Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.74 KB, 1 trang )
BẢN THAM LUẬN
TẠI ĐẠI HỘI CÁN BỘ GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2009 - 2010 VỀ VẤN ĐỀ ĐẠO
ĐỨC CỦA HS TRONG NHÀ TRƯỜNG
Kính thưa các quý vị Đại biểu
Kính thưa Đoàn Chủ tịch
Kính thưa Đại Hội.
Lời đầu tiện tôi kính chúc các quý vị đại biểu, đoàn chủ tịch, các thầy, cô giáo sức
khỏe, công tác tốt, hạnh phúc. Chúc Đại hội thành công tốt đẹp.
Sau khi nghe kế hoạch năm học 2009 - 2010. Tôi xin đóng góp một ý kiến về vấn đề nề
nếp, đạo đức của HS trong trường hiện nay.
Hiện nay đa số các em hs ngoan hiền chăm chỉ. Tuy nhiên vẫn còn một số em có
biểu hiện chưa thực sự hòa nhập vào phong trào học tập cũng như vệ sinh của nhà trường
như: Hay mất trật tự, bỏ tiết, bỏ học vô lí do, không học bài cũ ở nhà, mang hung khí đến
trường, gây gỗ đánh nhau, chưa thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường. Và một
vấn đề với các em lớp 8 - 9 đã có biểu hiện về tình yêu nên mất chú ý trong học tập. Gây
ảnh hưởng đến toàn bộ công tác Đội cũng như phong trào thiếu nhi của Đoàn Đội và
công tác dạy học của các tổ chuyên môn. Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp:
Về tư cách đạo đức, tác phong và thực hiện nội quy. Lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi
ham hoạt động các nhân nên phải dùng phương pháp khen, chê đúng lúc, đúng chỗ, đúng
theo tâm lí của từng em. Có em biểu hiện ăn năn hối hận khi mắc lỗi thì phải nói chuyện
tâm tình, lên giọng đúng lúc và phải nhân rộng nâng cao mặt tốt của các em, để các em
thấy mình đang còn có ích, thấy cái hại, cái lợi từ đó không dám vi phạm vì xấu hổ. Khi
làm việc với các em phải thực sự nghiêm túc, khi khen ngợi phải niềm nở, vui vẻ, tạo
tâm lí cho HS vừa nể phục vừa kính phục, vừa nghiêm túc thực hiện.
Đối với những em có biểu hiện thái độ ương bướng, lì lợm phải nhẹ nhàng, động
viên an ủi, nêu các gương xấu, hậu quả xấu từ cá hành động đấy có thể tạo ra. Các
GVCN không nên máy móc, cứng nhắc, cho nghỉ học một em thì dễ, để em hs đó tốt lên
mới khó. Dù các em hs có vi phạm đến đâu vẫn phải đưa ra, tìm một điểm tốt của hs đó,
để khích lệ động viên, tránh được sự tiêu cực trong tinh thần của các em thấy còn cơ hội
để sửa sai.
Khi GD HS lớp 6 -7 thì dùng phương pháp so sánh, đối với hs khối 8 - 9 thì kích