Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

ôn tập phát triển hệ thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.48 KB, 21 trang )

Câu 1: 6 mục tiêu của phương pháp luận:
• Để ghi lại một cách chính xác các yêu cầu đối với một HTTT. Phương pháp luận nên giúp chi tiết hóa
yêu cầu của người dùng hoặc nguyên cứu phát triển hệ thống và phân tích yêu cầu của người sử dụng.
Nếu không thì hệ thống thông tin kết quả sẽ không đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
• Để cung cấp một phương pháp phát triển một cách có HT để tiến đến có thể được giám sát một cách có
hiệu quả: việc cung cấp các các điểm kiểm tra và giai đoạn được xác định rõ trong một phương pháp
phải đảm bảo rằng các kỹ thuật lập kế hoạch dự án được áp dụng hiệu quả.
• Cung cấp một HTTT trong một thời hạn phù hợp vớii chi phí chấp nhận được.
• Để tạo ra một HT được lập tài liệu tốt và dễ dàng để bảo trì: một nhu cầu điều chỉnh HTTT trong tương
lai là không thể tránh khỏi khi môi trường kinh doanh của doanh nghiệp luôn thay đổi và sự điều chỉnh
phải được thực hiện hiệu quả dựa vào HT.
• Để cung cấp một dấu hiệu của bất kỳ thay đổi phải được thực hiện càng sớm càng tốt trong quá trình
phát triển. Quy trình HTTT từ phân tích thiết kế cho đến khi cài đặt, chi phí liên quan cũng tăng theo
quy trình phát triển này, do vậy cần thay đổi một cách hiệu quả và tốt hơn.
• Để cung cấp một HT được yêu thích bởi những người bị ảnh hưởng bởi HT đó: tùy theo đối tượng
người dùng.
 Trong 6 mục tiêu trên đều không thể thiếu trong một phương pháp luận phát triển HTTT: dự án nào
cũng phải xác định chính xác các yêu cầu, phải được giám sát một cách chặt chẽ khi thực hiện,cùng với
thời gian và chi phí phù hợp để đảm bảo khi phát tiển 1 HT có thể giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí,
tăng lợi nhuận, cái tiến dịch vụ và đạt lợi thế cạnh tranh, khi HT bị lỗi nó phải được khắc phục một
cách nhanh chóng và dễ, cuối cùng tùy theo đối tượng sử dụng mà cung cấp một HTTT phù hợp và
hiệu quả nhất.
Câu 2. điểm mạnh và điểm yếu của chu trình phát triển truyền thống:
SDLC là một cách tiếp cận có hệ thống và có trật tự để giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ thống
phần mềm. Là phương pháp tổng thể để phát triển HTTT.
Ưu điểm:
• Phương pháp tiếp cận truyền thống để phát triển.
• Hệ thống được lập tài liệu tốt, dễ bảo trì.
• Cải thiện kiểm soát chất lượng và các tiêu chuẩn.
• Tập trung cho đào tạo.
• Tạo điều kiện tốt để quản lý dự án.


• Sử dụng thống nhất toàn HTTT.
• Học tập và rút kinh nhiệm trong sử dụng.
• Nâng cao chất lượng sản phẩm và quá trình.
Nhược điểm:
• Thất bại trong việc đáp ứng nhu cầu của nhà quản lý.
• Các mô hình của các quá trình không ổn định.
• Thiết kế dựa theo kết quả đầu ra dẫn đến không linh hoạt vì khi một giai đoạn kết thúc mới được
chuyển sang giai đoạn tiếp để thực hiện, nhưng lúc này lại có sự thay đổi yêu cầu của người sử dụng thì
chỉ còn cách là thực hiện lại từ đầu.
• Người sử dụng không hài lòng vì trao đổi với khách hàng chỉ trong giai đoạn phân tích, thông tin phản
hồi từ phái khách hàng bị chậm do vậy không đáp ứng hết được yêu cầu thay đổi của khách hàng.
• Vấn đề với tài liệu.
• Thiếu kiểm soát.
• Hệ thống không đầy đủ.
• Sự tồn đọng ứng dụng.
• Khối lượng công việc bảo trì: khi mà 1 giai đoạn bị lỗi thì hệ thống không biết sai chỗ nào, do ít có sự
tham gia của khách hàng, do vậy khối lượng cong việc bảo trì lớn.
• Các vấn đề với cách tiếp cận lý tưởng.
• Nhấn mạnh về tư duy cứng.
• Giả định về phát triển “green-field”.
Câu 3. Bạn sẽ sử dụng SDLC để phát triển một ứng dụng nhỏ chạy trên 1 máy tính ntn?
Bạn sẽ chỉnh sửa nó lại như thế nào?
Chu trình phát triển httt (SDLS) là một chuỗi các hoạt động để phát triển và thực hiện một hệ thống
thông tin, nó rất hữu ích khi xây dựng một hệ thống phức tạp.
Sử dụng SDLC để phát triển một ứng dụng phần mềm nhỏ chạy trên 1 máy tính ta cần phải thực
hiện các bước:
- Phân tích tính khả thi: xem xét chi phí, thời gian xây dựng và trình độ của bản thân có đủ để thực hiện
dự án nhỏ này hay không? Sau khi xây dựng xong thì ứng dụng này có thể đáp ứng các yêu cầu của
người dùng k? Khả năng thành công là bao nhiêu?
- Phân tích các yêu cầu và đặt tính kỹ thuật:

