Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Nghi luan ve van de trung thuc cua hs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188 KB, 12 trang )

viết bài nghị luận về tính trung thực trong học tập và thi cử của học sinh ngày nay
Mở bài :Giới thiệu vấn đề cần bàn luận( Đức tính trung thực)
Thân bài cần làm rõ những nội dung :
Giải thích thế nào là tính trung thực ?
Nêu những biểu hiện của tính trung thực ?
Lợi ích của tính trung thực ?
Phê phán những biểu hiện sai trái , không trung thực .
Liên hệ bản thân .
Thái độ cần phải có.
A / Giải thích thế nào là tính trung thực
Trung : Hết lòng với người, hết lòng với nước.
Thực : Thật.
Trung thực có thể hiểu là : Ngay thẳng , thật thà ,nói đúng sự thật , khơng làm sai lệch sự thật .
B / Những biểu hiện của tính trung thực
Trong cuộc sống:
Thẳng thắn nhận lỗi khi mắc lỗi ; không báo cáo sai sự thật ;không tham lam lấy của người khác làm của mình ;
sản xuất kinh doanh sản phẩm có chất lượng , đúng giá , khơng làm giả , làm hại đến người tiêu dùng.
Trong học hành , thi cử:
Khơng quay cóp chép bài của bạn ; không mở tài liệu khi làm bài thi , bài kiểm tra; không chạy điểm; không dùng
bằng giả .
C / Lợi ích của tính trung thực :
-Giúp hồn thiện nhân cách , được mọi người u mến, tơn trọng.
-Có kiến thức thực , làm giàu có tri thức của bản thân , giúp ta thành đạt trong cuộc sống.
Sửa chữa được lỗi sai của bản thân để thành người tốt.
Trung thực trong kinh doanh sẽ mang lại uy tín và niềm tin của khách hàng , kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Trung thực sẽ đem lại cho xã hội trong sạch , văn minh , ngày càng phát triển .
D / Phê phán những biểu hiện sai trái ,không trung thực:
Trong cuộc sống :
Thiếu trung thực sẽ đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình
Trong sản xuất kinh doanh :
Số liệu báo các thiếu trung thực làm xã hội đi xuống , gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế đất nước . Chất lượng


sản phẩm không trung thực sẽ ảnh hưởng khơng tốt đến người tiêu dùng, thậm chí gây hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng đe doạ tính mạng con người.
Trong học tập , trong các kì thi :
Nạn học giả , bằng thật do quay cóp chép bài của bạn , gian lận trong thi cử vẫn còn phổ biến . Điều đó làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất của dạy và học, gây dư luận xấu trong xã hội .
Thiếu trung thực trở thành căn bệnh lây lan nhanh , làm xuống cấp đạo đức xã hội .
Nêu suy nghĩ của em về hiện tượng gian lận trong học hành , thi cử ?
Em đã bao giờ gian lận trong học hành , thi cử chưa ? Theo em việc làm đó để lại hậu quả như thế nào?
E / Thái độ cần phải có:
Xây dựng ý thức trung thực trong từng việc nhỏ hàng ngày đến việc lớn.
Lên án sự thiếu trung thực , đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên .
Biểu dương những việc làm trung thực .
Kết bài :
Kết luận , tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động
Trung thực là một đức tính rất cần thiết trong cuộc sống . Trong thời kì hiện đại khi mà chúng ta hội nhập với nền
kinh tế tri thức tồn cầu thì đức tính trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.Vì vậy mỗi chúng ta cần phải xác
định đúng tư tưởng để có một tương lai tốt đẹp.

Nghị luận xã hội " trung thực trong thi cử"
Đặt vấn đề:
- Trung thực là một đức tính cần phải có, quan trọng đối với tất cả mọi người
- Đối với học sinh thì đó là một đức tính càng quan trọng và phải được đặt lên hàng đầu.
- Tuy nhiên, ngày nay một bộ phận học sinh đang mất đi đức tính này trong học tập và thi cử.
- Sự trung thực trong học tập và thi cử của học sinh ngày nay là một vấn đề cần được bàn luận và nhìn nhận một cách nghiêm
túc.
Giải quyết vấn đề:
- Trung thực trong học tập và thi cử mới có thể để học sinh nhìn nhận đúng năng lực, phản ánh đúng kết quả học tập của mình
và có hướng phấn đấu thích hợp.
- Cùng với xu thế hội nhập và hiện đại hóa, học sinh ngày nay trở nên năng động, tự tin và có kiến thức rộng hơn, có điều kiện
học tập tốt hơn.

- Tuy nhiên, mặt trái của nó, một số bộ phận học sinh, do thiếu sự quan tâm đúng mức của gia đình, do sự lơi cuốn của xã hội
hiện đại đã trở nên xao lãng việc học tập và để đối phó với kiến thức hạn hẹp của mình ở nhà trường, họ phải gian lận trong học


tập và thi cử.
- Gian lận trong học tập và thi cử là một việc làm không thể chấp nhận được, vấn đề sẽ như thế nào nếu một học sinh rời ghế
nhà trường với một kiến thức hạn hẹp nhưng một kết quả cũng không đến nỗi tệ?
Kết thúc vấn đề
- Khẳng định lại vấn đề đã bàn luận.
- Xã hội và đặc biệt là ngành giáo dục cần có những biện pháp nghiêm túc hơn trong học tập và thi cử của học sinh, đánh giá
đúng, chính xác năng lực của từng học sinh, luôn lấy câu "bác sĩ chữa sai thì chết một người, nhưng thầy cơ giáo chữa sai thì
chết một thế hệ" de giao duc hoc sinh.
Hoặc em có thể lấy thêm dẫn chứng thêm như sau"
Thi cử vốn là một khâu quan trọng trong giáo dục để đánh giá kiến thức cũng như năng lực của học sinh,tránh những trường hợp
không hề hiếm trong xã hội ngày nay :"Ngồi nhầm lớp ","bằng cấp giả",...
Gian lận trong thi cử xảy ra ở khơng ít bộ phận học sinh ,dù cho đó là những học sinh xuất sắc .Hậu quả đó là do tác động từ
đâu mà có?Có thể là do bản tính ,cũng có thể là do những tác động từ bên ngồi -->mục đích là kiếm được điểm số cao,điểm
phẩy tốt,...cũng có thể do áp lực nào khác...
Tình trạng học sinh giỏi "ảo " có lẽ cũng xuất phát từ căn bệnh quá cũ của XH:"bệnh thành tích".
"Xã hội ta nói chung lên án, phê phán tỷ lệ tốt nghiệp THPT là không đúng với thực chất trình độ học sinh. Song, mâu thuẫn lại
nảy sinh chính ở yếu tố này. Mỗi gia đình đều mong muốn con em họ thi đỗ tốt nghiệp với số điểm cao nhất. Mỗi đơn vị trường
học, ngành giáo dục - đào tạo cho đến cấp tỉnh hy vọng thí sinh trường mình, tỉnh mình đỗ tốt nghiệp với tỷ lệ cao nhất. "
Trước hết, ta hãy xét đến ở một phịng thi. Về phía thí sinh, việc học sinh đi thi mang theo và sử dụng tài liệu hiện nay trở nên
khá phổ biến. Những năm gần đây, nếu ai có dịp đi ngang qua các phịng thi sau các giờ thi, chắc hẳn bắt gặp rất nhiều những
mảnh phô tô tài liệu thu nhỏ nằm trắng xóa ở các phịng thi hay các dãy hành lang. Học sinh đi thi mang theo chúng khắp cả
người và điều đó đã trở thành một phong trào. Giám thị bắt được bộ này thì lại có một bộ khác. Nhiều học sinh nữ còn táo tợn
giấu tài liệu vào trong cơ thể để các thầy giáo coi thi không dám khám xét vì sợ "vi phạm thân thể". Nhiều học sinh, thậm chí là
học sinh giỏi dù đã thuộc bài nhưng cũng thủ sẵn tài liệu bên mình để cho chắc ăn hơn. Vì vậy, mới có những trường hợp những
học sinh trung thực lại trở nên khó chịu vì mình bị "thiệt thịi" so với những bạn học sinh có học lực yếu hơn. Bài học trung thực
ở trường thi đã mất đi tác dụng.

