Nguyễn Văn Quý – Chủ biên
Nguyễn Sỹ Lâm – Kĩ thuật vi tính
۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩ ۩
Câu
Chuyện
Anh
Tôi
Tháng 4 năm 2010
Anh em chúng tôi được sinh ra trong gia đình có tám người con, ngày đó
tuổi thơ chúng tôi sống trong cảnh chiến tranh, khắp nơi nơi đều thiếu thốn, đói ăn,
thiếu mặc. Tôi là con út trong gia đình với hai anh trai và năm người chị, chúng tôi lớn
lên trong gia đình thiếu sự che chở của người cha bởi vì ông đã ra đi khi đang tìm kế
sinh nhai cho cả gia đình. Trải qua sự biến động của xã hội mà chúng tôi trưởng thành
nhưng cũng vì thế mà cuộc sống anh em tôi mỗi người mỗi vẻ, ai cũng có lúc khó
khăn, lúc vất vả, và cũng có những kỷ niệm mà chúng tôi đã mang theo trong suốt
cuộc đời.
Tôi có người anh thứ năm, cũng đặt tên là Năm, trong mấy anh chị em thì anh
tôi là người có nhiều chuyện để nói nhất và cuộc đời cũng có nhiều uẩn khúc nhất nên
tôi viết lại câu chuyện về anh để rồi con cháu sau này nó biết được sự vất vả của cha
mẹ, ông bà – người đã hi sinh cả cuộc đời để nó có được cuộc sống ngày hôm nay.
Anh tôi được sinh ra trong mội gia đình, lúc bấy giờ phải nói là khá giả trong
vùng. Đến năm 1956 cải cách ruộng đất, gia đình tôi bị nhà nước tịch thu hết của cải
nên mẹ và gia đình lâm vào cảnh khó khăn. Anh tôi lúc đó cũng đã khoảng 15 tuổi
cũng đã lớn nên đã phải đi chặt củi cùng các anh chị để về bán mua gạo nuôi các em,
cuộc sống của anh tôi bắt đầu khổ từ đó. Cũng như các bạn bè cùng trang lứa, học hết
lớp 7 một vài năm thì anh tôi đi học trung cấp kỹ thuật nông nghiệp, lúc đó chị lớn
cũng đã lấy chồng, các chị và anh thứ 2 cũng đã đi học trung cấp địa chất và 2 chị tôi
cũng đã vào công nhân nhà nước. Học được hơn 1 năm thì anh tôi về thực tập tại xã
Thọ thành - Yên thành - Nghệ an. Với một cán bộ kĩ thuật nông nghiệp, dáng người to
cao đẹp trai thì có cô gái nào mà không thích. Phụ trách một tổ làm bèo hoa dâu, có
đến 5 cô gái mà anh tôi chấm điểm được 1 cô, cô ta có cái tên rất là nghệ sĩ, tên là
Nhạc. Ngày thì đi làm bèo, đêm về thì trò chuyện, thấm thoắt tình yêu cũng đã đến độ
chín muồi, anh tôi về thưa chuyện với bà, mẹ, chú mự và cô cậu xuống đặt vấn đề và
làm thủ tục cưới xin. Thế rồi hôn lễ cũng được tổ chức, đám cưới lúc bấy giờ rất đơn
giản, chỉ có hai bên họ hàng làm vài mâm cơm rượu ăn uống, nói chuyện dao dâu thế
là xong. Cưới vợ được hơn 1 tuần thì anh tôi lại phải xuống trường để học tiếp, chị
dâu tôi ở nhà với bà, mẹ, và 2 chị em tôi. Chị dâu tôi nhổ mạ cả 2 tay rất nhanh, cấy
cũng rất nhanh, chắc có lẽ vì thế nên anh tôi yêu chị tôi. Được vài tháng thì chị dâu tôi
bắt đầu nhớ nhà, chồng thì đi xa, chiều chiều chị tôi ra bên đường ngóng trông xem có
ai quen biết thì gửi lời hỏi thắm sức khoẻ gia đình. Một hôm có anh tên Lân, là kĩ
thuật nông nghiệp huyện yên thành đi qua và rủ chị dâu tôi có về nhà không thì anh
chở về, thế là chị tôi xin phép bà và mẹ cho chị về thăm nhà ít hôm, được mẹ và bà
đồng ý cho chị tôi thu xếp quần áo và về ngay. Hơn 1 tuần chị tôi vẫn không lên, đến
khi anh tôi về nghe mẹ và bà nói chuyện thì anh tôi lại phải vào trong chú tôi để mượn
xe đạp xuống đón chị tôi về. Được 1 tuần thì anh tôi lại phải xuống trường để học tiếp.