Xác định yêu cầu của người dùng đối với ứng dụng mới?
Phân tích phạm vi sử dụng của ứng dụng này?
Phân tích các đặt tính kĩ thuật:
• Đối với hệ thống: mô tả chi tiết các bước xem xét hệ thống: cấu hình phần cứng, phần mềm hệ thống,
các yếu tố kĩ thuật khác.
Mô tả quy trình cài đặt hệ thống
Mô tả các phương pháp xác định lỗi cài đặt và cách sử dụng
• Đối với Ứng dụng mới:
Mô tả chi tiết các bước cài đặt ứng dụng
Mô tả các tham số cài đặt
Mô tả các phương pháp xác định lỗi cài đặt.
- Thiết kế:
• Sử dụng mô hình đồ họa của hệ thống để biểu diễn các yêu cầu của người dùng về dữ liệu, các quy
trình, giao diện và để đơn giản hóa việc cải thiện sự truyền thông tin giữa các người dùng.
• Kỹ thuật sẽ được sử dụng như thế nào để xây dựng hệ thống về mặt dữ liệu, các quy trình và giao diện.
- Mã hóa: thiết kế phải được dịch sang 1 dang ngôn ngữ có thể đọc/hiểu được. đây lf giai đoạn thực hiện
nhiệm vụ này. Sử dụng các công cụ lập trình như biên dịch, phiên dịch, gỡ rối,…được dử dụng để mã
hóa. Sử dụng các ngôn ngữ lập trình C/C++, pascal, java được sử dụng để viết mã….
- Kiểm thử: Sau khi mã được tạo ra, ta sd các pp kiểm thử khác nhau có thể đc sd để làm sáng tỏ những
lỗi có thể xảy ra.
Sau khi đã đc ktra 1 cách thích hợp và đc chấp thuận, nó sẽ ddcj đưa vào sd thực tế
- Bảo trì: duy trì và nâng cấp phần mềm để đối phó với các vấn đề mới đc phát hiện hoặc yêu cầu mới có
thể tốn nhiều thời gian hơn so với việc phát triển ban đầu của ứng dụng.
Các cách sửa đổi: ứng dụng cần phải đc xd 1 cách mềm dẻo để có thể dễ dàng thay đổi.
Sử dụng các phần mềm sửa lỗi
Sử dụng các công cụ lập trình
Câu 4. Hãy cho biết tại sao BPR (tái cấu trúc quy trình kinh doanh) được chỉnh sửa theo hướng
mềm hơn, bạn nghĩ rằng việc thay đổi này sẽ làm giảm khuynh hướng của nó ntn?
- BPR (Business process re-engineering )là một chiến lược quản lý kinh doanh, tập trung vào việc phân
tích và thiết kế các quy trình công việc và quy trình kinh doanh trong một tổ chức. BPR tìm cách giúp

các công ty triệt để cơ cấu lại tổ chức của mình bằng cách tập trung vào việc thiết kế từ dưới lên các
quá trình kinh doanh của họ.
- Theo Michael Hammer, cha đẻ của khái niệm BPR thì: "Tái cấu trúc quy trình KD BPR là sự đánh giá
lại một cách cơ bản và thiết kế lại tận gốc rễ qui trình hoạt động sản xuất KD để đạt được sự cải thiện
vượt bậc đối với các chỉ tiêu cốt yếu, có tính nhất thời như chi phí, chất lượng, dịch vụ và hiệu năng".
- Để đạt mục tiêu và hiệu quả cao trong tái cấu trúc, cần phải chú ý đến các yếu tố: Tái cấu trúc quy trình
KD nghĩa là sẽ đi từ con số không, như khi bạn bắt đầu khởi nghiệp; quy trình BPR không quan tâm
đến cơ cấu tổ chức và các thủ tục mà DN đã dày công gây dựng trước mà sẽ làm mới một cách triệt để.
- Thay đổi do BPR tạo ra có thể dễ dàng được chấp nhận ở cấp chiến lược (hội đồng quản trị) cũng như
hàng ngũ lãnh đạo cấp cao. Tuy nhiên, càng xuống các cấp quản lý thấp hơn, tác động của nó càng lớn:
Thay đổi tư duy ở cấp chiến lược có thể làm hàng ngàn nhân (NV) viên bị sa thải; tiến hành triệt để
một phương thức làm việc mới có thể phá tan cơ cấu một phòng ban
- Ngoài ra thời gian thực hiện BPR kéo dài, nó cũng ảnh hưởng tới quy trình sxkd của Dno.
 Vì vậy khi DNo muốn t/h tái cấu trúc quy trình kd thì cần phải t/h mềm mỏng để hạn chế sự ảnh
hưởng của nó tới quy trình hoạt động của tổ chức, tới nv, người lđ. Giúp nv, người lđ có thể thích
nghi từ từ tới việc thay đổi hoàn toàn của tổ chức.
Để tránh những ảnh hưởng tiêu cực tới tổ chức nên đặc biệt chú ý đến 3 yếu tố sau khi tiến hành tái cơ
cấu qtkd:
1. Tính đơn giản: Cần xây dựng một hệ thống quy trình đơn giản thay vì phức tạp. Sự đơn giản giúp
DN giảm thiểu rủi ro khi thay đổi.
2. Chú trọng đào tạo NV: Tái cấu trúc DN sẽ rất rủi ro nếu không được sự đồng thuận của NV, khi họ là
những người đầu tiên chịu ảnh hưởng của việc thay đổi. Nếu DN chăm lo đến huấn luyện và đào tạo
NV, đồng thời giúp họ nhận thức được đòi hỏi tất yếu của thị trường, lúc đó NV chính là tác nhân đóng
góp cho sự thành công của dự án BPR.
3. Lựa chọn một người bạn đồng hành: Tiêu chí lựa chọn nhà tư vấn cần được nghiên cứu kỹ lưỡng
trước khi thực hiện. Tái cơ cấu là một quá trình dài hạn, luôn phải bám sát những thay đổi mới nhất của
thị trường, do vậy, DN cần một đối tác tư vấn trung thành và đủ năng lực.
Câu 5: Hãy chọn ra 1 công ty hay 1 phòng ban của 1 trường Đại học, bạn sẽ xác định các yêu cầu của 1
HTTT mới bằng cách nào?
Các bước thực hiện phân tích yêu cầu

