Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thống Kê Học - Phương Pháp Chỉ Số part 4 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.4 KB, 5 trang )






2.2. ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

""

Chương 2. Quá trình nghiên cứu thống kê
2.2.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA NHIỆM VỤ.
2.2.1.1. Khái niệm:
Điều tra thống kê là tổ chức một cách khoa học và theo một kế hoạch thống
nhất việc thu thập, ghi chép nguồn tài liệu ban đầu về các hiện tượng và quá trình
kinh tế - xã hội.
Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiên cứu thống kê, nhiệm vụ chủ
yếu là thu thập, ghi chép nguồn tài liệu ban đầu để làm căn cứ cho việc tổng hợp và
phân tích thống kê, tùy theo mục đích nghiên cứu mà các tài liệu này sẽ có nội dung
khác nhau và sẽ được thu thập bằng các phương pháp khác nhau.
Ví dụ: Nghiên cứu tình hình dân số cả nước với các đặc điểm về cơ cấu tuổi
tác, dân tộc, giới tính thống kê cần thu thập tài liệu về từng người dân theo các
tiêu thức: tuổi, giới tính, dân tộc hoặc nghiên cứu về tình hình sản xuất của xí
nghiệp thì cần thu thập tài liệu ban đầu phát sinh tại mỗi xí nghiệp: khối lượng sản
phẩm sản xuất ra hàng ngày, doanh thu, số lượng nguyên vật liệu tiêu thụ
2.2.1.2. Ýù nghóa:
Tài liệu do điều tra thống kê cung cấp sẽ là cơ sở để nghiên cứu và phân tích
các hoạt động sản xuất của xí nghiệp, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch, quản lý quá
trình thực hiện kế hoạch trong từng cơ sở, từng xí nghiệp cũng như trong toàn bộ
nền kinh tế quốc dân.
2.2.1.3. Yêu cầu:
Kết quả của điều tra thống kê sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của quá


trình tổng hợp và phân tích thống kê, do đó điều tra thống kê phải đảm bảo làm tốt 3
yêu cầu:
- Chính xác: các số liệu điều tra phải trung thực, khách quan, sát với tình hình
thực tế. Đây là yêu cầu cơ bản nhất của điều tra thống kê, tài liệu điều tra chính xác
mới có thể là căn cứ tin cậy cho việc tính toán phân tích và rút ra kết luận đúng đắn.
Ngược lại, tài liệu điều tra bò thêm bớt tùy tiện sẽ dẫn đến những kết luận không
chính xác, đó là một trong những nguyên nhân không đẩy mạnh được sản xuất,
không khai thác được các tiềm lực kinh tế mà còn có thể gây rối loạn trong quản lý
kinh tế.




Trang 16

""

Chương 2. Quá trình nghiên cứu thống kê

- Kòp thời: điều tra thống kê phải nhạy bén với tình hình, thu thập và phản
ánh đúng lúc các tài liệu cần nghiên cứu. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện
nay thường xuyên có những biến động rất lớn, rất nhanh nên yêu cầu điều tra kòp
thời lại càng có ý nghóa.
- Đầy đủ: tài liệu điều tra phải được thu thập đúng nội dụng điều tra đã qui
đònh, không bỏ sót một mục nào hoặc đơn vò nào mà kế hoạch đã vạch ra, có như
vậy mới có thể tránh được những kết luận, phiếm diện, chủ quan.
Trong điều tra thống kê, đểõ phản ánh đúng đắn bản chất của hiện tượng
nghiên cứu ta phải dựa trên cơ sở quan sát số lớn, nghóa là cùng một lúc ghi chép tài
liệu của nhiều đơn vò hoặc nhiều hiện tượng cá biệt, có như vậy khi tổng hợp tài liệu
các nhân tố ngẫu nhiên mới được bù trừ và bản chất hiện tượng mới được bộc lộ rõ