Chị dâu tôi lại phải ở nhà với bà, mẹ, và 2 chị em tôi. Được gần 1 tháng thì chị tôi lại
xin phép bà, mẹ về quê và lần này về thì không thấy chị lên nữa. Đến lúc anh tôi về
mượn xe xuống đón chị dâu tôi vẫn không về và chị bảo khi nào anh ra trường về
công tác thì em mới về, gần 3 tháng sau anh tôi tốt nghiệp và ra trường, anh tôi lại đi
mượn xe xuống đón mấy lần nhưng chị tôi cũng không chịu về, thế là mối tình đầu
của anh chị tôi chấm dứt từ đó.
Sau hơn một năm về làm kĩ thuật ở xã nhà, chị Hợi tôi có mối lái cho anh tôi
một người ở gần nhà chị tôi, thế là anh tôi lại lui tới yên thành ngày một nhiều hơn,
một hôm anh tôi đi qua nhà chị Hợi tôi thì gặp cô Đậu Thị Khởi - chị dâu tôi bây giờ,
chị Khởi mời anh tôi vào nhà chơi và được biết anh tôi có chị gái ở gần đó, thế là mối
lái một đường mà tình yêu lại đến với một người khác, xét cho cùng thì chị khởi mồm
mép hơn và cũng xinh hơn người mà chị tôi mối lái, nên anh tôi quay sang tan tỉnh chị
Khởi. Mối tình nào mà chẳng có hồi kết, thế là mẹ và chú mự cô cậu lại phải xuống
yên thành để đặt vấn đề, và xin phép gia đình cho anh chị tôi được tổ chức hôn lễ. Thế
là tôi lại được một bữa cơm thịt no say. Ngày qua tháng lại, được một năm thị chị dâu
tôi sinh cháu gái đầu lòng đặt tên là Thanh, vài năm sau anh chị tôi lại sinh cháu thứ 2
đặt tên là Thăng, lúc đó tôi cũng đã lớn, bà và mẹ cũng đã qua đời, và đến năm 1972
thì tôi vào bộ đội , đến năm 1975 phục viên về tôi lại ở với anh chị tôi, lú đod anh chị
tôi đã sinh cháu thứ 3 đặt tên là Long, ở với anh chị tôi được một năm thì tôi lại đi
công nhân nhà nước, công tác tại thành phố Vinh. Mọi việc đang êm ả thì anh chị tôi
nói với chú mự, anh Sửu và o Cự là anh và gia đình sẽ di dân xuống yên thành để sinh
sống không ở đây nữa, Mặc cho mọi người trong gia đình can ngăn nhưng anh chị tôi
nhất quyết không nghe và cuối cùng cuộc di dân cũng được thược hiện. Trước lúc ra
đi anh tôi gọi tôi về và hai anh em xuống Yên thành xem đất, được ông chủ nhiệm
HTX dẫn đi xem mấy vùng, cuối cùng anh em tôi quyết định chọn khu đất ở gần nhà
gì Cần để có chỗ dựa sau khi mình mới đến. Thế rồi tôi cũng phải xin nghỉ ít hôm để
về giúp đỡ cho anh tôi đào rãnh trồng chè. Sau một thời gian thì mọi thủ tục và hộ
khẩu cũng được hoàn tất, lúc bấy giờ tôi đã có người yêu và sau một thời gian ngắn thì
tôi cưới vợ. Vài ba hôm sau ngày cưới thì anh chị tôi và các cháu được xe bò lốp của
xã chở hành lí, thóc gạo, vật dụng gia đình rời khỏi mảnh đất Văn sơn – nơi chôn rau
cắt rốn của mình để xuống yên thành. Mảnh đất Yên Thành thật có duyên với anh tôi,
nên lần này thì anh tôi xuống ở tại Yên Thành luôn, nhưng trớ trêu thay đất Yên thành
có duyên nhưng không có nợ, mọi khó khăn bắt đầu đến với anh tôi, đầu tiên là ngôi
nhà bị dột nát, sau đó đào ao thả cá thì bị lụt lội cá đi hết, không nản chí, anh tôi lại
lấy đất làm ngói nhưng do chưa có kĩ thuật nên sau khi ra lò thì chỉ một trận mưa rào
đã cướp đi của anh tôi bao công sức, tiền của. Chăn nuôi gà thì chồn rèn bắt hết gà
con. Thế là kế hoạch V-A-C của anh tôi bị thất bại hoàn toàn.
