Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Lắp đặt hệ thống báo trộm báo động qua điện thoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.28 KB, 9 trang )

Lắp đặt hệ thống báo trộm báo động qua điện thoại
Hiện nay , khi chọn dùng các hệ thống báo động người dùng đang có xu hướng
nghiêng về hệ thống báo động GSM dùng SIM điện thoại di động thay cho hệ
thống báo động PSTN là dùng điện thoại dây ( hữu tuyến,điện thoại bàn). Một
sự giải thích đơn giản nhất là đường dây điện thoại hữu tuyến “dễ” bị kẻ gian cắt
đứt và vô hiệu hoá các cuộc gọi điện ra ngoài để “thông báo bị đột nhập” khi có
báo động.
Cách suy nghĩ và ưa chuộng như trên cũng dễ hiểu vì những ưu điểm là không cần
có dây nối của hệ thống báo động GSM , và như vậy có thể nói rằng kẻ gian vô
phương ngăn chận các cuộc gọi điện thông tin báo động. Theo tính chuyên nghiệp
thì lại không phải như vậy.Nhìn chung các hệ thống báo động ,báo cháy chuyên
nghiệp đều dùng hệ PSTN là điện thoại có dây để gọi điện thông tin khi có sự kiện
báo cháy báo động.Mặc dù các nhà sx làm ra sản phẩm phải theo thị hiếu và để
đáp ứng theo thiết kế mới hơn của người dùng, các nhà sx hệ thống báo động
chuyên nghiệp cũng đều đưa ra thêm kiểu mẫu hệ thống với tính năng gọi điện
dùng hệ GSM , nhưng rất chú trọng đến phần ăng-ten kèm theo để tăng tối đa
hiệu suất phát-thu và chống nhiễu.(hình minh hoạ ăng ten của NX-7002 và AD
LX20 GSM module)
Căn cứ theo các tài liệu và đúc kết chuyên nghiệp của các hiệp hội chuyên về an
toàn an ninh thì khả năng bị kẻ gian vô hiệu hoá hệ thống báo động GSM cao gấp
đôi hệ thống báo động PSTN.Việc vô hiệu hoá hệ thống báo động GSM (dùng
SIM) rất đơn giản do 2 yếu tố chính :
1. Dùng máy làm nhiễu sóng ( gọi là phá sóng GSM )Portable Quad
band Mobile jammer ,chỉ cần loại thiết bị dùng cho cá nhân cầm tay công
suất nhỏ dưới 1 Watt.
2. Hệ thống báo động GSM sử dụng ăng-ten loại thông thường ,không phát
huy được các khả năng chống nhiễu sóng và điều còn lại là việc lắp đặt chưa
hoàn toàn đúng qui cách.
Chúng tôi đưa ra bài viết này với lời khuyên cụ thể nhằm bảo đảm việc sử dụng hệ
thống báo động hiệu quả. Nếu vì một lý do nào đó mà, không muốn dùng hệ
thống báo động PSTN ( gọi điện ra bằng đừơng dây điện thoại để bàn loại hữu


tuyến) hoặc đã trang bị hệ thống báo động GSM thì cần lưu ý các điểm yếu và
thiếu sót đang nêu ra trong bài viết, để bổ sung ngay nhằm an tâm hơn và hệ thống
báo động đang dùng sẽ đảm bảo an toàn an ninh thật sự .
Bài viết bao gồm các đề mục như sau :
1. Tìm hiểu về những thiếu sót khi dùng hệ thống báo động GSM
2. Tổng quan về thiết bị gây nhiễu và phá sóng vô tuyến đa hệ Cell/mobile
Jammer
3. Cải thiện việc tiếp nhận tín hiệu GSM/GPRS trong các ứng dụng M2M
4. Nói về kỹ thuật lắp đặt ăng ten
5. Ăng ten cao cấp GSM YAGI Oscar 16
6. lời khuyên để tránh bị phá sóng GSM và Mức độ an toàn của hệ thống báo
động GSM và PSTN
ăng ten thường lắp sẵn trên hộp trung tâm các hệ thống báo động GSM .
1 . Tìm hiểu về những thiếu sót khi dùng hệ thống báo động GSM.
Đề cập đến các hệ thống báo động GSM , dùng SIM điện thoại di động để goi điện
ra khi có hệ thống báo động có đột nhập , ngoài ưu điểm là không cần dây nối và
suy luận là không bị kẻ gian “cắt đường dây điện thoại” thì yếu điểm của GSM lại
là việc rất dễ bị nhiễu sóng và nguyên tắc truyền phát phải nằm trong phạm vi tầm
nhìn ( là hai bên phát và thu phải nhìn thấy nhau ). Mặc dù hệ GSM được truyền
sóng tín hiệu theo dạng “ra không khí” ( q ), nhưng sư thật thì tín hiệu truyền phát
và tiếp nhận đến điện thoại di động (hoặc đến máy báo động GSM) là các tính hiệu
dội-hắt lại qua nhiều bề mặt nên khi đến nơi sẽ rất yếu .Nhờ các trạm truyền phát
BTS đặt khắp nơi nên các điện thoại GSM hiện nay mới hoạt động xuyên suốt.(xem
thêm phần nguyên tắc truyền phát sóng tín hiệu GSM), và hệ thống camera giám
sát có thể ghi lại hình ảnh của đối tượng.
Việc thiếu sót trong thiết kế ăng-ten dùng trong các hệ thống báo động GSM cho
gia đình cũng làm giảm hiệu suất hoạt động , nhà sx sợ mất thẫm mỹ và lắp đặt
rườm rà nên đa phần dùng ăng-ten loại thông thường không phát huy được tính
năng chống nhiễu như các ăng-ten loại tốt hơn.Người dùng khi lắp đặt hệ thống
báo động vô tuyến thường xuyên chọn vị trí không đúng ( chỉ theo sở thích nội

