Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

CÁC HỆ THỐNG CUNG CẤP DỊCH VỤ DỰA TRÊN VỊ TRÍ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.44 KB, 8 trang )

CÁC HỆ THỐNG CUNG CẤP DỊCH VỤ DỰA TRÊN VỊ TRÍ



ThS. ĐẶNG QUANG THẠCH
Bộ môn Điều khiển học
Khoa Điện – Điện tử
Trường Đại học Giao thông Vận tải


Tóm tắt: LBS là hệ thống hoạt động theo nguyên tắc cung cấp dịch vụ hoặc sự trợ giúp
cho khách hàng trên cơ sở xác định được vị trí của họ. Nói chung LBS là hệ thống có cấu trúc
phức tạp nó được xây dựng trên cơ sở tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến, trong đó phải kể đến
công nghệ truyền thông di động, công nghệ định vị, hệ thống thông tin địa lý (GIS), mạng
Internet. Nội dung bài báo này gồm hai phần, đầu tiên là phần trình bày khái quát về hệ thống
LBS, phần 2 giới thiệu về cấu trúc hệ thống LBS được xây dựng trong đề tài NCKH cấp Bộ mã
số B2007-04-28 do tác giả chủ trì.
Summary: LBS (Location Based Sevice) is the system providing service or supporting its
customers based on their location identified. In general, LBS is a complicated system, built by
integrating lots of advanced technologies, including mobile communication technology,
positioning technology, Geographic Information System (GIS) and the Internet. This paper is
composed of two parts; the first is an overview of LBS system, the second is the introduction of
LBS structure being developed in a ministry level research project encoded B2007-04-28.


I. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG LBS
Sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ điện tử bán dẫn cho phép chúng ta sử
dụng thiết bị di động truy nhập Internet mọi lúc mọi nơi, đây là các điều kiện thuận lợi cho việc
triển khai các dịch vụ gia tăng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, sự ra đời của LBS cung
không nằm ngoài mục đích trên. LBS cung cấp các tiện ích hữu dụng trên cơ sở kết hợp tính
năng của nhiều công nghệ khác nhau, sự kết hợp này được thể hiện trong hình 1.


Các thành phần chính của hệ thống LBS gồm có thiết bị di động, mạng truyền thông, hệ
thống định vị, nhà cung cấp ứng dụng và dịch vụ, nhà cung cấp nội dung và dữ liệu.
Thiết bị di động được khách hàng dùng để gửi đi yêu cầu và nhận về kết quả đáp ứng, nó
có thể là điện thoại di động, thiết bị trợ giúp số cá nhân (PDA), máy tính xách tay, các thiết bị
dẫn đường đặt trên xe, các trạm cung cấp thông tin đặt tại các điểm công cộng.
Mạng truyền thông đóng vai trò kết nối thiết bị di động và nhà cung cấp dịch vụ. Trong
trường hợp nhà cung cấp dịch vụ triển khai ứng dụng của họ trên Internet, mạng truyền thông
được hiểu là mạng thông tin di động và mạng Internet. Trong quá trình hoạt động, yêu cầu được
gửi từ khách hàng qua mạng di động đến giao diện giữa mạng di động và mạng Internet, từ đó

yêu cầu được chuyển tiếp đến nhà cung cấp dịch vụ.
Hình 1. Các thành phần của hệ thống LBS
Hệ thống định vị có nhiệm vụ cung cấp dữ liệu về vị trí của khách hàng như một tham số
đầu vào cho quá trình xử lý yêu cầu. Cụ thể, nếu là yêu cầu chỉ đường thì đương nhiên nhà cung
cấp dịch vụ cần biết vị trí hiện tại của khách hàng. Còn nếu khách hàng yêu cầu trợ giúp về mặt
kỹ thuật, y tế, nhân lực thì thông tin vị trí gửi kèm yêu cầu sẽ giúp nhà cung cấp dịch vụ tiếp
cận khách hàng nhanh hơn. Trong một số trường hợp khác thì vị trí của khách hàng được nhà
cung cấp dùng làm căn cứ để tính cước cho dịch vụ của mình. Trong thực tế, hệ thống định vị
toàn cầu GPS là lựa chọn số một khi lên phương án xây dựng các hệ thống LBS. Vì những ưu
điểm như diện tích phủ sóng bao phủ toàn bộ bề mặt trái đất, độ chính xác cao, cho phép sử
dụng tín hiệu miễn phí mà hiện tại đang xuất hiện xu hướng tích hợp chức năng định vị bằng
GPS vào các thiết bị di động đặc biệt là điện thoại, PDA, máy tính xách tay…
Nhà cung cấp ứng dụng và dịch vụ nhận yêu cầu từ khách hàng, xác định vị trí của họ
thông qua dữ liệu định vị được gửi kèm yêu cầu, sau đó xử lý để cung cấp sự trợ giúp hoặc
thông tin tương ứng với vị trí và yêu cầu của khách hàng. Các ứng dụng và dịch vụ được nhà
cung cấp triển khai thường là định vị dẫn đường, tra cứu thông tin địa lý, cứu hộ cứu nạn, quản
lý điều hành phương tiện giao thông…
Trong thực tế, phần lớn các hệ thống LBS được xây dựng theo mô hình nhà cung cấp dịch
vụ đồng thời là nhà cung cấp nội dung, nhưng đôi khi các nhà cung cấp dịch vụ lại không sở
hữu nguồn dữ liệu mà khi cần tham khảo họ phải lấy từ các nhà cung cấp nội dung. Mỗi nhà


