Phụ nữ mang thai: Đừng quá sợ
mày đay
Vào cuối thai kỳ, nhiều thai phụ thấy xuất hiện các nốt mày đay và
mảng phát ban lan ra rộng ở vùng bụng gây ngứa, mất ngủ nên đã quá lo
lắng. Thực ra, tình trạng này thường chỉ kéo dài khoảng 6 tuần và tự khỏi
sau sinh
Mày đay và sẩn ngứa (Pruritic Urticarial Papules and Plaques of
Pregnancy - PUPPP) được miêu tả chi tiết lần đầu tiên vào năm 1979 và
được xác định bởi những nốt ban rất nhỏ (1 đến 2 mm) trên vùng bụng,
thường xảy ra nhất ở những tuần cuối của thai kỳ, thời kỳ hậu sản rất hiếm
gặp.
Các nốt ban thường bắt đầu ở dạng phân tán nhưng sẽ sớm kết tụ lại
để hình thành những mảng ban lớn hơn ở vùng quanh rốn và gần một nửa
trong số đó, đặc biệt xuất hiện ở các vết rạn bụng. Chỉ trong vòng vài ngày,
những nốt mày đay và mảng phát ban lan rộng có khi đến cả vùng mông và
đùi, gây ngứa nhiều khiến thai phụ dễ mất ngủ vào ban đêm. Vì thế, các thai
phụ chưa có kinh nghiệm sinh nở thường rất dễ lo lắng và hoang mang khi
gặp tình trạng này.
Thường khởi phát ở tuần thứ 39
Hình thái học của thương tổn cũng như sự tiến triển của bệnh nói
chung gần như giống nhau giữa các trường hợp, cá biệt cũng có trường hợp
thương tổn xảy ra ở cánh tay, cẳng tay và chân nhưng rất khó xảy ra ở vùng
mặt. Quan sát kỹ những nốt ban này sẽ thấy các quầng xanh nhợt hẹp bao
xung quanh. Thỉnh thoảng, một vài nốt ban bị phù, rộp lên như những vết
bỏng nước.
Mặc dù bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ thai phụ nào nhưng nó thường
xuất hiện nhiều ở những phụ nữ có thai lần đầu. Trong một nghiên cứu tại
Viện Sức khỏe quốc gia của Hoa Kỳ với 25 bệnh nhân bị bệnh mắc chứng
bệnh này, người ta nhận thấy có tới 19/25 (76%) là thai phụ mang thai lần
đầu. Khoảng thời gian trung bình của sự khởi phát là ở tuần thứ 36 của thai
phụ và khởi phát thường xuyên nhất là ở tuần thứ 39.
Một nghiên cứu gần đây với 30 bệnh nhân PUPPP cũng cho thấy có
sự liên quan giữa cân nặng của thai nhi, thai đôi với PUPPP và người ta cho
rằng sự căng lên nhanh chóng của thành bụng đã phá hủy các sợi liên kết,
gây ra phản ứng viêm. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng ADN
của thai nhi nam có thể tìm thấy trong mảnh da sinh thiết từ các ban sẩn.
Nghiên cứu cũng nhận thấy có khoảng 70% phụ nữ bị PUPPP sẽ sinh bé trai
và vì thế người ta cho rằng chính ADN của thai nhi nam đã đóng vai trò như
chất kích thích da của phụ nữ mang thai gây viêm, ngứa Bệnh thường kéo
dài khoảng 6 tuần và tự khỏi sau khi sinh khoảng 1 – 2 tuần, nhưng ngứa thì
có thể tồn tại lâu hơn.
Không cần xét nghiệm đặc hiệu
Trên thực tế chưa thấy bệnh này có xu hướng nhiễm lại ở những lần
mang thai sau, mặc dầu một vài trường hợp đã được báo cáo. Hơn nữa, bệnh
cũng không thấy có sự tăng tỉ lệ nhiễm vào bào thai hay gây tử vong khi
mang bệnh. Chỉ một báo cáo cho biết có một trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh này.
Trong nghiên cứu với các bệnh nhân PUPPP đã nêu ở trên, các quan sát tiếp
theo cho thấy có 8 bệnh nhân tiếp tục mang thai sau đó và không ai trong số
đó mắc PUPPP.
Qua kinh nghiệm điều trị, chúng tôi thấy việc chẩn đoán PUPPP
không khó, chủ yếu dựa vào lâm sàng với sự xuất hiện đơn thuần các ban
sẩn mày đay. Không cần các xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán cũng không
cần sinh thiết da, trừ trường hợp cần phải chẩn đoán phân biệt với các bệnh
lý khác.
Tóm lại, nguyên nhân gây ra PUPPP hiện chưa rõ ràng nhưng không
liên quan đến tiền sản giật, các rối loạn tự miễn, các bất thường về hormone
hay bất thường về thai nhi; không gây nguy hại cho bà mẹ và em bé nên
không việc gì phải quá lo lắng.
Chủ yếu điều trị chứng
Kinh nghiệm điều trị đối với bệnh loại này cho thấy chủ yếu điều trị
triệu chứng là được. Cụ thể: Dùng thuốc bôi Corticosteroids loại mạ
nh như
Clobetason, Betametasone bôi 5 - 6 lần/ngày sẽ làm giảm triệu chứng
trong đa số trường hợp. Trong vòng 2 đến 3 ngày, những thương tổn mới sẽ
ngưng xuất hiện và hầu hết các bệnh nhân có thể giảm liều lượng điều trị
vào lúc này. Trong rất nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể ngưng điều trị
trước khi sinh. Các trường hợp nặng có thể dùng Corticosteroids toàn thân
(đường uống). Thuốc kháng Histamine H1 dường như không có tác dụng.