Về phía giám thị, một tâm lý chung được hình thành "các em đã cất công học tập 12 năm đèn sách, không nỡ làm khó dễ các
em làm gì, cuối cùng rồi cũng sẽ đậu hết đó mà". Thế là nảy sinh tình trạng coi thi dễ dãi, cho qua việc thí sinh mang vào và
thậm chí sử dụng tài liệu. Có một số trường hợp, giám thị canh chừng thanh tra để cho thí sinh chép tài liệu, thậm chí cịn giải
giúp bi thi cho thớ sinh.
Ôằằằòù ẹĐỉôôôÔ

09-15-2009, 10:25 PM
:Suy ngh ca bạn về hiện tượng học đối phó, quay cóp bài trong kiểm tra, thi cử của học sinh hiện nay.
Giáo dục là một vấn đề được xã hội Việt Nam chú ý đến rất nhiều trong những năm đầu của thế kỉ XXI. Mặc dù đây là một trong
những ngành quan trọng bậc nhất của đất nước và nhận được sự quan tâm rất lớn của chính phủ, nhưng nhưng khuất mắc, tiêu
cực trong ngành vẫn cứ tồn tại và lan rộng ra. Một trong những vấn đề lớn nhất, nổi bật nhất chính là hiện tượng gian lận trong
thi cử, kiểm tra, hay nói một cách khác là tình trạng học đối phó, quay cóp bài của học sinh trong kiểm tra, thi cử.
“Học đối phó” là hiện tượng học sinh học bài chỉ để vượt qua một kì thi, một giờ kiểm nào một cách gượng ép và khơng hề lưu
giữ một tí gì về những thứ đã học sau lần kiểm tra, lần thi đó. Cịn “quay cóp bài” là tình trạng học sinh xem bài của nhau hoặc
xem tài liệu trong giờ kiểm tra, thi cử. Nói một cách đơn giản hơn, đó là những hiện tượng tiêu cực trong một nền giáo dục.
Và đáng tiếc thay, cái tiêu cực đó dường như đã trở thành “một phần tất yếu trong cuộc sống” của học sinh thời nay và nó đang
ăn sâu, lan rộng vào tiềm thức của những người đang ngồi trên ghế nhà trường.
Xét về một mặt nào đó, những hành động này có thể cho họ lợi ích nhất thời, đó có thể là những điểm tám, điểm chín,..trong
các kì thi, kiểm tra chẳng hạn. Nhưng nếu ta xét một cách toàn diên và sâu rộng hơn, thì cái lợi trước mắt đó sẽ lại là cái hại lâu
dài cho chính bản thân họ và cho cả đất nước, dân tộc. Khi những người học sinh thực hiện những hành động tiêu cực đó, thì
liệu khi họ rời khỏi ghế nhà trường nhà bước vào xã hội, trong bộ óc của họ có chứa được một tý kiến thức nào để có thể chung
sống với xã hội hay không. Và liệu một dân tộc, một đất nước sẽ ra sao khi nền giáo dục của đất nước đó, dân tộc đó chỉ tạo ra
những con người trẻ tuổi với cái đầu rỗng tuếch và suy nghĩ dối tra, tôi chắc hẳn rằng sẽ trở nên suy yếu đi, thậm chí là diệt
vong.
Mọi thứ đều có ngun nhân của chính nó và những tiêu cực trên cũng thế. Nguyên nhân trước hết chính là mỗi bản thân người
học sinh đã không tự xác định được học để làm gì và học như thế nào, từ đó suy nghĩ và hành động của họ trở nên sai trái là
đương nhiên. Nhưng ta cũng ko thể trách họ hồn tồn được, làm sao họ có thể tốt được khi mà những người thầy, người cô cứ
mãi đếm tỉ lệ lên lớp, tỉ lệ tốt nghiệp,…khi mà những người đứng đầu ngành cứ mãi loay hoay với những vấn đề “biết rồi, khổ
lắm, nói mãi” như cải cách sách giáo khoa, học phí,…khi mà….Và tất cả những thứ đó đã góp phần tạo nên một hiện tượng tiêu
cực phổ biến này.

Để có thể giải quyết một cách triệt để dc những hiện tượng trên, thì những vị lãnh đạo của chúng ta cần phải có những chiến
lược, mục đích thật sự đúng đắn và sáng tạo cho ngành giáo dục, cùng với đó những người giáo viên phải truyền được cho học
sinh tinh thần học tập, phải cho họ thấy mục đích của học tập khơng phải là để trở thành “ông này bà nọ”, để được “ăn sung


mặc sướng”, để có cái bằng cấp vơ nghĩa,…mà là tích lũy tri thức để có thể tồn tại, chung sống, phát triển và tự khẳng định
mình. Và trên hết. bản thân mỗi học sinh cần phải tự nỗ lực học tập, tự xác định được mục đích học tập và phương pháp học tập
hiệu quả, và nhất là phải để cho lịng tự trọng của mình lên tiếng trước những cám dỗ của tiêu cực.
Hãy hành động ngay bây giờ, và đừng chờ đợi nữa. Nếu không, đến một lúc nào đó, khi những sản phẩm thất bại này của ngành
giáo dục bước ra xã hội và làm chủ đất nước thì dân tộc ta, đất nước ta sẽ phải đứng bên bờ suy thoái, diệt vong.

Viết bài nghị luận về vai trò của người thầy trong xã hội
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy, nữa chữ cũng là thầy)
Từ lâu, vai trò của người thầy trong xã hội là vô cùng quan trọng. Ông cha ta cũng để lại nhiều lời giáo huấn bổ ích
cho lớp trẻ chúng ta ngày nay. Vậy, tầm quan trọng của người thầy trong xã hội là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu!
Thầy là người dạy chữ nghĩa, truyền đạt kiến thức khoa học, nhân văn hay kĩ thuật. cũng Thầy khơng chỉ dạy văn,
dạy tốn hay nhất thiết phải dạy những môn học quan trọng. Sử, địa, sinh, hóa, lí,… thậm chí cả mĩ thuật, nhạc
hay thể dục cũng phải có thầy. Vì chính nhờ thầy, những đam mê, năng khiếu tiềm ẩn đâu đó trong ta mới được
khơi dậy. Thầy giáo, trước tiên là phải là người có đạo đức thật tốt để các em học sinh noi theo. Một người thầy,
không chỉ đơn thuần là người dạy chữ nghĩa, truyền đạt kiến thức mà cịn phải là người thấu tình đạt lí, biết dùng
trái tim và lòng bao dung để uốn nắn những mầm non khôn lớn. Bởi thế cho nên người ta nói: nghề giáo thiêng
liêng nhất, khó khăn nhất và cũng đáng quý nhất.
Thầy giáo, luôn là người uy nghiêm và có những khn mẫu phẩm chất tuyệt vời. Người thầy với kiến thức bao la
và lòng tận tụy, là người ươm mầm cho những tài năng tỏa sáng. Nhắc tới thầy, người ta nghĩ đến hình ảnh người
“gõ đầu trẻ”. Đúng vậy, chính nhờ những roi vọt thuở ấu thơ ấy mà ta mới thành người. Nhưng ngày hôm nay, thầy
giáo hiền hơn, gần gũi với học trò nhiều hơn. Thầy khơng dùng roi, khơng dùng vỏ mít bắt trị quỳ. Thầy chỉ cần nói
nhẹ nhàng, chỉ cần khuyên bảo là học trị sẽ ngoan…
Cơng ơn thầy bao la như trời bể, có thể ví thầy như người cha thứ hai trong đời người. Có được một người thầy tốt
là niềm hạnh phúc, tương lai rực sáng ngày mai. Bởi “không thầy đố mày làm nên”. Cái nghề giáo, đâu phải ai cũng
làm được. Để được là một người thầy tài cao đức rộng, phải trải qua bao nhiêu gian khổ. Những buổi dãi nắng dầm

