Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.23 KB, 5 trang )

Thuốc điều trị bệnh
thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một bệnh khớp thường gặp nhất ở người luống tuổi
với chi phí xã hội cho chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh ngày càng tăng.
Hiện tại có thể khẳng định chưa có thuốc nào điều trị khỏi hoàn toàn
bệnh thoái hóa khớp. Điều trị thoái hóa khớp nhằm mục đích giảm đau cho
bệnh nhân và duy trì vận động khớp.
Lựa chọn các thuốc điều trị thích hợp cho một bệnh nhân phải dựa
trên hoàn cảnh cụ thể của bệnh nhân đó, như tuổi, trọng lượng, mức độ thoái
hóa cũng như các bệnh kèm theo.


Thuốc giảm đau đơn thuần:
Chỉ định trong những trường hợp thoái hóa khớp nhẹ, kết hợp với chế
độ vận động hợp lý. Thuốc giảm đau có thể dùng đơn thuần là paracetamol
nhưng không được vượt quá 3g một ngày. Nếu bệnh nhân vẫn đau, chuyển
sang dùng dạng kết hợp paracetamol + codein (như efferalgan codein hoặc
di-antalvic).
Thuốc kháng viêm giảm đau không steroid (NSAIDs):
Đây là nhóm thuốc điều trị triệu chứng tác dụng nhanh. Do trong bệnh
thoái hóa khớp có kèm hiện tượng viêm màng hoạt dịch khớp nên việc dùng
thuốc nhóm này có tác dụng tốt đối với bệnh. Cơ chế chính của nhóm thuốc
này là thông qua ức chế men cyclooxygenase 2 (COX-2) ức chế tổng hợp
các prostaglandin gây viêm. Tuy nhiên, một số thuốc sẽ ức chế cả men
COX-1 có tác dụng trong quá trình tổng hợp các prostaglandin có tác dụng
bảo vệ niêm mạc dạ dày. Vì vậy, người ta chia nhóm thuốc này thành các
nhóm: nhóm CVKS không chọn lọc (ức chế cả COX-1 và COX-2) có tác
dụng phụ nhiều hơn trên dạ dày. Một số thuốc trong nhóm như aspirin hoặc
diclofenac.
Nhóm thứ hai là nhóm ức chế COX-2 không chuyên biệt (chủ yếu ức


chế COX-2 nhưng vẫn ức chế COX-1), ví dụ meloxicam hoặc nimesulid.
Nhóm thứ ba là nhóm ức chế COX-2 tương đối chuyên biệt (ít tác
dụng phụ lên dạ dày) như celecoxib viên 100mg, 200mg, ngày uống từ 1 - 2
viên. Lưu ý thận trọng ở những bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch do làm
gia tăng các biến cố tim mạch.
Các tác dụng phụ của thuốc NSAIDs như gây giảm chức năng thận,
tăng men gan; đặc biệt về dạ dày - ruột gây viêm, xuất huyết tiêu hóa. Có thể
hạn chế tác dụng phụ trên dạ dày bằng cách sử dụng thuốc điều trị viêm dạ
dày nhóm ức chế bơm proton (omeprazole, esomeprazole, rabeprazole,
pantoprazole ), hoặc thuốc kháng histamin H2 (ranitidin), hoặc đồng đẳng
của prostaglandine E1 (misoprostol - cytotex).
Một dạng NSAIDs dùng an toàn hơn là thuốc bôi ngoài như
diclofenac gel bôi, hoặc chế phẩm có aspirin bôi tại chỗ khớp tổn thương
cũng có tác dụng tốt.
Thuốc có corticoid:
Không được dùng corticoid đường toàn thân (prednisolon,
dexamethason) uống, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch trong điều trị bệnh thoái
hóa khớp. Đây là sai lầm mà nhiều bệnh nhân hay thầy thuốc không chuyên
khoa hay mắc.
Đường tiêm nội khớp có hiệu quả đối với các dấu hiệu chức năng của
bệnh như giảm đau, cải thiện chức năng vận động. Có thể dùng
hydrocortison acetate 2-3 mũi tiêm một đợt với khoảng cách giữa hai mũi
tiêm từ 5-7 ngày và khoảng cách giữa hai đợt phải ít nhất 3 tháng. Hoặc
methylprednisolon acetat (depomedron 40mg), tiêm mỗi đợt 1-2 mũi, cách
khoảng 2 tuần một mũi, khoảng cách mỗi đợt tương tự trên.
Lưu ý, chỉ được tiêm khớp khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
xương khớp và trong điều kiện vô trùng tuyệt đối tại cơ sở y tế chuyên khoa.
Hiện nay có rất nhiều người không có bằng cấp chuyên môn tự ý tiêm các
thuốc corticoid không đúng chỉ định, không đúng liều lượng và vị trí, trong
điều kiện không vô khuẩn gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng cho bệnh

nhân như nhiễm trùng khớp, da, cơ hay hội chứng phụ thuộc corticoid.
Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm:
Đây là nhóm thuốc điều trị cơ bản có tác dụng chậm (thường sau 2- 4
tuần) nhưng hiệu quả điều trị được duy trì cả sau khi ngừng điều trị (sau vài
tuần đến 2-3 tháng). Tuy nhiên, thường phải dùng kéo dài từ 1-2 tháng hoặc
hơn mỗi đợt và cần nhắc lại liệu trình điều trị sau một thời gian nghỉ. Dung
nạp thuốc tốt, dường như không có tác dụng phụ. Các thuốc thường dùng
gồm các loại như glucosamin sulfat uống hoặc tiêm bắp, chondroitine sulfat
hoặc dạng phối hợp hai thuốc; hoặc diacerhein.
Liệu pháp bổ sung chất nhầy bằng muối natri của acid
hyaluronic:
Thuốc có tác dụng bao phủ và bôi trơn bề mặt sụn khớp, ngăn cản sự
mất sụn, có tác dụng giảm đau và cải thiện biên độ vận động khớp. Tiêm
natri hyaluronat có trọng lượng phân tử cao vào nội khớp bị thoái hóa sẽ bổ
sung độ nhớt cho khớp. Có thể nhắc lại liệu pháp bổ sung chất nhờn sau một
năm. Hiện nay đã mở rộng tiêm chất nhờn ra một số vị trí thoái hóa khớp
khác như khớp vai hoặc mở rộng ra các khớp nhỏ hơn như khớp cổ tay,
khớp khuỷu, thậm chí cả khớp đốt bàn ngón tay.

×