Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tìm hiểu về văn hóa Chăm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.32 KB, 23 trang )

ÐƯỜNG VỀ NGUỒN CỘI CHAMPA (Khái Lươc Về Những Nét Ðặc Trưng)
ÐẮC VĂN KIẾT
Chiêm Quốc về đâu xa rồi thế kỷ!
Cung đàn thương ai ca giọng nỉ non
Ngân dài âm điệu vàng son vàng son …
*Jaya Pak Kraung
Tu sĩ Bà La Môn CHAMPA CÓ GIỐNG BÀLAMÔN ẤN ÐỘ KHÔNG?
Về giai cấp xã hội: Tu sĩ Bà La Môn Chăm là giới tăng lữ thuộc giai cấp hàng đầu
coi về tế tự, giống như giai cấp tăng lữ Bà La Môn Ấn Ðộ là giai cấp đầu tiên của xã
hội Ấn Ðộ.
Tu sĩ Bà La Môn Chăm cũng lo thờ phượng và cũng nhập thế như giới tăng lữ Ấn
Ðộ: nghĩa là vẫn lập gia đình và vẫn lo hành đạo tuy nhiên tu sĩ Bà La Môn Champa
không có đi hành hương tại các thành phố thiêng những nơi linh thiêng như tu sĩ Ấn
Ðộ.
Tu sĩ Bà La Môn Champa không chủ trương thoát tục, vô gia cư; không chủ trương
sống khất thực, không vào rừng ẩn cư ở giai đoạn sau cùng của cuộc đời với mục
đích để chuẩn bị giải thoát như tu sĩ Ấn Ðộ.
Tu sĩ Bà La Môn Champa vừa nhập thế vừa tu thân để hành đạo, để được tái sanh
tốt đẹp hơn ở kiếp sau qua “vòng luân hồi” nghĩa là phải làm tốt ở kiếp này để được
tốt ở kiếp sau, chứ không phải chỉ cầu xin ở kiếp này để được tốt ở kiếp sau.
Các tu sĩ Bà La Môn Champa thờ thần Shiva qua hình tượng “Thang Banrach” và
trong “thang Banrach” đó có hình tượng “Pô Debita Thwor” của CHĂM đặc trách về
Ðạo Bà La Môn Champa dưới hệ thống Thần Shiva.
Trong lễ “Rija Praung” có 1 biểu tượng Linga – Yoni là hiện thân của thần Shiva.
Trong lễ hỏa táng của người CHĂM, có nhà mồ bằng giấy (Thang Thwor) và có
hình Bò Thần Nandin để đưa linh hồn người quá cố về với cõi đời bên kia thế giới,
đó là lý do các tu sĩ CHĂM không ăn thịt Bò.
Qua những phần trình bày ở trên, Ấn Ðộ giáo hay “Bà La Môn” giáo đã ảnh hưởng
sâu đậm vào “đức tin” của các vua Champa qua những hình tượng thờ trong đền
tháp và sự ghép tên của các vua vàotên hiện thân của Thần Shiva. Các vua
Champa tin rằng ba vị Thần Brahma, Vishnu, và Shiva, nhất là thần Shiva sẽ phù hộ


cho nhà vua lãnh đạo và điều hành đất nước, bảo vệ sức mạnh và sự tồn tại lâu dài
cho nhà vua và hoàng gia, đem lại sự thanh bình, thịnh vượng cho tổ quốc
Champa.
Ðạo Bà La Môn cũng ảnh hưởng đến các tu sĩ Champa về phương diện tế tự, về
phương diện nhập thế tu thân để hành đạo và thờ phượng. Tu sĩ Champa cũng
được xấp vào giai cấp trên cùng của xã hội Champa giống như tu sĩ Ấn Ðộ đối với
xã hội Ấn.
Nguyên lý căn bản thứ ba (Âtman: Tiểu ngã) tức
- 1 -
Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM
”Vòng Luân Hồi” của Ấn Ðộ giáo cũng đã ảnh hưởng sâu đậm đến nhân sinh quan
vua chúa, tăng lữ, quần chúng Champa, nghĩa là cái “nhân” gieo ở kiếp này là cái
“quả” của kiếp sau.