Tiên đoán (khảo sát sơ bộ).
Nghiên cứu khảo sát (lên kếhoạch khảo sát chi tiết).
Phân tích (có nhận xét của chuyên viên)
Kết quả: Hồ sơ phân tích hiện trạng
2.1 Tiên đoán: (sơ bộ)
Đối với công việc tiên đoán chuyên viên phân tích cần giải đáp được một số câu hỏi như sau:
- Hệ thống thông tin mới bao gồm cái gì?/ Hệthống thông tin hiện tại đang bao gồm nội dung gì? Và
tương lai cần thêm nội dung gì? Những thông tin gì? Lấy ở đâu? Lúc nào? Hiện tại đang ởdưới dạng
nào? Ai đang chịu trách nhiệm? Gốc phát sinh thuộc thông tin? Được phát sinh lúc nào?, …
Kết quả:
Những con người/bộphận -> cần đi để làm việc với họ.
Danh sách những tài liệu/ chứng từ cần tìm hiểu.
2.2 Nghiên cứu khả thi: lên kế hoạch khảo sát chi tiết
- Khảo sát, xác định nguồn thông tin: nội bộ hay bên ngoài môi trường.
- Khảo sát quy trình nghiệp vụ cơ bản
Mục đích qui trình?
Có bao nhiêu bước?
Đi qua đâu (bộphận nào?)
Bởi ai
Bao lâu
Tần suất?
Ai dùng thông tin kết quả? Dùng ntn?
- Cuối cùng là đánh giá thuộc từng bộ phận nghiệp vụ liên quan đến công việc của họ.
2.3 Phân tích:(có nhận xét của chuyên viên)
- Phân tích hiệu quả và đánh giá tính khảthi của hệ thống:
- Khả thi về mặt kỹ thuật
- Khả thi về tác vụ
- Khả thi về kinh tế
đưa ra một sốcác giải pháp để so sánh, đánh giá và cuối cùng sẽchọn một giải pháp
tối ưu nhất và có thể chấp nhận được.

• các kỹ thuật thu thập thông tin:
- Phỏng vấn.
- Lập bảng câu hỏi (viết).
- Nghiên cứu tài liệu.
- Quan sát hiện trường.
o Phỏng vấn
Phương thức phỏng vấn sẽ được thực hiện trực tiếp với người tham gia vào hệ thống.
+ Đối tượng phỏng vấn:
Cá nhân.
Bộphận/tổ.
+ Phương thức phỏng vấn
Tựdo: hỏi đâu trả lời đó
Có hướng dẫn: hướng người được phỏng vấn theo mục tiêu chính, …
Trước khi phỏng vấn: nhóm phân tích cung cấp cho lãnh đạo cao nhất trong tổ chức danh sách bộ phận,
những cá nhân và thời gian sẽ thực hiện phỏng vấn đểsắp xếp kế hoạch làm việc.
Những thông tin liên quan đến kế hoạch phỏng vấn cần phải
được thông báo trước như:
- Danh sách người + bộphận sẽ phỏng vấn
- Lịch làm việc (không được áp đặt cho khách hàng)
Xác định trởlại vị trí của những người mà mình phải làm việc trong cơ cấu tổ chức và những nhiệm
vụcủa họ.
Sau khi phỏng vấn:
Tóm tắt, nhắc lại nội dung sau buổi phỏng vấn với mục tiêu để kiểm tra, hệthống hóa nội dung thu thập
được sau buổi phỏng vấn. Nếu cần thiết có thểlập biên bản phỏng vấn
o Lập bảng câu hỏi:
Bảng câu hỏi sẽ được nhóm phân tích chuẩn bị trước, sau khi chuẩn bi xong bảng câu hỏi có thể gởi
cho những cá nhân/ bộ phận có liên quan đ ểhọ trả lời.
Khi sử dụng bảng câu hỏi cần: thử nghiệm trong đối tượng hẹp, sau đó triển khai ra đối tượng rộng.
o Nghiên cứu tài liệu
- Qui định nội bộ(thường tốt trong doanh nghiệp có ISO).

- Chủtrương của đơn vị/doanh nghiệp nhưthếnào?
- Những qui định bất thành văn trong đơn vị/doanh nghiệp sửdụng HTTT.
o 3.4 Quan sát hiện trường
Quan sát hiện trường bằng cách tham gia trực tiếp vào một bước trong qui trình hoặc cảqui trình nghiệp
vụ đểcó thểghi nhận nắm bắt được những thông tin cần thiết.
4. Các kỹthuật phân tích
Các kỹ thuật phân tích có thể dựa trên các công cụ như:
Cây quyết định (giống nhưuser case)
Bảng quyết định
Sơ đồ lưu chuyển thông tin và chứng từ
Sơ đồtổ chức
⇒Kết quả cuối cùng của giai đoạn phân tích yêu cầu là bộ hồ sơ phân tích hiện trạng.
Xác định các yêu cầu:
1. Các yêu cầu quá trính truyền thống
2. Các vấn đề thực tế
3. Các yêu cầu thay đổi và mở rộng
4. Các yêu cầu không thể biết
5. Các yêu cầu phi chức năng
Câu 6:
Mô hình hóa dữ liệu là gì?
Mô hình dữ liệu là quá trình tạo ra một mô hình khái niệm của các đối tượng dữ liệu và làm thế nào các
đối tượng dữ liệu liên kết với nhau trong một cơ sở dữ liệu. Mô hình dữ liệu tập trung vào cách các đối
tượng dữ liệu được tổ chức hơn về hoạt động được thực hiện trên dữ liệu.
Có hai phương pháp chính được sử dụng để mô hình hóa dữ liệu được gọi là các thực thể- mô hình ER
và mô hình đối tượng. Sử dụng rộng rãi nhất trong số này là hai mô hình ER. Mô hình dữ liệu được tạo
ra bằng cách sử dụng các yêu cầu của cơ sở dữ liệu bằng cách xem xét các tài liệu hiện có và phỏng
vấn người dùng cuối cùng của hệ thống. Mô hình dữ liệu chủ yếu sản xuất hai kết quả đầu ra. Người
đầu tiên là sơ đồ thực thể-mối quan hệ (được biết đến rộng rãi như là sơ đồ ER), đó là việc dùng hình
ảnh của các đối tượng dữ liệu và tương tác giữa chúng. Điều này rất có giá trị bởi vì nó có thể dễ dàng
học được và có thể được sử dụng để giao tiếp với người dùng cuối. Sản lượng thứ hai là tài liệu dữ liệu