Hơn một năm sau, vào trung tuần tháng 4 âm lịch gì đó tôi không nhớ rõ lắm thì
cháu Thanh đi học cùng các bạn xuống tắm tại đập nước gần đo không may bị hụt
chân và các bạn kêu cứu nhưng không kịp, cháu bị ngạt thở và chết. Nhận được tin tôi
và ông ngoại cháu xuống khâm lượm và đưa cháu về nơi an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.
Con gái đầu lòng chết là một cú sốc lớn đối với anh tôi, lúc bấy giờ chè cũng đã bẻ
được, mít thì rất tốt nhưng còn lâu mới có quả.Thời hạn di dân cấp lương thực đã hết
anh chị tôi bắt đầu đi vào cảnh thiếu ăn, các cháu thì ngày một lớn nhưng thu hoạch
thì chỉ có một số thóccủa HTX , chè dứa thì thu hoạch theo mùa vụ nên anh tôi bắt
đầu đi chặt củi đưa ra Đô Lương bán. Với chiếc xe cải tiến lốp bằng cao su cứ lọc cọc
theo anh tôi hành trình ra Đô Lương để bán lấy tiền mua gạo, khai thác mãi thì củi
rừng cũng cạn, anh tôi phải chặt củi rừng cấm của xã, chặt củi rừng cấm thì bị an ninh
xã dữ nên anh phải đêm đêm như vạc vào rừng đốn củi lúc 3 giờ sáng khi mọi người
con ngủ say để đi bán. Và cứ như thế đêm này qua đêm khác mãi cũng mệt. Anh tôi rủ
cháu Thăng cùng đi vào ngày thứ 7, chủ nhật anh tôi và cháu lại chở củi ra đổi thóc,
cứ một xe củi dẻ anh đổi lấy một yến thóc. Khi đủ thóc thì đổi lấy lân đạm về bón
vườn. Nói là cháu đẩy xe nhưng cháu cũng chỉ mới 13 tuổi, tuổi ăn tuổi ngủ, thức dậy
từ lúc 3 giờ sáng và đi bộ 30km thì đã rũ cả chân rồi còn nói gì đến chuyện đẩy xe.
Rừng cấm bị chặt phá nhiều an ninh bắt riết, khó lòng kiếm ăn. Thế rồi anh tôi bắt đầu
chuyển sang phương án mới là lên Tân kỳ đi làm thuê, phát nương rẫy để mưu cuộc
sống mới. Mỗi ngày anh tôi đi làm cho họ, người ta nuôi ăn và trả cho anh 5 lạng gạo,
trử được nhiều gạo anh tôi lại nhờ họ nấu ăn và vào rừng phát nương rẫy của mình.
Khi lên Tân kì thì anh tôi được người anh con bác ngoại tên là Tâm đẫn đường vào
phát nương làm rẫy, nói là phát nương nhưng thực ra là chặt mét của lâm trường. Vì
khu vực đó là quy hoạch của lâm trường, qua dốc ông Trọng là sang khe mét. Nói là
khe mét vì đó là một rừng mét bạt ngàn có một con klhe chảy qua nên gọi là khe mét,
còn nhà ông Trọng ở cuối dốc nên gọi là dốc ông Trọng cho dễ nhớ, và cứ như thế
ngày này qua ngày khác anh tôi đi làm cho họ rồi lại vào phát rẫy của mình mãi cũng
đến tai lâm trường, họ cho người vào phục, một hôm anh tôi đang mải mê chặt mét thì
có 2 cán bộ lâm trường súng ống trong tay, họ mời anh tôi giao nộp dụng cụ và theo
họ về lâm trường bộ. Khi lập biên bản thì được biết anh tôi không phải là dân địa
phương mà là dân ở Yên thành lên, tài sải chỉ có một bộ quần áo đã bị gai mét cào
rách, một cái nón xơ mướp và một cái rạ để chặt mét mà thôi. Không làm được gì họ
đành giao anh tôi cho công an tân kì, công an Tân kì bắt anh tôi lao động công ích một
tuần rồi cũng phải tha bổng. Được tha như được công an tân kì bồi dưỡng, anh tôi lại
về yên thành thăm vợ con. Về được vài tuần anh tôi lại mơ màng như nghe mét đổ bên
tai và anh tôi lại đi đặt một con rạ mồng sắc hơn, cán dài hơn, rồi anh tôi lại trở lại
Tân kì tiếp tục đi làm thuê và vào rừng chặt mét. Lần này anh tôi không vào rừng phát
ban ngày mà cứ tuần trăng sáng là anh tôi lại như con vạc mo mẫm trong đêm kiếm ăn
giữa rừng mét mênh mông để chặt mét, chỉ có anh tôi và thú rừng đi ăn đêm,, anh tôi
vung dao bên trái thì mét đổ, vung dao bên phải thì cây rừng ngã gục, chỉ sau vài tuần
nắng tháng năm anh tôi vào châm một mồi lửa là mét cháy rần rật, nổ nghe mà sướng
cả tai. Nói là vạc chứ vạc thì đêm đi kiếm ăn ngày ngủ còn anh tôi thì ngày đi làm
thuê, đêm thì vào rừng chặt mét làm nương rẫy mưu cuộc sống sau này. Thế rồi khu
nương rẫy của anh tôi cũng đã hình thành rộng chừng 3hecta chạy dài theo khe mét.
