Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giải độc khi chế biến một số thực phẩm docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.55 KB, 5 trang )

Giải độc khi chế biến một số
thực phẩm













Thói quen sinh hoạt, áp lực công việc, quan hệ giao tiếp
đã làm cho cơ thể con người phải chứa rất nhiều độc tố,
nhiều phiền phức, căng thẳng trong cuộc sống. Lựa chọn
cho bạn và gia đình những loại thức ăn tốt, có những kiến
thức về sử dụng thực phẩm có lợi cho sức khỏe là điều cần
thiết đối với mỗi phụ nữ để giúp làm "tươi mới" phần nào
cho cơ thể.
Trong thực phẩm có loại có tác dụng hỗ trợ giải độc,
có loại có độc tố cần được giải độc trong quá trình
chế biến một số loại rau củ thông dụng trong bữa ăn
hàng ngày.

Đậu cô ve

Trong đậu cô ve có loại độc tố sau khi vào dạ dày nó
kích thích niêm mạc dạ dày sản sinh phản ứng gây


viêm. Nó còn hàm chứa dung hyết tố, dễ xâm nhập
vào tế bào hồng cầu trong máu. Khi sử dụng: các độc
tố có trong đậu cô ve dễ bị phân hủy trong điều kiện
nhiệt độ cao. Vì vậy, khi ăn đậu cô ve, cần phản thái
thành miếng nhỏ, mỏng, trần qua nước sôi rồi nhúng
lại vào nước lạnh, nếu không phải nấu ở nhiệt độ cao
trong vòng 10 phút mới có thể phân hủy hết độc tố.

Khoai tây mọc mầm

Trong mầm cây của khoai tây có rất nhiều độc tố, có
thể gây độc, dẫn đến tổn hại các cơ quan trong cơ
thể. Khi khoai tây mọc càng nhiều mầm thì độc tố
càng trở nên nghiêm trọng.

Sau khi khoai tây mọc mầm, nếu nhiều mầm thì bạn
không nên ăn, nếu ít mầm có thể ăn được. Nhưng khi
ăn nên ngâm trong nước một thời gian, để giải độc,
khi nấu nên cho thêm một chút dấm, cũng có tác
dụng giải độc rất hữu hiệu.

Rau châm kim

Trong rau châm kim tươi có một loại chất mà khi hấp
thụ vào cơ thể, sau quá trình ôxy hóa sẽ trở thành
một loại độc tố mạnh. Do vậy khi chế biến rau châm
kim để tránh độc tố cần lưu ý: trước khi ăn nên dùng
nước lạnh ngâm khoảng trên 2h, hoặc dùng nước sôi
trần qua, khi nấu phải nấu cho chín kỹ mới được ăn.


Khi đi ăn tiệc, ăn nhà hàng nên ăn ít loại rau này vì
dùng dưới 50g thì giảm nguy cơ gây độc. Khi bị trúng
độc, phải lập tức bổ xung nước rồi đưa đi bệnh viện
để xử lý kịp thời.

Củ cải đường rau cải thìa

Trong củ cải đường, rau cải thìa và một số chế phẩm
khác chứa một loại muối gốc axít, lượng muối này
sau khi vào cơ thể, có thể làm giảm lượng ôxy hóa và
huyết sắc tố, mất đi công năng vận chuyển ôxy, dẫn
đến các tổ chức trong cơ thể bị thiếu ôxy xuất hiện
độc tố.

Để giảm nguy cơ xuất hiện độc tố không nên ăn các
loại rau này để lâu ngày. Không nên ăn quá nhiều
trong một thời gian ngắn, hoặc trước khi ăn nên ngâm
nước, trần qua rồi mới nấu thành món.

×