rệt. Đây là phương pháp cơ bản của điều tra thống kê.
2.2.2. NỘI DUNG KẾ HOẠCH ĐIỀU TRA THỐNG KÊ.
2.2.2.1. Xác đònh mục đích nhiệm vụ của công tác điều tra thống kê:
Xác đònh rõ trọng tâm của cuộc điều tra này là cần tìm hiểu những vấn đề gì?
nếu mục đích không xác đònh rõ ràng sẽ dẫn đến tình trạng thu thập số liệu không
đầy đủ hoặc thu thập cả những số liệu không cần thiết, lạc hậu.
2.2.2.2. Xác đònh đối tượng điều tra, đơn vò điều tra:
- Xác đònh đối tượng điều tra là xác đònh tổng thể và phạm vi cần điều tra.
- Xác đònh đơn vò điều tra là xác đònh những đơn vò cụ thể cần phải được điều
tra trong đối tượng quan sát.
2.2.2.3. Nội dung điều tra:
Nghóa là chọn các tiêu thức điều tra, khi lựa chọn tiêu thức điều tra cần đảm
bảo các yêu cầu sau:
- Tiêu thức điều tra phải phù hợp với mục đích và nhiệm vụ công tác nghiên
cứu thống kê.
- Phải phản ảnh được những đặc điểm cơ bản, quan trọng nhất của đối tượng
nghiên cứu.
- Phải thống nhất với chỉ tiêu kế hoạch.
- Chọn các tiêu thức có liên quan để kiểm tra lẫn nhau.





Trang 17

""

Chương 2. Quá trình nghiên cứu thống kê


2.2.2.4. Xác đònh thời gian và đòa điểm điều tra:
- Thời gian điều tra là khoảng thời gian từ khi bắt đầu đăng ký thu thập số
liệu cho đến khi kết thúc điều tra.
- Đòa điểm điều tra: thường là nơi diễn ra hiện tượng cần nghiên cứu.
2.2.2.5. Lập biểu điều tra hướng dẫn cách ghi:
Biểu điều tra là bảng hướng dẫn ghi những mục cần thiết để điều tra, bao
gồm các cột có ghi các tiêu thức điều tra và các câu hỏi để đơn vò điều tra trả lời.
Ví dụ: Biểu điều tra (qua thư, thư điện tử, FAX) để tìm hiểu ý kiến khách
hàng về chất lượng dòch vụ điện thoại di động: (Xem mẫu phiếu điều tra ở phần phụ
lục)
2.2.2.6. Kế hoạch tiến hành:
Bố trí lực lượng điều tra và chọn phương pháp
2.2.3. CÁC LOẠI ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
* Căn cứ theo tính chất liên tục của việc đăng ký ghi chép tài liệu ban đầu,
người ta phân biệt:
- Điều tra thường xuyên: ghi chép thu thập tài liệu ban đầu của hiện tượng
một cách liên tục gắn liền với quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng.
Ví dụ: điều tra quá trình sản xuất của một xí nghiệp, phải ghi chép một các
liên tục số công nhân đi làm hàng ngày, số sản phẩm sản xuất ra, số doanh thu. Tài
liệu điều tra thường xuyên là cơ sở chủ yếu để lập báo cáo thống kê đònh kỳ, là
công cụ theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch.
- Điều tra thống kê không thường xuyên: ghi chép, thu thập tài liệu ban đầu
một các không liên tục, tài liệu điều tra chỉ phản ảnh trạng thái của hiện tượng ở
một thời điểm nhất đònh.
Ví dụ: Các cuộc điều tra dân số, điều tra tồn kho vật tư.
* Căn cứ theo phạm vi đối tượng được điều tra thực tế, người ta phân biệt:
- Điều tra toàn bộ: tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên toàn thể các đơn vò
thuộc đối tượng điều tra.
- Điều tra toàn bộ có tác dụng rất lớn, giúp ta nắm được tình hình tất cả các
đơn vò, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch và kiểm tra thực hiện kế hoạch. Loại điều

tra này có phạm vi ứng dụng rất hạn chế vì nhiều tốn kém.


Trang 18

""

Chương 2. Quá trình nghiên cứu thống kê

- Điều tra không toàn bộ: là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên một số
đơn vò được chọn ra trong đối tượng điều tra. Loại điều tra này được áp dụng trong
những trường hợp không thể hoặc không cần thiết phải tiến hành điều tra toàn bộ.
Ví dụ: điều tra về đời sống, về tình hình giá cả thò trường tự do đây là hình
thức điều tra được áp dụng nhiều trong thực tế. Vì nó có những ưu điểm: nhanh, gọn,
tiết kiệm được nhiều tiền của, công sức, phù hợp với điều kiện thực tế nước ta hiện
nay, ngoài ra do phạm vi điều tra được thu hẹp nên ta có thể đi sâu vào nghiên cứu
chi tiết của hiện tượng.
Trong thực tiễn thống kê, thường áp dụng các loại điều tra không toàn bộ sau:
- Điều tra chọn mẫu (điển hình): chọn ra một số đơn vò nhất đònh thuộc tổng
thể nghiên cứu để tiến hành điều tra thực tế, sau đó dùng các kết quả thu thập được
để tính toán và suy rộng thành các đặc điểm của toàn bộ tổng thể.
- Điều tra trọng điểm: loại điều tra chỉ tiến hành ở bộ phận chủ yếu nhất
trong toàn bộ tổng thể nghiên cứu thường là những bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng thể.
- Điều tra chuyên đề (điều tra đơn vò cá biệt) chỉ tiến hành trên một số rất ít
đơn vò cá biệt thuộc tổng thể nghiên cứu, nhưng đi sâu nghiên cứu chi tiết nhiều
khía cạnh khác nhau của đơn vò đó. Hình thức này thường được ứng dụng để nghiên
cứu kinh nghiệm của các đơn vò tiên tiến hoặc phân tích nguyên nhân của các đơn vò
lạc hậu.
2.2.4. HAI HÌNH THỨC TỔ CHỨC ĐIỀU TRA THỐNG KÊ.

