Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Các triệu chứng báo động ung thư pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.16 KB, 6 trang )

Các triệu chứng báo
động ung thư



Các triệu chứng báo động giúp tránh một số sai lầm chết người trong
điều trị ung thư vì căn bệnh này còn bị hiểu lầm quá nhiều
Việc chẩn đoán một ung thư thường bắt đầu bằng việc người bệnh cho
biết vài triệu chứng tổng quát hoặc vài triệu chứng chức năng nào đó rồi
thầy thuốc hỏi thăm kỹ hơn.
Những hiểu lầm thường gặp
“Có phải ung thư luôn đau đớn không?”. Thường ung thư bị hiểu lầm
là một bệnh nan y và rất đau đớn. Lúc ban đầu, bệnh nhân thường không
thấy đau và cơ thể rất khỏe mạnh. Thế nên một người khỏe mạnh mới thấy
một cục u trong vú, cục này lại đau nhức thì thường không phải là ung thư.
Do đó thật là dễ hiểu (nhưng chắc chắn cũng làm nhiều người kinh
ngạc) là trong các triệu chứng báo động ung thư không thấy nhắc đến cơn
đau. Vậy ung thư mới đầu rất lặng lẽ và không gây đau đớn, khiến ai cũng
“dễ nguôi” với các triệu chứng báo động.
Trái lại khi có đau đớn thì bệnh lại nhiều, bệnh nhân tin là có “báo
động” thì thật ra đã qua tình trạng báo động. Còn lúc ban đầu mà thấy đau
đớn và lo sợ mắc bệnh ung thư thì lại là báo động giả. Thật ra khi cơn đau
trở nên thường xuyên thì đó là chứng trễ tràng của căn bệnh.
Còn bệnh ở thời kỳ trễ mà gây đau đớn cũng là điều rất dễ hiểu: tàn
phá các mô do ung thư hay do nhiễm trùng, sự co kéo các tạng phủ hoặc lớn
lên làm bít các đường thông thường ở những vùng như đầu, cổ, họng, bọng
đái chứng nhiễm trùng có thể gây nên cơn đau rất kinh khủng.
Ung thư trễ tràng có thể gây đau đớn vì viêm của các niêm mạc, các
hốc miệng, âm đạo, trực tràng, do bị ung thư ăn loét. Tất cả ung thư đều có
thể gây đau đớn, bất cứ là ở cơ quan nào bị bệnh. Bướu càng lớn, càng lan
tràn với các di căn thì các cơn đau càng nhiều và càng khó trị.


“Sụt cân, suy nhược, không thèm ăn có phải là triệu chứng báo động
không?”. Một người ung thư vú có thể rất béo tốt, thậm chí ở giai đoạn bệnh
trễ rồi. Một người bị ung thư cổ tử cung lúc ban đầu chỉ bị rong huyết thôi,
tổng trạng không có gì thay đổi.
Ung thư tuyến giáp trạng thường xuất hiện như một bướu cổ bề ngoài
rất bình thường. Một ông cụ 70 tuổi chỉ ho húng hắng, vẫn ăn uống khá ngon
miệng, mà chụp hình phổi thì thấy ung thư khá to không còn mổ được nữa.
Vậy các tình trạng suy nhược, sụt cân, không thèm ăn không phải
không thể là do ung thư, nhưng thường là ung thư giai đoạn trễ, vả lại đừng
quên các tình huống trên phần lớn là do các nguyên nhân khác, nhất là các
vấn đề tâm lý và xúc động.
Không nên giao phó bệnh cho thầy lang
Có khi vài triệu chứng chức năng cũng đủ giúp xác định rõ: ho dai
dẳng, khạc đàm, phân lẫn máu, xuất huyết âm đạo. Các triệu chứng này
hướng dẫn bác sĩ chú tâm kỹ vào một bộ phận nào đó của cơ thể. Khi xuất
hiện một sự thay đổi sức khỏe trong người mà không rõ nguyên nhân, hoặc
một triệu chứng rất thông thường nhưng dai dẳng và nhiều khi không gây
đau đớn gì, chúng ta nên đi khám.
Thầy thuốc sẽ hướng dẫn nên làm gì. Đừng “phát hoảng” lên, vì phần
lớn không phải là ung thư, mà ngay cả khi bị ung thư mà chịu khám sớm,
được phát hiện sớm thì cơ may khỏi bệnh là rất cao.
Các triệu chứng báo động giúp tránh một số sai lầm chết người trong
điều trị. Các phương cách điều trị trong dân gian có nhiều điều rất hay và rất
quý báu. Tuy nhiên, về phần ung thư thì các phương cách trên có thể gây tai
hại vì kiến thức về căn bệnh này chưa được phổ biến rõ (nhiều “thầy”, nhiều
“cô” cứ ngỡ bệnh ung thư có mủ và thối), vì căn bệnh còn bị hiểu lầm quá
nhiều.
Việc đắp các loại cây hút mủ, việc châm kim một cách không cảnh
giác trên một cục u không đau là xuất phát từ tính “tĩnh” của cục bướu, của
triệu chứng báo động một ung thư vú mà quần chúng chưa được báo động.

Hiểu rõ triệu chứng báo động ung thư, một mặt cảnh giác người bệnh từ nay
không được thờ ơ, không giao phó căn bệnh nghi ngờ cho người không
chuyên môn, mặt khác làm chùn bước các “thầy lang” trị bách bệnh đã “cam
đoan trị hết ung thư 100%”.
Các triệu chứng báo động ung thư
- Có sự thay đổi thói quen của ruột và bọng đái.
- Một chỗ lở loét không chịu lành.
- Chảy máu hoặc tiết dịch (ứa nước, ứa chất nhờn hoặc máu) bất
thường.
- Một chỗ dày lên hoặc một cục u ở vú hoặc ở nơi nào đó trong cơ thể.
- Ăn không tiêu hoặc nuốt khó.
- Có thay đổi rõ ràng tính chất của một “mụn ruồi duyên”.
- Ho dai dẳng hoặc khàn tiếng.


×