Trong bối cảnh tôn sùng và cúng tế vô số thần linh theo tín ngưỡng bản địa từ xã
hội nguyên thủy của Champa, thêm vào “Vòng Luân Hồi” của Ấn Ðộ giáo đã thấm
sâu vào tim óc của dân tộc Champa, biến dân tộc này thành những lớp dân ngoan
hiền an phận và thụ động lo tích lũy những hành động tốt đẹp của kiếp này để có
một cuộc hành trình an bình ở kiếp sau. Chính cái nguyên lý tiêu cực, của “Vòng
Luân Hồi” Ấn Ðô giáo này là những lời ru êm ái nhất để cho vạn lớp dân Chiêm kể
cả vua chúa đã yên ngủ trong giấc mộng được ăn trái ngọt ở kiếp sau! Cái “Vòng
Luân Hôi” của Bà La Môn. Phù hộ kẻ thiện và trừng phạt kẻ ác của thần linh
Champa, đã biến người CHAMPA có bản chất lương thiện. Thế mà cũng có những
kẻ viết lịch sử cho rằng dân tộc Champa là hiếu chiến, là cướp biển!
Trong giai đoạn ban sơ, tiền nhân Champa có đời sống an nhàn hòa hòa hợp với
thiên nhiên, mỗi ngày như mọi ngày trong cảnh đời thảnh thơi nơi làng mạc buôn
sóc, nếp sống này đã ảnh hưởng đến tư duy và bản sắc dân tộc Champa.
Trong những giai đoạn đầu lập quốc và xây dựng đất nước, cùng với văn hóa bản
địa, với tin ngưỡng dân gian; các hệ thống tổ chức chánh quyền nền tảng xã hội, và
niềm tin tôn giáo được vay mượn một phần từ quê hương Ấn Ðộ.
Ðối với Vương Quốc có nhiều thị tộc này, Champa lo ổn định nhân tâm, đoàn kết

dân tộc song song với công cuộc kiến tạo đất nước. Khúc hát hoan ca vang vọng
khắp thôn trang, buôn sóc từ cao nguyên xuống đồng bằng. Hoa Champa nở rộ trên
những nẻo đường đất nước quê hương. Từ vua quan cho đến thần dân cùng chung
một tư duy dân tộc, cùng chung một đức tin tôn giáo cội nguồn Bà La Môn; tay trong
tay cùng nhau yêu thương đoàn kết xây dựng đất nước Champa và hát khúc hoan
ca dưới ánh nắng ban mai huy hoàng của bầu trời Chiêm quốc.
Ngả rẽ TÂM LINH CỦA DÂN TỘC CHAMPA
Như đã trình bày ở trên, đời sống tâm linh của dân tộc Champa là dựa vào tín
ngưỡng bản địa với vô số thần linh và cho đến vào thế kỷ đầu sau công nguyên lại
có sự truyền bá đạo Bà La Môn từ Ấn Ðộ với ba bị thần tối thượng là Brahma,
Vishmu và Shiva tạo thành một hệ thống tâm linh hỗn hợp với quyền năng vô hình
chi phối đời sống tam linh của dân tộc Champa, soi đường chỉ lối, phù hộ và che
chở cho dân tộc này có đầy đủ tin yêu và nghị lực sống bình yên trên quê hương xứ
sở dấu yêu Champa trong suốt quãng đời dài hơn sáu thế kỷ lập quốc. Nhưng rồi
cảnh đời lên xuống như nước đầy vơi, khi nắng sớm lúc lại mưa chiều và đến thế
kỷ thứ 07 một hệ thống tâm linh khác lại xâm nhập vào Champa dân thưa đất hẹp
này đó là Ðạo Phật hay Phật Giáo (9)
Phật Giáo:
Phật Tổ hay là người sáng lập ra Phật giáo là TẤT ÐẠT MA. Ngài sanh tại
- 2 -
Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM
Kapilavastu (Già Tỉ La) một đô thị phía Bắc nước Ấn Ðộ trong một gia đình quyền
quí cao sang thuộc bộ tộc SÂKYA nên thường gọi là Sâkyamuni (Thích Ca Mâu Ni,
có nghĩa là nhà hiền triết của bộ tộc Sâkya).
