Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Gia nhập WTO, “Tây” sẽ vào “Ta” làm việc thế nào? (Kỳ 1) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.98 KB, 5 trang )

Gia nhập WTO, “Tây” sẽ vào
“Ta” làm việc thế nào?
(Kỳ 1)

Trong thời đại toàn cầu hóa và kinh tế thị trường, các dòng di chuyển
lao động qua biên giới phức tạp hơn ta tưởng và ngày càng mang đậm chất
“toàn cầu hóa”.
Theo đánh giá của Tổ chức Di dân quốc tế (IOM), có khoảng 185 triệu
người, tức gần 3% dân số trên thế giới đang ở ngoài lãnh thổ quốc gia của mình,
trong số đó có 85 triệu người di chuyển vì mục đích làm việc.
Tuy tất cả những người di chuyển qua biên giới để làm việc đều được coi là
lao động, nhưng căn cứ vào danh nghĩa và tính chất thì việc di chuyển theo những
con đường chính thức và hợp pháp có ba dạng chính sau:
Dạng thứ nhất là xuất khẩu lao động. Đây là dạng di chuyển của lao
động từ một nước này sang nước khác theo một sự thu xếp chính thức giữa
hai quốc gia để tham gia vào thị trường lao động ở nước đó. Căn cứ để quyết
định số lao động, ngành nghề, thậm chí giới tính, độ tuổi… là từ nhu cầu thị
trường lao động của nước đến.
Lao động VN đang làm việc tại Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc… là thuộc
đối tượng này. Những người này làm việc có thời hạn và về nguyên tắc, sẽ trở về
nước sau khi hết hạn hợp đồng. Trong nhiều năm nữa, về cơ bản, VN vẫn tiếp tục
là nước xuất khẩu lao động, chứ chưa là nước nhập khẩu lao động. Có thể nói, đây
vẫn là dạng chủ yếu của việc “ta” sang “Tây” làm việc.
Dạng thứ hai là di chuyển lao động tự do trong một thị trường lao động
thống nhất của một khối nước. Cũng cần nhắc lại rằng, quá trình nhất thể hóa
không gian kinh tế của một khối nước gồm 5 bước: thứ nhất là các nước trong
khối dành cho nhau ưu đãi thương mại; thứ hai là xây dựng một khu vực mậu dịch
tự do; thứ ba là tiến hành liên minh hải quan; thứ tư là thành lập thị trường chung
và bước cuối cùng là thành lập liên minh kinh tế.
Hiện nay, EU là khối duy nhất đã đạt được mức độ nhất thể hóa kinh tế đến
bước 4 là thành lập thị trường chung, nghĩa là tất cả các thị trường, bao gồm cả thị


trường lao động của các nước thành viên đã trở thành thị trường chung, thống
nhất, được điều chỉnh bởi một hệ thống luật pháp chung áp dụng cho toàn khối.
Điều đó có nghĩa là, một người Đức có thể tự do sang làm việc tại Bỉ - một
quốc gia thành viên khác của EU - cũng như một công dân Bỉ được tự do sang
Đức làm việc, mà không có bất cứ rào cản nào về mặt pháp lý. Di chuyển lao động
dạng này chỉ có trong nội khối kinh tế nào đó, còn trong Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO) không có cam kết nào liên quan tới dạng di chuyển lao động này.
Như vậy, dù VN có gia nhập hay chưa gia nhập WTO thì loại di chuyển lao
động này vẫn là của tương lai xa, khi mà ASEAN hoặc Đông Á trở thành một liên
minh kinh tế, hay chí ít thì cũng là thị trường chung như EU.
Còn trong những năm trước mắt, sẽ chưa có lao động VN ra nước ngoài và
lao động nước ngoài vào VN làm việc theo dạng này, vì khối ASEAN mới đang
trong giai đoạn chuyển từ bước thứ nhất sang bước thứ hai của quá trình khu vực
hóa về thương mại, đó là bước thiết lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).
Dạng di chuyển lao động thứ ba là di chuyển thể nhân để thực hiện thương
mại dịch vụ. Đây là một trong những cam kết bắt buộc khi gia nhập WTO. Nói
cách khác, để gia nhập WTO, vấn đề cần bàn ở đây không phải là có hay không có
cam kết đối với loại di chuyển thể nhân, mà là mức độ cam kết “mở” của ta là bao
nhiêu và theo lộ trình nào. Đây chính là câu chuyện nóng nhất liên quan tới di
chuyển lao động giữa “ta” và “Tây” trong các năm tiếp theo.
Di chuyển lao động trong thương mại quốc tế
Thương mại nếu hiểu theo nghĩa hẹp nhất thì nhiều người thường nghĩ ngay
đến chuyện bán - mua, xuất - nhập khẩu cái gì đấy. Theo cái nghĩa như vậy thì
việc xuất khẩu sức lao động vừa không mà lại vừa có trong thương mại quốc tế.
Tất cả sự phức tạp của vấn đề di chuyển lao động nằm ở chỗ “có mà không,
không mà có” này. Không là bởi vì trong thương mại quốc tế, và cụ thể là trong
khuôn khổ những cam kết thương mại của WTO hoàn toàn không có xuất - nhập
khẩu lao động. Còn có là bởi vì việc bán - mua, xuất - nhập dịch vụ là một trong
ba trụ cột của thương mại quốc tế nói chung và thương mại trong WTO nói riêng -
đó là đầu tư, thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ.

Mà dịch vụ là một thứ hàng hóa chủ yếu tồn tại dưới dạng phi vật chất, như
y tế, viễn thông, ngân hàng…, do con người cung cấp. Và để bán - mua, xuất -
nhập khẩu dịch vụ thì trong nhiều trường hợp phải có con người di chuyển để tải
cái dịch vụ đó đến người tiêu dùng dịch vụ - tức là người đó phải ra hoặc vào một
quốc gia khác - để thực hiện hoạt động dịch vụ đó.
Và như vậy, đã diễn ra quá trình di chuyển lao động giữa các quốc gia.
Nhưng cái khác cơ bản giữa sự di chuyển lao động để cung cấp dịch vụ và xuất -
nhập khẩu lao động là ở chỗ xuất - nhập khẩu lao động là sự di chuyển lao động
trong khuôn khổ của thỏa thuận về lao động (chủ yếu là thỏa thuận song phương).
Còn di chuyển lao động trong thương mại để thực hiện hành vi bán - mua,
xuất - nhập khẩu dịch vụ trong khuôn khổ thỏa thuận về thương mại (đa phương
hoặc song phương). Sự di chuyển này trong thương mại gọi là di chuyển thể nhân.

×