mưa để cho học trò con chữ, bao tối thâu đêm bên giáo án mệt nhọc. Rồi những lần mệt mỏi đến lả người vì đám
học trò tiểu yêu quậy phá, vậy mà thầy vẫn chẳng bao giờ bỏ cuộc. Thầy dạy là dạy bằng tình u thương, dạy
bằng ánh mắt trách móc mỗi khi ta phạm sai lầm. Những khi thầy đánh, la mắng thì cũng cốt để ta hiểu được tầm
quan trọng của việc học tập, tạm thời quên đi những trò vui trẻ thơ. Đánh như thế, dẫu khuôn mặt cương nghị và
kiên quyết, thì lịng thầy cũng xót xa lắm thơi!
Ở tiểu học, thầy dạy ít nên biết tên, nhớ mặt, rõ tính nết và gia cảnh từng đứa. Càng quan tâm, thầy càng thương
yêu chúng nhiều hơn, mỗi đứa trẻ thầy chăm thật khác nhau. Đứa mập, nói nhiều, thầy khuyên bảo ân cần, nhỏ
nhẹ. Đứa nhà nghèo, học giỏi, thầy khuyến khích, chia sẻ và động viên. Sang cấp hai, mỗi môn học là một thầy
giáo mới. Đôi lúc thầy khơng nhớ tên trị, cứ: “em, em…”. Nhưng tình yêu thương và sự ân cần đâu vì thế mà
thuyên giảm. Đó chỉ là nhiều khi thầy mệt mỏi khơng nói lên đấy thơi. Thầy dạy văn, chấm bài học sinh cười suốt.
Đứa viết dở, đôi lúc bài văn chưa đầy trang giấy lại rất thật, cảm xúc rất đáng yêu: “Mỗi lúc giận, má em lấy nồi cá
kho đổ lên đầu em. Lúc ấy em ghét má, nhưng nghĩ lại em thấy thương má nhiều hơn!” Đứa viết hay lại dạt dào
tâm tình thổ lộ với thầy, thầy đọc mà gật gù đắc ý, lúc trầm ngâm, lúc cười phá lên. Thầy dạy toán, điên đầu với
những con số, nhưng lại thấy nét chữ thân quen của học sinh trên giấy, số “năm” viết giống số “tám”, thế là điểm
mười chỉ cịn năm.
Nghề giáo là như thế, đơi lúc vui mà cũng lắm khi buồn.
Không chỉ trong thuở ấu thơ, mà sau này lớn lên ta cũng sẽ gặp những người thầy đáng kính. Họ có thể khơng
nhiều kiến thức, nhưng có nhiều điều bổ ích cho ta học hỏi. Những người thầy ấy xứng đáng để ta kính trọng, ghi
khắc và u thương.
Ai đó từng ví thầy như người lái đó. Thầy đưa người qua sơng rồi lại tiếp tục với những chuyến đị cần mẫn của
mình, để ươm mầm kiến thức cho những tài năng tỏa sáng, đóng góp trí tuệ của mình cho xã hội …

Hiện nay an tồn giao thơng là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Đi khắp các nẻo đường
gần xa khẩu ngữ “An tồn giao thơng là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những
người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an tồn cho mình và hạnh phúc cho gia
đình mình.
Nhưng hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó cịn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi
năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. Nguyên nhân chính gây ra các vụ
tai nạn phần lớn là do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho
phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng

nhanh vượt ẩu…
Một mặt, đó là chất lượng đường sá kém và nguyên nhân là do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ,
rút xén vật liệu. Mặt khác chúng ta phải lên án những kẻ chỉ vì các lợi ích cá nhân mà qn đi tính mạng, sự an
tồn của người đi đường. Trên đường quốc lộ, đường lớn vẫn còn những kẻ rải đinh xuống lòng đường để thu lợi bởi


những đồng tiền kiếm được từ vá xe, thay lốp. Họ không hiểu hết được sự nguy hiểm của việc làm đó, với tốc độ
cao như vậy những người tham gia giao thông khi bị thủng săm đột ngột sẽ bị văng người ra khỏi xe và nguy cơ tử
vong là rất lớn.
Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những
người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào trong dịng lệ vì tới đây sẽ chẳng cịn được
vịng tay người cha âu yếm vỗ về, bảo ban dạy dỗ trên đường đời. Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội.
Hàng năm, nhà nước đã bỏ ra hàng tỉ đồng để nâng cấp các cơ sở giao thông, đường sá cầu cống phục vụ cho việc
đi lại an tồn ở mọi nơi. Nhưng số tiền đó lại khơng được dùng hết, vậy thì nó rơi *** vào đâu? Phải chăng, số tiền
đó đã rơi vào túi những kẻ rút lõi cơng trình, rút lõi vật tư để làm giàu cho mình. Đó là những kẻ vơ lương tâm vì lợi
ích bản thân mà qn đi sự an tồn chung cho xã hội.
Một vấn đề cũng đang gây sự chú ý và bị lên án rất nhiều đó là tình trạng đua xe của giới trẻ, tầng lớp thanh niên những người chủ tương lai đất nước. Đó là những thanh niên đua địi với bản tính “con nhà giàu” cùng với sự rủ rê
của bạn bè, họ sẵn sàng đánh cược với tính mạng của mình. Nhìn những chiếc xe SH, @, FX500 phi như bay trên
những con đường lớn ta khơng khỏi xót xa cho họ. Chỉ vì q được nng chiều, thiếu sự bảo ban của cho mẹ mà
họ đã phải trả giá đắt. Những tai nạn xảy ra là điều chắc chắn, nhẹ thì sứt đầu mẻ trán, gẫy tay gẫy chân. Nặng thì
họ phải mãi mãi rời xa cuộc đời. Lý do vì đâu cũng là ở nhận thức của thanh niên. Họ chưa biết suy nghĩ đúng về
những cái lợi hại của việc mình đã làm. Những bậc cha mẹ khi con mình xảy ra tai nạn, nhận ra thì đã quá muộn,
tại sao họ sắm cho con những chiếc xe thật tốt, phân khối thật lớn để chúng đi đua. Họ làm ra nhiều tiền rồi cũng
nhận ra khi mất đứa con thì tiền bạc cũng chẳng giải quyết được gì. Họ hối hận vì tại sao ngay từ đầu khơng bảo
ban con cái mình.
Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân
mình, biết tuân thủ luật lệ giao thơng thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo
luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thơng, vì sự an tồn của bản thân và xã hội.
Bạn nêu thêm những con số này vào bài:
-Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Theo điều tra chấn thương liên trường

(VMIS), trong năm 2001 có 4.100 trẻ chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết 1 ngày. Tỷ lệ tử vong
ở trẻ em trai gấp 2 lần tỷ lệ này ở trẻ em gái. Trong khi đó có 290.000 trẻ bị thương do tai nạn giao thông cũng
trong 2001, tương đương với 794 trẻ/ngày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15
tuổi trở lên.
Bà Isabelle Bardem, Trưởng phòng Phịng chống Tai nạn Thương tích Trẻ em của UNICEF nói “Tai nạn giao thơng
có ảnh hưởng nặng nề đối với trẻ Việt Nam. Không chỉ rất nhiều trẻ trực tiếp bị tai nạn giao thông gây tử vong hoặc
thương tật nặng nề, cịn có biết bao trẻ khác bị ảnh hưởng gián tiếp bởi cha, mẹ các em bị tai nạn giao thông cướp
đi sinh mệnh hoặc tàn tật”.
Phần lớn trẻ 0-9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp trong khi tất cả các ca tử vong ở
đối tượng 15-19 tuổi là người đi xe máy.
Một số các yếu tố sau đây có thể giải thích được tình trạng tai nạn giao thông ở mức cao cả ở trẻ em và trong tồn
dân:
- Sự hiểu biết cịn hạn chế về an tồn giao thơng đường bộ và số người chết do tai nạn giao thơng
- Sự hiểu biết cịn hạn chế về quy định giao thơng
- Sự hiểu biết cịn hạn chế về các hành vi lái xe an toàn
- Số đơng dân chúng cịn có quan niệm răng tai nạn nói chung và tai nạn giao thơng nói riêng là do số mệnh con
người quyết định.
- Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thơng là có thể phịng tránh được.
- Mơi trường giao thơng khơng an tồn và cơ sở hạ tầng giao thơng nghèo nàn. Ví dụ, có rất ít các biển báo giao
thơng và các khu vực an toàn cho người đi bộ.
- Việc sử dụng mũ bảo hiểm là rất ít mặc dù có nhiều mũ bảo hiểm sản xuất trong nước với chất lượng tốt.
- Việc chấp hành luật lệ giao thơng cịn kém.
Từ năm 2001, UNICEF hỗ trợ Chính phủ Việt Nam giảm thiểu số trẻ em chết do các tai nạn thương tích, đặc biệt là
thương tích do tai nạn giao thơng vì đó là ngun nhân tử vong lớn thứ 2 ở trẻ một tuổi trở lên sau đuối nước.
Ở cấp quốc gia UNICEF cùng với Bộ Y tế, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và Ủy ban An tồn Giao thơng Quốc
gia đã triển khai các hoạt động nhằm tăng nhận thức về phòng tránh tai nạn và an tồn giao thơng. Áp phích, tờ rơi


về an tồn giao thơng và sử dụng mũ bảo hiểm đã được phân phát rộng rãi trên toàn quốc trong Sea Games 22 vừa
qua.

