Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Biến chứng thần kinh tâm thần do nghiện rượu ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.99 KB, 9 trang )


Biến chứng thần kinh tâm
thần do nghiện rượu



Nghiện rượu gây rất nhiều biến chứng liên quan đến nhiều
chuyên ngành khác nhau, nhưng biến chứng thường gặp và gây nên
những hậu quả trầm trọng là biến chứng về bệnh thần kinh và tâm
thần. Sau đây là những biến chứng gây hậu quả nặng nề hay gặp nhất.
Viêm đa rễ thần kinh do rượu
Bệnh viêm đa rễ thần kinh do hậu quả thiếu vitamin B1 thường gặp ở
người nghiện rượu mạn tính liên quan đến tình trạng dinh dưỡng kém. Các
nguyên nhân dinh dưỡng kém ở người nghiện rượu mạn tính thì có nhiều, đó
là sự mất cân bằng của chế độ ăn, ví dụ như họ thường uống mà không ăn
hay còn gọi là "uống rượu sếc". Tiếp đến là các điều kiện kinh tế xã hội kém
của người nghiện rượu như đời sống, điều kiện kinh tế khó khăn, kém hiểu
biết, cẩu thả, lơ là việc tự săn sóc bản thân Và những người nghiện rượu
thường bị các bệnh về hệ thống tiêu hóa làm cản trở sự hấp thu dinh dưỡng
của họ như: viêm lợi dẫn đến rụng mất răng, viêm dạ dày mạn tính, tiền sử
mổ cắt dạ dày, tiêu chảy mạn tính Tất cả các nguyên nhân này gây cản trở
hấp thu vitamin B1, đây là yếu tố chính dẫn đến thoái hóa sợi trục thần kinh
dần dần.
Khởi bệnh: thường âm ỷ với các biểu hiện như mệt mỏi khi đi bộ, hay
bị chuột rút và đau bắp chân ban đêm. Các rối loạn này có thể hồi phục hoàn
toàn khi điều trị sớm.
Giai đoạn bệnh toàn phát: đó là tình trạng viêm đa rễ thần kinh cảm
giác vận động với các biểu hiện:
- Suy giảm vận động thường gặp ở chi dưới, ở ngọn chi, cả hai bên
với tính chất đối xứng. Sự suy giảm này thường ưu thế ở vùng trước ngoài
cẳng chân, đây là khu vực thần kinh chi phối động tác nhấc chân của bệnh


nhân, thể hiện rõ nhất là khi đi bộ hay leo thang gác dẫn đến hiện tượng bàn
chân rũ. Có trường hợp bệnh nhân đạp xe rơi mất dép mà không biết. Chi
dưới thường kèm theo các biểu hiện teo cơ rõ, mất phản xạ gân gót, thường
bị chuột rút và đau cơ ban đêm.
- Có hiện tượng tăng cảm giác da khi da tiếp xúc với khăn ga trải
giường, điều này trái ngược với các dấu hiệu khách quan khi khám là giảm
cảm giác, thậm chí là mất cảm giác nông và sâu. Các triệu chứng đau sẽ tăng
lên khi ấn vào đường đi của dây thần kinh và khi ấn vào các khối cơ lớn.
- Các rối loạn dinh dưỡng thường gặp là khô da, bong tróc da, rụng
lông, móng chân có nhiều khía và dễ gãy
Ngoài các biểu hiện về thần kinh như đã mô tả còn thấy có nhiều biểu
hiện cho thấy bệnh nhân nghiện rượu như hơi thở có mùi rượu, giãn mao
mạch vùng mũi má, đỏ da gà vùng cổ ngực
Điều trị
Về nguyên tắc những điều không thể thiếu được đó là:
- Cai rượu và ngừng nhiễm độc rượu.
- Bồi phụ nước điện giải và điều trị rối loạn dinh dưỡng.
Cụ thể: điều trị tấn công thường dùng đường tĩnh mạch vì ở đây bệnh
nhân thường có các rối loạn hấp thu qua đường tiêu hóa như đã nói ở trên.
Nói chung là dùng vitamin B1 liều cao hoặc các thuốc vitamin nhóm
B tổng hợp như B complex hay becozym dùng đường tiêm trong khoảng 2
tuần sau đó chuyển sang đường uống.
- Vận động trị liệu điều trị các di chứng của viêm đa rễ thần kinh như
co cơ, rối loạn dinh dưỡng teo cơ
Bệnh não Gayet - Wernick
Đây là bệnh não bán cấp gặp ở người nghiện rượu cũng do thiếu hụt
vitamin B1, có các tính chất đặc biệt là tổn thương chất xám xung quanh não
thất ba và não thất bốn và củ núm vú. Nguyên nhân gây thiếu hụt vitamin B1
ở đây thường gặp là do người nghiện rượu mạn tính thường hay bị rối loạn
tiêu hóa như: tiêu chảy, chán ăn gầy mòn, kém hấp thu