Vì ưu tư trước kiếp sống đau thương của con người: sinh, lão, bệnh, tử nên ngài đã
rũ bỏ cảnh sống giàu sang phú quí, giã từ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh, ra
đi tìm cách cứu rỗi chúng sinh, lúc còn 29 tuổi đời. Sau thời gian tu thân khổ hạnh
nơi chốn rừng sâu nước độc cho đến năm 35 tuổi, ngài đắc đạo và đi du thuyết dọc
theo sông Gange (Sông Hằng Hà) và cả miền Ðông nước Ấn để truyền bá đạo giáo
của mình. Sau 45 năm du thuyết truyền đạo, Ngài viên tịch vào năm 80 tuổi.

Về giáo lý của Phật giáo gồm có: KHỔ, TẬP, DIỆT, ÐẠO.
KHỔ: đời là biển khổ, sinh ra là khổ, bệnh khổ, già khổ, chết là khổ. Cái gì mình
không muốn mà lại đến với mình là khổ. Cái gì muốn mà không đặc được là khổ
v.v
TẬP: Là ước vọng là tham sinh quí tử, là dục vọng, tham lam, tham tiền bạc, tham
địa vị v.v
DIỆT: Muốn diệt khổ phải diệt dục. Diệt được dục là tới được Niết Bàn. Niết Bàn
không phải là không gian xa xôi trên Trời mà ngay ở trong lòng người. Khi con
người đã diệt được dục vọng ham muốn thì lòng người thoải mái, tâm hồn nhẹ
nhàng phơi phới, trạng thái này chính là Niết Bàn.
ÐẠO: Không đắm xây lạc thú, không tự ép xác khổ hạnh, không lôi cuốn bởi dục
vọng mà phải giải đi thực tiễn gọi là Trung Ðạo.
Phật giáo đã tạo cho tín đồ của mình một lòng từ bi vô lượng, vô biên. Tín đồ Phật
giáo phải biết trân trọng thương quí đời sống của người khác dù người đó giàu
sang hay nghèo hèn. Riêng các tu sĩ đặc biệt nhưng khất sĩ phải sống trong chay
tịnh tuyệt đối. Phải công nhận sự nghèo khổ, phải tha thứ cho kẻ thù. Trong khi đạo
Bà La Môn đặt căn bản của mình trên sự phân chia giai cấp thì Phật giáo đã rộng
đường giải thoát của mình cho tất cả mọi chúng sinh. Phật giáo cũng có triết lý luân
hồi nhân quả giống như “Vòng Luân Hồi” của Ấn Ðộ giáo, do đó hai tôn giáo này
dung hòa với nhau và không loại trừ nhau.
Phật giáo đã truyền bá vào Champa ra sao?
Như trên đã nói: Theo sử liệu Trung Hoa được nhà nghiên cứu cổ học Maspero cho
rằng: Phật giáo vào Champa hồi thế kỷ thú 07, và cũng theo Maspero, năm 605
Tướng Lưu Phương của Trung Hoa đã đem quân bao vây và đánh phá nước Lâm
Ấp là tiền thân của Champa đã cướp bốc của cải, thu lượm chiến lợi phẩm và tịch
thu 1350 pho sách của kinh Phật và sách chính sử Champa.
Nhà nghiên cứu khoa học I-Tsing cũng cho rằng Champa là một trong các quốc gia
tôn sùng học thuyết Phật Thích Ca.
L.Finot đã nghiên cứu về bia Võ cạnh Nha Trang, đã loan báo rằng: những vị vua
Champa dựng bia Phật giáo là nói lên sự thấu hiểu được nỗi đau khổ của người và

nói lên lòng hy sinh cho tha nhân, theo lời dạy của Phật pháp. Do đó mặc dù những
di tích và bia ký Phật giáo ở Champa không nhiều và đồ sộ cùng khắp đất nước
- 3 -
Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM
như Bà La Môn giáo; nhưng, những di tích và bia ký sau đây chứng tỏ Phật giáo
một thời đã hiện diện trên đất nước Champa mà dư âm của Ánh đạo vàng còn văng
vẳng đến ngày nay:
Tu việnn Ðồng Dương Quảng Nam là một tu viện quan trọng của Phật giáo Ðại
Thừa ở Ðông Nam Á vào thế kỷ IX-X và là một trung tâm nghệ thuật Phật giáo lớn
nhất của Champa. Vào năm 1901, L. Finot đã công bố 07 di tích Phật giáo ở Ðồng
Dương (trong 07 hiện vật này có 03 tượng Phật để ở Viện bảo tàng Sàigòn, bốn
(04) tượng còn lại ở Viện bảo tàng Guimet Pháp Quốc.