UNICEF cũng vận động để giúp cho công chúng hiểu rõ hơn về luật giao thông và tăng cường nghiêm chỉnh chấp
hành luật. UNICEF cũng thúc đẩy sử dụng mũ bảo hiểm đặc biệt mũ bảo hiểm cho trẻ, và các hành vi lái xe an toàn
trong thanh niên. Những hành động nguy hiểm thường gặp của thanh niên như lạng lách, đua xe máy là nguồn gốc
của nhiều tại nan giao thông.
Các hoạt động sau đang được triển khai nhằm giảm thiểu tai nạn thương tích cho trẻ:
- Đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực có đơng
trẻ em
- Thực hiện chương trình giáo dục phịng chống thương tích trong trường học giúp học sinh có kỹ năng về giao
thơng để phịng tránh tai nạn khi đi bộ, đi xe đạp hay xe máy
- Tổ chức các cuộc thi an tồn giao thơng cho mọi người đặc biệt là thanh thiếu niên.
- Hỗ trợ người dân thực hiện các hoạt động thông tin truyền thông phù hợp với điều kiện địa phương.
- Huấn luyện cho các tuyên truyền viên đi đến từng hộ gia đình tun truyền về phịng chống tai nạn bao gồm cả
các tai nan giao thông.
- Hỗ trợ các xã xây dựng sân chơi an toàn cho trẻ để trẻ có thể chơi an tồn xa đường giao thông.
- Tổ chức các cuộc hội thảo cho các cấp lãnh đạo xã về việc thi hành pháp luật bao gồm luật an tồn giao thơng.

"Em có suy nghĩ gì về tình bạn, tình yêu tuổi học đường
MB: giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề (hiện tượng yêu sớm ở tuồi học sinh) => bạn tự khai thác thêm ý
TB:
_khái niệm: yêu đương tuổi học sinh là gì? (là hiện tượng phổ biến hiện nay.... các học sinh khác giới thường hẹn
hị khơng lành mạnh, có những tình cảm khơng tốt vượt q mức bạn bè....=> tự thêm ý)
_biểu hiện?
_phân tích mặt đúng sai, lợi hại của hiện tượng (có thể tham khảo ý kiến của nguyethaha)
_bày tỏ thái độ khen, chê đối với hiện tượng?
_nêu nguyên nhân?
KB:
_khẳng định lại vấn đề (yêu đương tuổi học sinh là khơng tơt
Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trị
Cái tuổi học trị hồn nhiên nhí nhảnh này , khơng những lắm trị đùa nghịch tai qi , mà cả những tình cảm rất ư
là phức tạp . Khi bạn bước vào cấp 2 , cấp 3 , cùng với sự phát triển của cơ thể , tình cảm cũng có những biến đổi .

Tự dưng bạn cảm thấy thinh thích một bạn khác giới học giỏi nè , ngoan hiền , và rất muốn kết bạn với bạn í . Cũng
có khi , bạn cảm thấy sao mà mình ghét tên kia đến thế , mà hơng hiểu sao , ghét hắn mà mình cứ nghĩ tới hắn
hồi x_x, dzì kì dzị
Hoa hoc trị là forum dành cho tuổi học trò. Thành viên tham gia 4rum chủ yếu cũng là tuổi teen. Ở tuổi này , có
những tình cảm rất đẹp , những rung cảm đầu đời , những mối quan hệ tình bạn – tình yêu trong sáng bắt đầu
chớm nở .
Có những tình cảm rất đẹp , cịn đẹp hơn cả tình u – nhưng chẳng phải tình yêu !
Topic này lập ra , hi vọng các bạn cùng nhau thảo luận về tình bạn – tình u tuổi học trị, cũng như chia sẽ những
kỉ niệm , những rung cảm đầu đời dễ thương của mình về “một ai đó” khi cịn ngồi trên ghế nhà trường . Hi vọng,
qua việc thảo luận và chia sẽ này , các bạn hiểu được rằng thích nhau, mến nhau ở tuổi này là khá bình thường ,
nhưng đừng nhầm tưởng đó là tình u , để buồn khổ và ảnh hưởng đến kết quả học tập . Vì suy cho cùng , ở tuổi
này, điều quan trọng nhất là kết quả học tập của chúng mình , là trở thành một người con ngoan , trò giỏi đúng ko
nè ? ^^ .
Thực trạng:hiện tượng yêu sớm phổ biến trong giới học sinh
từ độ tuổi nào
d/c: từ chính trường, lớp; bạn bè;...
- Nguyên nhân:
+ Do các bạn muốn thể hiện bản thân mình đã lớn
+ Do cha mẹ, thầy cô thiếu quan tâm
+ Do học theo bạn bè
+ Do giáo dục nước ta còn khá e dè, chưa đưa vào chương trình các bài học hướng hs đến những tình cảm trong
sáng (cái này chỉ là suy nghĩ của mình, mong các bạn góp ý)
- Hậu quả:
có thể tham khảo ý kiến của các bạn phía trên


d/c:...
- Giải pháp: tham khảo ý kiến bạn nguyenthaha
ngoài ra, tớ xin được bổ sung một số ý
+ Cha mẹ, thầy cơ cần quan tâm, thường xun nói chuyện, giúp hướng các bạn tới những tình cảm trong sáng


Nghị luận về nạn bạo lực học đường xảy ra trong học sinh
Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang đưa tin rất nhiều về tình trạng bạo lực học đường. Sự
thực thì vấn nạn này đang có xu hướng gia tăng và phát triển hết sức phức tạp. Chúng ta hãy tìm hiểu thêm về vấn
đề nóng bỏng này thơng qua đề nghị luận xã hội sau. Mong rằng mỗi chúng ta hãy tự trang bị cho mình những nhận
thức đúng đắn, sâu sắc về vấn đề này. Dưới đây chỉ là dàn bài sơ lược, mong rằng sẽ nhận được sự bổ sung đóng góp
từ các bạn.
Suy nghĩ của anh (chị) về vấn nạn bạo lực học đường.
* Đặt vấn đề: Trước đây, chúng ta thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề hết sức xa
xôi, không xảy ra phổ biến. Đồng thời cũng vì thế mà không ý thức được sâu sắc về tầm ảnh hưởng, tác động, hậu
quả nghiêm trọng của nó tới thế hệ trẻ nói riêng, con người nói chung. Song thời gian gần đây, bạo lực học đường đã
có những chiều hướng gia tăng, phát triển phức tạp và trở thành một vấn đề nóng bỏng, một vấn nạn nhức nhối
khiến mọi người khơng khỏi bàng hồng, kinh ngạc. Phải chăng đó chính là một dự báo “sóng ngầm đang thành
bão”. Đứng trước thực trạng đó mỗi chúng ta cần có nhận thức và hành động như thế nào?
1. Giải thích.
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác
gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
- Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn
nạn của xã hội.
2. Hiện trạng.
a. Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hinh thức như:
+ Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông
qua lời nói.
+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo
lực.
b. Chứng minh:
- Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: Ở Phú Thọ,
nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội; Ở TPHCM, Nghệ An…
- Học sinh có thái độ khơng đúng mực vs thầy cơ giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô…
- Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.

- Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…
3. Ngun nhân
- xảy ra vì những lí do trực tiếp rất khơng đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp...
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non
nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.
- do ảnh hưởng từ mơi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...)
- sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân
tố ảnh hưởng khơng tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn cịn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn cịn có nguy cơ gia
tăng. (Ở đây để vấn đề thêm sâu sắc có thể liên hệ với hình ảnh cậu bé Phác trong “chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn
Minh Châu để vấn đề thêm sâu sắc.)
- Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đơi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên
học lễ hậu học văn”.
- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, bng xi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt
để.
4. Hậu quả
- Với nạn nhân:
• Tổn thương về thể xác và tinh thần
• Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại
• Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.
- Người gây ra bạo lực:
• Con người phát triển khơng tồn diện: phát triển ngược trở lại mất dần nhân tính.◊phía “con”, đi ngược lại tính “
người”
• Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.
• Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội.
• Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
5. Giải pháp.
- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức:
• Giữ cho trái tim ln ấm nóng tình u thương.



• Địa ngục do ta mà có, thiên đường cũng ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả hành động do bản◊do chính ta
tạo nên thân thực hiện
• Nơi lạnh nhất ko phải là bắc cực mà là Nhận thức rõ vai trị sức mạnh của tình◊nơi khơng có tình thương người.
- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong tồn xã hội;
coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.
- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người
khác.
6. Mở rộng: (phản đề)
- “Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy
dơ bẩn thì cả đại dương cũng khơng vì thế mà trở thành dơ bẩn được.” (Mahatma Gandhi).
-->Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên khơng phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con
người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển hình --> Hình thành
thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân
cách Chân thiện mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với
căn bệnh vơ cảm
7. Đưa ra bào học cho bản thân: Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống
tốt đẹp...