mô tả đối tượng dữ liệu, mối quan hệ giữa các đối tượng dữ liệu, và các quy tắc yêu cầu của cơ sở dữ
liệu. Này được sử dụng bởi các nhà phát triển cơ sở dữ liệu để phát triển cơ sở dữ liệu.
mô hình hóa quy trình là gì?
Mô hình quá trình hoặc cụ thể quá trình kinh doanh mô hình hóa (BPM) liên quan đến quá trình đại
diện của một doanh nghiệp như vậy mà các quá trình hiện tại có thể được phân tích để nâng cao chất
lượng và hiệu quả. BMP nói chung là theo sơ đồ của chuỗi các hoạt động được thực hiện trong một tổ
chức. Nó sẽ hiển thị các sự kiện, hành động và điểm kết nối từ đầu đến cuối của chuỗi. kỹ thuật cơ bản
là phân rã chức năng.
Có hai kỹ thuật mô hình hóa quy trính là sơ đồ luồng dữ liệu và tiếng anh cấu trúc. Sơ đồ luồng dữ liệu

Sự khác biệt giữa mô hình hóa dữ liệu và mô hình hóa quá trình là gì?
Mô hình dữ liệu đại diện cho các đối tượng dữ liệu và tương tác giữa các đối tượng dữ liệu trong một tổ
chức, trong khi các mô hình quy trình là theo sơ đồ của một chuỗi các hoạt động trong một tổ chức. Mô
hình dữ liệu có thể được xem như là một phần của mô hình quá trình kinh doanh, xác định như thế nào
thông tin trong tổ chức nên được lưu trữ một cách hiệu quả để cải thiện hiệu suất tổng thể. Trong một
tổ chức điển hình có sự tương tác quan trọng giữa mô hình dữ liệu và các mô hình quy trình kinh
doanh.
Việc phân tách giữa thiết kế luận lý và vật lý là vấn đề quan trọng. Nó đem đến một mức độc lập dữ
liệu. dữ liệu thì thường ổn định hơn quy trình. Vi` dụ như trong trường đại học, thì những dữ liệu liên
quan đến sinh viên thì ổn định những nghiệp vụ, những quy trình tronh trường đai học đối với sinh
viên. Sinh viên sẽ có tên, đại chỉ, mssv, còn quy trình ví dụ như quy trình đăng kí thì có thể thay đổi.
Nếu không tách biệt hai cái đó. Mỗi khi một phần tử riêng lẻ thay đổi hay có sự thay đổi trong một tiến
trình xử lý thì kéo theo phải thay đổi các tập tin dữ liệu tươngứng. Việc tổ hợp các tập tin dữ liệu
chuyên biệt cũng rất khó khăn, vì mỗi tập tin mang tên và định dạng dữ liệu khác nhau. Cách tiếp cận
này tạo ra sự dư thừa dữ liệu, hao phí qua nhiều công sức cho việc thu thập và tổ chức dữ liệu, và các
dữ liệu sử dụng kém hiệu quả do không thể chia sẻ giữa các ứng dụng với nhau
vì vậy mô hình hóa quy trình cần tách biệt với mô hình hóa dữ liệu.
Quy trình có thể thay đổi mà không cần thiết thay đổi các tập tin máy tính và các tập tin máy tính có
thể thay đổi mà không cần thiết thay đổi quan điểm của người sử dụng.
Ngay cả khi những ứng dụng thay đổi, dữ liệu đã được thu thập vẫn có liên quan tới hệ thống mới hoặc

được sửa lại. và không cần phải thu thập hoặc xác nhận lại.
Ngoải ra còn cần mô hình hóa các đối tượng, sự tương tác giữa các đối tượng.Các đối tượng có cùng
cấu trúc và hành vi được tổ chức thành từng lớp. Kế thừa cho phép tạo ra các lớp mới có chung với các
lớp đang tồn tại một số đặc trưng và có thêm các đặc trưng mới.
Câu 7: Tại sao bạn nghĩ mô hình hóa đối tượng lại bao hàm nhiều hơn ng dùng so với mô hình hóa DL
và quy trình?
Sự phát triển của hướng đối tượng khác so với những mô hình khác, chẳng hạn như mô hình hóa dữ
liệu và quy trình đã được mô tả ở những phần trước. Rõ ràng nó bao hàm mô hình hóa dữ liệu và quy
trình, vì đây là những nguyên tắc cơ bản của của hệ thống, nhưng nó theo một cách hoàn toàn khác
nhau. Nó không xử lý dữ liệu và các quá trình riêng biệt nhưng kết hợp hoặc đóng gói chúng thành một
đối tượng.
Một đối tượng đại diện cho một cái gì đó trong thế giới thực, ví dụ một đối tượng đại diện cho một
chiếc xe hơi, trong một ứng dụng cho thuê xe. Nó có dữ liệu, chẳng hạn như các nhà sản xuất, mô hình,
màu sắc, số chỗ ngồi, đi lại, v.v… Nó cũng có quá trình hay hành động, chẳng hạn như đi về phía
trước, đi ngược, phanh, tăng tốc, v.v…
Mô hình hướng đối tượng có liên quan với đại diện các đối tượng, bao gồm cả dữ liệu và quy trình của
chúng, và sự tương tác của các đối tượng, trong một hệ thống.
Phương pháp tiếp cận hướng đối tượng đại diện cho dữ liệu, quy trình, con người, và như vậy, tất cả
các đối tượng.
Câu 8:
So sánh và phân biệt các pp tiếp cận khác nhau cho việc phát triển HTTT (giữa evolutionary,
prototype, rad, agile. Web – base) với SDLC
PHƯƠNG PHÁP THÁC NƯỚC SDLC: gồm 7 bước
− Khởi tạo
− Đánh giá khả thi
− Phân tích
− Thiết kế
− Xây dựng
− Chuyển giao
− Bảo trì và đánh giá

