Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Xuồng ba lá,Văn Hoá Nam Bộ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.71 KB, 6 trang )

Xuồng ba lá,Văn Hoá
Nam Bộ




Qua các làng quê vùng sông nước Nam bộ, ở đâu cũng thấy
xuồng ba lá trên dọc ngang kênh rạch. Từ nhiều đời nay,
phương tiện chủ yếu để đi lại, làm ăn của người dân vùng
sông nước Cửu Long Giang là ghe xuồng, mà chiếc xuồng
ba lá mang nét đặc trưng rất độc đáo. Cư ngụ giữa vùng
sông nước, dù nhà nghèo ít nhất cũng có một chiếc xuồng
ba lá. uồng ba lá được coi là phương tiện mang tính văn
minh sông nước ở một vùng phù sa trẻ, xứ ruộng sình kinh
ngập, mùa mưa lũ kéo dài tới 6 tháng mỗi năm.


Xuồng ba lá dành cho du khách tại khu du lịch Phù
Sa (TP. Cần Thơ)
Xưa, vùng đất sình lầy quanh năm ngập nước này đường bộ
rất ít, kênh rạch thì dọc ngang. Kênh rạch đi vào tận trước
cửa mỗi nhà. Mùa lũ và những đợt triều cường càng khó
khăn cho người dân đi lại. Người dân vùng Đồng Tháp
Mười còn nhớ câu hò quen thuộc: Dẫu xuồng ba lá lênh
đênh/ Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi/ Anh ơi chớ ngại
ngần chi/ Ngồi xuồng ba lá giữa kỳ nước lên. Nơi đây, tại
các vùng làm ăn, cư trú, sinh hoạt của người dân hầu như
quanh năm sình lầy, ngập nước, đường bộ khó bồi đắp và
hiếm hoi, chỉ có xuồng ba lá làm phương tiện đi lại hữu
dụng, phổ biến ở mọi vùng quê.
Từ nhà ra vườn cũng phải đi bằng xuồng. Hàng xóm đến


với nhau cũng bằng xuồng. Ở những làng quê nghèo, thông
dụng nhất vẫn là xuồng ba lá. Người ta gọi xuồng ba lá là
đôi chân của người dân vùng sông nước Nam bộ. Và cũng
như thế, còn gọi là " đi bằng tay ", chỉ cần hai tay chèo
xuồng là đi gần đi xa đều có xuồng nâng bước. Có những
chàng trai, cô gái miệt vườn siêu nghệ, chỉ cần ngồi trên
xuồng dùng hai bàn chân chèo xuồng ba lá, cho xuồng lướt
nhẹ trên dòng nước trong xanh và thơ mộng. Nhà ai không
sắm được xuồng ba lá, cứ như bị cột chân. Nghèo đến mấy,
tối thiểu trong nhà cũng phải sắm được một chiếc xuồng ba
lá.
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, công lao của
chiếc xuồng ba lá thật khó kể hết. Xuồng chở quân lương,
vũ khí. Xuồng đưa bộ đội, du kích qua sông. Nhiều đoàn
quân tác chiến trên kênh rạch chỉ có thể nhờ dân giúp đỡ
mới hành quân được – như thế gọi là hành quân đường
xuồng. Xuồng còn nhẹ nhàng khoả sóng trong đêm, đưa
đặc công, trinh sát tiếp cận đánh đồn địch, len lỏi đến mọi
rừng tràm, xẻo đước, rạch nhỏ đều luồn lách đưa du kích và
quân giải phóng đi đánh đồn địch. Xuồng ba lá giấu lực
lượng, giấu cán bộ trong đám lục bình trên sông. Đi biểu
tình, đấu tranh, địch vận, tiếp đạn, chở quân lương cũng
bằng xuồng ba lá
Xuồng ba lá nguyên gốc ban đầu, theo chiều dọc chiếc
xuồng, được đóng bằng ba mảnh ván phẳng, đẹp và chắc.
Một mảnh rộng (to bản) hơn được dùng làm đáy xuồng,
hay còn gọi là lồng xuồng. Hai mảnh hai bên làm mạn
xuồng, địa phương gọi là be xuồng. Thế là ba lá. Có một
nhà thơ đã viết: Chiếc xuồng ba lá quê ta/ Mảnh mai như
chiếc lá đa giữa dòng/Liềm trăng sông nước cong cong/

Nhỏ nhoi mà vẫn ngược dòng lũ dâng…
Riết rồi, theo bao thời cuộc và năm tháng, gỗ rừng ngày
càng khan hiếm và đắt đỏ, người đóng xuồng ba lá buộc
phải nghĩ cách ghép nhiều mảnh ván lại, mới đóng được
chiếc xuồng, cũng vẫn gọi xuồng ba lá. Công nghệ cao hiện
nay, người ta còn làm ra xuồng bằng các loại vật liệu hợp
kim và vật liệu hợp chất phi kim loại. Gần đây đã thấy trên
kênh rạch có khá nhiều xuồng làm bằng vật liệu compozite.
Tuy làm bằng nhiều cách thức khác nhau, tác dụng của
chiếc xuồng ba lá đối với người dân vùng sông nước Nam
bộ vẫn nguyên giá trị, vẫn là truyền thống được kế thừa,
vẫn giữ được nét độc đáo trong làm ăn và sinh hoạt của
người dân nơi đây. Có một tờ báo đăng ảnh chiếc thuyền
thúng trên sông, lại chú thích: " Trên sông nước Nam bộ ".
Như thế là nhầm lẫn với vùng ven biển miền Trung rồi.
Nam bộ chỉ dùng xuồng ba lá, xuồng năm lá, không ai dùng
thuyền thúng.
Nhiều người vẫn nhớ câu ca được cải biên từ một điệu lý:
Nhà anh cách nhà em hai kinh một rạch / Anh ngó thấy
em tóc dài buông hờ bà ba tím / Anh nghèo chưa sắm
xuồng ba lá / Chẳng đành lội kinh dính sình sang bển gặp
em / Thì mai anh sang nhà Năm Cua mượn xuồng ba lá /
Đêm trăng hai đứa mình hò ơ mới thực đêm trăng
Nay khắp vùng đồng bằng châu thổ Cửu Long Giang đã mở
mang nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên thôn, liên xã.
Dọc theo hai bên bờ kênh nay cũng đường bộ, cầu bê tông,
xe honđa, xe đạp chạy vèo vèo. Thế nhưng, trên kênh rạch,
nhất là các bến đò, chợ nổi vẫn không thể vắng bóng xuồng
ba lá. Du khách mọi miền đất nước và cả khách du lịch
nước ngoài về với miền Tây Nam bộ có nhiều người muốn

ngồi trên xuồng ba lá đi du ngoạn trên dòng kênh thanh
bình, khỏa tay xuống dòng nước mát lành, hoặc trong đêm
miệt vườn ngắm trăng soi dòng kênh lấp lánh. Khu du lịch
Phù Sa (thành phố Cần Thơ) có dòng kênh dành cho du
khách bơi xuồng ba lá, rất được du khách ưu chuộng. Hữu
dụng là thế, thơ mộng là thế, đậm sắc miền quê là chiếc
xuồng ba lá khắp các vùng Nam bộ. Một nét quê hương ai
cũng lắng đọng nhớ thương, ai đi xa cũng nhớ về.


×