2.2.4.1. Báo cáo thống kê đònh kỳ:
Là hình thức tổ chức điều tra thống kê thường xuyên, đònh kỳ theo nội dung,
phương pháp, chế độ báo cáo đã qui đònh thống nhất.
Báo cáo thống kê đònh kỳ có nội dung bao gồm những chỉ tiêu cơ bản về hoạt
động sản xuất và liên quan chặt chẽ đến việc thực hiện kế hoạch nhà nước. Căn cứ
vào nguồn tài liệu này, cấp trên có thể thường xuyên và kòp thời chỉ đạo nghiệp vụ
đối với cấp dưới, giám sát và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, phát hiện các
khâu yếu và hiện tượng mất cân đối trong toàn bộ dây chuyền sản xuất, tổng hợp
tình hình chung, so sánh đối chiếu giữa các đơn vò, phân tích vấn đề và rút ra những
kết luận thống kê cần thiết.
Ví dụ:


Trang 19

""

Chương 2. Quá trình nghiên cứu thống kê

Xem mẫu báo cáo thống kê sản lượng doanh thu bưu chính viễn thông dành
cho Đơn vò bưu điện báo cho cho Cục thống kê hàng q (năm) ở phần phụ lục.
2.2.4.2. Điều tra chuyên môn:
Là hình thức tổ chức điều tra không thường xuyên, được tiến hành theo kế
hoạch và phương pháp qui đònh riêng cho mỗi lần điều tra. Đối tượng chủ yếu của
nó là các hiện tượng mà báo cáo thống kê đònh kỳ chưa hoặc không thường xuyên
phản ảnh được, đó là các hiện tượng tuy có biến động nhưng chậm và không lớn
lắm, các hiện tượng ngoài kế hoạch hoặc không dự kiến trước được trong kế hoạch
(tình hình giá cả thò trường tự do), tình hình chất lượng sản phẩm hoặc một số hiện
tượng bất thường ảnh hưởng đến đời sống (thiên tai, tai nạn lao động )
2.2.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU BAN ĐẦU.

2.2.5.1. Đăng ký trực tiếp:
Nhân viên điều tra tiếp xúc với đối tượng điều tra, trực tiếp tiến hành và
giám sát việc cần, đong đo, đếm và ghi số liệu vào phiếu điều tra.
2.2.5.2. Phỏng vấn:
Thu thập tài liệu qua sự trả lời của người hoặc đơn vò được điều tra. Có các
phương pháp sau:
- Cử phái viên đến tận đòa điểm điều tra: Là phương pháp thu thập tài liệu
được thực hiện bằng cách cử nhân viên điều tra đến tận đòa điểm điều tra, gặp
người cần điều tra, đặt câu hỏi nghe trả lời và tự ghi chép lại.
- Tự ghi báo: hướng dẫn các đơn vò được điều tra tự ghi chép.
- Trao đổi văn kiện, tài liệu điều tra thông qua bưu điện. (Phương pháp gửi
thư)
2.2.5.3. Đăng ký qua chứng từ sổ sách:
Thu thập tài liệu theo các chứng từ sổ sách đã được ghi chép một cách có hệ
thống ở cơ sở, ở các đơn vò kinh tế.
2.2.6. CÁC SAI SỐ TRONG ĐIỀU TRA THỐNG KÊ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC
PHỤC.
Sai số trong điều tra thống kê là chênh lệch giữa các trò số của tiêu thức điều
tra mà thống kê thu thập được so với trò số thực tế của hiện tượng nghiên cứu. Các
sai số này sẽ làm giảm chất lượng điều tra, ảnh hưởng đến chất lượng của tổng hợp



Trang 20

×