Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Xí nghiệp KTCTTL Huyện Ninh Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.35 KB, 83 trang )

PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
1 .1- Sự cần thiết nghiên cứu đề tài :
Từ sau Đại hội Đảng cộng sản việt Nam toàn quốc lần thứ VI đến nay
nước ta có nhiều đổi mới quan trọng ; đặc biệt là việc chuyển đổi nền kinh tế từ
tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế đó chịu sự tác
động nhiều mặt của các quy luật kinh tế như : quy luật giá trị, quy luật cạnh
tranh, quy luật cung cầu Chính vì vậy, một Doanh nghiệp để tồn tại và phát
triển trong nền kinh tế thị trường thì phải luôn luôn tìm cách tăng năng suất lao
động, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, có uy tín
trên thị trường và mục đích cuối cùng là đạt được lợi nhuận cao. Để tồn tại và
phát triển , Doanh nghiệp cần phải quan tâm đến mọi khâu sản xuất từ khâu lao
động đến trang thiết bị máy móc, nguyên, nhiên vật liệu, từ tổ chức sản xuất sản
phẩm đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định
cho sự tồn tại và phát triển sản xuất của Doanh nghiệp trong cơ chế thị trường
hiện nay là việc quản lý và sử dụng lao động hợp lý, có hiệu quả trong quá trình
sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp nào cũng cần sử dụng một lực lượng lao động nhất định, tuỳ
theo quy mô và yêu cầu sản xuất . Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của
con người nhằm tác động biến đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm đáp
ứng cho nhu cầu sinh hoạt của con người . Trong mọi chế độ xã hội , việc sáng
tạo ra của cải vật chất đều không tách rời khỏi lao động. Do đó lao động là điều
kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Đồng
thời nó cũng là yếu tố cơ bản, tác động quyết định trong quá trình sản xuất . Để
cho quá trình tái sản xuất xã hội nói chung và quá trình sản xuất kinh doanh ở
các Doanh nghiệp nói riêng được diễn ra thường xuyên liên tục thì một vấn đề
thiết yếu là phải tái sản xuất sức lao động.
Trong nền kinh tế hàng hoá thì thù lao lao động được thể hiện bằng thước
đo giá trị gọi là tiền lương. Như vậy tiền lương chính là hao phí của lao động
sống cần thiết mà Doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian,


khối lượng, chất lượng công việc mà người lao động đã cống hiến. Chi phí về
tiền lương là một trong những yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản
phẩm.
Do đó muốn tiết kiệm được chi phí tiền lương thì phải sử dụng hợp lý lao
động sống trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị
trường và đem lại lợi nhuận cao cho Doanh nghiệp .
Ngoài tiền lương để đảm bảo tái sản xuất sức lao động và cuộc sống lâu
dài, bảo vệ sức khoẻ và đời sống tinh thần cho người lao động theo chế độ tài
chính hiện hành, Doanh nghiệp còn phải tính vào chi phí sản xuất một bộ phận
chi phí gồm các khoản trích Bảo hiểm xã hội ( BHXH ) Bảo hiểm y tế (BHYT)
kinh phí công đoàn (KPCĐ ).
Cùng với tiền lương , các khoản bảo hiểm và kinh phí nói trên hợp thành
khoản chi phí về lao động sống trong tổng chi phí của Doanh nghiệp. Điều này
tạo sự công bằng trong xã hội, hướng cho người lao động hăng say làm việc và
được hưởng đúng với sức lao động bỏ ra.
Trong những gần đây Nhà nước ta cố gắng hoàn thiện những quy định,
những chính sách về công tác tổ chức tiền lương và các khoản trích theo lương,
đồng thời hướng các Doanh nghiệp , đơn vị thực hiện đúng các quy chế mà Nhà
nước quy định, phát huy hiệu quả thiết thực, công bằng của việc chi lương cho
người lao động nhằm thúc đẩy sự phát triển của Doanh nghiệp và thúc đấy tinh
thần trách nhiệm làm việc của người lao động góp phần thúc đẩy nền kinh tế
phát triển .
Như vậy, có thể tiền lương và các khoản trích theo lương là một vấn đề rất
thiết thực đối với người lao động. Nó sẽ góp phần làm cho người lao động có
tinh thần trách nhiệm cao hơn nếu như họ được trả mức tiền lương thích đáng.
Đây là một vấn đề được nhiều người quan tâm .
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của lao động tiền lương trong
các Doanh nghiệp cũng như trong các tổ chức sản xuất kinh doanh khác và xuất
phát từ những yêu cầu thực tế trên, tôi đã đi vào tìm hiểu và nghiên cứu đề tài :
" Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Xí nghiệp khai thác

công trình Thuỷ lợi Huyện Ninh Giang ".
1.2 - Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 - Mục tiêu tổng quát :
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Xí nghiệp khai thác
công trình Thuỷ lợi Huyện Ninh giang.
1.2.2 - Mục tiêu cụ thể :
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn của hạch toán tiền
lương và các khoản trích theo lương.
- Phân tích thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở
Xí nghiệp khai thác công trình Thuỷ lợi Huyện Ninh giang.
- Đưa ra một số nhận xét chung về công tác hạch toán tiền lương ở Xí
nghiệp và nêu ra một số định hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền
lương.
1.3 - Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
1.3.1 . Đối tượng nghiên cứu:
Lao động và tiền lương
1.3.2. Phạm vị nghiên cứu:
Xí nghiệp khai thác công trình Thuỷ lợi Huyện Ninh giang
PHẦN THỨ HAI
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 - Các khái niệm cơ bản về tiền lương và các khoản trích theo
lương
2.1.1. Tiền lương và quỹ tiền lương
2.1.1.1. Tiền lương:
Tiền lương là phần thù lao lao động để tái sản xuất sức lao động bù đắp
hao phí lao động của người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh
doanh. Tiền lương gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà công nhân viên
đã tham gia, thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp .
Tiền lương là mối quan hệ giữa xã hội và con người lao động nói chung.
Người lao động ở đây có thể là một tập thể lao động, một nhóm lao động hay

một cá nhân lao động. Người lao động là một bộ phận gắn bó của xã hội; họ
tham gia vào quá trình sản xuất và nhận từ đó một phần tiền thưởng tương ứng
với công sức của mình đã bỏ ra. Xã hội sẽ không tồn tại nếu không có sản xuất,
hay nói cụ thể hơn là không có sự cống hiến sức lao động của người lao động.
Và ngược lại, sự cống hiến đó không được bù đắp thì người lao động sẽ không
tồn tại . Mối quan hệ này là tiền đề cho sự phát triển sản xuất và nền kinh tế xã
hội.
Tiền lương còn có thể đánh giá được trình độ phát triển kinh tế, xã hội. Về
mặt giá trị, tiền lương bao giờ cũng nhỏ hơn giá trị do sức lao động tạo ra trong
quá trình sản xuất . Một phần sức lao động dôi ra đó được đóng góp cho xã hội
nhằm phục vụ cho sự họat động, tồn tại và phát triển của xã hội.
Tiền lương ( hay tiền công ) bao gồm nhiều loại. Tuy nhiên, về mặt hạch
toán ta có thể chia thành tiền lương lao động trực tiếp và tiền lương lao động
gián tiếp, trong đó chi tiết theo tiền lương chính và tiền lương phụ .
- Tiền lương chính : Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian
thực tế có làm việc ( tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp thường xuyên và tiền
thưởng trong sản xuất ) .
- Tiền lương phụ : Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian
thực tế không làm việc nhưng được hưởng chế độ quy định ( như nghỉ phép, lễ,
tết, chủ nhật, hội họp, tiền lương trong thời gian ngừng sản xuất ).
2.1.1.2. Quỹ tiền lương
* - Khái niệm:
Quỹ tiền lương của Doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương của Doanh
nghiệp phải trả cho tất cả công nhân viên thuộc số tiền lương của Doanh nghiệp.
Quỹ lương gồm các khoản sau :
+ Tiền lương tháng, tiền lương ngày theo hệ thống các thang bậc lương do
Nhà nước quy định.
+ Tiền lương trả theo sản phẩm, tiền lương khoán .
+ Tiền lương trả cho người lao động mặc dù làm ra sản phẩm hỏng hay
xấu ( cho phép ) .