Di tích Ðại Hữu ở Quảng Trị là một tượng Phật bằng Ðồng cao 0,445 khuông mặt
mang đường nét CHĂM (theo công bố của L.Finot và Goloubew).
Ngoài ra, vua Jaya-Simhavarman có dựng bia nói về việc thành lập ngôi đền Phật
giáo mang tên Rata-Lokesvara để thờ vị thần Lokesvara.
Tại Bình Ðịnh có một tượng Bồ Tát Quan Âm bằng đồng mang chứng tích Phật giáo
Ðại thừa ở Champa. Cũng ở tại Bình Ðịnh có một tượng Phật bằng đồng bốn tay,
cao 0,64, có niên đạo từ thế kỷ VII-X mang đường nét nghệ thuật điêu khắc
CHAMPA, hiện nay để tại Bảo tàng viện lịch sử Sàigòn.
Tại Quảng Khê các nhà khảo cổ cũng tìm thấy một cái đầu của tượng Bồ Tát và một
tượng Phật có niên đại từ thế kỷ IV-VI là những tượng mang đường nét điêu khắc
của Champa.
Bia Ðồng Dương Quảng Nam thuộc tu viện Ðồng Dương khắc chữ Sanscrit nói đến
Vua Sri-Yaya Indravarman có xây một ngôi đền và một tu viện Phật giáo vào năm
875; trong ngôi đền này thờ luôn cả Ðức Phật và Thần Shiva.
Bia Bakul Phan Rang tại làng Chung Mỹ (Palay Balachong) có 9 dòng chữ Phạn
(Sanscrit) và 07 dòng chữ CHĂM cổ có niên đại: 829 nói về đời vua Vikratavarman
III, có con của một vị Thượng Thư của triều đình tến là Sthavira-Buddhanir vana đã
xây hai tu viện và hai ngồi đền thờ Ðức Phật và Thần Shiva.

Vua Indravarman II theo Phật giáo, ngài đã có công xây dựng một thủ phủ nguy nga
lộng lẫy nhất của Vương triều Indrapura tại khu vực Ðồng Dương Quảng Nam. Vua
Indravaman II là một người đức độ lên nắm ngôi vua chứ không phải cha truyền con
nối. Do đó trước khi băng hà, vi tôn thờ đạo Phật nên ngài đã nhận Thụy hiệu:
Paramabuddhaloka. Ngữ căn “Buddha” có nghĩa là Phật; điều này cho thấy nhà vua
nghĩ rằng ông ta đã tu hành ở kiếp trước nên kiếp này được trở thành một Quốc
Vương.
Qua những di tích, bia ký đã được các nhà khoa học nghiên cứu, khảo cổ xác định
cho thấy Phật giáo quả thật đã len lỏi vào triều đình Champa cùng với Bà La Môn
giao.
Cả hai tôn giáo này đều có triết lý luân hôi giống nhau nên chẳng những không loại
trừ nhau mà còn dung hợp với nhau để cùng tồn tại trên đất nước Champa. Khuynh
hướng dung hòa này là một đặc trưng của dân tộc Champa đối với tôn giáo từ vua,
quan triều đình cho đến hàng thứ dân.
Tuy nhiên, nhìn chung dường như Phật giáo ảnh hưởng sâu đậm vào một số vua
quan trong giai đoạn nào đó của sự hiện diện Phật giáo, nhưng chưa thấy có những
di tích và sắc nét cụ thể để chứng tỏ rằng Phật giáo cũng ảnh hưởng sâu rộng đến
các từng lớp dân chúng Champa như Bà La Môn giáo.
