XÂY DỰNG VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ ĐỊNH MỨC
ThS. LÊ CÔNG HOÀNG
Bộ môn Kinh tế Vận tải
Khoa Vận tải - Kinh tế
Trường Đại học Giao thông Vận tải
ThS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH
Công ty PetroVietnam Taxi
Tóm tắt: Chi phí định mức là chi phí được tính toán từ trước trong một số điều kiện làm việc
cụ thể. Sử dụng các chi phí định mức sẽ cho chúng ta biết kết quả hoạt động sẽ có thể như thế nào
trong những hoàn cảnh nhất định. Từ đó, ta có thể xác định được những biến động và kiểm soát
được hiệu quả hoạt động thực tế.
Summary: The cost rate is calculated in advance in some working conditions specific. Use
the cost rate will we know the performance will be able to do so in certain circumstances. Since
then, we can determine the changes in control and performance practice.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chi phí định mức là chi phí được tính
toán từ trước trong một số điều kiện làm việc
cụ thể. Hay nói cách khác hệ thống tính giá
thành theo định mức là hệ thống sử dụng các
định mức cho chi phí (và có thể cả doanh thu)
và hệ thống này sẽ cho phép chúng ta kiểm
soát chi tiết các biến động. Sử dụng các chi
phí định mức sẽ cho chúng ta biết kết quả hoạt
động sẽ có thể như thế nào trong những hoàn
cảnh nhất định. Từ đó, ta có thể xác định được
những biến động và kiểm soát được hiệu quả
hoạt động thực tế.
Chúng ta biết, phân tích hoạt động kinh
doanh phải cố gắng lượng hoá bằng cách dựa
trên những dữ liệu được thu thập (ngành
thống kê) xây dựng thành các phương trình
(ngành toán học kinh tế) để kiểm chứng tính
xác thực của lý thuyết và những sai biệt do
các yếu tố không nhìn thấy, không thể giải
thích khác (ngành kinh tế lượng) trước khi sử
dụng chúng để phân tích dự báo. Mỗi nội
dung phân tích đều có ý nghĩa đối với việc
hình thành chiến lược kinh doanh lâu dài, ổn
định hoặc xác lập các giải pháp trước mắt của
doanh nghiệp. Kết quả phân tích là cơ sở cho
các quyết định quản trị trong từng giai đoạn
kinh doanh, hoặc trong chiến lược dài hạn.
Trong nhiều doanh nghiệp hiện nay, việc
xây dựng định mức chi phí và phân tích định
mức chi phí vẫn chưa được quan tâm đúng
mức. Bài viết này xin đưa ra cách xây dựng
định mức chi phí và phân tích các định mức
đó.
1. Khái niệm về chi phí định mức
Chi phí định mức là chi phí dự tính để
sản xuất một sản phẩm, hàng hóa hay thực
hiện một dịch vụ cho khách hàng.
2. Công dụng và lợi ích của việc thực hiện
chi phí định mức
a. Công dụng
-
Là cơ sở để doanh nghiệp lập dự toán
hoạt động vì muốn lập dự toán chi phí nguyên
vật liệu phải có định mức nguyên vật liệu, chi
phí nhân công phải có định mức số giờ công
-
Giúp cho các nhà quản lý kiểm soát
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì chi
phí định mức là tiêu chuẩn, cơ sở để đánh giá
- Góp phần thông tin kịp thời cho các nhà
quản lý ra quyết định hàng ngày như định giá
bán sản phẩm, chấp nhận hay từ chối một đơn
đặt hàng, phân tích khả năng sinh lời
- Gắn liền trách nhiệm của công nhân đối
với việc sử dụng nguyên vật liệu sao cho tiết
kiệm.
b. Lợi ích
Thực hiện chi phí định mức sẽ phân
quyền “xuống cho cơ sở”, do vậy, nhiều người
phải có trách nhiệm đạt định mức chuẩn trong
phạm vi công việc của mình. Khi có nhiều
người tham gia sẽ có thể có được những lợi
ích như:
- Nếu chi phí đơn vị được áp dụng rộng
rãi và nhiều người cùng theo dõi thực hiện thì
ta có thể xác định biến động cho nhiều khoản
mục, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý.
- Việc đặt ra chuẩn sẽ tạo cho mọi người
một cái đích để phấn đấu và giúp họ luôn có ý
thức tiết kiệm chi phí.