+ Các loại tiền phụ cấp làm đêm, thêm giờ, độc hại, khu vực.
+ Các loại tiền thưởng có tính chất thường xuyên.
Quản lý quỹ lương thực chất là xác định mối quan hệ giữa người lao động,
người quản lý lao động với Nhà nước trong việc quản phân chia lợi ích sau một
kỳ kinh doanh. Việc quản lý quỹ lương phải đảm bảo sự công bằng trong trả
công cho người lao động, đảm bảo năng xuất lao động tăng nhanh hơn tiền lương
bình quân.
Quỹ lương của Doanh nghiệp được xác định thông qua đơn giá tiền lương.
Trên cơ sở các nguyên tắc trên, cán bộ quản lý quỹ lương sẽ xác định quỹ lương
của Doanh nghiệp mình theo các quy định của nhà nước và đặc điểm của Doanh
nghiệp mình.
* - Phương pháp tính đơn giá tiền lương và quỹ lương
*) Đối với Doanh nghiệp sản xuất ít mặt hàng, các mặt hàng đều là truyền
thống và có hệ thống định mức lao động chi tiết, đầy đủ, đơn giá tiền lương được
xác định theo công thức:
ĐG = T * LCB
Trong đó : ĐG : là đơn giá tiền lương tính theo đơn vị sản phẩm
T : Là hao phí thời gian lao động để làm một sản phẩm
LCB : Là lương cấp bậc ( kể cả phụ cấp )
Và:
quỹ lương thực hiện = ĐG *Sản phẩm hàng hoá thực hiện +Quỹ lương bổ xung
Quỹ lương bổ xung là quỹ lương trả cho người thời gian không tham gia
sản xuất theo chế độ hưởng lương và tiền lương chức vụ của Giám đốc, Phó
giám đốc và Kế toán trưởng.
* Đối với các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều sản phẩm nhiều
mặt hàng nhưng chưa có định mức lao động cho từng loại sản phẩm thì đơn giá
tiền lương được xác định dựa trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí.
V
kh
ĐG =

_____________________________________________________
Doanh thu kế hoạch - chi phí kế hoạch
Trong đó : V
kh
:

quỹ tiền lương kế hoạch ( không bao gồm lương Giám
đốc , Phó giám đốc, Kế toán trưởng )
Quỹ tiền lương kế hoạch được xác định dựa trên tiền lương bình quân theo
chế độ và định biên lao động hợp lý theo công thức :
V
kh
= Tiền lương bình quân theo chế độ * Lao động định biên
Chi phí kế hoạch gồm toàn bộ các khoản chi phí hợp lệ, chi phí hợp lý
trong giá thành sản phẩm, chi phí khác và các khoản phải nộp ngân sách theo
quy định hiện hành.
Quỹ lương thực hiện = ĐG * ( Doanh thu thực hiện - chi phí thực hiện )
* Đối với các Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả ổn định thì đơn giá tiền
lương được xác định trên cơ sở lợi nhuận của Doanh nghiệp .
V
kh
ĐG =
_________________
P
kh
Trong đó : P
kh
là lợi nhuận kế hoạch Doanh nghiệp
Quỹ lương thực hiện = ĐG * P
th

P
th
là lợi nhuận thực hiện
* Các Doanh nghiệp mà sản xuất kinh doanh không ổn định và không thể
tính toán tiền lương theo các phương pháp đã nêu ở trên thì sử dụng phương
pháp xác định tiền lương trên Doanh thu.
V
kh
ĐG =
_______________________________
Doanh thu kế hoạch
Quỹ lương thực hiện = ĐG * Doanh thu thực hiện
Sau khi xác định được quỹ lương theo chế độ, Doanh nghiệp xây dựng quy
chế trả lương cho phù hợp với nguyên tắc trả lương theo lao động.
Quản lý quỹ lương có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh
doanh. Quản lý quỹ lương phải trong mối quan hệ với việc thực hiện kế hoạch
sản xuất của Doanh nghiệp . Quản lý tốt quỹ lương tránh được tình trạng chi phí
lãng phí, không có hiệu quả; đồng thời sẽ giúp được hạ giá thành sản phẩm thúc
đẩy tăng năng suất lao động:
2.1.2. Quỹ Bảo hiểm xã hội , quỹ Bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn
2. 1.2.1 - Quỹ Bảo hiểm xã hội :
Nguồn tài chính hình thành Bảo hiểm xã hội cho người lao động và người
sử dụng lao động đóng góp. Nó thể hiện mối quan hệ về lợi ích của 2 bên .
Ngoài ra, quỹ Bảo hiểm xã hội còn có sự tham gia đóng góp của Nhà nước. Sự
tham gia đóng góp của Nhà nước rất quan trọng; một mặt để hỗ trợ cho quỹ Bảo
hiểm trong thời gian ban đầu, mặt khác sự tham gia của Nhà nước sẽ trở thành
một chỗ dựa đảm bảo cho hoạt động của quỹ BHXH được chắc chắn ổn định.
Ngoài sự đóng góp của các bên còn phải kể đến một số nguồn khác như lãi
suất của bản thân tiền BHXH:
Điều 149 trong bộ luật lao động quy định quỹ BHXH được hình thành từ

các nguồn sau :
+ Người sử dụng lao động đóng 15% trên tổng quỹ lương tính vào chi phí
kinh doanh.
+ Người lao động đóng 5% trên tổng quỹ lương ( được trừ trực tiếp vào
thu nhập của người lao động ).
Như vậy có thể khẳng định quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập
và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp theo quy định
của Nhà nước được thực hiện hàng tháng theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền
lương thực tế phải trả cho công nhân trong tháng.
Quỹ BHXH được trích lập ra nguồn tài trợ cho người lao động có tham gia
đóng góp trong các trường hợp họ bị mất khả năng lao động như ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động , hưu trí , mất sức Tuỳ thuộc từng trường hợp thời gian
đóng BHXH mà người lao động được hưởng tỷ lệ trợ cấp BHXH khác nhau:
75% mức lương tháng, 100% mức lương tháng hay trợ cấp 1 lần.
Thực chất của BHXH là giúp mọi người đảm bảo về mặt xã hội để người
lao động có thể duy trì và ổn định cuộc sống khi họ gặp khó khăn, rủi ro bất hạnh
khiến họ mất sức lao động tạm thời hay vĩnh viễn. Đồng thời BHXH còn giúp
người lao động chống đỡ được khó khăn thiếu hụt về kinh tế, tạo ra chỗ dựa tâm
lý để họ yên tâm làm việc, từ đó nâng cao hiệu quả lao động, hạn chế được tình
trạng ngừng trệ , đình đốn của sản xuất kinh doanh và giảm thiệt hại cho người
sử dụng lao động . Quỹ Bảo hiểm xã hội làm cho người lao động gắn bó hơn với
Nhà nước, cơ quan và toàn xã hội .
Những khoản trợ cấp thực tế cho người lao động tại Doanh nghiệp trong
các trường hợp họ bị mất khả năng lao động được tính toán trên cơ sở mức lương
ngày của họ, thời gian nghỉ ( có chứng từ hợp lệ ) và tỷ lệ trợ cấp BHXH. Khi
người lao động được nghỉ hưởng chế độ BHXH, kế toán phải lập phiếu nghỉ
hưởng BHXH cho từng người ( mẫu số 3 - LĐTL ) và từ các phiếu nghỉ hưởng
BHXH , kế toán phải lập bảng thanh toán BHXH ( mẫu số 4 - LĐTL ). BHXH
trích được trong kỳ, sau khi trừ đi các khoản đã trợ cấp cho người lao động tại
Doanh nghiệp ( được cơ quan BHXH phê duyệt ) phần còn lại phải nộp vào quỹ