Với pp này, HT được lập tài liệu tốt, phân rã công việc rõ ràng, tạo đkiện tốt để quản lý dự án. Điểm
yếu là thiếu linh hoạt, khó kiểm soát lỗi, khó bảo trì, và phụ thuộc lớn vào giả định khi ptriển HT
PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG NHANH RAPID APPLICATIONS DEVELOPMENT (RAD)
Pp phát triển tiến hóa là 1 vòng lặp đi lặp lại các bước cho đến khi hoàn thiện HT. bao gồm các bước
Lắng nghe yêu cầu từ KH  xây dựng HT  Kiểm tra và quay lại lắng nghe ý kiến KH cho đến khi
HT được hoàn chỉnh
Pp RAD giải quyết được vấn đề cứng nhắc của pp thác nước truyền thống. Các lỗi phát sinh có thể đc
kiểm soát dễ dàng hơn thay vì tích tụ như SDLC. Dễ dàng tính toán các chi phí cho dự án. Nhược điểm
của RAD là không phù hợp cho các dự án lớn và phức tạp, bên cạnh đó, cần có sự liên kết chặt chẽ
giữa các bên cho việc ptriển HT
PHÁT TRIỂN TIẾN HÓA EVOLUTIONARY DEVELOPMENT
Là một phương pháp lặp đi lặp lại và gia tăng để phát triển phần mềm
Khuyết điểm của pp này là:
− Quy trình thì không nhìn thấy rõ được: Các nhà quản lý cần phân phối thường xuyên để đo lường sự
tiến bộ.
− Phần mềm thường dược cấu trúc nghèo nàn: Sự thay đổi liên tục dễ làm đổ vỡ cấu trúc của phần mềm,
tạo ra sự khó khăn và tốn phí.
− Thường đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt: Hầu hết các hệ thống khả dĩ theo cách này được tiến hành bởi
các nhóm nhỏ có kỹ năng cao cũng như các cá nhân phải năng động.
Mô hình này thích hợp với:
− Phát triển các loại phần mềm tương đối nhỏ, có đời sống tương đối ngắn
TẠO MẪU PROTOTYPING
Trong đó, qui trình được bắt đầu bằng việc thu thập yêu cầu với sự có mặt của đại diện của cả phía phát
triển lẫn khách hàng nhằm định ra mục tiêu
Tổng thể của hệ thống phần mềm sau này, đồng thời ghi nhận tất cả những yêu cầu có thể biết được và
sơ luợc những nhóm yêu cầu nào cần phải được làm rõ. Sau đó, thực hiện thiết kế nhanh tập trung
chuyển tải những khía cạnh thông qua prototype để khách hàng có thể hình dung, đánh giá giúp hoàn
chỉnh yêu cầu cho toàn hệ thống phần mềm.
PHÁT TRIỂN LINH HOẠT AGILE DEVELOPMENT
Phương pháp này cho phép các phần mềm có khả năng biến đổi, sửa chữa ngay cả khi dự án đã bắt đầu.

Pp này giúp ptriển HT dựa trên quy trình phát triển lặp (interative development) – mỗi dự án sẽ được
chia ra thành nhiều mảng nhỏ, dễ sử dụng và dễ sửa đổi khi yêu cầu của khách hàng thay đổi. Từng
phần nhỏ của dự án sẽ được test ngay trong quá trình làm dự án
Với pp này cũng yêucầu sự liên kết chặt chẽ giữa các bên liên quan, đặc biệt là sự liên kết trong đội
ptriển dự án
PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN NỀN WEB
Pp này cung cấp cơ hội để tiết kiệm thời gian và tiền bạc, và cải thiện cách tương tác với khách hàng,
nhà cung cấp và đối tác kinh doanh.
− Hỗ trợ ngay từ các lớp liên kết đầu tiên, do đó cho phép chú thích của người dùng cuối và phát triển
tiến hóa của các mối quan hệ trong môi trường;
− Hỗ trợ cho một cơ chế mà theo đó khách hàng có thể nhận được thông báo không đồng bộ các thay đổi
tài nguyên
− Hỗ trợ tiếp cận bình đẳng với các dịch vụ cho các ứng dụng hypermedia xem phía khách hàng, qua đó
tạo điều kiện cho sự hội nhập của các định dạng dữ liệu không phải HTML được tìm thấy trong công
nghệ phần mềm;
− Hỗ trợ cho các tác giả phân phối và điều khiển phiên bản, đó là cần thiết cho các nhà phát triển làm
việc trong một không gian chia sẻ thông tin;
Hỗ trợ cho điều khiển linh hoạt và cơ chế phối hợp, tạo điều kiện cho quá trình phát triển phần mềm
hợp tác và quy trình làm việc trên web.
Câu 9: Hãy chỉ ra sự giống và khác nhau cơ bản giữa việc phát triển ứng dụng web với phát triển
các loại HTTT khác:
Giống nhau: Việc phát triển ứng dụng web và phát triển các loại HTTT đều phải trải qua các giai đoạn:
nghiên cứu tính khả thi, thiết kế, xây dựng và phát triển ứng dụng/hệ thống, hoàn thiện và bảo trì. Tính
an toàn, bảo mật cho HT/ứng dụng web đều cần được đảm bảo. Cần xác định hạ tầng công nghệ để
phát triển HTTT/ứng dụng web
Phát triển ứng dụng web Phát triển hệ thống thông tin
Quy mô nhỏ hơn HTTT Quy mô lớn bao trùm cả doanh nghiệp
Ưu tiên cho KH sử dụng web( Tốc độ tải
trang thiết kế trang, các tiện ích kèm theo)
Xác định rõ rang các yếu tố đầu vào và

