Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

KTL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.83 KB, 14 trang )

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
CÁC NHÂN TỐ ẢNH CỦA TỐC ĐỘ TĂNG XUẤT KHẨU,TÔC ĐỘ PHÁT TRIỂN DÂN
SỐ, TỶ LỆ THẤT NGHIỆP VÀ TỶ LỆ LẠM PHÁT VỚI TÔC ĐỘ TĂNG GDP CỦA 62
NƯỚC TRÊN THẾ GIOI
I:LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trước hết cũng như những môn học khác mà chúng em đều có bài thực hành nhóm,
môn kinh tế lượng cũng vậy. Nhận thấy đề tài nhóm môn Kinh tế lượng có lien quan
đến lĩnh vực kinh tế, trong lúc tìm hiểu những giá trị có lien quan đến nền kinh tế sẽ
giúp cho chúng em hiểu rõ hơn những đại lượng ấy là bản chất là như thế nào, quan
hệ như thế nào đồng thời sẽ giúp ít cho việc nghiên cứu các môn học khác như kinh
tế vĩ mô, vi mô …cũng như cho công việc sau này. Việt Nam nói riêng và thế giới nói
chung đang tiến lên quá trình hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế điều đó tạo nên sự
thuận lợi về quan hệ quốc tế, học tập phát triển và lưu thông buôn bán hàng hóa trở
nên dễ dàng hơn.
Cuối cùng, năm 2010 là năm đầy khó khăn nhất của hầu hết các nươc trên thế giới
trong khi đó vấn đề dân số cũng là một đề tài nóng hổi.
Việc nghiên cứu những tác động của tổng giá trị xuất khẩu, nhâp khẩu, tỷ lệ thất
nghiệp và tỷ lệ lạm phát giúp ta biết được mức độ ảnh hưởng của chúng đến tổng
sản phẩm quốc nội như là thế nào.Thông qua việc tìm hiểu lý thuyết cũng như chỉ
tiêu, hiểu được những đặc điểm, tính chất xu hướng phát triển từ đó đưa ra những
định hướng giải pháp tối ưu nhất.Đó là lý do nhóm chúng em chọn đề tài này.
II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.GDP
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product.)
Trong kinh tế, tổng sản phẩm nội địa hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product)
là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra
trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
Khi áp dụng cho phạm vi toàn quốc gia, nó còn được gọi là tổng sản phẩm quốc nội.
GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một
vùng lãnh thổ nào đó.
Trên thực tế có tồn tại hai loại GDP là GDP thực tế và GDP danh nghĩa. GDP danh


nghĩa chỉ tính đến tổng số tiền chi phí cho GDP thì GDP thực tế lại có tính đến các yếu
tố như sự mất giá của tiền tệ để ước lượng chính xác hơn số lượng hàng hóa và dịch
vụ thực sự tạo thành GDP. GDP danh nghĩa đôi khi còn được gọi là GDP tiền tệ trong
khi GDP thực tế còn được gọi là GDP giá cố định hay GDP điều chỉnh lạm phát.
Có ba cách tính GDP đó là tính theo tổng giá trị tiêu dùng, tổng các khoản chi tiêu
hoặc tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế. Về lý thuyết, dù theo cách tính nào cũng
cho kết quả tính GDP như nhau. Nhưng trong nhiều báo cáo thống kê, lại có sự chênh
lệch nhỏ giữa kết quả theo ba cách tính. Đó là vì có sai số trong thống kê.
Theo cách tính GDP là tổng tiêu dùng, các nhà kinh tế học đưa ra một công thức như
sau:
GDP = C + I + G + NX
Trong đó:
• C: là tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế.
• I: là đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh. Đây được coi là tiêu dùng
của các nhà đầu tư. Cần phân biệt rõ đầu tư này với các đầu tư mang tính đầu cơ
tích trữ vào thị trường chứng khoán và trái phiếu.
• G: là tổng chi tiêu của chính phủ (tiêu dùng của chính phủ). Quan hệ của phần này
đối với các phần còn lại của GDP được mô tả trong lý thuyết khả dụng (có thể đem đi
tiêu). NX: là "xuất khẩu ròng" của nền kinh tế. Nó bằng xuất khẩu (tiêu dùng của nền
kinh tế khác đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế trong tính toán sản xuất)
- nhập khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế trong tính toán đối với các sản phẩm và dịch
vụ do nền kinh tế khác sản xuất).
GDP theo cách tính tổng chi phí (lúc này không gọi là GDP nữa, mà gọi là tổng chi
tiêu nội địa hay GDE (viết tắt của Gross Domestic Expenditure) được tính toán tương
tự, mặc dù trong công thức tính tổng chi phí không kê khai những khoản đầu tư
ngoài kế hoạch (bỏ hàng tồn kho vào cuối chu kỳ báo cáo) và nó phần lớn được sử
dụng bởi các nhà kinh tế. Mặc dù GDP được sử dụng rộng rãi trong kinh tế, giá trị
của nó như là một chỉ số vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi. GDP còn tồn tại rất nhiều
hạn chế, bao gồm:
• Kết quả tính GDP theo các phương thức khác nhau làm người ta bối rối, nhất là khi