BHXH tập trung.
2.1.2.2 - Quỹ Bảo hiểm y tế ( BHYT )
Quỹ Bảo hiểm y tế được sử dụng để đài thọ người lao động có tham gia
đóng góp trong các hoạt động khám chữa bệnh . Theo chế độ hiện hành, quỹ
Bảo hiểm y tế được hình thành bằng cách trích 3% trên số thu nhập tạm tính của
người lao động. Trong đó, người sử dụng lao động phải chịu 2% và tính vào chi
phí kinh doanh, người lao động trực tiếp nộp 1% ( trừ vào thu nhập của người
lao động ). Quỹ BHYT do cơ quan BHYT thống nhất quản lý và trợ cấp cho
người lao động thông qua mạng lưới y tế . Vì vậy , khi tính được mức trích
BHYT, các Doanh nghiệp phải nộp toàn bộ cho cơ quan BHYT.
2.1.2.3 - Kinh phí công đoàn ( KPCĐ )
Kinh phí công đoàn là nguồn quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các
cấp theo chế độ hiện hành, kinh phí công đoàn được trích lập vào chi phí sản
xuất kinh doanh của Doanh nghiệp hàng tháng theo tỷ lệ quy định trên tổng số
tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên của Doanh nghiệp trong tháng.
Người sử dụng lao động đóng 2% so với tổng quỹ lương. Quỹ kinh phí
công đoàn một phần nộp cho công đoàn cấp trên , một phần để chi tiêu cho hoạt
động công đoàn tại đơn vị. Người lao động chịu 1% được và trừ vào lương hàng
tháng.
Thực chất của hoạt động công đoàn tại cơ quan tại đơn vị là nhằm bảo vệ
quyền lợi của công nhân và tổ chức các phong trào thi đua hoàn thành và hoàn
thành vượt mức kế hoạch sản xuất ; mặt khác quán triệt chủ chương chính sách
của Đảng, hiến pháp, pháp luật của Nhà nước nhiệm vụ của đơn vị mình.
2.2 - Các hình thức trả lương:
Các Doanh nghiệp nước ta hiện nay chủ yếu áp dụng 2 hình thức trả lương
sau :
+ Trả lương theo thời gian
+ Trả lương theo sản phẩm
2.2.1 - Hình thức trả lương theo thời gian
Trả lương theo thời gian là hình thức mà tiền lương của người lao động

phụ thuộc vào xuất lương cấp bậc và thời gian làm việc thực tế . Trong đó xuất
lương cấp bậc là xuất lương tính theo đơn vị thời gian , dùng để xác định số
lượng lao động của người lao động . Thời gian làm việc là thời gian người lao
động có mặt tại nơi làm việc, tham gia thực sự vào quá trình lao động hoặc thời
gian thực sự làm những công việc thuộc nhiệm vụ của mình.
Hình thức này có 2 chế độ trả lương
2.2.1.1- Chế độ trả lương theo thời gian giản đơn:
Là chế độ trả lương mà tiền lương nhận được của mỗi công nhân do mức
lương cấp bậc cao hay thấp và thời gian làm việc thực tế nhiều hay ít .
Quy định chế độ trả lương này chỉ áp dụng ở những nơi khó xác định mức
lao động , công việc một cách chính xác.
Có 3 loại lương theo thời gian giản đơn : Lương giờ, lương ngày và lương
tháng.
* Nhược điểm : Chế độ này mang tính chất bình quân; không khuyến
khích được người lao động sử dụng hợp lý thời gian làm việc , tiết kiệm được
nguyên vật liệu , tập trung công suất của mày móc thiết bị để tăng năng suất lao
động
2.2.1.2 - Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng :
Là sự kết hợp giữa chế độ trả lương theo thời gian giản đơn và tiền
thưởng khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng đã quy định.
Chế độ trả lương này chủ yếu áp dụng đối với công nhân sửa chữa, điều
chỉnh thiết bị Ngoài ra còn áp dụng đối với những công nhân chính làm việc ở
những khâu có trình độ cơ khí hoá cao, tự động hoá hoặc những công việc tuyệt
đối phải đảm bảo chất lượng.
Tiền lương của 1 công nhân = Lương trả theo + Tiền thưởng (tính theo tỷ
thời gian quản lý lệ % của tiền lương)
* Ưu điểm : Chế độ phản ánh được trình độ thành thạo và thời gian làm
việc thực tế với công tác của từng người thông qua các chỉ tiêu xét thưởng đã đạt
được. Vì vậy , nó khuyến khích được người lao động quan tâm tới trách nhiệm
và kết quả công tác của mình.

2.2.2 - Hình thức trả lương theo sản phẩm
Tiền lương trả theo sản phẩm là tiền lương mà người công nhân nhận được
phụ thuộc vào đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành .
Trong đó, đơn giá tiền lương là lượng tiền trả cho công nhân khi họ làm ra
một đơn vị sản phẩm ( hoặc một đơn vị tính theo công việc ) đảm bảo chất lượng
quy định. Đơn giá tiền lương được tính theo công thức:
L
CB
ĐG =
__________________
M
SL
hay ĐG = L
CB
* M
TG
Trong đó : ĐG là đơn giá cấp bậc công việc
L
CB
là lương theo cấp bậc công việc
M
SL
: Mức sản lượng
M
TG
: Mức thời gian
Số lượng sản phẩm sản xuất ra chính là số lượng sản phẩm thực tế mà
người công nhân làm ra trong một kỳ nhận lương. Số lượng sản phẩm làm ra có
thể nhiều hơn hoặc ít hơn mức quy định. Tiền lương trả theo sản phẩm được xác
định bằng công thức:

L
SP
= ĐG
i
* M
i
- L
SP

: Tiền lương theo sản phẩm
- M
i
: số lượng sản phẩm loại i sản xuất ra
- ĐG
i
: Đơn giá tiền lương 1 sản phẩm loại i
- i : số loại sản phẩm
Hình thức trả lương theo sản phẩm có những tác dụng sau :
- Quán triệt đầy đủ nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng lao
động. Nó gắn việc trả lương với kết quả sản xuất của mỗi người . Do đó kích
thích nâng cao năng suất lao động;
- Góp phần thúc đẩy công tác quản lý Doanh nghiệp , nhất là công tác
quản lý lao động.
* Nhược điểm :
- Rất khó xây dựng định mức tiên tiến và hiện thực.
- Khó xác định đơn giá chính xác.
- Khối lượng tính toán lớn, phức tạp đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ phải
có năng lực.
Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể từng Doanh nghiệp mà vận dụng theo từng
hình thức cụ thể dưới đây:

2.2.2.1 - Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế :
Với hình thức này, tiền lương phải trả cho người lao động được tính trực
tiếp theo số lựơng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá
tiền lương sản phẩm đã quy định .
L
SP
= ĐG
i
* M
i
Trong đó :
+ ĐG
i
Đơn giá tiền lương sản phẩm loại i
+ M
i
Số lượng sản phẩm loại i hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất
* Ưu điểm :
Hình thức tiền lương này làm cho quyền lợi và trách nhiệm của người lao
động gắn chặt với nhau nên vai trò kích thích sản xuất rất lớn. Hình thức này
được sử dụng phổ biến để tính lương phải trả cho người lao động trực tiếp.
2.2.2.2 - Trả lương theo sản phẩm gián tiếp:
Hình thức này được áp dụng để trả lương cho lao động gián tiếp ở các bộ
phận sản xuất như lao động làm nhiệm vụ vận chuyển vật liệu, thành phẩm, bảo
dưỡng máy móc, thiết bị Tuy lao động của họ không trưc tiếp tạo ra sản phẩm
nhưng lại gián tiếp, nên có thể căn cứ vào kết quả của lao động trực tiếp mà lao
động gián tiếp phục vụ để tính lương sản phẩm cho lao động gián tiếp.
Chế độ tiền lương này khuyến khích công nhân phụ phục vụ tốt hơn cho
công nhân chính, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của công nhân
chính. Tuy nhiên , chế độ trả lương này có nhược điểm là không có tác dụng trực

tiếp khuyến khích công nhân phụ của họ phụ thuộc vào kết quả công việc công
nhân chính.
2.2.2.3 - Trả lương theo sản phẩm có thưởng, có phạt.
Theo hình thức này ngoài tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp, người
lao động được thưởng trong sản xuất , như thưởng về chất lượng sản phẩm tốt,
thưởng về tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư. Trong trường hợp người lao
động làm ra sản phẩm hỏng, lãng phí vật tư, không đảm bảo ngày công quy
định thì có thể phải chịu tiền phạt và thu nhập của họ khi đó bằng tiền lương
theo sản phẩm trực tiếp trừ đi cc khoản tiền phạt.
Lương của một Lương Tiền thưởng Các khoản
công nhân

=

sản phẩm

+

(trong sản xuất )

tiền phạt
2.2.2.4 - Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến:
Lương của một Tiền lương vượt mức định mức
công nhân
= Lương sản phẩm

+
lao động theo tỷ lệ luỹ tiến
Theo hình thức này, ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp còn căn cứ
vào mức độ hoàn thành vượt định mức lao động để tính thêm vào tiền lương một

tỷ lệ luỹ tiến. Tỷ lệ hoàn thành vượt định mức càng cao thì xuất luỹ tiến càng
nhiều .
* Ưu điểm :
Có tác dụng kích thích mạnh mẽ việc tăng nhanh năng suất lao động nên
được áp dụng ở những khâu quan trọng, cần thiết để đẩy nhanh tốc độ sản xuất,
đảm bảo cho sản xuất cân đối, đồng bộ hoặc áp dụng trong trường hợp Doanh
nghiệp phải thực hiện gấp một đơn đặt hàng nào đó.
* Nhược điểm :
- Sử dụng hình thức này làm tăng khoản mục chi phí nhân công trong giá
thành sản phẩm của Doanh nghiệp . Tốc độ tăng tiền lương bình quân tăng nhanh
hơn tốc độ tăng năng suất lao động rất nhiều . Vì vậy, hình thức trả lương này
chỉ áp dụng trong một số trường hợp :
+ Cần động viên hoàn thành dứt điểm công việc
+ Hoàn thành sớm nhiệm vụ các khâu yếu của dây truyền sản xuất
2.2.2.5 - Trả lương khoán khối lượng hoặc khoán từng việc
Hình thức này chỉ áp dụng cho những công việc giản đơn, có tính chất đột
xuất như bốc đỡ nguyên vật liệu, thành phẩm, sửa chữa nhà cửa Trong trường
hợp này, Doanh nghiệp xác định mức tiền lương trả theo từng công việc mà
người lao động phải hoàn thành .
2.2.3 - Hình thức khoán quỹ lương
Là một dạng đặc biệt của tiền lương trả theo sản phẩm, được sử dụng để
trả tiền lương cho những người làm việc tại các phòng, ban của Doanh nghiệp .
Theo hình thức này căn cứ vào khối lượng công việc của từng phòng, ban,
Doanh nghiệp tiến hành khoán quỹ lương. Quỹ lương thực tế phụ thuộc vào mức
độ hoàn thành của công việc được giao cho từng phòng , ban. Tiền lương thực tế
của từng nhân viên ngoài việc phụ thuộc vào quỹ lương thực tế của phòng, ban
mình còn phụ thuộc vào số lượng nhân viên của từng phòng, ban đó.
2.3 - Vai trò và ý nghĩa của hạch toán tiền lương và các khoản trích
theo lương
Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, nhiệm vụ trước

hết của Doanh nghiệp là phải đảm bảo cho người lao động sống chủ yếu bằng
tiền lương . Với ý nghĩa đó vai trò của tiền lương biểu hiện ở 2 mặt :
- Về kinh tế : Tiền lương đóng vai trò quyết định trong việc ổn định và
phát triển kinh tế gia đình, đảm bảo tái sản xuất sức lao động cho xã hội.
- Về chính trị : Tiền lương ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tâm tư tình
cảm của người lao động với Doanh nghiệp, đối với xã hội ảnh hưởng đến xu
hướng chính trị. Nếu tiền lương quá thấp không đủ bù đắp sức lao động thì người
lao động không tha thiết với công việc , với Doanh nghiệp , chán nản, oán trách
xã hội, từ đó dẫn đến các tệ nạn xã hội .
Vì vậy để vai trò của tiền lương thực sự có ý nghĩa về kinh tế cũng như
chính trị thì một vấn đề thiết yếu là phải tái sản xuất sức lao động. Người lao
động phải có vật phẩm tiêu dùng để tái sản xuất sức lao động. Khi họ tham gia
lao động ở các Doanh nghiệp thì đòi hỏi các Doanh nghiệp phải trả thù lao lao
động cho họ.
Bên cạnh đó, các khoản trích theo lương là nguồn động viên khích lệ họ
yên tâm sản xuất , cống hiến hết mình trước hết cho bản thân - Doanh nghiệp và
xã hội. Chính vì thế hạch toán chi tiền lương và các khoản trích theo lương phải
chính xác, công bằng mới kích thích người lao động hoàn thành nhiệm vụ và góp
phần tăng năng suất lao động, tăng chất lượng, hạ giá thành sản phẩm cho Doanh
nghiệp. Điều này cũng được hoạch định trong chiến lược phát triển kinh tế , xã
hội nước ta năm 2000 là " Đặt con người (với tư cách cá nhân và với tư cách
cộng đồng) vào vị trí trung tâm. Đó là chiến lược do dân, vì dân, giải phóng và
phát huy mọi tiềm năng của con người và của cộng đồng dân tộc. Tạo ra sức
mạnh vật chất trí tuệ và tinh thần để đưa đất nước tiến kịp thời đại, ngày càng
đáp ứng tốt hơn nhu cầu vật chất và văn hoá của nhân dân ".
2.4 - Nhiệm vụ kế toán và nội dung tổ chức kế toán tiền lương
Nhiệm vụ của hạch toán lao động và tiền lương trong Doanh nghiệp là:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời
gian và kết quả lao động, tính lương và các khoản trích theo lương, phân bổ chi
phí nhân công đúng đối tượng sử dụng lao động.

- Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên hạch toán ở các bộ phận sản xuất
kinh doanh, các phòng ban, thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về
lao động, mở sổ cần thiết và hạch toán nghiệp vụ lao động tiền lương đúng chế
độ, đúng phương pháp.
- Lập các Báo cáo về lao động, tiền lương thuộc phần việc do mình phụ
trách.
- Phân tích tình hình quản lý, sử dụng thời gian lao động, chi phí nhân
công, năng suất lao động, đề suất các biện pháp nhằm khai thác, sử dụng triệt để
có hiệu quả mọi tiềm năng lao động sẵn có trong Doanh nghiệp .
2.5 - Các chế độ trả lương phụ , thưởng, trợ cấp áp dụng trong Doanh
nghiệp .
2.5.1 - Chế độ trả lương khi ngừng việc và khi làm ra sản phẩm xấu
hỏng:
- Khi ngừng việc người lao động vẫn được hưởng một khoản lương, tuy
nhiên mức lương này nhỏ hơn mức lương chính thức khi đi làm thực tế. Các
trường hợp ngừng việc là do các nguyên nhân khách quan, hoặc khi chế thử, sản
phẩm mới. Với mỗi trường hợp mức lương được quy định như sau :
+ 70% lương khi không làm việc
+ Ít nhất 80% lương nếu phải làm việc khác có mức lương thấp hơn
+ 100% lương khi ngừng việc do chế thử, sản xuất thử.
Cách tính này thống nhất với mọi lao động theo phần trăm trên mức lương
cấp bậc kể cả phụ cấp.
Trong trường hợp người lao động làm ra sản phẩm hỏng, xấu, họ sẽ được
nhận:
+ Nguyên lương nếu mức hỏng này trong quy định mức cho phép hoặc
nguyên nhân hỏng là do khách quan.
+ Nếu mức hỏng ngoài định mức cho phép do lỗi của công nhân thì họ sẽ
bị trừ vào lương.
+ Nếu chế thử, sản xuất thử thì họ vẫn được hưởng 100% lương .
+ Đối với sản phẩm xấu mà công nhân sửa lại được thì họ sẽ được hưởng

nguyên lương theo sản phẩm sản xuất , nhưng thời gian sửa sẽ không được tính
lương.
2.5.2 - Một số chế độ phụ cấp và cách tính lương nghỉ phép
- Khi người lao động nghỉ phép thì họ được tính lương phép. Theo chế độ
hiện hành thì lương phép bằng 100% tiền lương theo cấp bậc ( chức vụ ). Tiền
lương nghỉ phép là tiền lương phụ . Hiện nay một năm công nhân được nghỉ 12
ngày phép. Nếu thời gian công tác từ 5 năm liên tục sẽ được hưởng thêm một
ngày. Nếu công tác từ 30 năm trở lên, thời gian nghỉ phép được tăng lên 6 ngày.
Nếu vì lý do nào đó người lao động không nghỉ phép được thì ngoài tiền lương
chính trong những ngày phép đó họ còn được hưởng thêm một khoản bằng 100%
lương cấp bặc của họ.
- Các khoản phụ cấp áp dụng hiện nay là khá nhiều như : phụ cấp trách
nhiệm, phụ cấp làm đêm , thêm giờ, phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp
độc hại, phụ cấp thu hút và phụ cấp lưu động. Các chế độ phụ cấp này được quy
định cụ thể cho từng đối tượng áp dụng. Nhìn chung một số loại phụ cấp được áp
dụng rộng rãi là :
+ Phụ cấp làm đêm, thêm giờ : Nếu người lao động phải làm đêm (từ 22
giờ đến 6 giờ ) thì sẽ được hưởng phụ cấp làm đêm. Phụ cấp này có 2 mức : 30%
lương cấp bậc (chức vụ ) đối với các công việc không phải làm đêm thường
xuyên 40% đối với những người chuyên làm đêm như làm theo ca. Đây chỉ là
chế độ đối với hình thức lương thời gian.
Trường hợp làm thêm giờ, người lao động sẽ được nhận thêm một khoản
lương ngoài mức lương cấp bậc bình thường. Mức lương thêm này là 50% lương
giờ tiêu chuẩn vào ngày thường và bằng 100% lương giờ tiêu chuẩn nếu giờ làm
thêm vào các ngày lễ, ngày nghỉ.
+ Phụ cấp trách nhiệm : Khoản này được tính cho những người có trách
nhiệm trong Doanh nghiệp như : giám đốc, phó giám đốc, trưởng các phòng ,
ban, quản đốc Mức lương phụ cấp có hệ số là 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5 (theo mức
lương tối thiểu )
2.5.3 - Hình thức trả thưởng:

Theo quy định của Nhà nước thì hiện nay có 2 hình thức thưởng . Đó là
thưởng thường xuyên và thưởng định kỳ; trong đó
- Thưởng thường xuyên là hình thức thưởng gắn liền với việc nâng năng
suất lao động nhằm quán triệt hơn nữa hình thức phân phối theo lao động. Nó
bao gồm:
+ Thưởng tiết kiệm vật tư : Mức tiền thưởng không quá 50% giá trị số vật
tư tiết kiệm được.
+ Thưởng do nâng cao chất lượng sản phẩm: Tiền thưởng này căn cứ vào
số tiền tiết kiệm được do giảm tỷ lệ hàng hỏng.
+ Thưởng do tăng năng suất lao động.
- Thưởng định kỳ: Là hình thức thưởng nhằm bổ xung thêm thu nhập cho
người lao động. Hình thức thưởng này căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh
trong kỳ. Quỹ thưởng định kỳ lấy từ quỹ khen thưởng của Doanh nghiệp.
Thường có 4 hình thức:
+Thưởng thi đua vào dịp cuối năm
+ Thưởng sáng kiến chế tạo sản phẩm mới
+ Thưởng điển hình
+ Thưởng nhân dịp lễ, tết
2.6 - Kế toán tổng hợp tiền lương
2.6.1 - Hệ thống chứng từ:
Tổ chức chứng từ tiền lương và Bảo hiểm xã hội ở các Doanh nghiệp được
quy định sử dụng các chứng từ bắt buộc sau ( theo chế độ chứng từ kế toán )
- Bảng chấm công ( Mẫu số 02 - LĐTL )
- Bảng thanh toán tiền lương ( Mẫu số 04 - LĐTL)
- Phiếu nghỉ hưởng BHXH ( Mẫu số 05 - LĐTL )
- Bảng thanh toán BHXH ( Mẫu số 03 - LĐTL )
- Bảng thanh toán tiền thưởng
Ngoài ra còn có thể sử dụng các chứng từ hướng dẫn:
- Phiếu xác định sản phẩm hoặc công việc hoàn thành ( Mẫu số 06 -
LĐTL)

- Phiếu báo làm thêm giờ ( Mẫu số 07 - LĐTL )
- Hợp đồng giao khoán ( Mẫu số 08 - LĐTL )
- Biên bản kiểm tra tai nạn lao động ( Mẫu số 09 - LĐTL )
Các chứng từ trên được sử dụng làm căn cứ ghi sổ kế toán trực tiếp hoặc
cơ sở để ghi sổ tổng hợp.
2.6.2 - Tài khoản sử dụng:
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương sử dụng chủ yếu các
tài khoản sau:
TK 334 - phải trả công nhân viên
Tk 338 - phải trả, phải nộp khác
2.6.2.1 - Tài khoản 334 ( TK334 )
Dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản
phải trả cho công nhân viên của Doanh nghiệp về tiền lương , tiền thửơng,
BHXH và các khoản thuộc về thu nhập của công nhân viên.
- Tk 334 phải hạch toán chi tiết theo 2 nội dung : thanh toán tiền lương và
thanh toán các khoản khác . Để hạch toán 2 tài khoản này kế toán sử dụng 2 tài
khoản cấp 2.
- TK 3341 : " Tiền lương " dùng để hạch toán các khoản tiền trợ cấp, phụ
cấp khác, tiền thưởng, tiền lương .
- TK 3342 : " Các khoản khác" dùng để hạch toán các khoản tiền trợ cấp,
tiền thưởng có nguồn bù đắp riêng.
Kết cấu tài khoản 334:
Bên nợ : - Các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác
đã trả, đã ứng cho người lao động.
- các khoản khấu trừ vào tiền lương tiền thưởng của người lao
động
Bên có:+ Các khoản tiền lương , tiền thưởng, BHXH và các khoản khác
thực tế phải trả cho người lao động.
Số dư : + Phản ánh khoản tiền lương , tiền thưởng còn phải ttả cho người
lao động.

