năm 1861 vua Tự Đức sai Nguyễn Tri
Phương và Tôn Thất Cáp đi xem xét các việc dọc đường từ Phú Yên đến
Bình Thuận. Trong tập dâng tâu hai vị quan này trình bày: “Những con
đường như núi Xuân Đài ở Phú Yên, Đại Lãnh ở Khánh Hòa (v.v…) đều là
nơi sát gần với bãi biển, hoặc vì núi nhô ra sát đường ngăn chặn, sóng biển
vỗ vào bị lở, nhiều chỗ không tiện, xin đổi đi con đường khác để tiện việc
chạy giấy tờ…”. Thời gian trôi qua, dần dần “hai ông súng” bị chìm vào
quên lãng, nằm trơ gan cùng tuế nguyệt, đến một lúc nào đó dẫu cho sắt thép
cứng cỏi đến đâu cũng chịu bề han rỉ, rồi tan biến vào tro bụi, không còn
thấy đâu nữa!
Sự khó khăn hiểm trở của dốc Xuân Đài còn được ví với những thử thách ở
đời, trong đó có thử thách của tình yêu:
Đèo nào cao bằng đèo Phú Cốc
Dốc nào ngược bằng dốc Xuân Đài
Đèo cao, dốc ngược, đường dài
Anh còn qua được huống chi vài lạch, truông
Đèo Phú Cốc khá xa, ở phía nam huyện Tuy An trên hương lộ đi lên các xã
miền núi. Câu ca dao đã đưa ra cái nhìn tương đối rộng khắp trong không
gian bao quát từ bắc đến nam phủ Tuy An (nay là huyện).
Xuống khỏi dốc Xuân Đài, châu thổ Sông Cái hiện ra với những cánh đồng
lúa xanh màu mỡ. Đây là trung tâm của Phú Yên từ ngày mới thành lập, trên
bản đồ các giáo sĩ Tây phương ghi là “Dinh Phoan” (Phoan = Phú An = Phú
Yên). Có thể ngược dòng Sông Cái lên nguồn đến đoạn dòng sông mang tên
Kỳ Lộ, thuở ấy đò dọc lên đậu ở bến Bà Bang:
Mau mau đến bến Bà Bang
Đến đồng Bà Sứ thở than đôi lời…
Bến Bà Bang, chợ Bà Sen, dốc Bà Nghé… Bà là một phụ nữ? Hay Bà là dấu
vết của một thời xưa cũ “nước non Hời” như Bà Đài, Bà Diễn, Bà Nông, đã
may mắn hơn không bị đổi thay (như Xuân Đài, Đà Diễn,


AI RA XỨ HUẾ
Nhớ ghé sông Cầu
Mua cau mua trầu
Mua bánh su sê
Bánh su sê làm bằng khoai hạ
Dừa Sông Cầu, củi lửa Sông Mao

Những câu thơ của nhà thơ Kiên Giang như mời gọi các bạn, dù bôn ba xuôi
ngược Bắc-Nam, cũng nên bỏ chút thời giờ dừng chân ghé lại Sông Cầu -
Phú Yên, xứ dừa nhỏ bé đầy thơ mộng, nằm ẩn mình dưới rừng dừa bạt
ngàn, mặt trông ra Vịnh Xuân Ðài mênh mông sóng nước.

Ðến thăm Sông Cầu trong cái nắng oi bức, chắc chắn thế nào các bạn cũng
được các cô gái đứng bên cạnh những đống dừa tươi cao nghệu xếp bên vệ
đường đon đả mời gọi với cái giọng trong trẻo, ngọt ngào. Nước dừa ở đây
ngọt đậm khiến bạn dẫu có mệt mỏi, cũng tươi tỉnh lại ngay. Nhưng trái dừa
mà bạn uống đây là được trồng bên kia bán đảo Xuân Thịnh, chung quanh
nước biển mặn chát, thế mà dừa lại ngọt nước một cách lạ lùng.

Dừa ở đây phong phú cho nên người ta đã dùng quả dừa để chế biến ra biết
bao nhiêu món ăn thơm ngon, no bụng mà lại rẻ tiền. Nào là bánh su sê,
bánh tráng nước dừa, xôi dừa, mứt dừa, cháo nước dừa, bánh ít nhân dừa,
chè nước dừa, gà hầm nước dừa

Buổi sáng, để cho nhẹ dạ, chỉ cần lót lòng một tô cháo nước dừa cũng đủ
khoẻ trong mình rồi, các bạn ạ. Cháo nấu bằng gạo trắng thơm với nước dừa
tươi, lại thêm một chút nước cốt dừa khô và dừa tươi nạo nhỏ, tạo thành một
mùi vị rất "đặc biệt".

Nếu các bạn muốn thưởng thức các đặc sản biển ở đây, tôi tin rằng, tuy

không phải là ở cao lâu, tửu quán, không có những món ăn Tàu, món ăn
Tây, nhưng những hải sản vừa đánh bắt được từ Vịnh Xuân Ðài sẽ là những
món ăn hợp khẩu vị các bạn. Ðây là những con tôm hùm, tôm sú, ghẹ, cua,
sò, cá mú bạn muốn luộc hay nướng tuỳ ý. Ngon nhất phải kể đến cá kình
giò, một loại cá vừa ăn ngon, vừa bổ, ăn nhiều mát khoẻ, ngủ thoải mái. Sò
huyết ở đây tuy nhỏ con hơn sò huyết Thuỷ Triều, Ô Loan nhưng ruột nó
béo vô cùng. Sò đem muối chua, trộn với riềng sẽ có món mắm sò ngon
tuyệt. Nếu đem trộn với bắp chuối, rau thơm và đậu phộng rang để làm món
gỏi sẽ được một món nhậu ngon hết ý. Còn ngao bọp ở đây, nếu đem xào,
nướng làm món nhắm hay đem làm mắm ngao cũng mặn mà chẳng kém.

Nếu còn thì giờ rảnh rỗi, mời các bạn rời thị trấn để đi thăm chùa Xuân
Long, nằm trên sườn núi, bên trong có tượng Phật 18 tay. Từ sân chùa, có
thể trông xuống dòng sông Tam Giang (sông Cầu) giống như một dải lụa
bạch, còn đập Ðá Vãi trông như hàng triệu viên kim cương lấp lánh dưới ánh
mặt trời. Hoặc các bạn đi về hướng bắc để đến Tuý Phong, một miền thuỳ
dương cát trắng có vách đá dựng kỳ lạ và bãi tắm hết sức lý tưởng. Bạn hãy
tắmcho mát rồi lên bãi phơi nắng, nằm nghe phi lao thì thầm với gió. Hoặc
các bạn đi về hướng nam để đến Gành Ðỏ, ở đó có hang "Lạnh Lùng" và
giếng Nước Mặn sâu tưởng chừng không có đáy. Tại Gành Ðỏ có loại cua
bốn màu xanh, vàng, đen, đỏ lốm đốm trên mai trông thật lạ lùng và đẹp
mắt
Nguon: phuyen.net.vn

LAST_UPDATED2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×