cung cấp nội dung thường sở hữu kho dữ liệu (data warehouse) thuộc các lĩnh vực khác nhau ví
dụ dữ liệu địa lý, dữ liệu về mạng lưới giao thông, dữ liệu về hệ thống tài chính ngân hàng…
Đứng từ góc độ người sử dụng, ta có thể không cần quan tâm đến sự tồn tại của nhà cung cấp
nội dung vì ta không phải trực tiếp làm việc với thành phần này, nhà cung cấp dịch vụ và ứng
dụng sẽ thay mặt ta làm việc đó.
II. MỘT SỐ LOẠI HỆ THỐNG LBS TIÊU BIỂU
Các hệ thống LBS có thể chia làm 4 loại chính: Dịch vụ cung cấp thông tin dựa trên vị trí
(Location based information services), tính cước dịch vụ theo vị trí (Location sensitive billing),
dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp (Emergency services) và dịch vụ quản lý giám sát (Tracking).
Dịch vụ cung cấp thông tin dựa trên vị trí
Một ví dụ tiêu biểu cho dịch vụ thông tin dựa trên vị trí là hệ thống định vị dẫn đường.
Trong khi tham gia giao thông hàng ngày, không ít lần ta phải loay hoay tìm một trạm đổ xăng,
một nhà hàng hoặc một trạm rút tiền tự động v.v đó chính là lúc ta cần đến dịch vụ dẫn đường.
Có nhiều cách để triển khai và khai thác dịch vụ này nhưng để có thể sử dụng nó một cách thuận
lợi nhất khách hàng cần đến một thiết bị di động được tích hợp module GPS, có màn hình đồ
họa, có khả năng kết nối Internet không dây và thuận tiện hơn nữa khi nó cho phép cài thêm các
ứng dụng dịch vụ ra tăng giúp khách hàng tương tác với hệ thống dễ dàng hơn. Thiết bị di động
này có thể là một chiếc điện thoại thông minh (smartphone), một chiếc PDA (Pocket PC hoặc
PAM) hoặc một máy tính nhúng có màn hình tinh thể lỏng được thiết kế để đặt trên xe. Kịch
bản sử dụng dịch vụ này như sau:
Xe của khách hàng hết xăng và anh này cần tìm trạm bán xăng gần nhất, anh ta dùng thiết
bị của mình để truy nhập dịch vụ định vị dẫn đường. Tùy thuộc vào thiết bị anh ta sử dụng và
nguyên tắc hoạt động của hệ thống cung cấp dịch vụ mà quá trình khai thác dịch vụ có thể được
tiến hành theo một trong hai cách:
Cách thứ nhất, nếu dịch vụ được nhà cung cấp triển khai dưới dạng ứng dụng Web (hoặc
WAP), khách hàng có thể kết nối vào hệ thống bằng phần mềm duyệt Web (Web Browser –
được tích hợp sẵn trong các thiết bị smartphone, PDA). Trang web mà khách hàng kết nối đến
sẽ cung cấp giao diện đồ họa cho phép khách hàng gửi nội dung yêu cầu đến nhà cung cấp. Nội
dung yêu cầu sau khi được ghép thêm dữ liệu về vị trí sẽ được biểu diễn theo định dạng HTML