- 4 -
Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM
HỒI GIÁO (ISLAM)
Islam là một tôn giáo tôn thờ đấng tạo hóa Allali, xuất hiện từ thế kỷ 7 tại vùng đất Ả
Rập Sau Di, Trung Ðông ngày nay. Muhammad người Ả Rập, sanh năm 570 T.L
được đấng Allah cử làm Thiên sứ của đạo ISLAM. Thiên kinh Qur’An làm căn bản
đức tin của Muslim và được Thượng Ðế toàn năng ban xuống cho trần gian qua
một số Thiên sứ, trong đó có vị Thiên sứ sau cùng là Muhammad cho đến ngày tận
thế.
Theo đức tin Islam, mỗi Muslim đều phải chịu trách nhiệm mọi hành vi của mình
trước đấng Allah và duy nhất không qua một trung gian nào khác. Người Musliru
phải biết rõ việc hatal (được làm) và điều haram (những điều không được làm).

Islam qui định việc đạo và việc đời phải được gắn liền với nhau (08).
Thời điểm du nhập Islam vào Champa:
Trong cuốn la Royaume đe Champa, G. Maspero có đề cập đến Ed Huber đả soi
sáng thấy trong sử Tàu đời nhà tống có ghi rằng “ở Champa có giống trâu núi,
không dùng vào việc cày bừa chỉ giết để tế quỉ”(09). Trước khi giết con trau, vị thần
cúng phải đọc thần chú “A La Hòa Cập Bạt”, nghe tương tự như công thức chữ Ả
Rập: “Alluha Akbar” có nghĩa là “Thượng đế vĩ đại”, đó là một câu kinh của người
Muslim đọc lên trước khi giết hay làm thịt một con vật. Từ điểm này Ed Huber suy
diễn ra rằng: Có lẽ đã có người CHĂM theo Hồi Giáo từ đời nhà Tống (13) vào thế
kỷ thứ 10. Quan điểm này cần phải được soi sáng lại, nhiều tác giả không đồng ý; vì
Islam là một tôn giáo tôn thờ đấng tạo hóa duy nhất mệnh danh là Allah. Ðạo Islam
không cúng tế quỉ thần hay thần linh nào hết. Do đó việc giết trâu để tế quỉ hay thần
linh không đúng với đức tin của Muslirne. Hơn nữa nếu có người Champa theo Hồi
giáo từ thế kỷ 10, mà Hồi giáo lúc đó đã đủ mạnh để lan rộng nhanh, thế thì tại sao
không có những dấu tích giáo đường (masjid) và sắc nét lớn nào lưu lại ít ra tại
Panduranga? Hơn nữa sau thế kỷ X, các đền tháp vẫn còn tiếp tục xây lên, theo
kiến trúc và điêu khắc Ấn Ðộ.
Theo vài chứng tích cổ học: một bia ký có niên đại năm 1039 và một bia ký khác
vào năm 1025 là hai mộ bia viết bằng chữ Ả Rập và được P. Ravaisse dịch ra và lý
giải rằng khoảng giữa thế kỷ 10 đã có một số người ngoại quốc đến làm ăn buôn
bán ở Champa và được dân Champa cho cư trú.
P.Y. Mauguin cũng nêu lên có một cộng đồng Hồi giáo nước ngoài có cư trú ở nước
Champa vì sinh kế. Mauguin cũng nói rằng: ở vùng Quảng Ðông Trung Quốc đời
nhà Tống, có những gia đình Hồi giáo gốc Ả Rập mà trước đó đã từng sống ở
Champa (10)
Tuy cộng đồng Hồi giáo góc Trung Ðông nêu trên, có quan hệ với cư dân Champa,
nhưng theo tác giả Mauguin, Hồi giáo chưa có thể ảnh hưởng đến văn hóa và đức
tin cội nguồn CHĂM. Mauguin quan niệm rằng khi nào vua quan triều đình và một
phần đáng kể dân chúng cùng thuận theo đức tin Islam, lúc bấy giờ Champa mới
được Hồi giáo hóa (11). Và như lịch sử đã cho thấy, đến tiền bán kỷ thứ 15 Champa

vẫn còn mạnh về chánh trị và quân sự, cũng như mọi sinh hoạt tâm linh, văn hóa,
kiến trúc đền tháp v.v vẫn còn mang đậm sắc thái cội nguồn từ thời lập Quốc
- 5 -
Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM
nguyên thủy, mặc dù trước đó Phật giáo đã len lỏi vào triều đình Champa, vua
Indravarman II đã theo Phật giáo. Hơn nữa từ thế kỷ XII đến thế kỷ XV, nền thương
nghiệp hàng hải Champa khá phát triển nên đã từng giao thương với Indonesia,
Malysia, Malacca là những quốc gia Hồi giáo đang giữ vai trò ưu thế, nhưng
Champa chưa chuyển đổi tư duy và cũng chưa hề thay đổi đức tin.