- Khi được kiểm soát bởi nhiều người,
việc tính giá thành theo định mức sẽ cung cấp
cho doanh nghiệp nhiều số liệu về hiệu quả
hoạt động.
Từ đó tính giá thành theo định mức có
thêm hai lợi thế nữa:
- Giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả
kinh tế thực sự do đã suy tính từ trước các loại
nguyên vật liệu hoặc phương pháp sản xuất tối
ưu.
- Giúp doanh nghiệp chỉ tập trung vào
những các biến động nào vượt quá một phạm
vi nào đó thay vì phải tập trung vào nghiên
cứu tất cả các biến động, dù là nhỏ.
- Có lẽ chúng ta cũng cần tổng kết lại
bằng cách nhấn mạnh rằng, không cần phải
thực hiện việc tính giá thành theo định mức để
có thể kiểm soát thực hiện ngân sách. Tuy
nhiên, nếu thực hiện tính giá thành theo định
mức, việc kiểm soát sẽ đạt được hiệu quả
nhiều hơn.
3.
Nguyên tắc xây dựng định mức tiêu
chuẩn
Quá trình xây dựng định mức tiêu chuẩn ở
một khía cạnh nào đó là một công việc mang
tính định tính hơn là định lượng. Nó kết hợp
giữa suy nghĩ với tài năng chuyên môn của tất
cả những người có trách nhiệm với giá và chất
lượng sản phẩm. Do đó, trước hết phải xem
xét một các nghiêm túc toàn bộ kết quả đã đạt
được. Trên cơ sở đó kết hợp với những thay
đổi về điều kiện kinh tế, về đặc điểm giữa
cung và cầu, về kỹ thuật để điều chỉnh và bổ
sung cho phù hợp.
4. Phương pháp xác định chi phí định mức
a. Phương pháp kỹ thuật
Phương pháp này đòi hỏi sự kết hợp của
các chuyên gia kỹ thuật để nghiên cứu thời
gian thao tác công việc nhằm mục đích xác
định lượng nguyên vật liệu và lao động hao
phí cần thiết để sản xuất sản phẩm trong điều
kiện về công nghệ, khả năng quản lý và nguồn
nhân lực hiện có tại doanh nghiệp.
b. Phương pháp phân tích số liệu lịch sử
Xem lại giá thành đạt được ở những kỳ
trước như thế nào, tuy nhiên phải xem lại kỳ
này có gì thay đổi và phải xem xét những chi
phí phát sinh các kỳ trước đã phù hợp hay
chưa, nếu không hợp lý, hợp lệ thì bỏ hay xây
dựng lại.
c. Phương pháp điều chỉnh
Điều chỉnh chi phí định mức cho phù hợp
với điều kiện hoạt động trong tương lai của
doanh nghiệp.
5.
Xây dựng định mức cho các loại chi phí
sản xuất
a. Xây dựng định mức chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp
Về mặt lượng nguyên vật liệu: Lượng
nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất một sản
phẩm, có cho phép những hao hụt bình
thường.
Để sản xuất 1 sản phẩm thì định mức tiêu
hao nguyên vật liệu là:
+
Nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất 1
sản phẩm.
+
Hao hụt cho phép
+
Lượng vật liệu tính cho sản phẩm hỏng
Về mặt giá nguyên vật liệu: Phản ánh giá
cuối cùng của một đơn vị nguyên vật liệu trực
tiếp sau khi đã trừ đi mọi khoản chiết khấu
thương mại, giảm giá hàng bán. Định mức về
giá nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm là:
- Giá mua (trừ đi các khoản chiết khấu
thương mại, giảm giá hàng bán).
- Chi phí thu mua nguyên vật liệu.
Như vậy ta có: Định mức về chi phí NVL
= Định mức về lượng * định mức về giá
b.
Xây dựng định mức chi phí nhân
công trực tiếp (NCTT)
Định mức về giá một đơn vị thời gian lao
động trực tiếp: bao gồm không chỉ mức lượng
căn bản mà còn gồm cả các khoản phụ cấp
lương, Bảo hiểm Xã hội (BHXH), Bảo hiểm
Y tế (BHYT), Kinh phí Công đoàn (KPCĐ)
của lao động trực tiếp. Định mức giá 1 giờ
công lao động trực tiếp ở một phân xưởng như
sau:
- Mức lương căn bản một giờ
- BHXH
Định mức về lượng thời gian cho phép để
hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm. Có thể được
xác định bằng 2 cách:
Cách 1:
Phương pháp kỹ thuật: chia công
việc theo nhiều công đoạn rồi kết hợp với
bảng thời gian tiêu chuẩn của những thao tác
kỹ thuật để định thời gian chuẩn cho từng
công việc.