đầu ra cho hệ thống
Thiết kế về giao diện là một trong những
yêu cầu hang đầu khi phát triển ứng dụng
web
Cần xác định mức độ ưu tiên cho các ứng
dụng được cài đặt trong HT, ưu tiên cho
ng dung trong HT
Câu 12: Lý do ATBM lại quan trọng với người dung internet
• Tội phạm máy tính ngày càng tang cao
• Phần mềm độc hại có thể xâm nhập máy tính phá hại các tài nguyên quan trọng
• Dữ liệu cá nhân bị đánh cắp và các dạng khủng bố điện tử do các hacker gây nên
• Các sự cố CNTT ngày càng nhiều
Biện pháp ngăn chặn:
• S ử dụng phần mềm ng ăn chặn, phát hiện xâm phạm, thông qua hệ thống phát hiện xâm phạm
IDS
• Sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ quản lý an ninh
• Hạ tầng kĩ thuật công khai ( PKI)
• Lọc và phân loại nội dung trên internet
• Sử dụng tường lửa chuyên biệt có khả năng giám sát mạng
Câu 13:
Hãy chọn lựa 1 tổ chức, ví dụ thư viện của 1 đại học, đề xuất 4 hay 5 thực thể và chuẩn hóa nó ở
mức chuẩn thứ 3
DẠNG CHUẨN THỨ NHẤT:
- Một qhệ chỉ được gọi là ở dạng chuẩn thứ 1 (1NF) khi và chỉ khi các thuộc tính chỉ chứa các giá trị
nguyên tố (các thuộc tính phải là ĐƠN TRỊ - chỉ là số hoặc chuỗi)
DẠNG CHUẨN THỨ HAI:
- Một qhệ ở dạng chuẩn thứ hai khi và chỉ khi nó đã ở dạng chuẩn thứ 1 và mọi thuộc tính không khóa
của qhệ phải phụ thuộc hàm đầy đủ vào khóa chính của nó
DẠNG CHUẨN THỨ BA:
- Một qhệ ở dạng chuển thứ ba khi và chỉ khi nó ở dạng chuẩn thứ 2 và mọi thuộc tính ko khóa của nó

đều ko phụ thuộc bắc cầu vào khóa chính
- Đnghĩa khác: qhệ được gọi là ở dạng chuẩn thứ 3 khi và chỉ khi mọi phụ thuộc hàm ko hiển nhiên X 
Y trong qhệ R phải thỏa mãn 1 trong 2 đkiện sau:
+ X là siêu khóa
hoặc
+ các thuộc tính Y không nằm trong X đều là thành viên của 1 khóa nào đó (ko nhất thiết phải là cùng 1
khóa)
Câu 15:Bài tập tình huống 1
Cho biết hoạt động của một trung tâm cho thuê băng đĩa như sau:
Để có thể thuê băng đĩa tại trung tâm, ban đầu khách hàng phải làm thủ tục để được cấp thẻ thuê. Bộ
phận làm thẻ sẽ dựa trên thông tin do khách hàng cấp và cấp cho khách một thẻ thuê. Thông tin về việc
cấp thẻ sẽ được cập nhập vào cơ sở dữ liệu nghiệp vụ của trung tâm. Mỗi lần đến thuê băng đĩa, khách
hàng sẽ trình thẻ thuê và nêu yêu cầu thuê cụ thể. Bộ phận cho thuê sẽ xử lý và đáp ứng yêu cầu thuê
của khách hàng dựa trên thông tin tra cứu từ cơ sở dữ liệu nghiệp vụ của trung tâm. Ngay khi thuê,
khách hàng sẽ nhận được hoá đơn thuê và thanh toán tiền tiền thuê luôn. Khi khách hàng đến trả băng
đĩa, bộ phận trả sẽ xử lý yêu cầu trả của khách hàng dựa trên thông tin tra cứu từ cơ sở dữ liệu nghiệp
vụ. Dữ liệu liên quan đến các hoạt động thuê và trả đều được cập nhật vào cơ sở dữ liệu nghệp vụ của
trung tâm.
Định kỳ hàng tháng, từ cơ sở dữ liệu nghiệp vụ, các báo cáo quản lý sẽ được lập và gửi cho bộ phận
quản lý trung tâm. Theo chính sách mở rộng thị trường của trung tâm, định kỳ hàng năm trung tâm sẽ
gửi thư khuyến mãi cho khách hàng, thông báo thông tin cho thuê miễn phí đối với những khách hàng
đạt mức thuê trên mức khuyến mãi năm do trung tâm quy định.
Sơ đồ DFD mức 0
Báo cáo
TT thuê trả
TT Khách hàng đã cấp thẻ
Yêu cầu thuê
Phiếu thanh toán
TT Khách hàng
1.0

Cấp thẻ thuê
2.0
Cho thuê băng đĩa
3.0
Nhận trả băng đĩa
4.0
Tạo báo cáo
5.0
Gửi thư khuyến mãi
Khách hàng
Khách hàng
Yêu cầu trả
Thẻ thuê
CSDL nghiệp vụ
Hóa đơn
CSDL nghiệp vụ
Bộ phận quản lý
Khách hàng
Thư khuyễn mãi

