Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

HuongdantotnghiepBotuc2009monLy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.92 KB, 3 trang )

Ôn tập chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT thi tốt nghiệp 2009:
MÔN VẬT LÝ
A. YÊU CẦU CHUNG
Đề thi tốt nghiệp Bổ túc THPT năm học 2008-2009 được ra theo hình thức
trắc nghiệm. Vì vậy, nội dung ôn tập phải được bám sát và phủ kín toàn bộ nội
dung của Chương trình Vật lý GDTX cấp THPT ban hành kèm theo Quyết định
số 50/2006/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo, chủ yếu là lớp 12 và trên cơ sở sử dụng sách giáo khoa Vật lý 12
(chương trình chuẩn), NXB Giáo dục, năm 2008.
Giáo viên căn cứ vào nội dung ôn tập để tổ chức ôn tập và thiết kế các đề
kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan, hướng dẫn cách tìm lời giải
nhằm giúp học viên có được kỹ năng làm bài theo hình thức thi trắc nghiệm.
B. NỘI DUNG ÔN TẬP
PHẦN I. LÝ THUYẾT
Học viên phải hiểu, nhớ và biết vận dụng kiến thức lý thuyết để trả lời được
các câu hỏi và giải được các bài toán trắc nghiệm liên quan tới những vấn đề sau:
I. Dao động cơ. Sóng cơ
1. Dao động điều hoà: định nghĩa, phương trình (li độ); biên độ, pha, pha
ban đầu; các đại lượng đặc trưng (chu kì, tần số, tần số góc; vận tốc, gia tốc, của
vật dao động điều hòa); đồ thị của dao động điều hoà;
2. Con lắc lò xo. Con lắc đơn: định nghĩa, điều kiện khảo sát, phương trình
động lực học, phương trình dao động; biểu thức tính chu kì, tần số, cơ năng và sự
biến đổi năng lượng của vật dao động điều hoà; ứng dụng của con lắc đơn, cách
tiến hành khảo sát quy luật dao động của con lắc đơn và xác định gia tốc rơi tự
do.
3. Phương pháp giản đồ Fre-nen (phương pháp véc tơ quay). Tổng hợp các
dao động điều hoà cùng phương và cùng tần số (cùng chu kì) bằng phương pháp
véc tơ quay.
4. Dao động tắt dần (giải thích, ứng dụng). Dao động duy trì (cách duy trì
dao động, ứng dụng). Dao động cưỡng bức (đặc điểm, ứng dụng). Hiện tượng
cộng hưởng (định nghĩa, giải thích, điều kiện có cộng hưởng, ứng dụng).


5. Sóng cơ: Sóng ngang, sóng dọc.
6. Các đặc trưng của sóng hình sin (tốc độ sóng, bước sóng, tần số sóng,
biên độ sóng, năng lượng sóng). Phương trình sóng.
4
7. Sự giao thoa của hai sóng: điều kiện để có giao thoa; cách xác định
khoảng vân, số vân, loại vân, bậc của vân giao thoa.
8. Sóng dừng: điều kiện để có sóng dừng; cách xác định bụng sóng, nút
sóng, số bó sóng.
9. Sóng âm (âm thanh, siêu âm, hạ âm), tốc độ truyền âm. Các đặc trưng vật
lí và đặc trưng sinh lí của sóng âm. Cộng hưởng âm.
II. Dòng điện xoay chiều
10. Đại cương về dòng điện xoay chiều. Các đặc trưng của dòng điện xoay
chiều. Các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.
11. Các mạch điện xoay chiều cơ bản (cách xác định dung kháng, cảm
kháng, tổng trở; đặc điểm; biểu thức, công thức của định luật Ôm). Mạch xoay
chiều có R,L,C mắc nối tiếp (cách tỉnh tổng trở, công thức của định luật ôm).
Cộng hưởng điện (hiện tượng, điều kiện để trong mạch có cộng hưởng điện.
12. Công suất của dòng điện xoay chiều. Hệ số công suất.
13. Truyền tải điện năng đi xa. Máy biến áp.
14. Máy phát điện xoay chiều. Động cơ không đồng bộ ba pha. Cách mắc
mạch điện xoay chiều ba pha, cách tính hiệu điện thế U
d
, U
f
,
15. Cách khảo sát đoạn mạch xoay chiều có R,L,C mắc nối tiếp.
III. Dao động điện từ. Sóng điện từ
16. Dao động điện từ (cấu tạo mạch dao động; điều kiện để mạch dao động).
Dao động điện từ tự do trong mạch (quy luật biến thiên điện tích và cường độ
dòng diện trong mạch dao động lí tưởng; chu kì, tần số dao động riêng của mạch;

