Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bí quyết đạt điểm cao trong thi TNPT( 6 môn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.03 KB, 5 trang )

Thi tốt nghiệp THPT 2010: Bí quyết đạt điểm cao
TT - Các giáo viên giàu kinh nghiệm chia sẻ cùng thí sinh cách làm bài đạt kết quả cao
nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ diễn ra những ngày tới.
Cô Dương Thu Trang hướng dẫn học sinh lớp 12A12 Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Q.6,
TP.HCM) ôn thi môn văn - Ảnh: Như Hùng
Cô Trần Thị Thanh Thủy (tổ trưởng tổ văn Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM):
Môn văn: xác định đúng yêu cầu của đề
Đề thi môn văn có ba phần. Đối với phần câu hỏi giáo khoa, bài làm cần trình bày ngắn gọn,
rõ ràng và không mắc lỗi diễn đạt. Câu nghị luận xã hội, muốn làm tốt phải xác định nội dung
đề yêu cầu vấn đề gì. Bài làm phải giải thích đúng vấn đề được yêu cầu, biết phân tích, bình
luận, mở rộng vấn đề. Phần dẫn chứng phải thực tế, có sức thuyết phục. Thí sinh cần diễn
đạt chặt chẽ, bố cục bài làm rõ ràng, lý lẽ xác đáng.
Phần nghị luận văn học, quan trọng nhất thí sinh phải xác định đúng đề tài yêu cầu gì, thể
loại gì, sau đó đi vào làm bài. Bài viết phải có bố cục rõ
ràng, rõ ý, bám sát yêu cầu của đề, trình bày dễ đọc.
Cô Nguyễn Thị Ái Hằng, (tổ trưởng tổ lịch sử Trường
THPT Trần Phú, TP.HCM):
Môn lịch sử: nên có dàn ý bài làm
Với môn lịch sử, trước tiên thí sinh cần đọc kỹ đề, nắm rõ yêu cầu của đề, gạch dưới những
cụm từ quan trọng trong đề, ghi ra giấy nháp những ý chính sẽ trả lời. Cần có dàn ý bài làm
bên ngoài trước khi bắt đầu viết vào bài thi. Nếu không có dàn ý, bài làm sẽ dễ lan man, dễ
lẫn lộn các sự kiện lịch sử, đặc biệt các sự kiện hội nghị, đại hội, chiến dịch.
Những sự kiện quan trọng cần được ghi đầy đủ, chính xác ngày, tháng, năm. Những sự kiện
kém quan trọng hơn cố gắng ghi đúng năm. Khi làm bài thi môn lịch sử, thí sinh cần lưu ý
các thuật ngữ chính trị, tên các tổ chức cần ghi chính xác.
Thầy Biện Văn Cư (GV môn hóa Trường THPT Võ Thị Sáu, TP.HCM):
Môn hóa: dễ trước, khó sau
Với môn hóa, cần bình tĩnh đọc lướt qua đề. Câu nào chắc chắn thí sinh làm trước, đặc biệt
phần lý thuyết nên làm trước để có điểm cơ bản. Sau đó, đến phần bài toán, câu nào đơn
giản làm trước, câu rắc rối làm sau. Nên làm bài theo nguyên tắc từ dễ đến khó, đơn giản
đến phức tạp. Không mất quá nhiều thời gian không cần thiết vào những câu quá khó với