Cho đến giữa thế kỷ 17 (16) theo Mauguin, Champa mới được Hồi giáo xâm nhập
với một mức độ đáng kể. Như vậy, môi trường và hoàn cảnh xã hội Champa lúc đó
ra sao khiến cho một số dân chúng rời cội nguồn để tiếp nhận tôn giáo Islam? Theo
Maspero và Mauguin những nhà khoa học kỳ cựu này cho rằng: đây là giai đoạn
dầu sôi lửa bỏng, vô cùng khó khăn của giai đoạn lịch sử đất nước Champa (17).
Chiến tranh và máu lửa tàn khốc.
Cũng chính giai đoạn khốc liệt này, dân tộc Champa lại bắt đầu có một ngả rẽ tâm
linh, một bộ phận dân tộc lại thay đổi.
Cũng chính giai đoạn khốc liệt này, dân tộc Champa lại bắt đầu có một ngả rẽ tâm
linh, một bộ phận dân tộc lại thay đổi đức tin để rời tâm linh cội nguồn Bà La Môn
theo Hồi giáo giữa lúc Vương Quốc ngày càng đuối sức để đương đầu với Ðại Việt
và tình hình kinh tế, chánh trị và nhân tâm rối ren.
Trước ngả rẽ tâm linh này, tạo nên hai sắc thái khác biệt trong hệ thống tâm linh vốn
thuần nhất trong xã hội Champa từ trước đến nay (mặc dù có Phật giáo nhưng đã
dung hòa lại được. Một hệ thống tâm linh cũ với tín ngưỡng dân gian tôn thờ vô số
thần linh, cùng với hệ thống tâm linh mới là Hồi giáo chỉ tôn thờ đấng tối cao mệnh
danh là đấng Allah, do đó mâu thuẫn về đức tin quần chúng lại xẩy ra, khiến cho
chan hòa huyết lệ với nhau và tình đoàn kết dân tộc bị phân rẽ trong đớn đau dày
vò.
Ðể ổn định nhân tâm và tạo một sức mạnh đoàn kết dân tộc vua Po Romé phải dân
tộc hóa hai hệ thống tâm linh Ấn giáo và Hồi giáo thành một hệ thống tín ngưỡng

riêng của dân tộc Champa gồm có Awar và Ahier, đồng thời kết hợp hài hòa hai tín
ngưỡng tôn giáo được dân tộc hóa này cùng với văn hóa bản địa truyền thống,
thành một nền văn hóa mới gọi là văn hóa Panduranga-Champa.
Ðồng thời vua Po Romé phải vượt đại – Dương đi qua Kelantan ở Mã Lai để tìm
sinh lộ cho đất nước Champa, nhưng không kịp nữa, định mệnh đã xuống tay một
cách phủ phòng, tàn nhẫn và nhanh chóng, sau cùng phải sụp đổ hoàn toàn vào
năm 1832.
Nền văn hóa Panduranga – Champa bao gồm Awar, Ahier cùng với văn hóa cội
nguồn truyền thống Champa cho đến ngày nay vẫn còn được dân tộc Champa tại
vùng đất Panduranga cũ cưu mang và trân trọng; họ sống co cụm với nhau êm ấm
trong tình nghĩa chủng tộc ruột thịt, trong nền văn hóa cội nguồn niên viễn và ôm ấp
những trang sử cũ vàng son của dân tộc, nuối tiếc một tổ quốc thân yêu đã mất trên
chính trường thế giới nhưng vẫn còn trong não trạng, trong ký ức của vạn lớp dân
CHĂM, và xót xa cho những người đồng chủng, cùng màu da cùng dòng máu, sống
lang bạc, ly tán đến một số quốc gia Ðông Nam Á, và trong mấy thế kỷ trôi qua học
còn chút gì để nhớ để thương đến cội nguồn của chính họ hay không?
