Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TAI NẠN GIAO THÔNG TRONG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG THỦY ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.01 KB, 4 trang )


NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ
TAI NẠN GIAO THÔNG TRONG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM



ThS. TRẦN THỊ LAN HƯƠNG
Bộ môn Vận tải đường bộ Thành phố
Khoa Vận tải Kinh tế
Trường Đại học Giao thông Vận tải


Tóm tắt: An toàn giao thông là vấn đề thời sự của cả thế giới trong đó có Việt Nam. Có thể
nói tai nạn giao thông hiện nay ở nước ta là vấn đề bức xúc. Bài báo đưa ra một số giải pháp nhằm
hạn chế tai nạn giao thông trong vận tải hành khách đường thủy nội địa Việt Nam.
Summary: Traffic safety is the matter of the world including Viet Nam. Traffic accidents in
our country is the pressing problem nowadays. This article shows some solutions to restrain traffic
accidents of Viet Nam’s Inland waterway transport.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, tai nạn giao
thông (TNGT) nói chung, và tai nạn giao
thông trong vận tải hành khách trên đường
thủy nội địa (ĐTNĐ) nói riêng vẫn xảy ra
ngày càng nhiều với tính chất ngày càng
nghiêm trọng, cướp đi sinh mạng của nhiều
người và gây thiệt hại lớn về tài sản. Có nhiều
nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông, trong
đó có thể kể đến cơ sở hạ tầng giao thông,
phương tiện và thiết bị không đảm bảo an


toàn, ý thức người dân tham gia giao thông,
quản lý tổ chức giao thông.
Đối với hoạt động giao thông cần đặt ra
chỉ tiêu an toàn giao thông lên hàng đầu để từ
đó có các giải pháp thích hợp nhằm hạn chế
TNGT nói chung và TNGT trong vận tải hành
khách trên ĐTNĐ Việt Nam nói riêng.
II. NỘI DUNG
Trong vận tải nếu so sánh mức độ an toàn
giữa các phương thức có thể thấy: phương
thức vận tải ô tô có mức độ an toàn thấp nhất,
sau đó là phương thức vận tải thủy nội địa,
vận tải sắt có mức độ an toàn cao nhất.
Đối với vận tải thủy nội địa trong vận
chuyển hành khách trên sông có các loại như
vận tải liên tỉnh, vận tải nội tỉnh bằng các tàu
tự hành có động cơ và vận chuyển khách bằng
đò dọc, đò ngang. Hành khách đi tàu với
nhiều mục đích như đi làm, đi học, đi du
lịch… Riêng khách đi bằng phương tiện đò
ngang chủ yếu là học sinh đi học và nhu cầu
đi lại của người dân địa phương. Số người đi
lại bằng phương tiện đò ngang chủ yếu là
người có thu nhập thấp, đò ngang là phương
tiện duy nhất để sang sông. Trong nhiều năm
qua, TNGT đường thủy nội địa vẫn có những
diễn biến phức tạp. Số vụ tai nạn, số người
chết và số người bị thương vẫn chưa giảm
được một cách đáng kể được thể hiện trong
bảng:



Năm
Số vụ
TNGT
So
với
năm
trước
(%)
Số
người
chết
So
với
năm
trước
(%)
Số
người
bị
thương
So
với
năm
trước
(%)
2004 315 303 30
2005 229 -27.3 164 -45.8 22 -26.6
2006 215 -5.7 210 28.0 18 -18.2

2007 213 -0.56 165 -21.5 27 50
2008 246 15.5 135 -18.0 30 11.1
Nguồn: Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia
Các vụ TNGT ĐTNĐ có nhiều nguyên
nhân như vi phạm quy tắc tránh vượt, phương
tiện đâm va vào chướng ngại vật, phương tiện
không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật,
người điều khiển phương tiện không có giấy
phép, chứng chỉ chuyên môn, chở quá trọng
tải và một số nguyên nhân khác.
Để giảm thiểu tai nạn giao thông trong
vận chuyển hành khách trên ĐTNĐ Việt Nam
cần thực hiện một số giải pháp sau:
1. Giải pháp quản lý hoạt động phương tiện
vận tải khách trên đường thủy nội địa
a. Quản lý đăng ký đăng kiểm
Qua công tác kiểm tra cho thấy số
phương tiện chưa qua đăng ký đăng kiểm còn
chiếm tỷ lệ cao (31,6%) do các nguyên nhân
chính sau:
- Vì mục tiêu lợi nhuận nên các chủ
phương tiện thường trốn tránh trách nhiệm
đăng ký tàu thuyền và đăng kiểm định kỳ.
- Do tàu đóng ở các cơ sở tư nhân nên
không đủ giấy tờ hồ sơ để đăng ký, đăng
kiểm.
- Do nhận thức của người dân về luật
giao thông ĐTNĐ còn hạn chế.
b. Quản lý chất lượng phương tiện tham
gia lưu thông