mình.
Có nhiều thí sinh mất quá nhiều thời gian tính phân tử lượng. Các vấn đề nguyên tử lượng,
phân tử lượng ở đề trắc nghiệm cần làm nhanh. Nên học thuộc những phân tử lượng quen
thuộc để làm bài nhanh, khỏi phải tính toán.
Thầy Trần Ngô (GV môn toán Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, TP.HCM):
Môn toán: đọc kỹ đề
Với môn toán, vẫn phải đọc kỹ đề và phân chia thời gian giữa các câu. Nên bắt đầu làm từ
những câu dễ, những câu đã được ôn kỹ. Những câu này dù không khó nhưng cần làm cẩn
thận, chắc chắn để không bị mất điểm. Kỹ năng tính toán số ở các bài hình học cũng cần
làm chậm và kỹ, chỉ cần sai dấu hoặc thành phần tọa độ sẽ sai hết cả câu. Tóm lại, phần
nào nắm chắc làm trước và phải làm chắc chắn để hưởng trọn điểm phần đó.
Đối với phần đề khó hơn, thí sinh nên chịu khó đọc kỹ đề. Lời giải đôi khi nằm ngay trước
mắt mình nhưng bối rối, căng thẳng quá sẽ không tìm được hướng giải. Phần thời gian còn
lại cuối giờ nên tận dụng tối đa để cố gắng tìm lời giải cho những câu khó đối với mình. Nếu
cố gắng hết mình, thí sinh trung bình vẫn có thể đạt 6-7 điểm môn toán để bù điểm cho các
môn khác.
Mời xem bài giải, đáp án
Tuổi Trẻ sẽ đăng bài giải các
môn thi sau mỗi ngày thi và
đáp án của tất cả sáu
Thầy Đặng Duy Định (tổ trưởng tổ địa lý Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, TP.HCM):
Môn địa lý: khai thác atlas
Để làm tốt bài thi môn địa lý cần nắm vững kiến thức cơ bản chương trình. Vào phòng thi,
trước tiên thí sinh phải đọc kỹ yêu cầu (chứng minh, giải thích ) để thi để tránh lạc đề. Nếu
đề ra dạng biểu đồ nhưng không nêu rõ biểu đồ gì phải cẩn thận định dạng chọn biểu đồ
phù hợp. Lưu ý: khi vẽ biểu đồ cần ghi đủ các yếu tố liên quan: tên biểu đồ, ký hiệu, đơn vị
để tránh mất điểm.
Liên quan đến kỹ năng tính toán, để tránh mất điểm oan ức cần cẩn thận tính toán đúng số
liệu, đơn vị. Đồng thời thí sinh cần có kỹ năng khai thác số liệu, hình ảnh thông tin trong
atlas để làm bài tốt. Phần tự chọn trong đề thi, thí sinh nên đọc kỹ và chọn phần đề phù hợp

nhất với mình, không làm cả hai phần đề tránh phạm quy.
Thầy Lê Thanh Tùng (tổ trưởng tổ ngoại ngữ Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai,
TP.HCM):
Môn tiếng Anh: thấy vừa sức làm ngay
Với đề thi tiếng Anh, thí sinh cần đọc từ trên xuống dưới, thấy câu nào vừa sức làm ngay.
Câu nào chưa chắc chắn cần đánh dấu trên đề thi nhưng chưa làm trên phiếu làm bài. Sẽ
trở lại giải quyết sau.
Phần đọc - hiểu trong đề thi tiếng Anh thường tương đối dễ kiếm điểm nhưng mất khá nhiều
thời gian. Phần này có thể làm sau nhưng đừng để làm sau cùng. Khoảng giữa thời gian
làm bài bắt đầu làm phần này là vừa. Sau đó, quay lại làm những câu chưa kịp làm. Cuối
cùng cần kiểm tra, làm hết không bỏ sót câu nào trong phần đề chung và phần đề mình tự
chọn. Nếu còn thời gian nên đọc lại bài để điều chỉnh
Cô Nguyễn Thị Ái Hằng, (tổ trưởng tổ lịch sử Trường THPT Trần Phú, TP.HCM):
Môn lịch sử: nên có dàn ý bài làm
Với môn lịch sử, trước tiên thí sinh cần đọc kỹ đề, nắm rõ yêu cầu của đề, gạch dưới những
cụm từ quan trọng trong đề, ghi ra giấy nháp những ý chính sẽ trả lời. Cần có dàn ý bài làm
bên ngoài trước khi bắt đầu viết vào bài thi. Nếu không có dàn ý, bài làm sẽ dễ lan man, dễ
lẫn lộn các sự kiện lịch sử, đặc biệt các sự kiện hội nghị, đại hội, chiến dịch.
Những sự kiện quan trọng cần được ghi đầy đủ, chính xác ngày, tháng, năm. Những sự kiện
kém quan trọng hơn cố gắng ghi đúng năm. Khi làm bài thi môn lịch sử, thí sinh cần lưu ý
các thuật ngữ chính trị, tên các tổ chức cần ghi chính xác.
Thầy Biện Văn Cư (GV môn hóa Trường THPT Võ Thị Sáu, TP.HCM):
Môn hóa: dễ trước, khó sau
Với môn hóa, cần bình tĩnh đọc lướt qua đề. Câu nào chắc chắn thí sinh làm trước, đặc biệt
phần lý thuyết nên làm trước để có điểm cơ bản. Sau đó, đến phần bài toán, câu nào đơn
giản làm trước, câu rắc rối làm sau. Nên làm bài theo nguyên tắc từ dễ đến khó, đơn giản
đến phức tạp. Không mất quá nhiều thời gian không cần thiết vào những câu quá khó với
mình.
Có nhiều thí sinh mất quá nhiều thời gian tính phân tử lượng. Các vấn đề nguyên tử lượng,
phân tử lượng ở đề trắc nghiệm cần làm nhanh. Nên học thuộc những phân tử lượng quen