Đề : Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang
thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để ni dạy, giúp
các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
“Trong đêm, một bàn chân bước, bé xíu lang thang trên đường, ánh mắt buồn mệt nhồi
của em, em rất buồn vì em khơng biết đi về đâu,về đâu …”. Đây chính là thực trạng xã hội hiện
nay ở nước ta, tình trạng trẻ em lang thang ngày càng tăng và là một vấn nạn cần được giải quyết
nhanh chóng. Tuy nhà nước ta đã rất cố gắng hết mình, nhưng khơng dễ gì có thể xóa đi vấn nạn
này một cách nhanh chóng được do nhà nước ta khơng có đủ điều kiện. Vì thế trong xã hội đã
xuất hiện một lực lượng mới, một lực lượng cảm thơng với tình trạng hiện nay của các em, một
lực lượng giàu tâm huyết và đầy tình thương,đó chính là nhiều cá nhân, gia đình & tổ chức có lịng hảo tâm đã thu nhận trẻ em cơ
nhỡ, lang thang, kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những
mái ấm tình thương để ni dạy,giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.

Số phận của những đứa trẻ lang thang, khác với các bạn bè cùng trang lứa, lẽ ra giờ này
chúng phải đang được yêu thương, được nâng niu chăm sóc bởi gia đình, cha mẹ; thì giờ đây
những đứa trẻ ấy phải lang thang kiếm sống dưới những tiêu cực của xã hội, những lừa lọc, áp
bức, xâm hại tới bạn thân, mà quan trọng nhất là xâm hại tới tinh thần, tới tư tưởng.Vì thế các
mạnh thường quân, các nhà hảo tâm từ khắp mọi miền đất nước đã cùng chung tay lập nên những
Mái ấm tình thương, những gia đình khơng cùng chung huyết thống nhưng lại có chung một tấm
lịng, để chăm lo và dạy bảo cho trẻ em lang thang, những mảnh đời bất hạnh có được một cuộc
sống hạnh phúc, một tuổi thơ vui tươi và một tương lai tươi sáng. Tiêu biểu về các tổ chức nhân
đạo ở Vịêt Nam là: Làng trẻ em SOS, một gia đình lớn cuả trẻ em lang thang. Nhưng trong số
những nhà hảo tâm có đầy đủ điều kiện về vật chất lẫn tấm lòng thì cũng có khơng ít người khơng
có điều kiện vật chất nhưng lại có tấm lịng như Cổ tích “bà bụt sinh viên” đăng trên báo Tuổi trẻ
số ra ngày 26-9-2008 về nữ SV Nguyễn Hòang Oanh đảm đang, vững vàng với vai trò là chị, là
mẹ của 3 em “ni” nhỏ mù lịa.Dù chỉ là sinh viên, lo tiền học của bản thân cịn khơng đủ, nhưng
Oanh vẫn gắng chăm sóc cho các em, lo cho các em có được một cuộc sống no đủ, được vui chơi,
được học hành bằng những mối làm thêm đến tận khuya để có tiền cho các em.Thật đúng là một
câu chuyện “cổ tích” giữa đời thường.
Nhưng do đâu mà trẻ em lang thang trong xã hội ngày một đông? Trẻ em lang thang do
nhiều lí do, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là do những người mang tiếng là bậc sinh thành,
nhưng lại thiếu trách nhiệm, đang tâm bỏ con giữa một xã hội đen tối, không nơi nương tựa, để
chúng bị lợi dụng, lầm đường lạc lối.Thật đáng trách cho những kẻ đã quyết định sinh con ra đời
thì ít nhất cũng phải mang đến cho chúng một cuộc sống hạnh phúc cho dù là không no đủ.
Nguyên nhân thứ hai có thể do bọn trẻ mồ cơi từ nhỏ, khơng nơi nương tựa, chúng phải sống dựa
vào những đứa trẻ lang thang lớn hơn, những băng nhóm đường phố, học theo thói xấu, làm việc
xấu để mưu sinh.Và nguyên nhân thứ ba chính là những kẻ có tâm địa độc ác, xấu xa đã lừa gia
đình các em, dụ dỗ các em, xem các em như một món hàng đem lại lợi nhuận cho chúng.
Trong cuộc sống có kẻ xấu, người tốt, cũng như có những nhà hảo tâm thì song song đó
cũng có những kẻ gian, lừa đảo, chăn dắt các em gọi là “mẹ mìn”.Những người “mẹ” này đã lợi
dụng các em, bóc lột sức lao động của các em, bắt các em làm việc quá sức: xin ăn,bán vé số,
thậm chí là ăn cắp để kiếm tiền ni chúng.Nếu các em khơng kiếm đủ tiền, thì bị “mẹ” đánh đập
dã man, bắt các em nhịn đói. Những kẻ nhẫn tâm hơn nữa thì đánh gãy tay, gãy chân, thậm chí là



chặt ngón tay, ngón chân của các em để việc ăn xin đạt “hiệu quả” cao hơn. Những đứa trẻ bị lợi
dụng chăn dắt thường xuất thân ở các gia đình nghèo ở vùng sâu, vùng xa, bị những kẻ chăn dắt
lường gạt đư vào TP.HCM làm việc kiếm tiền.Một thực trạng đau lòng khác là nhiềuu vụ việc khi
phát hiện, lại do chính cha, mẹ ruột đẩy các em theo những kẻ chăn dắt để kiếm tiền. Như trường
hợp em Hoa (khỏang 6 tuổi) trên báo Phụ nữ,quê ở Nghệ An, mẹ bệnh mất sớm từ lúc hai
tuổi.Nhà có bốn chị em, thu nhập hàng ngày trông vào hai công đất trồng sắn và công việc phụ hồ
hàng ngày của ba. “Khỏang giữa năm 2008, bác Năm ở TP.HCM ra quê đưa nhà em ba triệu đồng
bảo ba cho con vào TP.HCM phụ bác Năm bán hàng.Bác sẽ cho ăn học đến nơi đến chốn. Khi vào
TP.HCM, bác Năm Bắt con gọi bằng “mẹ”.Khi đi bán phải mặc đồng phục học sinh để người ta
thấy tội nghiệp, mới bán được nhiều. Mỗi ngày làm việc, “mẹ” sẽ giữ dùm 10.000đ, cuối năm sẽ
đưa con gửi về quê” – Hoa nói.Thật đáng xấu hổ khi một người lớn khỏe mạnh lại sống bằng số
tiền ít ỏi kiếm được của một đứa trẻ, mà không biết tự lao động để nuôi sống bản thân, chỉ biếtbóc lột sức lao dộng của các em.
Những kẻ có hành vi này cần phải bị xử phạt thật nghiêm minh,
để làm gương cho bọn xấu còn lại.
Việc làm của những nhà hảo tâm đối với các em lang thang thật là tuyệt vời.Đó là một
nghĩa cử vô cùng cao đẹp mà xã hội đang rất cần có ở mỗi cơng dân. Là một thanh niên sống
trong xã hội, chúng ta phải có thái độ tích cực ngăn chặn những hành vi sai phạm của bọn xấu,
đồng thời chung tay góp sức giúp các em có một cuộc sống tươi đẹp.Vì trẻ em chính là tương lai
của đất nước, là tương lai của chính chúng ta.“Trẻ em hôm nay, đất nứơc ngày mai”, hãy để trẻ
được sống trong ấm no hạnh phúc, có thế thì tương lai do chúng xây dựng mới có thể tốt đẹp
được.
Giúp đỡ người tàn tật, trẻ em cơ nhỡ cần có sự chung tay của nhiều cá nhân, gia đình, tổ
chức từ thiện và các cấp, các ngành và cả chính bản thân chúng ta nữa.Chúng ta hãy cùng nhau
vận động mọi người xây nên những mái ấm, những gia đình thật lớn, để xã hội khơng cịn cảnh trẻ
em lang thang nữa.Hãy dể cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.

NGHÈO ĐĨI VÀ MƠI TRƯỜNG
Hơm nay, tơi sẽ mang đến cho các bạn một chủ đề mà có lẽ là chủ đề này đang được toàn thế giới quan