Cách 2: Phương pháp bấm giờ
Về lượng thời gian để sản xuất 1 sản phẩm
được xác định như sau:
+ Thời gian cần thiết để sản xuất 1 sản
phẩm
+ Thời gian nghỉ ngơi, lau chùi máy
+ Thời gian tính cho sản phẩm hỏng
Như vậy ta có: Định mức chi phí
NCTT = Định mức lượng x Định mức giá
c.
Xây dựng định mức chi phí sản xuất
chung
* Định mức biến phí sản xuất chung
Cũng được xây dựng theo định mức giá
và lượng. Định mức giá phản ánh biến phí của
đơn giá chi phí sản xuất chung phân bổ. Định
mức lượng, ví dụ thời gian thì phản ánh số giờ
của hoạt động được chọn làm căn cứ phân bổ
chi phí sản xuất chung cho 1 đơn vị sản phẩm
Ví dụ: Phần biến phí trong đơn giá sản xuất
chung phân bổ là 1200 đ và căn cứ được chọn
để phân bổ là số giờ lao động trực tiếp (định
mức về lượng thời gian trực tiếp sản xuất 1
sản phẩm) là 3.5 giờ/sp thì định mức phần
biến phí sản xuất chung của sản phẩm là:
1200đ/ giờ x 3.5 giờ/s.p = 4200đ/s.p.
* Định mức định phí sản xuất chung
Được xây dựng tương tự như ở phần biến
phí. Sở dĩ tách riêng là nhằm giúp cho quá
trình phân tích chi phí sản xuất chung sau này.
Ví dụ: Phần định phí trong đơn giá sản
xuất chung phân bổ là 3200đ/giờ và căn cứ
chọn phân bổ là số giờ lao động trực tiếp với
3.5 giờ/s.p, thì phần định phí sản xuất chung
của 1 sản phẩm là: 3200đ/giờ x 3.5 giờ/s.p =
11200 đ/s.p.
Vậy, đơn giá phân bổ chi phí sản xuất
chung: 1200đ/s.p + 3200 đ/giờ = 4400đ
Chi phí sản xuất chung để sản xuất 1 sản
phẩm là: 4400 đ/giờ x 3.5 giờ/s.p = 15400
đ/s.p
Từ cách xây dựng định mức trên ta đi
xây dựng phương trình hồi quy dưới dạng
tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa các yếu
tố cấu thành nên chí phí sản xuất:
Y = a + a X + a X + a X
o 1 1 2 2 3 3
Y: Chi phí sản xuất sản phẩm;
X : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp;
1
X : Chi phí nhân công trực tiếp;
2
X : Chi phí sản xuất chung.
3
Từ đó, t
a đi xây dựng phương trình hồi
quy tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa các
yếu tố cấu thành nên chi phí định mức về
lượng và giá của chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản
xuất chung như sau:
- Chi phí định mức nguyên vật liệu
trực tiếp
Phương trình hồi quy chi phí định mức
về lượng nguyên vật liệu:
G = a +a g + a g + a g + e
o 1 1 2 2 3 3
G là chi phí định mức về lượng nguyên
vật liệu; g là lượng nguyên vật liệu cần cho
sản xuất 1 sản phẩm; g là lượng nguyên vật
liệu hao hụt cho phép; g là lượng nguyên vật
liệu dùng cho sản phẩm hỏng; a là số hạng cố
định; a là mức tác động tới định mức lượng
nguyên vật liệu khi lượng nguyên vật liệu
dùng cho sản xuất 1 sản phẩm thay đổi 1 đơn
vị; a là mức tác động tới định mức lượng
nguyên vật liệu khi lượng nguyên vật liệu hao
hụt cho phép thay đổi 1 đơn vị; a là mức tác
động tới định mức lượng nguyên vật liệu khi
lượng nguyên vật liệu dùng cho sản phẩm
hỏng thay đổi 1 đơn vị; e là sai số, thể hiện sự
tác động của các yếu tố khác
1
2
3
o
1
2
3
Phương trình hồi quy chi phí định mức
về giá nguyên vật liệu:
Z = a +a z + a z + e
o 1 1 2 2
Z là chi phí định mức về giá nguyên vật
liệu; z là giá mua (sau khi trừ đi các khoản
giảm trừ); z là chi phí thu mua; a là số hạng
cố định; a là mức tác động tới định mức giá
nguyên vật liệu khi giá mua thay đổi 1 đơn vị
1
2 o
1
a là mức tác động tới định mức giá nguyên
vật liệu khi chi phí thu mua thay đổi 1 đơn vị;
e là sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố
khác.