thuộc để làm bài nhanh, khỏi phải tính toán.
Thầy Trần Ngô (GV môn toán Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, TP.HCM):
Môn toán: đọc kỹ đề
Với môn toán, vẫn phải đọc kỹ đề và phân chia thời gian giữa các câu. Nên bắt đầu làm từ
những câu dễ, những câu đã được ôn kỹ. Những câu này dù không khó nhưng cần làm cẩn
thận, chắc chắn để không bị mất điểm. Kỹ năng tính toán số ở các bài hình học cũng cần
làm chậm và kỹ, chỉ cần sai dấu hoặc thành phần tọa độ sẽ sai hết cả câu. Tóm lại, phần
nào nắm chắc làm trước và phải làm chắc chắn để hưởng trọn điểm phần đó.
Đối với phần đề khó hơn, thí sinh nên chịu khó đọc kỹ đề. Lời giải đôi khi nằm ngay trước
mắt mình nhưng bối rối, căng thẳng quá sẽ không tìm được hướng giải. Phần thời gian còn
lại cuối giờ nên tận dụng tối đa để cố gắng tìm lời giải cho những câu khó đối với mình. Nếu
cố gắng hết mình, thí sinh trung bình vẫn có thể đạt 6-7 điểm môn toán để bù điểm cho các
môn khác.
Thầy Đặng Duy Định (tổ trưởng tổ địa lý Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, TP.HCM):
Môn địa lý: khai thác atlas
Để làm tốt bài thi môn địa lý cần nắm vững kiến thức cơ bản chương trình. Vào phòng thi,
trước tiên thí sinh phải đọc kỹ yêu cầu (chứng minh, giải thích ) để thi để tránh lạc đề. Nếu
đề ra dạng biểu đồ nhưng không nêu rõ biểu đồ gì phải cẩn thận định dạng chọn biểu đồ
phù hợp. Lưu ý: khi vẽ biểu đồ cần ghi đủ các yếu tố liên quan: tên biểu đồ, ký hiệu, đơn vị
để tránh mất điểm.
Liên quan đến kỹ năng tính toán, để tránh mất điểm oan ức cần cẩn thận tính toán đúng số
liệu, đơn vị. Đồng thời thí sinh cần có kỹ năng khai thác số liệu, hình ảnh thông tin trong
atlas để làm bài tốt. Phần tự chọn trong đề thi, thí sinh nên đọc kỹ và chọn phần đề phù hợp
nhất với mình, không làm cả hai phần đề tránh phạm quy.
Thầy Lê Thanh Tùng (tổ trưởng tổ ngoại ngữ Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai,
TP.HCM):
Môn tiếng Anh: thấy vừa sức làm ngay
Với đề thi tiếng Anh, thí sinh cần đọc từ trên xuống dưới, thấy câu nào vừa sức làm ngay.
Câu nào chưa chắc chắn cần đánh dấu trên đề thi nhưng chưa làm trên phiếu làm bài. Sẽ
trở lại giải quyết sau.

Phần đọc - hiểu trong đề thi tiếng Anh thường tương đối dễ kiếm điểm nhưng mất khá nhiều
thời gian. Phần này có thể làm sau nhưng đừng để làm sau cùng. Khoảng giữa thời gian
làm bài bắt đầu làm phần này là vừa. Sau đó, quay lại làm những câu chưa kịp làm. Cuối
cùng cần kiểm tra, làm hết không bỏ sót câu nào trong phần đề chung và phần đề mình tự
chọn. Nếu còn thời gian nên đọc lại bài để điều chỉnh phương án trả lời khi cần thiết.
Lưu ý: nên sử dụng bút chì 2B khi làm bài trắc nghiệm, không nên sử dụng bút chì 6B đậm
quá, xóa không mất dấu. Nên tô câu trả lời kiểu vòng tròn đồng tâm từ ngoài vào trong để
máy dễ nhận dạng.

×