năng lượng điện từ trong mạch dao động).
17. Điện từ trường (mối quan hệ giữa điện trường và từ trường, điện từ
trường và thuyết điện từ Mắc-Xoen). Sóng điện từ; sự truyền sóng vô tuyến trong
khí quyển; Các đặc điểm của sóng điện từ.
18. Sơ đồ nguyên tắc của máy phát và máy thu sóng vô tuyến điện.
IV. Sóng ánh sáng. Lượng tử ánh sáng
19. Hiện tượng tán sắc ánh sáng (hiện tượng, nguyên nhân, ứng dụng); ánh
sáng đơn sắc. Sơ lược về hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.
20. Hiện tượng giao thoa ánh sáng (thí nghiệm của Y- âng về giao thoa ánh
sáng; điều kiện để có giao thoa; cách xác định hiệu đường đi, vị trí vân sáng, vân
tối, khoảng vân, ).
21. Các loại quang phổ (quang phổ phát xạ, quang phổ hấp thụ).
22. Tia hồng ngoại. Tia tử ngoại. Tia X. Mỗi loại nêu được (định nghĩa;
bước sóng; bản chất; nguồn gốc; tính chất và công dụng)
5
23. Thang sóng điện từ.
24. Hiện tượng quang điện ngoài. Định luật về giới hạn quang điện.
25. Thuyết lượng tử ánh sáng (giả thuyết Plăng; lượng tử năng lượng;
thuyết lượng tử ánh sáng giải thích định luật về giới hạn quang điện; công thức
giới hạn quang điện). Lưỡng tính sóng - hạt của ánh sáng.
26. Hiện tượng quang điện trong (chất quang dẫn và hiện tượng quang điện
trong; quang điện trở; pin quang điện).
27. Hiện tượng quang - phát quang. Đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang
28. Quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô.
29. Sơ lược về laze (cấu tạo và hoạt động; ứng dụng của laze).
V. Phản ứng hạt nhân
30. Tính chất và cấu tạo của hạt nhân. Khối lượng hạt nhân. Hệ thức Anh-
xtanh giữa năng lượng và khối lượng.
31. Lực hạt nhân. Năng lượng liên kết hạt nhân (độ hụt khối; năng lượng
liên kết; năng lượng liên kết riêng).

32. Phản ứng hạt nhân (định nghĩa và đặc tính; các định luật bảo toàn trong
phản ứng hạt nhân; năng lượng phản ứng hạt nhân).
33. Hiện tượng phóng xạ. Định luật phóng xạ. Đồng vị phóng xạ nhân tạo.
34. Phản ứng phân hạch: cơ chế của phản ứng phân hạch; năng lượng phân
hạch; Phản ứng dây chuyền.
35. Phản ứng nhiệt hạch: Cơ chế phản ứng nhiệt hạch; phản ứng nhiệt hạch
trên trái đất
PHẦN II. BÀI TẬP
Nội dung ôn tập phần bài tập bao gồm tất cả các bài tập có nội dung thuộc
Chương trình lớp 12 GDTX cấp THPT, môn Vật lý.
Nội dung phần bài tập gồm các loại bài tập trắc nghiệm lý thuyết (định tính)
và bài toán (định lượng). Những bài tập mang tính định lượng đòi hỏi học viên
phải vận dụng kiến thức đã học để giải thông qua các công thức vật lý và các
phép toán trung gian.
6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×