2
- Chi phí định mức nhân công trực tiếp
Phương trình hồi quy chi phí định mức
về lượng chi phí nhân công trực tiếp:
N = a +a n + a n + a n + e
o 1 1 2 2 3 3
N là chi phí định mức về lượng nhân
công trực tiếp; g là lượng thời gian cần thiết
để sản xuất 1 sản phẩm; g là lượng thời gian
nghỉ ngơi, lau chùi máy; g là lượng thời gian
tính cho sản phẩm hỏng; a là số hạng cố định;
a là mức tác động tới định mức lượng nhân
công khi lượng thời gian cần thiết để sản xuất
1 sản phẩm thay đổi 1 đơn vị; a là mức tác
động tới định mức lượng thời gian nghỉ ngơi,
lau chùi máy thay đổi 1 đơn vị; a là mức tác
động tới định mức lượng thời gian tính cho
sản phẩm hỏng thay đổi 1 đơn vị; e là sai số,
thể hiện sự tác động của các yếu tố khác.
1
2
3
o
1
2
3
Phương trình hồi quy chi phí định mức
về giá nhân công trực tiếp:
M= a +a m + a m + a m + e
o 1 1 2 2 3 3
M là chi phí định mức về giá nhân công
trực tiếp; g là giá mức lương căn bản giờ
công trực tiếp; g là mức BHXH, BHYT,
KPCĐ tính cho 1 sản phẩm; g là phụ cấp tính
cho 1 sản phẩm; a là số hạng cố định; a là
mức tác động tới định mức giá nhân công khi
mức lương căn bản dùng thay đổi 1 đơn vị; a
là mức tác động tới định mức giá nhân công
khi mức BHXH, BHYT, KPCĐ thay đổi 1
đơn vị; a là mức tác động tới định mức giá
nhân công khi mức phụ cấp thay đổi 1 đơn vị;
e là sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố
khác.
1
2
3
o 1
2
3
- Chi phí định mức sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung được phân thành
biến phí và định phí
Phương trình hồi quy định mức chi phí
sản xuất chung như sau:
K = a + a k + a k
o 1 1 2 2
K là định mức chi phí sản xuất chung; k
là biến phí sản xuất chung cần thiết để sản
xuất 1 sản phẩm; k là định phí sản xuất chung
cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm; a là số hạng
cố định; a là mức tác động tới định mức chi
phí sản xuất chung khi biến phí sản xuất
chung cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm thay
đổi 1 đơn vị; a là mức tác động tới định mức
chi phí sản xuất chung khi định phí sản xuất
chung cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm thay
đổi 1 đơn vị.
1
2
o
1
2
II. KẾT LUẬN
Sau khi đã xây dựng được những phương
trình toán học với mô hình hồi quy bội (hay
hồi quy đa biến) ta sẽ sử dụng các kỹ thuật
trong môn học kinh tế lượng để giải bài toán
này. Từ đó mà việc phân tích được chính xác
và chi tiết, xác định được những nhân tố trực
tiếp làm ảnh hưởng đến sự biến động của chi
phí, giúp nhà quản lý có nguồn thông tin chắc
chắn để có giải pháp kịp thời và hiệu quả.
Đồng thời việc xây dựng và phân tích chi phí
định mức cũng giúp các doanh nghiệp hiện
nay chưa quan tâm sâu đến vấn đề này lấy đây
làm cơ sở cho việc tổ chức và quản lý chi phí
trong doanh nghiệp.
Tài liệu tham khảo
[1]. Tập thể tác giả khoa kế toán trường ĐH Kinh
tế TP.HCM, Kế toán quản trị, NXB Thống kê.
[2]. Nguyễn Tấn Bình, Phân tích hoạt động doanh
nghiệp, NXB ĐHQG TP.HCM, 2003.
[3]. Robert S.Kaplan, Anthony A.Atkinson,
Advanced Management Accounting, third Edition,
Prentice Hall International, Inc.
[4].
www.tapchiketoan.com, Internet,…♦