Vào thời điểm đó, bí thư Nguyễn Văn Linh cho dân chúng khai hoang phục hoá đồi
núi trọc, nghe được tin đó anh tôi cười ha hả - thời cơ ngàn năm có một đã đến với
mình rồi. Khi đó thì cán bộ lâm trường cũng chịu thua anh tôi, anh tôi về rủ tôi lên
xem nương rẫy của mình, đứng giữa khu đất mà anh tôi đã phát, tôi lúc đó như thủ
tướng Phạm Văn Đồng, mở công trình Bắc Hưng Hải. Tôi cầm cuốc bổ xuống và đào
một cái hố sâu chừng 50, 60cm mà đất vẫn còn đen, không có đá, tôii phấn khởi và
nói với anh tôi rằng: đất rất tốt, anh lên đây mà làm nương rẫy, mưu cuộc sống sau
này được rồi đó. Chiều hôm đó anh em tôi về, anh tôi bảo vợ tôi bán cho anh 3 yến lúa
làm giống để lên trỉa, nói là bán chứ trong người anh co đồng xu nào đâu, thế rồi vợ
tôi cũng đong cho anh tôi 3 yến thóc, có thóc rồi anh tôi đem lên gieo. Gặp thời tiết
thuận lợi nên chẳng mấy chốc lúa đã không phụ công người, hơn một tháng sau lúa đã
đẻ nhiều và rất tốt, anh tôi lại về rủ tôi lên xem, rất phấn khởi vì lúa tốt khe dài, anh
tôi lại tiếp tục đào ruộng, được mấy hôm thì anh tôi về quê thăm vợ con. Khi trở lại
nương ruộng của mình thì ôi thôi lúa tốt như thế mà đã được trâu bò của cộng đồng
đân cư gần đó thu hoạch sớm chỉ còn lại đất không. Không nản chí, anh tôi lại về và
mua 2 yến lúa giống khác lên gieo và anh tôi trồng cả sắn và ngô, anh tôi làm một cái
lều bằng mét, ban ngày thì làm việc, trưa ngủ lại tại lều, tối mới vào dân nghỉ, thế là
đất không phụ lòng người. Sau mấy tháng thì lúa đã có thu hoạch, ngô đã có bẻ về cho
vợ con. Anh tôi về yên thành sau mấy hôm lên thì lần này lều của anh tôi lại bị thần
lửa thiêu trụi. Tức chí bấm chí, anh tôi đi chặt mét về làm một cái lều to hơn ngay trên
nền lều cháy, có sạp mét để ngủ, anh tôi về đưa 2 cháu Long và Biên lên để trông coi
vườn khi anh tooi vắng nhà. Anh tôi làm một giàn mướp trước lều, vừa để che nắng
vừa có mướp ăn, Anh tôi làm một cái đu để 2 cháu chơi cho đỡ nhớ nhà. Có một lần
tôi đi đám cưới con mự Châu, mự có gói cho tôi một nắm xôi to và mấy miếng thịt me
để mang về, trên đường về tôi ghé vào thăm anh tôi và 2 cháu, vào tới nơi tôi thấy 2
cháu còn chơi trên sạp mét, tôi hỏi 2 cháu: Cha ở đâu? Thì các cháu bảo cha về yên
thành chiều mới lên, lúc đó vào khoảng 4 giờ chiều. Tôi nghĩ rắng giờ này anh tôi
cũng lên sắp đến nơi, tôi bảo 2 cháu ăn xôi và đợi cha lên. Hôm đó có cha con nhà ông
Lan ở xóm giáo cũng vào phát nương và đang làm lều ở đó, tôi có dặn nhờ ông trông
dùm 2 cháu. Sáng hôm sau tôi ở nhà chú ngọ ra về, trên đường tuyến tôi gặp anh tôi
hỏi ra thì được biêt anh tôi ở yên thành giờ mới lên. Vậy là 2 cháu tôi qua đêm ở khu
rừng đó mà không có cha, tôi thiết nghĩ 2 cháu có bị thú rừng ăn thịt không nhưng
may thay ở khu rừng đó chỉ có lợn rừng mà không có hổ nên hai cháu tôi vẫn bình an