và gửi đi bằng giao thức HTTP. Ứng dụng web nhận và xử lý yêu cầu sau đó gửi kết quả đáp
ứng về cho khách hàng theo định dạng và giao thức đã dùng để gửi yêu cầu. Quá trình xử lý một
yêu cầu tại Web Server diễn ra theo trình tự như sau:
Bước 1: Nhận và phân tích yêu cầu, sau bước này dữ liệu về vị trí sẽ được tách ra khỏi nội
dung yêu cầu.
Bước 2: Căn cứ vào dữ liệu vị trí để xác định tọa độ hiện tại của khách hàng trên bản đồ.
Bước 3: Tiến hành tìm kiếm các trạm xăng trên bản đồ và chọn ra một trạm xăng theo tiêu
chí gần vị trí của khách hàng nhất.

Bước 4: Tìm và đánh dấu trên bản đồ nền con đường đi từ vị trí của khách hàng đến trạm
xăng vừa tìm được.
Bước 5: Gửi bản đồ dẫn đường cho khách hàng dưới dạng một file ảnh.
Để thuận tiện cho các thao tác xử lý dữ liệu GIS, bản đồ số cài tại web server (bản đồ nền)
được xây dựng theo định dạng vector, ở định dạng này mỗi đối tượng trong bản đồ được tạo
thành từ các phần tử cơ bản, đó là điểm (point), đường (line), đường gấp khúc (polyline), vùng
(region). Còn để thuận tiện cho việc truyền qua mạng và hiển thị trên thiết bị cầm tay, web
server sẽ chụp lại bản đồ vector, hình ảnh thu được là một bản đồ biểu diễn theo định dạng mới
có tên raster, bản đồ này thực chất là một file ảnh, mỗi điểm ảnh (pixel) gắn với một tọa độ
trong hệ tọa độ địa lý (kinh độ, vĩ độ), để tăng tốc độ truyền dữ liệu, bản đồ raster được nén lại
trước khi gửi về cho khách hàng, chuẩn nén ảnh được sử dụng để làm việc này thường là JPEG
hoặc GIF.
Cách thứ hai, Hệ thống được triển khai theo mô hình Client/Server, hệ thống xây dựng theo
mô hình này gồm hai thành phần, thành phần Client được cài trên thiết bị của khách hàng, thành
phần Server được cài trên hệ thống máy tính của nhà cung cấp dịch vụ. Trong mô hình này vai
trò của thành phần Client tương tự như phần mềm duyệt web. Điểm khác biệt nằm ở nguyên tắc
hoạt động của hệ thống. Thứ nhất, phần mềm Client được tích hợp sẵn bản đồ nền (có thể ở
dạng vector hoặc raster), vì hạn chế về dung lượng bộ nhớ và tốc độ xử lý nên cơ sở dữ liệu
thông tin địa lý của phần mềm Client bị hạn chế về kích thước, do đó bản đồ nền đi kèm nó sẽ
rất đơn giản (có thể chỉ là mạng lưới đường giao thông). Thứ hai, vì lý do phần mềm Client đã
có bản đồ nền nên ở bước cung cấp kết quả, phần mềm Server chỉ cần gửi trả các byte số liệu

dưới dạng ký tự (nhỏ gọn hơn nhiều so với gửi một bản đồ dưới dạng file ảnh). Phần mềm
Client sẽ giải mã các byte số liệu để hiển thị vị trí trạm xăng và con đường cần đi trên bản đồ
nền của mình.
So sánh hai mô hình trên ta thấy, mô hình Client/Server có ưu điểm là tốc độ đáp ứng
nhanh do cắt giảm kích thước dữ liệu gửi từ nhà cung cấp về khách hàng nhưng nó lại yêu cầu
khách hàng phải cài thêm một phần mềm vào thiết bị của họ.
Dịch vụ tính cước theo vị trí
Có một số hệ thống cần xác định vị trí của khách hàng để tính cước cho dịch vụ mà họ sẽ
cung cấp. Ví dụ dịch vụ mua hàng từ xa, dịch vụ vận chuyển Như vậy, tính cước theo vị trí
thực ra là một chức năng của một hệ thống, chức năng này giúp tính giá thành dịch vụ một cách
chính xác hơn qua đó làm cho khách hàng tăng độ tin tưởng vào hệ thống.
Dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp
Trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt trong khi tham gia giao thông, du lịch, thám hiểm mặc
dù ta luôn thận trọng để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc nhưng đôi khi ta vẫn phải đối mặt
với các tình huống nguy hiểm, khi đó nếu có sự trợ giúp kịp thời cơ hội an toàn sẽ cao hơn. Hệ
thống hỗ trợ khẩn cấp hoạt động theo nguyên tắc: nhà cung cấp dịch vụ nhận tín hiệu yêu cầu hỗ
trợ từ khách hàng, khi đã xác định được vị trí người yêu cầu, nhà cung cấp sẽ gửi các trang thiết