Các biểu hiện lâm sàng thường gặp:
Các rối loạn tâm thần: thường là các rối loạn ý thức kiểu lú lẫn mê
mộng, mê sảng xen lẫn với các giai đoạn bất động sững sờ hay kích động do
ảo giác thị giác chi phối. Bệnh nhân thường không nhận ra xung quanh, lầm
lẫn người này với người khác, không biết mình đang ở đâu, có khi còn
không biết mình là ai
Các rối loạn về thần kinh thường gặp ba chứng điển hình là:
- Rối loạn vận động mắt với các biểu hiện như liệt vận động mắt cả
hai bên đi kèm hiện tượng giả giật nhãn cầu, bệnh nhân mất vận động nhãn
cầu sang ngang hai bên hay vận động nhãn cầu theo chiều dọc. Đặc biệt
bệnh nhân có hiện tượng nhắm mắt vào nhưng không mở được mắt ra do liệt
thần kinh số 6 nên mỗi khi muốn mở mắt lại phải lấy tay vén mi lên mới mở
mắt ra được làm cho sinh hoạt rất bất tiện, ở đây cần phân biệt với hiện
tượng liệt mi mắt trong bệnh nhược cơ. Ngoài ra còn có hiện tượng viêm thị
thần kinh hậu nhãn cầu và viêm gai thị khi soi đáy mắt.
- Hiện tượng tăng trương lực cơ giống như rối loạn ngoại tháp gặp
trong bệnh Parkinson hay do tác dụng phụ của thuốc an thần kinh. Hiện
tượng này làm cho bệnh nhân bị cứng cơ, vận động chậm chạp, đi lại mất
thăng bằng rất dễ ngã, cứng hàm làm cho bệnh nhân nhai nuốt khó, chảy rớt
dãi do không nuốt được nước bọt.
- Rối loạn dáng đi, đi lại khó khăn, dáng đi chậm chạp cứng đờ, dễ
ngã do mất thăng bằng và phối hợp vận động.
Ngoài tam chứng trên, bệnh nhân còn có một số triệu chứng thần kinh
khác như: múa vờn, giật cơ, nói khó, nói lắp, viêm đa rễ thần kinh vận động
cảm giác, tăng cảm giác đau, chúm miệng, co quắp bàn tay, liệt mặt làm cho
nét mặt mất biểu lộ cảm xúc, liệt dây thần kinh tam thoa, liệt thần kinh lưỡi
hầu làm khó nuốt, nói khó
Các dấu hiệu cơ thể chung: nhịp tim nhanh, hạ huyết áp dễ gây trụy
mạch, sốt, ra nhiều mồ hôi, rối loạn hô hấp, rối loạn nước điện giải, điện não
bất thường.

Về xét nghiệm: tăng acid pyruvic máu, giảm protid máu
Tiến triển của bệnh: nếu điều trị kịp thời, bệnh có thể phục hồi tốt.
Các biện pháp chủ yếu là cai rượu, dùng vitamin B1 liều cao. Tuy nhiên, có
một số trường hợp để lại di chứng như giật nhãn cầu, viêm đa rễ thần kinh.
Nếu nặng hơn, bệnh nhân có thể bị mất trí hoặc chuyển sang hội chứng
Korsakoff.
Hội chứng Korsakoff
Đây là một chứng bệnh với các biểu hiện rối loạn tâm thần phối hợp
với tổn thương đặc biệt về trí nhớ và các dấu hiệu thần kinh mà chủ yếu là
viêm đa rễ thần kinh cảm giác vận động kèm teo cơ. Nguyên nhân chính là
do tổn thương ở củ núm vú hai bên và vòng Paper (vòng nối hải mã - núm
vú - đồi thị). Hội chứng Korsakoff thường gặp ở người nghiện rượu mạn
tính có thiếu hụt vitamin B1 trầm trọng.
+ Khởi bệnh thường đột ngột nhân mắc một bệnh nhiễm khuẩn nào đó
hay một tình trạng ngộ độc rượu cấp tính hay sau khi ra khỏi tình trạng sảng
run do rượu hay là một biến chứng của điều trị giải độc.
+ Các biểu hiện chủ yếu
Hội chứng quên:
- Quên thường là thuận chiều (quên về sau) đây là quên do quá trình
bảo tồn trí nhớ bị thương tổn, bệnh nhân thường quên dần dần, bắt đầu là
quên ngày tháng, sau đó là không thể giữ lại bất kể một kỷ niệm nào. Trí
nhớ tức thì vẫn còn, bệnh nhân vẫn có thể nhắc lại ngay nhưng một lúc sau
thì quên. Các kỷ niệm cũ, bệnh nhân còn nhớ tốt.
- Bịa chuyện: bù vào việc quên, bệnh nhân thường kể bịa các câu
chuyện khá là logic và có liên quan, điều này có thể che giấu sự suy giảm trí
nhớ. Các biểu hiện này thường rất kín đáo, chỉ khi hỏi kỹ mới phát hiện ra.
- Hiện tượng nhớ nhầm: bệnh nhân có hiện tượng nhận nhầm, các kỷ
niệm sai lệch, điều này thường phối hợp với bịa chuyện gây ra hiện tượng
"hoang tưởng về trí nhớ".
Các rối loạn về cảm xúc hành vi:

Bệnh nhân thường thay đổi tính cách, trở nên cáu bẳn, cảm xúc không
ổn định, có khi vô tâm, thờ ơ bàng quan hay tăng cảm xúc, dễ lo âu hay biểu
hiện loạn khí sắc như khoái cảm ngây ngô
Các dấu hiệu thần kinh
+ Viêm rễ thần kinh cảm giác vận động kèm teo cơ như đã nói ở trên.
+ Rối loạn định hướng thời gian: có hiện tượng lầm tưởng thời gian
lùi lại trong quá khứ, định hướng không gian ít bị ảnh hưởng.
+ Tiến triển của hội chứng Korsakoff.
- Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến hội chứng lú lẫn mất trí.
- Nếu điều trị, bệnh có thể phục hồi với di chứng quên từng mảng
hoặc có thể tiến triển thành mất trí hoặc dẫn đến rối loạn dưỡng do viêm đa
rễ thần kinh Nói chung tiên lượng của bệnh phụ thuộc vào việc ngộ độc
rượu nhiều hay ít và các biến chứng cơ thể khác do rượu.
+ Điều trị chủ yếu là điều trị ngộ độc rượu, tức là phải cai được rượu
lâu dài kết hợp với điều trị bổ sung vitamin B1 hay vitamin nhóm B liều cao.

×