thất) bị các đồ vật gia dụng hoặc thiết bị điện khác che chắn làm suy giảm mức độ
truyền nhận.
2. Tổng quan về thiết bị gây nhiễu sóng ,ngăn chận sóng Mobile Jammer GSM
Thiết bị Portable Mobile Jammer multiband là công cụ ngăn chặn tín hiệu , gây
nhiễu sóng đa tần, chủ yếu tác động đến GSM/GPRS và có khả năng gây nhiễu
đồng thời lên những phạm vi tần số khác nhau.Jammer Multi-band còn có khả
năng ngăn chặn các hệ thống theo dõi định vị GPS và các loại máy móc khác liên
quan của điện thoại di động cùng một lúc.
Thiết bị jammer loại cá nhân cầm tay (hình minh hoạ) có loại dùng cho một tần số
GSM duy nhất và loại đa tần có thể tác động đến 4 tần số cùng lúc.Xem xét theo
cách đơn giản nhất là số lượng ăng-ten lắp trên jammer biểu hiện mỗi ăng -ten
tác động đến một tần số.Loại cá nhân cầm tay thông dụng có thể ngăn chận phạm
vi bán kính 10-15 mét ,được coi là đầy đủ khả năng để ngăn chận sóng đến một vị
trí một địa chỉ nhà xác định. Với thiết bị jammer cá nhân này ,nếu máy báo động
đã dùng ăng-ten cao cấp,lắp đặt ra ngoài không gian có khả năng tránh được các
sóng nhiễu và tiếp nhận được việc liên lạc với mạng đtdđ chủ .
Nguyên tắc truyền sóng và gây nhiễu phá sóng có thể hiểu đơn giản theo hình
minh hoạ. Một trong những yếu điểm của việc truyền sóng vô tuyến hệ GSM ( đã
đề câp ) là sóng thu-phát thẳng theo tầm nhìn , do vậy từ một tư gia,văn phòng cty
đến trạm truyền phát của mạng điện thoại di động GSM gần nhất cũng ít khi tiếp
sóng theo đường thẳng mà phải tiếp nhận qua nhiều bề-mặt dôi-hắt lại .Từ nguyên
nhân này,thiết bị jammer phát huy thế mạnh là phát sóng gây nhiễu bao trùm và
mạnh mẽ hơn nhiều lần các sóng dôi lại của mạng chủ điện thoại di động, kết quả
là làm cho các máy móc dùng GSM trong khu vực này hoàn toàn bị vô hiệu hoá,
(nhận biết bằng việc không hiển thị cột sóng trên điện thoại di động của người dùng
trong khu vực - )
.
Với các thiết-bị jammer loại công suất cao 2Watt đến 10 Watt (tổng các bằng
tần) , phạm vi làm nhiễu và chặn sóng đến 30 mét , do vậy việc tác động làm cho
hệ thống báo động GSM không kết nối được với mạng chủ ,không thể liên lạc cuộc

gọi ra ngoài là điều chắc chắn .
Thiết bị gây nhiễu phá sóng GSM jammer dùng cho cá nhân còn có các loại mới sx
năm 2012 với kiểu mẫu Không gắn ăng ten bên ngoài ( ăng-ten chìm nằm bên
trong) để tránh sự chú-ý khi thao tác ở các nơi công cộng.
3. Cải thiện tiếp nhận tín hiệu GSM / GPRS trong các ứng dụng M2M

×