bị kỹ thuật, nhân lực cần thiết đến hiện trường để giải quyết sự cố. Về phía mình, người sử dụng
dịch vụ cần được trang bị thiết bị cho phép dễ dàng gửi tín hiệu yêu cầu khi cần thiết và cung
cấp thông tin vị trí chính xác giúp người hỗ trợ có thể nhanh chóng tiếp cận hiện trường.
Dịch vụ giám sát
Để bảo vệ tài sản có giá trị như một chiếc ôtô, một chiếc xe máy đắt tiền người ta có thể
gắn vào nó thiết bị giám sát, khi được kích hoạt thiết bị này có nhiệm vụ gửi về máy tính của
nhà cung cấp dịch vụ vị trí hiện tại của mình. Dữ liệu vị trí được dùng để vẽ lại vết di chuyển
của thiết bị trên bản đồ. Khi bị mất hoặc thất lạc tài sản, khách hàng có thể căn cứ vào vết di
chuyển của thiết bị để tìm lại tài sản.
Ta còn gặp các dịch vụ giám sát dưới dạng các hệ thống quản lý, điều hành, ví dụ hệ thống
quản lý, điều hành mạng lưới taxi, hệ thống quản lý điều hành đội xe chở hàng, hệ thống quản
lý điều hành mạng lưới xe bus Trong các hệ thống trên, dữ liệu vị trí gửi về từ thiết bị giám sát

đặt trên xe được sử dụng để hỗ trợ người điều hành đưa ra các quyết định hợp lý giúp nâng cao
hiệu suất hoạt động của toàn bộ hệ thống.
III. XÂY DỰNG HỆ THỐNG LBS DƯỚI DẠNG ỨNG DỤNG WEB
Trong phần này tác giả sẽ giới thiệu chi tiết về cấu trúc, chức năng, nguyên tắc hoạt động
cùng các công nghệ và công cụ được sử dụng để xây dựng một hệ thống cung cấp thông tin dựa
trên vị trí theo mô hình ứng dụng web. Đây cũng là những nội dung nghiên cứu chính của đề tài
nghiên cứu khoa học cấp bộ mã số B2007-04-28 đang được tác giả thực hiện. Cấu trúc tổng thể
của hệ thống này được mô tả trong hình 2.

Hình 2. Mô hình hệ thống LBS dưới dạng ứng dụng web
Các thành phần chính trong hệ thống trên gồm có: Hệ thống định vị toàn cầu GPS được sử
dụng để cung cấp dữ liệu vị trí của khách hàng. Đồng nghĩa với việc sử dụng hệ thống GPS các

thiết bị di động (Smart Phone, PDA, Mobile phone, black box) phải được tích hợp bộ xử lý tín
hiệu GPS hoặc có khả năng kết nối với các thiết bị này để xác định vị trí hiện tại của mình. Các
kênh truyền thông di động được sử dụng trong hệ thống là GPRS và SMS, giao diện giữa kênh
truyền thông di động và mạng Internet là các trạm WAP gateway và SMS gateway. Ngoài các
thiết bị di động, khách hàng còn có thể sử dung máy tính PC kết nối Internet để giám sát từ xa
các thiết bị. Ứng dụng web được cài đặt trên web server, dữ liệu của hệ thống được đặt tại
Database server.
Để xác định vị trí của mình, bộ xử lý tín
hiệu GPS bên trong thiết bị di động cần nhận
được tín hiệu từ tối thiểu 3 vệ tinh GPS (hình
3). Bản chất của phép định vị là tìm giao điểm
của 3 mặt cầu, tâm của mỗi mặt cầu là vị trí vệ
tinh, bán kính của mỗi mặt cầu là khoảng cách
từ vệ tính đó đến thiết bị di động. 24 vệ tinh
trong hệ thống GPS liên tục phát tín hiệu bao
phủ toàn bộ bề mặt trái đất, nhiệm vụ của bộ xử
lý tín hiệu GPS là thu và giải mã tín hiệu để xác