+ Có thể có số dư bên nợ : phản ánh số tiền đã trả quá số tiền phải
trả cho người lao động .
Khi lập các bảng thanh toán tiền lương , tiền thưởng, kế toán tiến hành
phân loại tiền lương , tiền thưởng phải trả cho từng nhóm người lao động và bộ
phận lao động như : lao động trực tiếp sản xuất , lao động phục vụ quản lý để
tiến hành phân bổ tiền lương , tiền thưởng vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Kế toán ghi:
Nợ TK 622 : chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 627 : Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 : Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 : Chi phí quản lý Doanh nghiệp
Có TK 334 : Phải trả công nhân viên
Với cách phản ánh vào tài khoản như trên thì tiền lương , tiền thưởng phải
trả trong kỳ nào được tính vào chi phí kỳ đó, theo nguyên tắc phù hợp giữa chi
phí sản xuất và kết quả sản xuất .
Cách phản ánh này chỉ phù hợp với Doanh nghiệp có thể bố trí cho người
lao động trực tiếp nghỉ phép tương đôí đều đặn giữa các kỳ hạch toán. Còn trong
trường hợp những Doanh nghiệp sản xuất không có điều kiện để bố trí cho người
lao động nghỉ phép thì phải dự toán tiền lương nghỉ phép của người lao động
trực tiếp để tiến hành trích trước tính vào chi phí của từng kỳ hạch toán để giá
thành sản phẩm không bị biến đổi đột ngột.
Cách tính tiền lương nghỉ phép năm của người lao động trích trước vào chi
phí sản xuất như sau :
Mức trích trước tiền lương tiền lương thực tế Tỷ lệ
nghỉ phép của công nhân =

phải trả cho công nhân


*

trích
sản xuất theo kế hoạch
sản xuất trong tháng trước

Tỷ lệ Σ tiền lương nghỉ phép kế hoạch năm của công nhân sx
trích trước =
__________________________________________________________________________
* 100%
Σ tiền lương chính kế hoạch năm của công nhân sản xuất
Sơ đồ : Hạch toán thanh toán với công nhân viên
TK333 TK334 TK622
(6) (1)
TK: 141,131,138 TK: 627,641,642
(7) (2)
TK: 111, 112 TK 335
(8) (3)
TK338
(4)
TK 431
(5)
(1) Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất
(2) Tiền lương phải trả cho các bộ phận gián tiếp
(3) Tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất
(4) Bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên
(5) Tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên
(6) Khấu trừ phần thuế nhập mà Doanh nghiệp nộp hộ
(7) Các khoản khấu trừ vào lương
(8) Thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên
2.6.2.2 - Tài khoản 338 ( TK338 )
Để hạch toán tổng hợp BHXH, BHYT kinh phí công đoàn, kế toán phải

hạch toán các tài khoản cấp 2 sau đây :
TK 3382 - kinh phí công đoàn
TK3383 - Bảo hiểm xã hội
TK 3384 - Bảo hiểm y tế
Kết cấu :
+ Phát sinh tăng ở bên có là các khoản nộp trong kỳ
+ Phát sinh giảm bên nợ là số đã nộp hoặc đã trả
Bên dư :
+ Bên có thể hiện số phải trả, phải nộp
+ Bên nợ thể hiện số đã trả, đã ứng trước
Sơ đồ hạch toán BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn:
TK 334 TK:(3382,3383,3384 ) TK: 622,627,641
(1)
(4)
TK : 334

TK 111,112,311 (2)
(5) TK 111,112
(3)
(1) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào giá thành sản phẩm
(2) BHXH, BHYT, trừ vào lương của công nhân viên
(3) KPCĐ chi vượt, được cấp bù
(4) BHXH trả thay lương
(5) Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ tại Doanh nghiệp
2.7 - Đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn
đề tiền lương .
Tiền lương là một phạm trù kinh tế , có ý nghĩa quan trọng trong đời sống
kinh tế xã hội . Nó có tác động to lớn đối với việc phát triển kinh tế , ổn định và
cải thiện đời sống của những người lao động. Vì vậy dưới mọi hình thái kinh tế
xã hội, Nhà nước, các chủ Doanh nghiệp và mọi tầng lớp lao động đều quan tâm

đến chính sách tiền lương . Do đó, thường xuyên đổi mới chính sách tiền lương
cho phù hợp với những điều kiện kinh tế , chính trị xã hội của đất nước trong
từng thời kỳ là một nhiệm vụ rất quan trọng.
Tiền lương là vấn đề cấp bách nếu không làm sẽ rất bất lợi về nhiều mặt.
Sau khi giành được chính quyền (tháng 8/1945) Đảng và Nhà nước ta đã quan
tâm xây dựng chế độ tiền lương cho cán bộ công nhân viên chức nhà nước. Kể từ
đó, Nhà nước đã thường xuyên cải tiến tiền lương cho phù hợp với đặc điểm
kinh tế ,chính trị, xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Năm 1993 Nhà nước
triển khai thực hiện chế độ tiền lương với mức lương tối thiểu 144.000 đồng làm
căn cứ để tính các mức lương khác nhưng cũng còn nhiều bất hợp lý và tiêu cực
trong xã hội.
Văn kiện Đại hội lần thứ VII của Ban chấp hành TW khoá VIII đề cập tới
chế độ tiền lương mới với mức lương tối thiểu là 180.000 đồng. Cùng với chế độ
tiền lương mới, việc giảm giờ làm sẽ tạo thêm chỗ làm việc , phát triển khu vực
dịch vụ xã hội, kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo điều kiện để cán
bộ học tập nâng cao trình độ, tiết kiệm chi phí hành chính. Tuy nhiên, việc thực
hiện chế độ làm việc 40 giờ/tuần phải gắn liền với việc sắp xếp laị tổ chức, đảm
bảo nguyên tắc " không vì giảm giờ làm mà để công việc chậm trễ, tăng biên
chế, tăng chi ngân sách ". Cải cách chính sách tiền lương phải quán triệt quan
điểm: Tiền lương gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trả lương
đúng cho người lao động là thực hiện đầu tư cho phát triển . Góp phần làm lành
mạnh, trong sạch đội ngũ cán bộ, nâng cao hiệu suất công tác, đảm bảo giá trị
thực của tiền lương và từng bước cải thiện theo sự phát triển kinh tế - xã hội .
PHẦN THỨ BA
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 - Đặc điểm địa bàn Huyện Ninh giang
3.1.1 - Đặc điểm tự nhiên
*)Vị trí địa lý:
Huyện Ninh giang là một Huyện đồng bằng ở phía nam Tỉnh Hải dương.
Trên bản đồ địa lý : Huyện Ninh giang nằm ở vị trí 20