so sánh xuyên quốc gia.
• GDP, như một chỉ số về kích cỡ của nền kinh tế, nhưng lại không chuẩn xác trong
đánh giá mức sống.
• GDP không tính đến kinh tế ngầm, kinh tế phi tiền tệ như kinh tế trao đổi, các công
việc tình nguyện, chăm sóc trẻ em miễn phí do các ông bố bà mẹ (không làm việc)
đảm nhiệm hay sản xuất hàng hóa tại gia đình. Vì vậy, tại các nước mà việc kinh
doanh thực thi một cách không chính thức chiếm phần lớn thì số liệu của GDP sẽ kém
chính xác.
GDP không tính đến tính hài hòa của sự phát triển. Ví dụ một nước có thể có tốc độ
tăng trưởng GDP cao do khai thác khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.
• GDP tính cả những công việc không đem lại lợi ích ròng và không tính đến những
hiệu ứng tiêu cực. Ví dụ, một xí nghiệp làm tăng GDP nhưng gây ô nhiễm một con
sông và người ta phải đầu tư để cải tạo lại môi trường. Việc này cũng làm tăng GDP.
GDP cũng không cho ta sự phản ánh trung thực của sự phân chia lợi ích trong phạm
vi đất nước. Có thể có những nhóm người không thu được lợi ích gì từ lợi ích kinh tế
chung. GDP cao có thể là kết quả của một số người giàu có đem lại cho nền kinh tế
trong khi phần lớn dân chúng sống dưới mức nghèo khổ.
Công thức phổ biến nhất để tính toán chỉ số GDP như sau:
GDP = Tiêu dùng + Đầu tư + Chi tiêu công + (Xuất khẩu – Nhập khẩu)
2. Tốc độ tăng dân số
Tăng dân số là sự thay đổi trong dân số theo thời gian, và có thể được định lượng như
sự thay đổi trong số lượng của các cá thể của bất kỳ giống loài nào sử dụng cách tính
toán "trên đơn vị thời gian". Trong sinh học, thuật ngữ tăng dân số dường như chỉ tới
bất kỳ sinh vật từng biết nào, nhưng bài viết này chỉ chủ yếu nói về vùng áp dụng của
thuật ngữ với dân số loài người trong nhân khẩu học.
Trong nhân khẩu học, tăng dân số được sử dụng một cách không chính thức cho thuật
ngữ rõ ràng hơn là tỷ lệ tăng dân số và thường được sử dụng chỉ cho sự tăng trưởng
của dân số loài người trên thế
Tỷ lệ tăng trưởng dân số
Trong nhân khẩu học và sinh thái, Tỷ lệ tăng trưởng dân số (PGR) là tỷ lệ theo