vô sự. Trẻ con mà Cha không lên, ăn no khóc chán rồi lăn ra ngủ còn biết sợ hãi gì
nữa. Từ đó, lúa nước ngô khoai sắn đã có đủ ăn, anh tôi quyết định đưa cả nhà lên. Tôi
lại phải lên bàn với chú Lai là chú của chị Khởi, chú lên đó nhưng do con trai còn nhỏ,
làm ăn thì khó khăn, anh em không đoàn kết nên chú muốn về xuôi. Đó cũng là một
thuận lợi để cho anh tôi bán lại nhà cho chú mà không bị ai ngăn cản, còn anh chị tôi
mà bán nhà nương vườn cho người khác thì hợp tác xã Yên thành sẽ đến đòi nợ vì anh
chị còn nợ HTX mấy tạ thóc, còn chú mự là bộ đội nghỉ hưu lại là quê Yên thành về ở
nhà cháu thì hợp pháp hoá đơn giản. Có tiền anh tôi mua một số cọc lim, lóc làm một
cái lều 2 gian bằng cột chon, tôi cũng lên để làm, chỉ sau vài ngày thì cái lều cột chôn
cũng đã làm xong, xung quanh thì bằng phên liếp nứa, cửa cũng bằng liếp nứa. Đúng
như tôi nói đất Yên thành thật có duyên với anh tôi nhưng lại không lành nên anh tôi
không thể đậu được ở đó lâu dài. Từ dó cả gia đình anh chị lên Tân kì, nơi anh tôi đã
từng bao năm khổ sở khai phá ra khu vườn đó. Từ khi vợ con gia đình lên ở, ngày
ngày anh tôi đào đát tạo ruộng có lúa nhiều vì anh tôi là một kĩ thuật nông nghiệp nên
biết cách xử lí độ chua phèn nên có lúa gạo nhiều. Anh tôi thuê người lên đào ruộng,
nhờ trâu bò của anh Tâm đến cày kéo và nhường cho anh tâm một sào đất để dễ mượn
trâu bò, còn chị tôi đã tính đến chuyện nuôi lợn để lấy phân bón ruộng. Thu hoạch
xong lúa anh Tâm đòi anh tôi thêm ruộng nữa nhưng anh tôi không chịu, thế là xung
đột xẩy ra. Anh tôi cầm con rạ phát trong tay vung lên như chặt mét, anh Tâm né tránh
nhưng cũnh bị chạm vào tay và bỏ chạy. Được tin có xung đột xẩy ra tôi lại đạp xe lên
và cùng chú Ngọ là con chú con bác với tôi để đến nhà anh Tâm hoà giải và xin nhận
bồi thường thuốc thang. Tưởng như vậy là mọi sự êm xuôi nhưng với lớp người lòng
lang dạ sói đó không làm được cách này thì họ nghĩ ra mẹo khác. Chỉ sau một tuần
xung đột xẩy ra, một đêm anh tôi nghe tiếng chó sủa, dậy nhìn qua liếp cửa thì thấy 2
người như Trương Phi và Quan Vân Trường cầm dao đứng sẵn ngoài cửa, anh tôi lúc
bấy giờ như Tào Tháo run lập cập ngồi im như không biết gì, mặc cho chúng bắt lợn ở
trong chuồng. Sáng dậy các cháu tôi nhìn vào chuồng thì lợn của nhà nó đã không
cánh mà bay từ đêm qua. Được tin tôi lại lên, và nói với anh chị tôi không nuôi lợn
nữa mục đích của chúng là muốn quậy phá để anh chị tôi bỏ nương rẫy để chúng
chiếm đoạt và từ đó lúa nhiều, sắn lạc đều có, các cháu cũng đã lớn dần, anh tôi về
mua một con trâu già đã rụng răng lọm khọm, nếu để ở dưới này thì sẽ không qua khỏi
mùa rét. Anh tôi và cháu Thăng dắt về Tân kì, của không phụ lòng người, sau 7 tháng
nó đã béo và sinh cho anh chị tôi một con nghé bạc xinh xắn. Khi có tiền anh tôi mua