tâm. Chủ đề này đã tốn khơng ít giấy mực của gíới báo chí và ln là một trong những chủ đề nóng bỏng
nhất trong các cuộc hội thảo tồn cầu. Đó chính là sự biến đổi khí hậu và những hành động của con
người để khắc phục hậu qủa này.
Vâng, như các bạn đã biết trái đất đang nóng dần lên và có lẽ nhiệt độ của nó cịn tăng thêm nữa. Khơng
khí ngày càng ơ nhiễm bởi khói bụi và khí thải độc hại, và có lẽ giá nước sẽ càng đắt đỏ sau chỉ 10 hay
15 năm nữa, còn nghèo đói làm cho con người khơng có điều kiện để dùng các sản phẩm sạch. Nghèo
đói khiến người ta phải chặt phá rừng, buôn bán ngỗ quý để mưu sinh và nghèo đói thì ko thể chi tiền để
cải tạo mơi trường. Vậy nghèo đói và mơi trường ln có quan hệ tương tác lẫn nhau và sẽ ko tách rời
nhau.
Để bảo vệ mơi trường đã có một dự án phủ xanh đất trống đồi trọc bằng cách trồng cây xanh. Đó là một
ý tường tốt nhưng khi dự án đó đc đưa vào thì nó đã thất bại. Ngun nhân là do ng trồng rừng ko đc
hưởng lợi nhiều về kinh tế khi họ tham gia vào dự án đó. Và thay vì trồng rừng thì người ta lại tiếp tục
chặt phá rừng bởi điều đó mang lại thu nhập cho họ. Đã có rất nhiều dự án như thế bị thất bại. Vậy tại
sao chúng ta không thay đổi bằng cách mang lại cho ng trồng rừng có đươc thu nhập tốt nhất cho họ.
Hãy giao đất cho họ quản lí giúp họ các phương pháp kĩ thuật các cây giống để họ tự phát triển. Từ đó
những đồi trọc đc bao phủ một màu xanh mà những người nghèo cũng có thể thu nhập từ nguồn lợi đó.
Ở những nơi có hệ động vật đa dạng và phong phú có nhưũng bầy chim lớn và những con thú quý hiếm.
Con người mưu sinh bằng cách thu nhặt trứng chim trong mùa sinh sản, bẫy thú và trồng trọt, đó là
cuộc sống của họ nhưng điều đó đã làm ảnh hưởng đến hệ sinh tháí đặc biệt là hệ động vật. Buộc nhà
nước và các tổ chức phải ngăn chặn điều đó. Một đề án đc đưa ra cấm ko đc thu nhặt trứng chim và săn
bắt động vật. Nếu người dân làm đúng như vậy thì cuộc sống của họ sẽ ra sao khi mà nguồn thu nhập
chính của họ bị cắt mát và cho dù họ phải miễn cưỡng làm điều đó thfi việc trồng trọt cũng bị ảnh hưởng
bởi những con thú vào phá hoại rau màu của họ . Kết quả là người ta phải bắn chết những con nthú đó,
cuối cùng chình nghèo đói đã dấn đến việc phải hoại mơi trường và hệ sinh thái. Những điều đó có thể
đc khắc phục nếu chúng ta biết thay đổi. Thay vì cách nói chuyện với họ là ko đc săn bắt thú rừng thì
hãy nói rằng học sẽ kiếm đc tiền từ việc làm đó. Bởi khi ta xây dựng 1 khu du lịch sinh thái ở đây những
người dân sẽ đc hưởng lợi từ thu nhập của ngành du lịch và thay vì đi sắn bắt thú rừng hãy trở thành
những ng hướng dẫn viên du lịch bản xứ và làm nghề thủ công để bán. Những đồ lưu niệm cho du khách
sẽ đc mở ra và người dân tại khu vực đó sẽ có cơng ăn việc làm mới mà hệ sinh thái vẫn ổn dịnh.
Khu vực nc lợi, khu rừng ngập mặc có thể nói ở dây có hệ động thực vật đa dạng nhất. Chính bởi vậy mà



1 dự án nuôi trồng thuỷ hải sản đc đề xuất, ngay sau khi đi vào thực hiện dự án đã mang lại thành cơng
lớn. Chính vì vậy nó ngày càng đc mở rộng ra và khi đó ng ta chặt những rừng cây để mở rộng diện tích
ni tơng thủy sản. Một năm, rồi hai năm diện tích ni trồng càng đc mở rộng những rừng cây càng thu
hẹp và hệ động vật tự nhiên biến mất nguồn nc bị ô nhiễm bởi thức ăn dư thừa và các loại thuốc kháng
sinh cho hải sản. Cũng vào thời gian đó, nước biển dâng cao và điều kiến người ta khơng ngờ tới chính là
khi khơng có lớp rừng đệm giữa khu vực nc mặt và nc ngọt khiến sự ngập mặn lấn sâu vào đất liền
khiến bị nhiễm mặn trở nên cằn cỗi và hoang hoá nc biến cũng lấn sâu và nc sơng hơn, vậy chính việc
phát triển của ni trồng thuỷ hải sản bừa bãi đã có tác động xấu tới môi trường như thế dự an đó đã
phải thay đổi lại.
Nghèo đói khiến người ta khơng tiếp xúc đc với công nghệ thông tin để bảo vệ mơi trường. Họ khơng có
các điều kiện để sử dụng ác sản phẩm thân thiện với môi trường và ngày nay ngay cả những quốc gia
phất triển các nhà lãnh đạo vẫn ln phải đắn đó trước việc bảo vệ môi trường hay là phát triển kinh tế.
Bởi để đạt tới việc phát triển bền vừng là rất khó thực hiện trong khi nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải
tiết kiệm tối tiểu các chi phí phát sinh đặc biết là chi phí cho sự cố bảo vệ mơi trường. Nhưng dù có như
thế nào đi chăng nữa thì giờ đây mỗi chúng ta cũng phải thay đổi sự nhận thức của mình. Hãy chắt chiu
từng giọt nước, tiết kiệm từng ngọn điện hay chỉ đơn giản là việc phân loại rác ngay chính gia đình của
bạn. Như vậy chúng ta đã góp phần bảo vệ mơi trường rồi.
Hãy thay đổi, thay đổi và thay đổi trong chính những suy nghĩ của mỗi chúng ta. Đó là tất cả những gì
mà chúng ta mang lại khơng chỉ cho bản thân mà cho con cháu chúng ta mai sau nữa.
Đó là tất cả những gì mà tơi mong muốn tất cả các bạn hãy cùng tôi thực hiện. Và chỉ khi như vậy chúng
ta mới có một trái đất xanh mãi mãi.
..................................................................................

Nghị luận xã hội về lợi ích của rừng
Năm cũ đã qua, năm mới lại sang. Đất nước Vn lại thêm 1 tuổi mới, 1 mùa xuân mới. Trong sự tràn ngập của mùa
xuân thiên nhiên bao la đất trời, của niềm vui bao trẻ thơ , của sự đầm ấm sum họp mọi nhà.Riêng tơi đã đón 1 mùa
xuân thật hạnh phúc bên cha mẹ, người thân.Có thể nói đó là 1 mùa xuân ấm áp của những người may mắn như tơi,
nhưng bên cạnh đó vẫn là nỗi lo canh cánh của của người dân Bắc Bộ về sự bất thường của thời tiết và khí hậu . Ở

đây , từ người già đến trẻ nhỏ fải vui Tết trong rét đậm, rét hại cùng khô hạn mà nguyên nhân đó là hiện tượng La Nina
của thời tiết. Miền Trung cịn đó hậu quả của những đợt “lũ chồng thêm lũ”. Cuối năm ngóai, miền Nam sạt lở đất và
triều cường. Còn thế giới, cùng sự nóng lên của khí hậu tồn cầu, lũ lụt khủng khiếp là những đợt giá lạnh hiếm thấy
xảy ra khắp nơi. Thiên tai hoành hành dữ dội và rộng khắp như thế đều liên quan đến vấn đề môi trường sống, nhất là
rừng bị hủy hoại. Trồng rừng, bảo vệ rừng để giữ gìn mơi trường sống đã trở thành vấn đề có tính tồn cầu, cực kỳ hệ
trọng mà mỗi quốc gia riêng rẽ khơng làm nổi.
Việt Nam có niềm tự hào về truyền thống trồng cây gây rừng. Đã thành tập quán tốt đẹp gần nửa thế kỷ qua, cứ
mỗi độ xuân về, cả nước lại sôi nổi bước vào Tết trồng cây theo lời Bác Hồ dạy. Tết trồng cây mở đầu cho năm sản xuất
mới, tạo ra phong trào xây dựng và bảo vệ vốn rừng rộng lớn trong cả nước, đem lại những lợi ích thiết thực về kinh tế,
xã hội và môi trường ở từng vùng miền và trong cả nước.
Cây rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây cung cấp cho chúng ta oxi và hút cacbonic do chúng ta thải ra. Ngày
nay, dân số ngày càng tăng cao, lượng oxi càng ngày càng bị mất đi do nhu cầu hô hấp của con người. Thiếu cây rừng,
thiếu oxi thì làm sao chúng ta tồn tại?
Hơn thế nữa, cây rừng còn là "ngơi nhà xanh" của những lồi thú hoang dã. Thú sống trong "ngơi nhà" của chúng
thì điều kiện sống sẽ tốt hơn. Hiện nay, nhiều lồi thú hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Một phần của việc đó
cũng chính là vì nơi sống của chúng đang bị tàn phá. Chúng ta có thể khẳng định một điều: Đối với con người và động
vật thì cây rừng giữ vai trò quan trọng tất yếu.
Đặc biệt hơn nữa, cây rừng rất quan trọng đối với sự sống của nhân loại. Cây rừng ngăn lũ lụt, thiên tai thất
thường. Khi nước lũ dâng cao, cây rừng cản sức nước và rễ cây sẽ hút phần nào nước lũ. Có cây rừng, sức nước đỡ
mạnh hơn và nước cũng chẳng còn nhiều.Cây rừng cịn chắn gió, từng tán lá , cành cây sum xuê mở rộng chắn từng
làn gió lớn của bão giúp hạn chế và làm suy yếu sức mạnh tại những vùng bão đi qua. Bởi lợi ích đó mà ở mỗi bãi biển
người ta thường trồng nhiều cây. Trồng cây bãi biển vừa tạo khơng khí trong lành vừa bảo vệ chính chúng ta.
Thế nhưng, tệ nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Có thể nói, rừng là nước cho đời sống
của thực vật và cho sản xuất của xã hội, là không khí trong lành, rừng là năng suất mùa màng, và có khả năng điều