0
43
/


tuyến Bắc, 106
0
24
/
kinh tuyến

Đông . Phía Nam Huyện chạy dài theo bờ sông Luộc, giáp
Huyện Vĩnh Bảo ( Hải phòng) và Quỳnh Phụ ( Thái Bình), phía Tây giáp huyện
Thanh Miện, phía Bắc giáp Huyện Gia Lộc, Phía đông giáp Huyện Tứ Kỳ.
Huyện Ninh Giang cách Thị xã Hải Dương khoảng 30 Km về phía Bắc,
cách Thủ đô Hà Nội khoảng 90 Km về phía Tây và cách Thành phố Hải Phòng
khoảng 40 Km về phía Đông . Ninh Giang nằm trên quốc lộ 17A, bên sông Luộc
lại ở ngã ba nơi tiếp giáp 3 tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng.
*) Đặc điểm địa hình:
Huyện Ninh giang nằm trên quốc lộ 17A có tổng diện tích đất canh tác tự
nhiên là 135.548,57ha. Trong đó, đất Nông nghiệp là 9.402,93 ha chiếm 66,75%(
trong đó diện tích đất canh tác 8.138,6 ha chiếm tỷ lệ cao 89,31%.
Địa hình tương đối bằng phẳng. Ninh Giang là một huyện Đồng Bằng
trũng của Tỉnh Hải Dương với cốt đất so với mực nước biển nơi cao nhất là
3,4 m và nơi thấp nhất là 0,3 m . Đây cũng là một huyện thuần nông, cư dân
sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước.
3.1.2 - Thời tiết khí hậu:
Huyện Ninh Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, do vậy chịu
ảnh hưởng rất lớn của gió mùa, rét đậm. Hàng năm Ninh Giang cũng có một số
cơn bão tràn về kéo theo gió lớn và mưa to trên diện rộng của cả vùng gây lên sự

ngập lúng. Vì vậy sản xuất Nông nghiệp gặp không ít khó khăn.
Khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt:
- Mùa đông : khô hanh - rét đậm
- Mùa hè : nóng ẩm mưa nhiều , lượng mưa tập trung nhiều vào mùa hè.
Vào tháng 7 và tháng 9 trên địa bàn Huyện thường có lượng mưa tập trung
lớn do bão thường tập trung vào các tháng này, gây ra mưa và kéo dài làm ngập
úng ở các chân ruộng trũng và thấp. Vì vậy, công tác tiêu úng cần phải được
chuẩn bị chu đáo .
Vào tháng 6 thường xuất hiện nhiều ngày nắng nóng gay gắt , lại không có
mưa dẫn đến hạn hán , thiếu nước cho sản xuất Nông nghiệp .
3.1.3 - Điều kiện kinh tế xã hội
*) Về kinh tế :
Huyện Ninh giang trong những năm gần đây có bước tăng trưởng khá, cơ
cấu kinh tế bước đầu được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ.
Tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế là 11,75 %/ năm . Thu nhập
bình quân đầu người ước đạt 3,3 triệu đồng/ năm, tăng 36% so với năm 2000.
- Sang năm 2001 cơ cấu kinh tế của Huyện được chuyển dịch theo hướng
tích cực. Tổng giá trị sản phẩm ( GDP ) trong toàn Huyện đạt 500,4 tỷ
đồng/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 291tỷ đồng. Giá trị sản xuất TTCN
đạt 73 tỷ đồng, giá trị thu từ ngành dịch vụ đạt 136,4 tỷ.
Tổng diện tích gieo trồng : 17.553,7 ha; trong đó, diện tích lúa là 15.287,2
ha, năng suất lúa bình quân đạt 108,32 tạ/ ha, tổng sản lượng lương thực đạt
83,951 tấn.
Chăn nuôi cũng được phát triển , tổng giá trị thu từ chăn nuôi đạt 82,5 tỷ
đồng.
Công tác quản lý sử dụng đất được tăng cường, tập trung hoàn thành thống
kê đất đai năm 2001. chuyển đổi 40 ha diện tích sản xuất một vụ lúa bấp bênh
sang trồng cây lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản.
Tiểu thủ công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn nhưng một số ngành nghề

làng nghề truyền thống như mộc, thêu, ren, xây dựng, bánh gai và một số mặt
hàng nông sản thực phẩm xuất khẩu như lợn con đông lạnh, ớt muối vẫn ổn định.
Toàn huyện tập trung hoàn thành tuyến đường vành đai phía Bắc, phía
Nam Thị trấn (đường 20 C) và làm được 127,5 Km đường giao thông nông thôn
bằng vật liệu cứng. Tổng kinh phí đầu tư cho xây dựng các công trình giao thông
vận tải gần 20 tỷ đồng. Trong đó, nhân dân đóng góp 10 tỷ.
Hệ thống kiên cố hoá kênh mương đã thực hiện được 10,96 Km với tổng
kinh phí 4,917 tỷ đồng.
*) Văn hoá xã hội :
Công tác giáo dục đào tạo có nhiều chuyển biến : năm 2000 - 2001 có 638
học sinh giỏi cấp huyện, 95 học sinh giỏi cấp tỉnh 200 học sinh trúng tuyển trong
kỳ thi vào các trường Đại học. 100% xã, thị trấn giữ ổn định phổ cập tiểu học
đúng độ tuổi . Phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt 92,8 % . Năm học 2000 -
2001 mở thêm một trường THPT Dân lập. Tỷ lệ tiếp nhận học sinh vào lớp 10
phổ thông và bổ túc văn hoá đạt 65%. Số học sinh tốt nghiệp THCS có 10 trường
tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
Các hoạt động văn hoá thông tin đã tập trung phục vụ tốt chính trị địa
phương. Phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá được đẩy mạnh. Hệ
thống thông tin liên lạc phát triển mạnh, số đầu máy thuê bao tăng nhanh: toàn
Huyện có 1600 máy điện thoại thuê bao, bình quân 100 người dân có 1,1 máy.
*) Y tế:
Duy trì tốt việc khám và điều trị, không để dịch bệnh xảy ra, hoàn thành
các chỉ tiêu khám chữa bệnh. Các chương trình y tế đã triển khai trên địa bàn đạt
kết quả cao. Công tác vệ sinh môi trường được trú trọng. Đến nay, toàn huyện có
98,6% số hộ được dùng nước hợp vệ sinh.
*) Tóm lại :
Toàn Huyện đã quan tâm và thực hiện tốt chính sách xã hội . Chương
trình giải quyết việc làm cho người lao động chương trình xoá đói giảm nghèo
hoạt động có hiệu quả: Tỷ lệ Hộ nghèo theo tiêu trí mới của Huyện là 15,5%,
không còn Hộ đói.