Câu 16
Hoàn thành 1 cấu trúc phân rã cho dự án phát triển HTTT theo SDLC
Hoạch định và chon lựa hệ thống:
- Nhận diện sự cần thiết phải có hệ thống:
Nhóm phân tích được thành lập
Các yêu cầu được ưu tiên chuyển thành các kê hoạch cho bộ phận IS
- Chon lựa hệ thống
Xây dựng một kế hoạch cụ thể
Xác định được có hay không cái giá của viêc phát triển hệ thống lớn hơn lợi ích có thể
Phân tích hệ thống

• Xác định yêu cầu hệ thống (người dùng mong được gì từ hệ thống được đề nghị)
• Xác định những yêu cầu, cấu trúc không còn phù hợp để loại bỏ
• Xây dựng thiết kế mới
• So sánh, đánh giá thiết kế để chọn phương án tối ưu (giá, nhân công, cấp độ kỹ thuật…)
Thiết kế hệ thống
• Chuyển bản mô tả các giải pháp thành bản đặc tả logic, vật lý;
– Thiết kế logic: Không phụ thuộc phần cứng hay phần mềm
– Thiết kế vật lý: Chọn NNLT, chọn CSDL, chọn hệ điều hành, chọn mạng …
• Thiết kế mọi diện mạo của hệ thống từ nhập vào và xuất ra của màn hình đến máy in, cơ sở dữ
liệu, và các xử lý tính toán;
Thực hiện và vận hành hệ thống
• Thực hiện mã hóa, chạy thử và cài đặt.
– Mã hóa, lập trình viên lập các chương trình tạo nên hệ thống.
– Chạy thử, lập trình viên và phân tích viên kiểm tra từng chương trình rồi toàn bộ hệ thống
để tìm và sửa lỗi
– Cài đặt
• Vận hành: người lập trình tạo sự thay đổi mà người sử dụng yêu cầu và sửa đổi hệ thống
Câu 17: hãy hoàn thành 1 cấu trúc phân rã công việc cho 1 dự án phát triển HTTT theo pp SDLC ?
Hệ thống phân rã chức năng công việc “ quản lý cửa hàng”
Câu18. Hãy sử dụng SWOT cho 1 phân khoa đại học mà bạn thân thuộc

SWOT (MIS)
Điểm mạnh :
Đào tạo nhân lực hàng đầu cả nước về Hệ thống
thông tin.
Đào tạo cử nhân trang bị đầy đủ khối kiến thức
đại cương, lý thuyết, kỹ năng trong lĩnh vực hệ
thống thông tin trong quản trị, tài chính ngân
hàng.
GIảng viên đánh giá chất lượng hằng năm

>80%, dễ dàng tiếp xúc với giảng viên.
Sinh viên tham gia và được nhiều giải thưởng
cao trong các cuộc thi toàn quốc như Opympic
Tin học và quốc tế như : Microsoft Office
World Champion, cũng như các hoạt động
NCKH.
Điểm yếu :
Ngành vẫn còn khá mới và khoa có lịch sử hình
thành trẻ nhất.
Chương trình đào tạo vẫn còn bất cập và đang
được hoàn thiện.
Nguồn nhân lực giảng viên đang được đưa đào
tạo chuyên sâu.
Việc ứng dụng thực tiễn vào lý thuyết ngành
vẫn còn hạn chế.
Cơ hội :
Được các nhà tuyển dụng hàng đầu về công
nghệ thông tin tin tưởng và tuyển dụng.
Nhu cầu xã hội về nhân lực ngành ngày càng
cao.
Được nhà trường tạo điều kiện phát triển trong
việc tham gia và đào tạo nâng cao các cuộc thi
trong nước và quốc tế.
Thách thức :
Sinh viên tốt nghiệp ngành phải cạnh tranh
nghề nghiệp với các sinh viên chuyên về khối
ngành CNTT và kinh tế.
Chương trình đào tạo cần hoàn chỉnh tạo thuận
lợi và đảm bảo cho sinh viên và giảng viên.
Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với môi

trường doanh nghiệp và ứng dụng thực tiễn.
Câu19. Đâu là yếu tố tương lai được xem xét đến trong việc phát triển ứng dụng cho
1 ngân hàng mới
Các yếu tố tương lai được xem xét đến trong việc phát triển
- Công nghệ
- Những yêu cầu pháp luật
- Kinh tế
Các nhân tố môi trường như :
- Mong đợi của xã hội
- Thái độ người tiêu dùng
- Nhu cầu khách hàng
- Khí hậu, thời tiết.
Mô phỏng, dự báo thống kê, và tất cả các mô hình kinh tế có thể được sử dụng để giúp xác định các
thay đổi. Những thay đổi này được kiểm tra về ảnh hưởng đến logic của hệ thống thông tin, lưu lượng
truy cập vào hệ thống thông tin, đó là, những thay đổi trong khối lượng hoặc tần số, và trên khoảng
thời gian : ngắn hạn hoặc dài hạn.
Câu 19 : đâu là các yếu tố tương lai được xem xét đến trong việc phát triển ứng dụng cho một
ngân hàng mới?
Trả lời: Các yếu tố tương lai cần xem xét khi phát triển các ứng dụng ngân hàng?
Việc lường trước các thay đổi sẽ xảy ra và ảnh hưởng tới hệ thống cũng như các ứng dụng đặt biệt
trong lĩnh vực ngân hàng là thật sự cần thiết. Future analysis- phân tích tương lai là một trong những kỹ
thuật hướng tới việc dự đoán các sự thay đổi có thể xảy ra trong tương lai tác động đến hệ thống, các
ứng dụng và từ đó chúng ta có thể thiết kế- cài thiện lại chúng để đối mặt với các sự thay đổi khi chúng
xảy ra.
Để giải quyết đc vấn đề này, ta chia 2 giai đoạn:
(1) Tìm ra các sự thay đổi sẽ ảnh hưởng tới hệ thống thông tin gồm các nhân tố: công nghệ, yêu cầu pháp
lý, kinh tế, các sự kỳ vọng, khí hậu trong phạm vi tổ chức.
Các dự báo thống kê, mô hình kinh tế có thể được sử dụng trong giai đoạn này để tìm ra các sự thay
đổi.
Các yếu tố thay đổi này cần được xem xét về sự ảnh hưởng của nó tới tính logic của hệ thống, ứng