phân số mà số các cá nhân trong một dân số tăng lên. Nói rõ hơn, tỷ lệ tăng trưởng
dân số thường chỉ tới sự thay đổi trong dân số trong một đơn vị thời gian, thường
được thể hiện như một phần trăm của số lượng cá nhân trong dân số ở thời điểm
bắt đầu của giai đoạn đó. Điều này có thể được thể hiện như công thức:
tỷ lệ tăng = tỷ lệ sinh thô - tỷ lệ tử thô + tỷ lệ nhập cư thực, hay ∆P/P = (B/P) -
(D/P) + (I/P) - (E/P), trong đó P là tổng dân số, B là số lượng sinh, D là số lượng tử, I
là số người nhập cư, và E là số người di cư.
Công thức này cho phép xác định nguồn gốc của sự tăng dân số, hoặc vì gia tăng tự
nhiên hay bởi gia tăng tỷ lệ nhập cư thực. Gia tăng tự nhiên là sự gia tăng trong dân số
sinh tự nhiên, hoặc bắt nguồn từ tỷ lệ sinh cao, tỷ lệ tử thấp, hay tổng hợp cả hai yếu tố.
Tỷ lệ nhập cư thực là sự khác biệt giữa số người nhập cư và số người di cư.
3.Tốc độ tăng xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ ra nước ngoài để thu lại
ngoại tệ. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá không phải là những hành vi mua bán riêng lẻ
mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức ở cả bên trong và bên
ngoài đất nước nhằm thu được ngoại tệ. Những lợi ích kinh tế xă hội mà hoạt động
xuất khẩu đem lại đă thúc đẩy hoạt động xản xuất hàng hoá trong nước phát triển góp
phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng cường vị thế kinh tế quốc gia và tạo ra công lao
động quốc tế và chuyên môn hoá sản xuất.
Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường nước
ngoài, đưa sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp sản xuất trong nước tiêu thị ở thị
trường nước ngoài để thu lợi nhuận.
 Vai tro của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân.
Đối với nền kinh tế quốc dân:
Đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, xuất khẩu là hoạt động quan trọng
nhất trong việc phát triển nền kinh tế.
Xuất khẩu giúp thu về một lượng ngoại tệ lớn, tăng cường nguồn vốn, góp phần
quan trọng trong việc cải thiện cán cân thanh toán, tăng lượng dự trữ ngoại tệ, qua đó
tạo điều kiện để phát triển những ngành sản xuất, nghiên cứu trong nước.
Xuất khẩu có tác động tích cực giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống

nhân dân. Sự phát triển của các ngành công nghiệp hướng vào xuất khẩu sẽ thu hút rất
nhiều lao động vào làm việc, với mức sống ổn định. Ngoài ra xuất khẩu c̣n tạo ra nguồn
vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng đầy đủ
nhu cầu tiêu dùng của con người.
Xuất khẩu là nền tảng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu
có vai tṛ tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia, nâng cao vai tṛ của quốc gia
trên trường quốc tế. Nhờ có những hàng xuất khẩu mà có nhiều nước đă, đang và sẽ
thiết lập quan hệ buôn bán và đầu tư nhau.
Đối với Doanh nghiệp (DN):
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Thị trường nước ngoài luôn là
thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng để doanh nghiệp khai thác, làm tăng doanh thu
và lợi nhuận.
Xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ sản xuất mới,
trong bước chuyển giao công nghệ hiện đại, nâng cao tay nghề người lao động, từ lao
động không có kỹ năng hoặc bán kỹ năng thành lao động kỹ năng.
Tóm lại, việc đẩy mạnh xuất khẩu có vai tṛò chiến lược trong việc phát triển nền
kinh tế của một quốc gia, tăng cường vị thế quốc gia trên trường khu vực và thế giới.
4. Tốc độ tăng nhập khẩu
Nhập khẩu trong thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ
quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng
hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên, theo cách thức biên soạn cán

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×