hịa khí hậu… Rừng đóng vai trị quan trọng như thế, nhưng hiện nạy rừng trên thé giới đang kêu cứu, cứ mỗi phút trơi
qua có tới hơn 22 ha rừng nhiệt đới bị phá huỷ. Sự mất mát quá lớn của rừng tất yếu dẫn đến nghèo kiệt của đất đai và
sự biến mất dần những sinh vật quý hiếm, sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển - một trong những chất khí quan
trọng nhất gây nên “hiệu ứng nhà kính”, làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất…

Đối với Việt Nam , tuy là một nước nông nghiệp, hơn nữa sự phát triển của xã hội ta hiện nay vẫn chưa vượt ra
khỏi trình độ của nền văn minh cơng nghiệp, thế nhưng điều đó khơng có nghĩa là khơng có hiểm hoạ mơi trường đe
doạ.
Ở các nước phát triển, hiểm hoạ môi trường là do sự phát triển của kỹ thuật công nghệ, do sự phát triển tự phát
của nền văn minh cơng nghiệp, thì ở Việt Nam, hiểm hoạ sinh thái là do sự kết hợp giữa phát triển và lạc hậu, do ảnh
hưởng còn nặng nề của nếp suy nghĩ, nếp làm của người sản xuất nhỏ và lối sống cơng nghiệp cịn chưa ổn định, chưa
hoàn thiện.
Thiên nhiên nước ta trước đây bị phá hoại bởi những cuộc chiến tranh kéo dài, cịn bây giờ bị phá hoại bởi những
hoạt động vơ ý thức, bởi thái độ tuỳ tiện vô trách nhiệm, thiếu kế hoạch trong việc khai thác và sử dụng các nguồn
thiên nhiên. Diện tích đất trồng đồi trọc đang bị xói mịn mạnh. Ngun nhân chính là do du canh du cư, lấy gỗ, củi, mở
mang giao thông, xây dựng thuỷ điện.
Ơ nhiễm mơi trường cũng đang là vấn đề nan giải, chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại của q trình sản
xuất khơng được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào môi trường, gây bệnh tật và ô nhiễm môi trường sinh thái.
Nồng độ bụi ở các đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép. Như chúng ta đã biết, khí bụi, hạt NIX, hàm lượng CO2
xuất hiện ngày càng dày đặc trong các thành phố, tạo thành một làn sương đen dày đặc ,những khí ấy rất độc và mang
lại cho con người nhiều bệnh tật và nó đã trở thành vấn đề thời sự ngày nay.
Sự nóng lên của trái đất, hiện tượng biến đổi khí hậu, sa mạc hóa ngày càng mở rộng, kéo theo đó là những hậu
quả khôn lường đang trở thành mối đe doạ đối với tất cả chúng ta. Và những “chủ nhân tương lai của đất nước” khơng
thể thờ ơ và phải có sự chủ động để đối phó. Mơi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo
điều kiện cho con người sinh sống và fát triển bền vững, Mơi trường là tồn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao
quanh con người có tác động tới đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. Những điều kiện đó
hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi, núi, sông, hồ…) hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, cơng trình
thủy lợi, khói bụi, rác, chất thải…). Bên cạnh lợi ích của mơi trường thiên nhiên cũng là tác hại mơi trường do chính con
người mang lại. Vì thế, chúng ta fải tự ý thức về lợi ích mơi trường, và việc cấp bách của chúng ta lúc này là vận động
tuyên truyền mọi người cùng nhau trồng rừng, bảo vệ, khôi fục và fát triển các khu sinh thái, vườn quốc gia, các khu
bảo tồn thiên nhiên.v.v…
Bảo vệ mơi trường – có thể rất nhiều người nghĩ đó là những hoạt động mang tính quy mơ, tốn kém, và fải tốn
nhiều thời gian . Điều đó đúng, song nó cũng có thể bắt đầu từ những việc làm hết sức nhỏ bé hàng ngày. Từ bậc Tiểu
học đến THPT, chắc chắn trong chúng ta, ai ai cũng đã tham gia các phong trào do Đồn,Đội phát động vì “Trường em
Xanh - Sạch - Đẹp”. Từ những công việc của “tuổi nhỏ” như tưới nước, tỉa cành, thu gom rác... nhưng nó đã góp phần

hình thành một thói quen, một nếp sống tốt trong thiếu nhi đó là tình yêu thiên nhiên, sự thân thiện và ý thức bảo vệ
môi trường. Ở 64 tỉnh, thành phố, mỗi tỉnh, thành phố lại có những đặc thù riêng về điều kiện tự nhiên, tình hình phát
triển kinh tế - xã hội cũng như những vấn đề đặt ra với môi trường và ở đó, các cấp bộ Đồn đã đi tiên phong, sáng tạo
trong việc triển khai các mơ hình khơng ngồi mục đích giải quyết các “bức xúc” về mơi trường tại các địa phương. Phải
kể đến ở đây, đó là các mơ hình: “Cánh rừng thanh niên”, “Câu lạc bộ bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, lâm sản”, “Câu lạc bộ
thanh niên với môi trường và phát triển bền vững”... Trong các đợt bão, lũ, thiên tai, ở đâu, chúng ta cũng bắt gặp sự
có mặt kịp thời của lực lượng đoàn viên, thanh niên tham gia, khắc phục hậu quả của những cơn giận dữ mà “bà mẹ
thiên nhiên” mang lại.
Chúng ta luôn nhắc nhở nhau : “Con người hãy cứu lấy cái nôi của chúng ta” – đó là hành động thiết thực của
cuộc sống. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của Quốc gia ,là sự nghiệp
của tồn dân. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt
nguồn tài nguyên thiên nhiên, huỷ hoại môi trường. Bảo vệ tốt mơi trường thì con người mới có thể tạo ra một cuộc
sống tốt đẹp, bền vững, lâu dài.
Để bảo vệ môi trường tốt, giáo dục con người ngay từ “thuở cịn thơ” đóng một vai trị quan trọng. Hơn nữa,
khơng có cách gì tốt hơn để giáo dục ý thức của người dân bằng cách cho họ thấy những lợi ích thiết thực của việc bảo
vệ mơi trường trong từng khía cạnh của cuộc sống.
Lời cuối cùng xin nhắn nhủ mọi người “Chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ mơi trường để đất nước ta
mãi thắm tươi và hành tinh ta mãi mãi 1 màu xanh bạn nhé!”


Bạo lực gia đình và những hậu quả xã hội nặng nề
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế
đối với các thành viên khác trong gia đình. Bạo lực gia đình diễn ra dưới nhiều hình thức cưỡng bức khác nhau như: đánh đập,
hành hạ, gây thương tích cho nạn nhân, cưỡng hiếp, khủng bố tinh thần, cô lập nạn nhân trước các mối quan hệ gia đình cũng như
xã hội, bao vây kinh tế, kiểm sốt tiền bạc… Những hành vi bạo lực gia đình đó gây ra những tác động tiêu cực về mặt xã hội, dẫn
đến sự bất ổn trong quá trình phát triển của gia đình và xã hội. Dưới góc độ xã hội học, bạo lực gia đình để lại các tác động xã hội
sau đây:Áp-phích chống bạo lực gia đình
Thứ nhất, bạo lực gia đình dưới bất kỳ hình thức cũng để lại những tác động tiêu cực đến sức khỏe về thể chất, tinh thần không chỉ
của nạn nhân mà cịn cả các thành viên khác trong gia đình. Những tác động tiêu cực này đã chất thêm gánh nặng lên hệ thống y tế
quốc gia. Trong những trường hợp nghiêm trọng (nạn nhân và trẻ em bị thương tích, khủng hoảng, bị truyền bệnh hay làm lây