định tọa độ vệ tinh đang phát đi tín hiệu đó và
thời điểm tín hiệu này được phát đi, đồng thời
căn cứ vào bước sóng và thời gian truyền tín
hiệu, bộ xử lý sẽ tính được khoảng cách từ nó đến vệ tinh. Việc còn lại mà bộ xử lý tín hiệu
GPS cần thực hiện là giải hệ phương trình ba ẩn bậc 3 để tìm giao điểm của 3 mặt cầu cũng
chính là vị trí của thiết bị.
Hình 3. N
g
u
y
ên l
ý

đ
ịnh vị tron
g
hệ thốn
g
GPS
Trong mô hình đang xét, có hai kênh trao đổi dữ liệu giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch
vụ: Kênh thứ nhất dùng dịch vụ GPRS, theo cách này WAP Gateway đóng vai trò là thành phần
trung gian kết nối kênh GPRS và mạng Internet, nhiệm vụ của nó là biên dịch giao thức để hai
mạng có thể chấp nhận dữ liệu của nhau. Bắt đầu quá trình làm việc, thiết bị di động gửi dữ liệu
đến WAP Gateway thông qua kết nối WSP (Wireless Session Protocol), WAP Gateway biên
dịch dữ liệu sang giao thức HTTP rồi gửi đến Web Server. Trên đường trả kết quả về WAP
Gateway thực hiện biên dịch ngược lại, từ giao thức HTTP về giao thức WSP. Bằng cách sử
dụng dịch vụ GPRS ta có thể trao đổi nhiều định dạng dữ liệu khác nhau, tất nhiên có cả JPEG,
GIF là các định dạng ảnh mà ta cần để truyền bản đồ theo mô hình raster. Kênh thứ 2 sử dụng
dịch vụ SMS, mỗi tin nhắn SMS chỉ bao gồm tối đa 160 ký tự nên dịch vụ này chỉ phù hợp cho
việc gửi dữ liệu vị trí về nhà cung cấp dịch vụ, đây là một chức năng của hệ thống giám sát -

điều hành từ xa, trong hệ thống này người điều hành có thể dùng máy tính PC kết nối vào Web
server để theo dõi quá trình di chuyển của đối tượng cần giám sát. Nhiệm vụ của SMS Gateway
trong kênh thứ 2 đơn giản là nhận các tin nhắn từ thiết bị di động sau đó gửi về web server bằng
giao thức HTTP và ngược lại, nhận các lệnh điều hành của người dùng truyền đến bằng HTTP
rồi chuyển thành các tin nhắn SMS gửi đến thiết bị di động.

Session
Maps
Catalog
Layers
Tables
Application logic
that controls the
flow of the
application
Web Control
Model
Controller
Views
IIS
Web Server
Web
Browser
Web
Browser
Workspace
Manager
MWS
File
DBMS

WMS
WFS
Routing
Server
MapMarker
Java
Route
Geocode
Session
Layers
Maps
Tables
IIS Server – Application
state Management
Session
COM+ Object pooling
Session
Dynamic
Connect
Driving
Direction
Organized
Layer/Table
Create/Edit
Workspase
Load
Workspase
HTML and JavaScript
is generated by the
application and sent

back to web browser to
render the views of the
application
User interacts with
the application views
and creates requests
to the application
process for results.
The results are
HTML
Developer can use
object pooling to
preload a set of
MapXtreme
Session objects to
speed up
performance
Developer
manages
Session and
user states via
IIS state
mansgement
tools
MapXtreme
Applications
run inside
Aspnet_wp
worker process