Nội dung kiểm tra kỹ thuật phương tiện
thủy nội địa bao gồm:
- Thẩm tra các thiết kế có liên quan đến
việc đóng mới, hoán cải, sửa chữa.
- Kiểm tra nghiệm thu và cấp các giấy
chứng nhận an toàn kỹ thuật cho phương tiện
đóng mới hoán cải, sửa chữa.
- Đo đạc xác định tải trọng và mạn khô
của phương tiện.
- Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận.
Chất lượng phương tiện có ảnh hưởng
không nhỏ đến an toàn giao thông đường thuỷ
nội địa. Vì vậy trong quá trình kiểm tra
phương tiện nếu phương tiện nào không đảm
bảo an toàn kỹ thuật theo quy định cần tạm
giữ không cho phép lưu thông, không chỉ
dừng lại ở xử phạt hành chính. Do đặc thù của
vận tải thuỷ nội địa nên việc tạm giữ phương
tiện hiện nay chưa thực hiện được vì chưa có
bãi trông giữ phương tiện. Vì vậy Sở Giao
thông các tỉnh cần có biện pháp có những
vùng nước để tạm giữ các phương tiện không
chấp hành đúng quy định về đăng ký, đăng
kiểm đảm bảo chất lượng phương tiện.
2. Giải pháp quản lý các bến tàu khách
Nhìn chung công tác quản lý hoạt động
khai thác các bến khách chưa được quan tâm
đúng mức vì vậy để đảm bảo trật tự an toàn
giao thông ĐTNĐ, đảm bảo an toàn cho hành
khách, hàng hóa và phương tiện cần có những

giải pháp sau:
- Cần phân cấp quản lý các bến khách rõ
ràng, lực lượng kiểm tra phải có chuyên môn
và chuyên trách.
- Đối với các bến khách ngang sông nên
giao cho Ủy ban Nhân dân cấp huyện, xã trực
tiếp quản lý.
- Ở những bến có số lượng hành khách
lớn, các cấp chính quyền quản lý bến nên xây
dựng bến và thu phí của chủ phương tiện qua
các năm.
- Đối với bến khách nhỏ lẻ nên kéo dài
thời gian khai thác bến của chủ phương tiện


để họ có thời gian xây dựng bến và thu hồi
vốn.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra
và xử lý vi phạm.
3. Giải pháp đảm bảo an toàn luồng lạch
vận tải
Để đảm bảo an toàn cho các phương tiện
khi tham gia giao thông cần duy trì nâng cấp
luồng lạch đảm bảo an toàn chạy tàu, các
tuyến phải có đủ phao tiêu, biển báo, đèn
hiệu… luồng lạch phải có đủ độ sâu, chiều
rộng, thanh thải chướng ngại vật trên sông.
Đối với các tuyến sông có đăng, đáy trái phép
và hành lang an toàn giao thông đường thuỷ
nội địa bị vi phạm cần tuyên truyền để người

dân chấp hành dỡ bỏ các công trình trái phép.
Khi đã tuyên truyền mà người dân không chấp
hành cần có biện pháp cưỡng chế dỡ bỏ các
công trình vi phạm để đảm bảo luồng lạch
thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho các
phương tiện khi tham gia giao thông trên
đường thuỷ nội địa.
4. Giải pháp về người tham gia giao thông
- Đối với người lái phương tiện và thuyền
viên bắt buộc phải có bằng và chứng chỉ
chuyên môn mới được điều khiển phương
tiện. Nếu người lái phương tiện và thuyền
viên không có bằng và chứng chỉ chuyên môn
thì biện pháp trước mắt vẫn là xử phạt hành
chính. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cần có
giải pháp thích hợp bắt buộc họ phải qua lớp
đào tạo đúng với loại bằng và chứng chỉ
chuyên môn theo đúng yêu cầu của luật giao
thông ĐTNĐ.
- Đối với hành khách khi lên phương tiện
thuỷ nội địa cần phải mặc áo phao theo đúng
quy định.
- Về độ tuổi theo quy định của luật giao
thông ĐTNĐ thuyền viên từ 16 tuổi trở lên,
không quá 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối
với nam.
- Về sức khỏe:
Người tham gia giao thông cần phải
khám sức khỏe định kỳ, phải có sự hướng dẫn,
tuyên truyền để họ hiểu được việc khám sức