nhiễm HIV, có thai ngồi ý muốn...), gánh nặng với hệ thống y tế quốc gia là rất lớn. Các nghiên cứu thực hiện ở Hoa Kỳ, Ni-ca-ragoa và Dim-ba-bu-ê đã chỉ ra rằng, tỷ lệ phụ nữ bị bạo hành gia đình phải cần đến các dịch vụ y tế cao hơn nhiều so với phụ nữ
bình thường.
Thứ hai, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ tác động tiêu cực đến lực lượng lao động và do đó cũng tác động đến các hoạt động
kinh tế. Một nghiên cứu về bạo lực gia đình trên phạm vi quốc gia thực hiện ở Ca-na-đa cho thấy có 30% số người vợ bị chồng
đánh đập phải bỏ việc do chấn thương về thể chất và tinh thần và 50% trong số họ phải nghỉ ốm để điều trị. Một nghiên cứu ở Ấn
Độ ước tính, đối với các trường hợp bạo lực gia đình chống lại phụ nữ, nạn nhân phải nghỉ việc trung bình trong 7 ngày. Một nghiên
cứu khác thực hiện ở Ni-ca-ra-goa cho thấy, thu nhập của những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình thấp hơn 46% so với thu
nhập của những phụ nữ bình thường. (WHO, Violence Against Women Fachtsheet No. 239).
Thứ ba, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ chất gánh nặng lên hệ thống bảo trợ xã hội: Bạo lực gia đình đặt ra yêu cầu trợ giúp và
bảo vệ những nạn nhân là phụ nữ và trẻ em với hệ thống bảo trợ xã hội của quốc gia. Ví dụ, để bảo vệ các phụ nữ và trẻ em là nạn
nhân của các hành vi bạo lực trong gia đình, cần thiết phải xây dựng hệ thống các cơ sở tạm lánh cho họ.... Do bạo lực gia đình
thường gắn liền với sự tan vỡ gia đình; việc bỏ đi của trẻ em; tình trạng trẻ em thiếu người chăm sóc, ni dưỡng; tình trạng trẻ em
có thai; nạn nhân bị lây nhiễm HIV và các loại bệnh tình dục, trẻ em mồ côi nên gánh nặng với hệ thống bảo trợ xã hội không chỉ
dừng lại ở việc cung cấp những nơi tạm lánh mà về lâu dài còn bao gồm việc xây dựng các cơ sở nuôi dưỡng, phục hồi thể chất,
tinh thần cho các nạn nhân cũng như các chính sách, cơ chế khác để giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh. Tất cả tạo sức ép lên
hệ thống bảo trợ xã hội của các quốc gia mà thơng thường ln ở trong tình trạng đã bị quá tải.
Thứ tư, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ đồng thời cũng chất gánh nặng lên hệ thống giáo dục. Bạo lực gia đình có thể gây ra cho
học sinh – những nạn nhân trực tiếp hoặc phải chứng kiến cảnh người mẹ là nạn nhân của bạo lực gia đình – những rối loạn tâm lý
và sự sa sút trong học tập. Các nghiên cứu về vấn đề này cho thấy, tỷ lệ học sinh bỏ học vì lý do bạo lực gia đình thường rất cao.
Trong trường hợp không bỏ học, việc học hành sa sút và những rối loạn nhân cách của các học sinh là nạn nhân (trầm cảm, và
trong một số trường hợp là quấy phá hay có hành vi bạo lực với giáo viên và các học sinh khác...) gây cho nhà trường những rắc rối
không nhỏ. Ở một số nước trên thế giới, các nhà trường phải tuyển dụng thêm những giáo viên hoặc chuyên gia tâm lý để hỗ trợ
những học sinh là nạn nhân hoặc phải sống trong mơi trường bạo lực gia đình.
Thứ năm, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ đồng thời cũng chất gánh nặng lên hệ thống các cơ quan tư pháp. Điều này dễ hiểu bởi
lẽ pháp luật của hầu hết quốc gia trên thế giới hiện đã xếp các hình thức bạo lực gia đình (ở những phạm vi, mức độ khác nhau) là
những hành vi vi phạm pháp luật và vì vậy, mỗi khi các hành vi bạo lực gia đình xảy ra, các cơ quan tư pháp sẽ phải "vào cuộc" để
điều tra, truy tố, xét xử. Ở những quốc gia mà các thủ tục pháp lý phức tạp, chẳng hạn như Hoa Kỳ, việc thụ lý, điều tra và xét xử
các vụ kiện tụng nói chung, các vụ kiện tụng liên quan đến bạo lực gia đình chống lại phụ nữ nói riêng tiêu tốn rất nhiều thời gian và
nguồn nhân, vật lực không chỉ của các cơ quan tư pháp mà của toàn xã hội. Ngoài ra, gánh nặng của hệ thống tư pháp trong vấn
đề này còn thể hiện ở việc phải giam giữ, quản lý và cải tạo những kẻ có hành vi bạo lực gia đình (trong những trường hợp nghiêm

trọng).


Bạo lực gia đình để lại hậu quả khơng chỉ cho nạn nhân mà cho các thành viên khác trong gia đình, nhất là trẻ em. Bạo lực gia đình
nói chung, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ nói riêng có tác động rất xấu tới sự phát triển cả về thể chất, tinh thần, đạo đức và trí
tuệ của trẻ em. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bạo lực gia đình khiến trẻ em khủng hoảng, sợ hãi, mất ngủ, thiếu tự tin, thất vọng,
rối nhiễu tâm lý, trầm cảm...Bạo lực gia đình cũng ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập, kỹ năng sống, sự hòa nhập xã hội, năng lực
giải quyết vấn đề...của trẻ em.. Theo UNICEF, hiện có khoảng 275 triệu trẻ em đang sống trong cảnh bạo lực gia đình, phải chịu
đựng sự bóc lột về thể chất, tinh thần và cả tình dục của cha mẹ cũng như người giám hộ. Hình thức bạo lực mà trẻ em gái phải
gánh chịu cũng rất đa dạng, trong đó bao gồm cả bạo lực tình dục. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có đến 40-60% các vụ xâm hại
tình dục diễn ra trong gia đình nhằm vào nạn nhân là các trẻ em gái dưới 15 tuổi. Một nghiên cứu ở Hà Lan gần đây thậm chí cho
biết có đến 45% nạn nhân của bạo lực tình dục trong gia đình là trẻ em dưới 18 tuổi, trong số đó trẻ em gái chiếm tỷ lệ cao hơn
nhiều so với trẻ em trai.
Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra ở 8 tỉnh của Hội Liên Hiệp phụ nữ năm 2008, có 23% số gia đình được hỏi có hành vi bạo hành
về thể chất; 30% số gia đình có hành vi bạo lực về tình dục; 25% số gia đình được hỏi có hành vi bạo lực về tinh thần trong đó phụ
nữ là nạn nhân chiếm 97%. Bạo lực gia đình tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng tới gia đình - hạt nhân bền vững của xã hội. Bạo
lực gia đình đã làm nhiều gia đình tan nát, ly dị, ly thân…Theo số liệu điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Giới và Phát triển, bạo lực
gia đình đã làm cho gia đình tan nát chiếm 49,7%. Thống kê của TAND tối cao cũng cho chúng ta thấy hậu quả nghiêm trọng của
bạo lực gia đình: năm 1998 có 55.419 vụ ly hơn, trong đó 28.686 vụ bạo lực, chiếm 52%, năm 1999 có 52.774 vụ ly hơn, trong đó
29.751 vụ bạo lực, chiếm 56%; năm 2000 có 51.361 vụ ly hơn, trong đó 32.164 vụ bạo lực, chiếm 62%; trung bình trong 5 năm từ
2000 đến 2005 cả nước có 352.000 vụ ly hơn thì có tới 39.730 vụ ly hơn do bạo lực gia đình (chiếm 53,1%).
Bạo lực gia đình ở Việt Nam cũng làm gia tăng số trẻ em vi phạm pháp luật. Số liệu thống kê của Viện KSND tối cao 2008 cho thấy
71% trẻ vị thành niên phạm pháp là do không được quan tâm chăm sóc đúng mức. Nguyên nhân phạm tội của trẻ vị thành niên xuất
phát từ gia đình: 8% trẻ phạm tội có bố mẹ ly hơn, 49% phàn nàn về cách đối xử của bố mẹ. Theo số liệu điều tra 2.209 học viên
các trường giáo dưỡng, có tới 49,81% trong số này sống trong cảnh bị đối xử hà khắc, thô bạo, độc ác của bố mẹ. Số em bị bố
đánh chiếm 23% (gấp 6 lần mẹ đánh); bị dì ghẻ, bố dượng đánh chiếm 20,3%.
Bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tới xã hội và gia đình. Việc xóa bỏ bạo lực gia đình khơng phải là trách nhiệm
của riêng ai mà địi hỏi có sự phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và các quốc gia trong phịng, chống bạo
lực gia đình.




×