Hình 4. Cấu trúc ứng dụng WEB GIS của MapXtreme
Thành phần cuối cùng và cũng là thành phần quan trọng nhất của hệ thống là ứng dụng
web tích hợp công nghệ GIS, đây là nơi diễn ra các quá trình phức tạp bao gồm thu thập, phân
tích các yêu cầu từ khách hàng, xử lý dữ liệu, an toàn thông tin, quản lý quá trình tương tác giữa
người dùng và hệ thống GIS qua Internet chính vì vậy đây là nơi tập trung nhiều công nghệ
mới và công cụ mạnh trong ngành công nghệ thông tin. Ta có thể xem xét cấu trúc bên trong
của một ứng dụng WEB GIS qua việc tìm hiều phần mềm Mapinfo MapXtreme (hình 4), đây là
bộ công cụ mạnh được tác giả lựa chọn để xây dựng ứng dụng web trong đề tài NCKH cấp bộ
mã số B2007-04-28. MapXtreme chia ứng dụng web GIS thành ba phần chính Views, Model và
Controller. Views đảm nhiệm chức năng cung cấp các khuôn mẫu tạo giao diện người dùng,
tương tác với người dùng, trình diễn kết quả, HTML và JavaScript là các ngôn ngữ được sử
dụng để tạo lên các chức năng của thành phần Views. Thành phần thứ hai – Model có nhiệm vụ
tương tác với các nguồn dữ liệu và mô hình dữ liệu trong chương trình. Quản lý không gian làm
việc (Workspace Manager), quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS), thực hiện các dịch vụ WMS (Web
Map Service), WFS (Web Feature Service), thực hiện các giải thuật trên bản đồ là các chức
năng thuộc thành phần Model. Thành phần thứ ba – Controller được coi là thành phần điều phối

hoạt động của chương trình, thành phần này cung cấp các công cụ cho phép người dùng tương
tác với các chức năng của thành phần Model, các thao tác mà người dùng thường xuyên thực
hiện trên bản đồ là phóng to, thu nhỏ, duyệt bản đồ (di chuyển bản đồ trên màn hình để thay đổi
vùng quan sát) hoặc truy vấn thông tin về một đối tượng trên bản đồ.
Để đảm bảo cho sự thành công của hệ thống LBS, ngoài việc có một giao diện đẹp, dễ sử
dụng, các chức năng hoạt động ổn định, tốc độ đáp ứng nhanh thì ứng dụng web cần đến một cơ
sở dữ liệu có nội dung phong phú và luôn được cập nhật, đáp ứng yêu cầu này đồng nghĩa với
việc phải hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp nội dung và dữ liệu.
IV. KẾT LUẬN
Theo số liệu thống kê của Integrated Data Communications, Inc. (IDC) và Strategis Group
LBS đang là một dịch vụ đem lại lợi nhuận cao tại Mỹ và châu Âu, trong tương lai LBS được
dự đoán sẽ tiếp tục phát triển rất mạnh tại các thị trường này. Ở Việt Nam hiện tại còn ít người
biết đến dịch vụ LBS, lý do chính là cước phí các dịch vụ truyền dữ liệu di động còn cao trong

khi băng thông các dịch vụ này còn thấp chưa đủ điều kiện để các nhà cung cấp có thể triển khai
dịch vụ. Trong tương lai gần tình hình sẽ được cải thiện khi băng thông các mạng di động được
mở rộng và cước phí truyền thông giảm. Do đó có thể coi đề đề tài B2007-04-28 và bài báo này
là bước đệm cho việc xây dựng thành công một hệ thống LBS hữu dụng trong thực tế.

Tài liệu tham khảo
[1]. Stefan Steiniger, Moritz Neun and Alistair Edwardes, Foundations of Location Based Services,
CartouCHe1 - Lecture Notes on LBS, V. 1.0, 2005
[2]. Christian S. Jensen, Anders Friis-Christensen, Torben B. Pedersen, Dieter Pfoser, Simonasˇ Saltenis,
and Nectaria Tryfona, Location-Based Services - A Database Perspective, Department of Computer
Science, Aalborg University
[3]. MapInfo Corporation, Business Issues and Opportunities in Location-based Services,
, 2002
[4]. MapInfo Corporation, MapXtreme 2005® Version 6.7 DEVELOPER GUIDE,
http:/www.mapinfo.com, 2005
[5]. Mohinder S. Grewal, Lawrence R. Waill, Angus P. Andrews, Global Positioning Systems - Inertial
Navigation and Integration, ISBN 0-471-20071-9, John Wiley & Sons, Inc., 2001
[6]. Open Geospatial Consortium, Inc., Corrigendum for the OpenGIS® Web Feature Service (WFS)
implementation specification 04-095,
, 2006
[7]. Open Geospatial Consortium, Inc. ,OpenGIS® Web Map Server Implementation Specification,
, 2006.
[8]. Wireless Application Protocol Forum Ltd., WAP-210-WAPArch-20010712, Version 12-July-2001,
, 2001♦

×