Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Loét dạ dày mãn tính pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.25 KB, 4 trang )




1. Định nghĩa
loét dạ dày , tá tràng là một tổn thương mất tỏ chức , tạo một lỗ khuyết ở dạ
dày, qua cơ niêm , vào lớp cơ, có thể tới thanh mạc hoặc xuyên qua thanh mạc.
Nếu tổn thưng chỉ ở lớp niêm mạc thì gọi là vết trợt.
2. hình ảnh đại thể


loét dạ dày mạn hay gặp ở bờ cong bé, loét tá tràng thường gặp ở thành
trước, khúc 1 , ổ loét tá tràng lớn gấp 3 lần ổ loét dạ dày.
thường hay gặp bệnh nhân chỉ có một ổ loét, song cũng có thể có 2 ổ. ổ
loét thường bé nhưng cũng có thể gặp các ổ loét rất to.
Ổ loét có hình tròn hoặc bầu dục, bờ ổ loét gọn, có thể có niêm mạc
nhô vào trong lòng ổ loét. Bờ ổ loét thoai thoải tạo cho ổ loét có hình lòng
chảo, niêm mạc quanh ổ loét phù nề hoặc có những qui tụ (đối với những ổ loét
cũ). Thường thì tổ chức xơ phát triển làm cho đáy ổ loét trở nên cứng
Những ổ loét nhiều tháng nhiều năm gọi là ổ loét xơ chai. Nếu thủng
qua cả thanh mạc, ổ loét có thể được tổ chức gan, tuỵ ở lân cận lấp kín lại.
3. vi thể



Một ổ loét dạ dày mãn thường có 4 lớp :
 lớp hoại tử : thường có các mảnh vụn tế bào , xác bạch cầu,
sợi tơ huyết
 lớp phù tơ huyết : có sự xâm nhiễm của các tế bào không đặc
hiệu, có thể có bạch cầu đa nhân.
 lớp mô hạt : có nhiều tổ chức liên kết non, sợi tạo keo , mạch
máu, bạch cầu (tức là có phản ứng viêm cấp)


 lớp xơ hoá : là một tổ chức xơ sẹo, có thể lan tới thanh mạc,
các dây thần kinh phì đại, nhiều sợi tạo keo, bờ ổ loét có hình ảnh viêm
mạn (gặp trong 80 – 100% các trường hợp).
4. biến chứng :
 chảy máu tiêu hoá
 thủng dạ dày
 hẹp môn vị
 ung thư hoá

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×