Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.94 KB, 3 trang )
Trong ca dao, ai là ai?
- Ai là một đại từ không xác định, thường được dùng trong các câu
nghi vấn. Nhưng trong một thứ tiếng tinh tế như tiếng Việt, không
phải cứ ai xuất hiện ở câu nào thì câu đó trở thành câu nghi vấn.
Trong ca dao, từ ngữ lạ lùng này còn có một dạng biểu hiện khác
theo phép tu từ học.
Câu ca dao dưới đây, từ ai rõ ràng chẳng phải dùng để hỏi: Nước
non một gánh chung tình/Nhớ ai, ai có nhớ mình chăng ai? Qua câu
ca dao này chúng ta sẽ hình dung ra hai đối tượng: người nói và đối
tượng của người nói, ở đây chính là người mà người nói muốn gửi
gắm chút tâm sự của mình. Trai gái ngày xưa giao duyên thường là
bằng những lời thơ hàm súc và tế nhị: Ai đi đâu đấy hỡi ai/ Hay là
trúc đã nhớ mai đi tìm?
Nếu nói đây là lời thổ lộ của cô gái thì ai của cô ta đã rõ quá đi rồi.
Cô gọi người mà cô muốn đối thoại là ai vừa nhẹ nhàng, ý vị, mà lại
pha chút dí dỏm bông đùa. Kể ra thì nói thế này cũng được: Anh
(em) đi đâu đấy hỡi anh (em)? Song nói như vậy, câu nói rõ ràng bớt
đi sắc thái biểu cảm thú vị, không phù hợp với tình huống giao tiếp
của đôi trai gái. Ai như vậy xuất hiện khá nhiều, đặc biệt là khi bực
bội, giận hờn, dằn dỗi thì từ ai xuất hiện thật đúng lúc: Có ai thêm
bận vì ai/Không ai giường rộng chiếu dài dễ xoay. Hai câu thơ trên ai
xuất hiện ba lần, cùng chỉ một đối tượng, vậy mà đọc lên ta chẳng
thấy thừa, thấy nhàm mà lại cảm thấy hoàn toàn hợp lý. Ấy là vì, ai là
một đại từ không trực chỉ đối tượng cụ thể nào, có thể rất chung
chung, và nhiều khi muốn “gán” cho “ai” cũng được. Nếu có người
nào đó tự nhận là “ai” này ám chỉ mình thì họ cũng chẳng có cớ gì
mà bắt bẻ người nói cả!
Lại có những trường hợp ai được lặp lại nhưng chỉ hai đối tượng
khác nhau: Trăm năm ai chớ bỏ ai/Chỉ thêu nên gấm sắt mài nên
kim. Rõ ràng là ai không đồng nhất như ở ví dụ trên. Sở dĩ chúng ta
hình dung ra được là nhờ bối cảnh cú pháp. Cấu trúc kiểu “A chớ bỏ