dụng cũng như trong quá trình vận chuyển dữ liệu- thông tin trong các hệ thống,ứng dụng.
(2) Đánh giá các tính năng của ứng dụng dưới quan điểm phát triển mà nó sẽ đối mặt và nó sẽ tác động đến
ứng dụng như thế nào. Mục đích của giai đoạn này là chú trọng vào vòng đời sản phẩm, cập nhật danh
sách đối tượng thiết kế, xác định các giai đoạn của sản phẩm mà ta cần cải thiện tính linh hoạt cho
chúng.
Câu 17: Hãy phân tích CSF cho 1 trang web
Có 9 yếu tố
1. Nội dung chất lượng: Chất lượng nội dung của bạn không chỉ đóng một vai trò quan
trọng trong chuyển đổi khách truy cập vào kết quả, mà còn trực tiếp ảnh hưởng thứ hạng công
cụ tìm kiếm của bạn.
2. Khả năng sử dụng: trang web có thể được tìm ra và sử dụng dễ dàng
3. Khả năng tiếp cận: Mọi người truy cập Internet trong nhiều cách khác nhau bằng cách sử
dụng một số lượng ngày càng tăng của các kết nối, trình duyệt và các thiết bị. Tốc độ kết nối, cơ
sở hạ tầng ở mỗi nơi là khác nhau. Trang web của bạn cần phải được thiết kế trên tiêu chí là dễ
load, dễ xem để KH có thể dễ dàng tiếp cận
4. Một chiến lược tốt: Một chiến lược tốt là điều cần thiết để đạt được một lợi nhuận tốt về
tiền đầu tư vào việc phát triển trang web của bạn. Đảm bảo rằng bạn biết lý do tại sao bạn có
một trang web và những gì kết quả kinh doanh bạn đang mong đợi trước khi chi tiêu tiền phát
triển một trang web.
5. Một thiết kế hấp dẫn: Điều quan trọng là xác định mục tiêu nhân khẩu học và thực hiện
một thiết kế mà họ tìm thấy hấp dẫn, nhưng chắc chắn rằng tất cả các điểm khác được đề cập ở
trên đã được giải quyết. (nói chung là thiết kế cho phù hợp với đối tượng KH và nhu cầu của họ)
6. Chiến lược Marketing để thúc đẩy trang web của bạn: tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, trả
tiền cho mỗi nhấp chuột quảng cáo cũng như các phương pháp truyền thống ẩn như in, phát
thanh, tờ rơi.
7. Lý do để người dùng quay lại: trang web của bạn cần phải đưa ra một đề xuất giá trị hấp
dẫn cho mọi người xem lại.
8. Sử dụng Analytics để biết lượng ng truy cập, xác định hiệu suất của trang web…
9. Thường xuyên quản lý trang web của mình
Câu 20: Earl cho rằng tiếp cận đơn hướng để xác định và tích hợp hệ thống thông tin với chiến

lược kinh doanh sẽ không thành công. Hãy cho biết tiếp cận đa hướng của Earl.
Earl cho rằng nên có cách tiếp cận theo nhiều chiều, có sự kết hợp của nhiều yếu tố và nhiều kỹ
thuật, bao gồm cả phân tích từ trên xuống và từ dưới lên. Những yếu tố đơn lẻ này không phải
mới, nhưng nó được kết hợp theo một cách được cho là hiệu quả.
Yếu tố đầu tiên là phân tích từ trên xuống công việc kinh doanh và mục tiêu, đối tượng của nó
để xác định chức năng của IT và cách thức nó hoạt động trong tổ chức để đạt được mục tiêu. Để
đạt được thành công, người ta thường dùng các kỹ thuật như CSF(Yếu tố thành công then chốt)
hay ma trận SWOT và mô hình Five Forces Model (Mô hình 5 động lực),… để phân tích.
Yếu tố thứ 2 là phân tích từ dưới lên hệ thống hiện tại của hệ thống. Đây là một trong những yếu
tố khá quan trọng. Trong một số cách tiếp cận đánh giá tổ chức, hệ thống hiện tại bị bỏ quên và
thiếu tính kế thừa. Cách suy nghĩ này là thiếu thực tế và thường dẫn đến sai sót bởi hệ thống cũ
đã không được quan tâm đúng mực. Việc phân tích này đánh giá điểm mạnh và yếu của tầm
nhìn chiến lược cho IT và hệ thống được xây dựng trên đó, gồm cách nó hỗ trợ cho công việc
kinh doanh và những giá trị tạo ra cho người dùng cũng như chất lượng kỹ thuật.
Yếu tố cuối cùng là đánh giá cơ hội hiện thực IT. Không chỉ là về những công nghệ mới nhất,
mà còn là đánh giá cho khả năng hỗ trợ những công việc đặc thù của IT, giúp điều hành tổ chức
ở mức chiến thuật. Earl khuyên rằng đây là yếu tố tạo nên sự sáng tạo và tốt nhất là để cho việc
ứng dụng IT bắt đầu từ những người hiểu quy trình kinh doanh ở cấp thấp hơn là chuyên viên
IT. Một mức độ nào đó, yếu tố con người cần được thêm vào quy trình.
Ba yếu tố trên là cung cấp một cái nhìn đa chiều, kết hợp các chiến lược chức năng tạo nên chiến lược
IT hỗ trợ và phản ánh chiến lược kinh doanh.

×