3.2 - Phương pháp nghiên cứu
Tuỳ theo đặc điểm của mình , ở mỗi lĩnh vực khoa học đều nghiên cứu
những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và xã hội ở một phạm vi nhất định.
Trong đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu: các số liệu sử dụng trong đề tài
được thu thập từ các tài liệu sẵn có như trong tạp chí, sách vở và hệ thống sổ
sách kế toán và báo cáo quyết toán của xí nghiệp:
- Phương pháp phân tích:
+ Phương pháp so sánh: Là phương pháp đơn giản được sử dụng rộng rãi
trong phân tích kinh tế , nhằm rút ra xu hướng biến động của một số chỉ tiêu kinh
tế , phục vụ cho việc tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh.
+ Phương pháp cân đối: điều chỉnh các định mức kinh tế kỹ thuật đã được
thiết lập, sử dụng các tính toán cân đối trong thực tiễn.
- Phương pháp hạch toán kế toán:
+ Phương pháp chứng từ : Là phương pháp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế
tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành bằng giấy tờ theo mẫu quy định, theo
thời gian và địa điểm phát sinh các nghiệp vụ đó. Mọi sự biến động của tài sản,
nguồn vốn đều phải lập chứng từ căn cứ kế toán làm căn cứ pháp lý để ghi sổ kế
toán.
+ Phương pháp tài khoản : là phương pháp phân loại để phản ánh và giám
đốc một cách thường xuyên, liên tục có hệ thống tình hình và sự biến động của
từng đối tượng kế toán riêng biệt.
+ Phương pháp ghi sổ kép: là phương pháp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh vào tài khoản kế toán theo đúng nội dung kinh tế của nghiệp vụ và mối
quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán.
+ Phương pháp lập báo cáo tài chính: là phương pháp tổng hợp số liệu từ
các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế về tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế
hoạch kinh tế tài chính của đơn vị trong thời gian nhất định.
PHẦN THỨ TƯ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1- Giới thiệu vài nét cơ bản về Xí nghiệp khai thác công trình thuỷ
lợi Huyện Ninh giang.
4.1.1 - Đặc điểm tình hình chung của Xí nghiệp khai thác công trình
Thuỷ lợi Huyện Ninh Giang
Trong nền kinh tế nước ta bao gồm nhiều ngành kinh tế khác nhau. Mỗi
ngành kinh tế giữ một vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển nền kinh tế
quốc dân nói chung.
Đặc biệt, nước ta lại là một nước nông nghiệp nên kinh tế nông nghiệp là
một ngành kinh tế giữ vai trò cực kỳ quan trọng., trong đó công tác thuỷ lợi là
khâu hàng đầu để phát triển sản xuất nông nghiệp .
Để khắc phục điều kiện thiên nhiên, tạo điều kiện cho nông nghiệp ngày
một phát triển, đòi hỏi ngành thuỷ lợi nhất là công tác khai thác công trình thuỷ
lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp phải có những biện pháp cụ thể như tăng
cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật xây dựng hệ thống tưới tiêu thuỷ lơị, công
trình tưới tiêu khoa học, ngăn nước mặn - xô - phèn Để quản lý và vận hành
khai thác những công trình thuỷ lợi phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp .
Ngành thuỷ lợi thuộc Bộ Nông nghiệp phát triển Nông thôn đã hình thành các
Doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi ( trước đây là Doanh nghiệp thuỷ
nông ) có nhiệm vụ quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi, nhằm cung cấp ,
điều hoà, phân phối tưới tiêu nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ngày càng
phát triển .
Từ những yêu cầu và nhiệm vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp , các
Doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi được hình thành. Sự ra đời của các
Doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi là một yêu cầu khách quan cho sự
phát triển sản xuất nông nghiệp . Trong đó có Xí nghiệp khai thác công trình
thuỷ lợi Huyện Ninh giang - Tỉnh Hải dương.
4.1.2 - Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp khai thác công
trình thuỷ lợi Huyện Ninh giang
Sau khi đất nước được giải phóng 1954 (Miền Bắc được hoàn thành giải
phóng), dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước công tác thuỷ lợi được tăng

cường và chú trọng. Biện pháp thuỷ lợi được coi là biện pháp hàng đầu cho sự
phát triển ngành trồng trọt của đất nước.
Năm 1959 cùng với sự ra đời của hợp tác xã nông nghiệp công tác khai
thác công trình thuỷ lợi được hình thành và ra đời. Ban đầu sự khai thác là đội
nông giang huyện trực thuộc phòng thuỷ lợi Huyện Ninh giang và đội quản lý
nông giang Tỉnh Hải dương ( Từ năm 1959 đến năm 1972)
Do yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp , cơ sở vật chất kỹ thuật phục
vụ cho công tác thuỷ nông được xây dựng và trang bị . Trạm thuỷ nông Huyện
Ninh giang được hình thành và hoạt động từ năm 1972 đến năm 1984 với sự phát
triển nhanh chóng của nền kinh tế và yêu cầu sản xuất nông nghiệp . Tháng 8
năm 1984 các Doanh nghiệp thuỷ nông được hình thành được gọi là Xí nghiệp
thuỷ nông. Xí nghiệp có tư cách pháp nhân, là đơn vị sản xuất kinh doanh hạch
toán độc lập, có con dấu riêng, hạch toán thu bù chi.
Theo quyết định số 127 / QĐUB ngày 19 tháng 6 năm 1996 UBND Tỉnh
Hải Hưng ( nay là Hải dương) , quyết định thành lập Doanh nghiệp nhà nước: Xí
nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi Huyện Ninh giang thuộc Sở thuỷ lợi Hải
hưng ( nay là Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Hải dương) và cấp
giấy phép đăng ký kinh doanh số 112.242 ngày 3/2/1997.
- Xí nghiệp xếp hạng 4 mã số 0303
- Tổng giá trị tài sản cố định của Xí nghiệp : 4.126.772.400 đồng
- Vốn kinh doanh là : 2.188.612.720 đồng
Trong đó :
Vốn cố định : 2.160.615.800 đồng
Vốn lưu động : 27.996.920 đồng
- Trụ sở Xí nghiệp: Thị trấn Ninh giang - Huyện Ninh giang - Tỉnh Hải
dương
- Nhiệm vụ của xí nghiệp: vận hành hệ thống tưới tiêu nước phục vụ sản
xuất nông nghiệp ; dịch vụ về nước đối với dân sinh và các ngành kinh tế khác,
khảo sát thiết kế, lập thủ tục sửa chữa công trình nhỏ trong phạm vi quản lý Xí
nghiệp.

- Sản phẩm chính : Diện tích tưới tiêu ha/ vụ
Tổng diện tích tưới : 7.150 ha
Tổng diện tích tiêu : 13.150 ha
- Tổng doanh thu : 2.970 Tr.đ/ năm
- Tổng chi phí giá thành : 2.970 Tr.đ/năm
- Tổng số cán bộ công nhân viên : 147 người
- Lương bình quân : 448.700 đồng/người/ tháng
- Nộp ngân sách hàng năm : không phải nộp
Ngày 11/ 8/ 1997 UBND Tỉnh Hải dương quyết định số 2018 - QĐ/UB
Doanh nghiệp : " Xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi Huyện Ninh giang là
Doanh nghiệp nhà nước có một phần hoạt động công ích ".
4.2 - Tổ chức sản xuất
4.2.1 - Sơ đồ tổ chức của xí nghiệp
Xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi Huyện Ninh giang có 147 cán bộ
công nhân viên. Trong đó có 22 cán bộ công nhân viên làm việc gián tiếp còn lại
125 cán bộ công nhân viên chức là lao động sản xuất trực tiếp.
Xí nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh chuyên tưới tiêu nước phục
vụ sản xuất nông nghiệp .
Từ những yêu cầu đó Xí nghiệp đã hình thành bộ máy lãnh đạo cũng như
tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất như sau :
* Ban lãnh đạo : bao gồm Giám đốc và Phó giám đốc.
+ Giám đốc: Là người đại diện cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong
Xí nghiệp, là người phụ trách chung, có nhiệm vụ quản lý và điều hành toàn bộ
hoạt động sản xuất của Xí nghiệp đồng thời chịu trách nhiệm trước nhà nước về
mọi hoạt động của Xí nghiệp.
+ Phó giám đốc : giúp giám đốc điều hành toàn bộ mọi hoạt động của Xí
nghiệp .
* Phòng tổ chức hành chính : gồm 4 người .Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của
Ban giám đốc Xí nghiệp, chịu trách nhiệm về công tác hành chính tổ chức lao
động Xí nghiệp.

* Phòng kỹ thuật :gồm 7 người, có một trưởng phòng và một phó phòng
chịu trách nhiệm toàn bộ về kỹ thuật.
* Phòng nghiệp vụ tưới tiêu : gồm 3 người, có một trưởng phòng chịu
trách nhiệm điều hành về công tác tưới và tiêu nước.
* Phòng kế toán tài vụ : gồm 4 người, có một trưởng phòng, chịu trách
nhịêm về công tác kế toán - tài chính của Xí nghiệp.

×