khỏe định kỳ vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ
của người tham gia giao thông.
- Cần đưa giáo dục an toàn giao thông ở
các cấp học để học sinh, sinh viên nắm được
các vấn đề có liên quan đến luật giao thông,
tùy tình hình cụ thể của mỗi địa phương để có
sự giáo dục, tuyên truyền luật có hiệu quả.
Việc giáo dục ý thức về an tòan giao thông
cho người dân có chi phí thấp nhưng hiệu quả
lại rất lớn. Việc nâng cao ý thức cho người
tham gia giao thông cần được coi trọng và tiến
hành thường xuyên.
5. Giải pháp thanh tra chuyên ngành giao
thông ĐTNĐ
Để hoạt động thanh tra có hiệu quả cần:
- Có định biên hợp lý cho thanh tra
chuyên ngành vì hiện nay còn rất thiếu. Hiện
nay 1 thanh tra quản lý 100km sông như vậy
là không hợp lý mà nên có định biên 1 thanh
tra chỉ quản lý 30km sông.
- Có sự phối hợp trao đổi thông tin hai
chiều trong công tác quản lý nhà nước chuyên
ngành từ trung ương đến địa phương tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong
hoạt động vận tải và đảm bảo an toàn giao
thông ĐTNĐ.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, xử lý vi phạm một cách nghiêm túc,
thường xuyên.
- Cần có sự quy định cụ thể với những tổ

chức có chức năng liên quan như: cảnh sát,
đăng kiểm, cảng vụ, tổ chức quản lý cơ sở hạ
tầng, chính quyền địa phương để nâng cao
hiệu quả và trách nhiệm của từng tổ chức.
III. KẾT LUẬN
Trong quá trình di chuyển từ nơi này đến
nơi khác con người có thể chọn cho mình một
phương thức vận tải phù hợp với điều kiện sức
khỏe, thu nhập, sở thích…


Với một nước có điều kiện tự nhiên như
Việt Nam thì vận tải thủy nội địa là phương
thức vận tải không thể thiếu được. Vì vậy, để
đảm bảo an toàn cho hành khách, hàng hóa và
phương tiện trong hoạt động khai thác vận tải
cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trên trong
đó cần được chú trọng giải pháp liên quan đến
yếu tố con người.


Tài liệu tham khảo
[1]. An toàn giao thông và phát triển vận tải thuỷ
nội địa, Cục đường sông Việt Nam, Hội vận tải
thủy nội địa Việt Nam 11-2004.
[2]. An toàn giao thông đô thị Việt Nam 11-2002
[3]. Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt
Nam đến năm 2020, Bộ Giao thông Vận tải 10/2002.
[4]. Tạp chí Khoa học giao thông vận tải, Trường
Đại học Giao thông Vận tải.

[5]. Hệ thống giao thông vận tải Việt Nam 2000,
Nhà xuất bản Giao thông Vận tải.
[6]. Luật giao thông đường thủy nội địa, Nhà xuất
bản Giao thông Vận tải 2004.
[7]. Trần Văn Luyện “Trật tự an tòan giao thông
đường bộ - Thực trạng và giải pháp” , Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia 2003.
[8]. Trần Thị Lan Hương “Nhập môn tổ chức vận
tải thủy” , Nhà xuất bản Giao thông vận tải 2009.
[9]. Nghị định 40/CP chỉ thị 454/TTG, Nhà xuất
bản Giao thông vận tải 1996.
[10]. Phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa, Hà Nội 1992.
[11] Country – Leven Workshop on Inland Water
Transport Development, 1995.
[12]. Top 10 priorities 2004-2010, Inland
Waterway Transport in an enlarged Europe,
European Skipper organisation, Nov 2004.
[13]. Viet Nam’s inland waterway for a safe and
stable development, international workshop, 8-2005.
[14]. Waterway and inland nevigation operation of
inland waterway, institute for International
Training in Transport, 1993


×