một con me nữa để nuôi, sau chín tháng nghé lớn me to, anh tôi đổi me và nghé với
hai tạ thóc lấy một căn nhà gỗ lim 3 gian. Anh tôi nhờ tôi, dượng Lương và em Hồng
con chú Cự cùng lên để nhà về. Anh tôi mượn rất đông anh em ngoại và bà con ở đó,
lúc bấy giờ người vào ở đó cũng đã bắt đầu đông dần, mua nhà vận chuyển xa khoảng
2 km mà anh tôi nghĩ đơn giản như ở dưới xuôi, giỡ xuống gánh cả mảng rui anh tôi
ước tinh chỉ 2 ngày là xong nhưng sự thật không đơn giản chút nào, khi lên giỡ nhà ra
thì không thể vận chuiyển cả mảng được mà phải tháo rời, đầu tiên tôi cũng định vác 2
thanh hoành cùng một lúc nhưng chỉ đi được khoảng 1km thì chân mỏi vai đau, tôi và
dượng Lương phải bỏ lại bên đường một thanh và chỉ vác được một thanh, còn ngói
thì lúc dầu mỗi người gánh được 14 viên nhưng sau đó thì chỉ gánh được có 10 viên
mà đã mệt lử. Cột thì được trâu bò vận chuyển bằng xe cho nên sau 3 ngày ngôi nhà
mới vận chuyển về và dựng xong, lợp xong nhà thì tôi, dượng Lương và em Hồng về
nhà. Về đượng một tuần lễ thì dượng Lương và em Hồng bị sốt rét. Sốt rét mà người
mới bị lần đầu thì khiếp, ngoài trời thì nóng sốt mà người bệnh thì kêu lạnh phải đắp
chăn. Tôi thiết nghĩ gia đình anh chị tôi được tổ tiên phù hộ sao mà không ai bị sốt rét
cả, còn mấy nhà bên cạnh thì bị sốt rét ác tính mất cả vợ .Và cứ như thế ngày qua
tháng lại các cháu tôi cũng đã lớn, chị tôi lại sinh thêm một cháu gái nữa đặt tên là Bé.
Lúa tốt, ruộng nhiều, ao cá lớn, trâu bò nhiều anh chị tôi lại sửa lại nhà, Cháu Thăng
đã lớn và xây dựng gia đình, và từ đó các cháu cứ lần lượt lớn lên và xây dựng gia
đình, cuộc sống đi vào ổn định. Lại có chính sách mới của đảng là người việt nam có
quyền cư trú và sinh sống trên đất Việt Nam nên gia đình anh tôi lại được Tân kì nhập
hộ khẩu thêm vào đó có chính sách giao đất giao rừng mà đất của anh tôi rộng lại dài
nên được giao rừng nhiều hơn ước tính khoảng 10 hecta nên 3 cháu trai của anh chị tôi
mỗi đứa có đến 3 hecta đồi vườn để mưu cuộc sống lâu dài.
Làm ăn đang thuận buồm xuôi gió thì một hôm anh tôi đi làm về thấy tê mỏi
tay, các cháu đem đi khám, châm cứu và lấy thuốc về uống nhưng bệnh tình không
khỏi mà càng ngày lại càng nặng thêm, bắt đầu thì rung một tay sau dần dần thì rung
cả 2 tay và càng ngày càng nặng thêm. Bây giờ thì vô phương cứu chữa, ăn uống sinh
hoạt đều phải nhờ vào vợ con. Thật đúng như lời phật tử đã dạy:
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.
Còn tôi thì nghĩ rằng:
Công ơn cha mẹ vô bờ bến
Con cháu từ nay nguyện đáp đền.
Câu chuyện mà tôi viết lên ở đây sự thật 100% để rồi con cháu sau này biét
được nó có cuộc sống ấm no là nhờ công ơn trời biển của bố mẹ ông bà đã đổ mồ hôi
và máu của mình để có được đất đai màu mỡ rộng lớn, để sinh cơ lập nghiệp lâu dài.
Mùa hè năm 2010.