IV. VĂN HÓA CỘI NGUỒN CHAMPA LÀ VĂN HÓA CỦA MỘT CƯ DÂN MẪU HỆ
- 6 -
Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM
Từ trong quá khứ xa xâm, theo truyền thuyết, dân tộc Champa tôn xưng Nữ thần Pô
Inư Nưgar là “Thần mẹ của xứ sở”, người đã khai sáng ra giang sơn gấm vóc của
dân tộc Champa. Pô Inư Nưgar là nữ thần khai hóa dân tộc Champa, dạy cho họ
biết phép trị nước an dân, biết phương cách sản xuất lúa CHIÊM, lúa nước, biết
cách dẫn thủy nhập điền để phát triển kinh tế và cách thức trồng bông dệt vải, mang
đến cho dân tộc Champa một cuộc sống ấm no sung mãn.
Ðể nhớ công đức của Nữ Thần Pô Inư Nưgar, dân tộc Champa đã dựng xây đền
tháp tại nhiều nơi để thờ phụng nữ thần. Ðặc biệt tại Nha Trang trên đồi xinh đẹp
gần cầu Xóm Bóng có con sông viền ngang chân đồi, các vị vua Champa ngày xưa
đã xây thánh địa Nữ thần “Pô Inư Nưgar” để thờ phượng; đây cũng là công trình
văn hóa kiến trúc nguy nga của dân tộc Champa, một di sản của tiền nhân mà bất

cứ người Champa nào cũng phải trân trọng, phải bảo tồn ít ra trong cõi lòng của
mình. Có thể chăng vì là nhân vật đầu tiên khai sáng ra non sông Champa là một
nữ vương nên dân tộc Champa từ trong quá khứ của cội nguồn, đã đón nhận chế
độ mẫu hệ và còn kéo dài đến ngày nay.
Trong sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc Champa, qua hơn hai trăm năm
thăng trầm của lịch sử, biết bao vật đổi sao dời, biết bao cảnh “tang điền biến vi
thương hải”, nhưng chế độ mẫu hệ CHĂM đến nay vẫn không hề thay đổi.
Trong mọi sinh hoạt gia đình, người phụ nữ CHĂM luôn luôn giữ vai trò chủ yếu:
trong hôn nhân, trong tang lễ, trong tế tự, trong vấn đề quản thủ tài sản lẫn con cái
trong gia đình.
Ðối với người đông phương, vấn đề quan hôn tang tế, là những điều quan trọng đối
với mỗi con người trong cuộc sống và cũng là những hình ảnh sắc thái văn hóa
truyền thống của một dân tộc, cần được cưu mang gìn giữ, đối với dân tộc
Champa, sắc thái truyền thống ấy được phản ảnh rõ rệt hơn trong yếu tố: “mẫu hệ”.
Trong hôn nhân: người con gái lớn lên đến tuổi cập kê, muốn lập gia đình, thì người
phụ nữ chủ động trong việc hôn nhân; hỏi chồng, cưới chồng về nhà mình. Con cái
sanh ra nhận bên “mẹ” làm nội, mặc dù ngày nay mấy đứa con vẫn lấy họ Cha như
người Việt Nam.
Trong đời sống gia đình, mặc dù người chồng làm việc cực nhọc lam lũ để mưu tìm
vật chất của cãi, nhưng người vợ vẫn là người quản lý tài sản, nhà cửa, ruộng vườn
tiền nông v.v. . . Trong trường hợp hai vợ chồng ly hôn, tất cả con cái đều ở với mẹ.
Gia sản chung của hai vợ chồng đều giao lại cho vợ quản lý và giao lại cho người
con gái trong gia đình. Ngươi đàn ông ra đi trong hai bàn tay trắng.
Ðối với tang lễ trong gia đình đều cho người đàn bà (vợ) đảm đang, quán xuyến mọi
việc vì người chồng là người ngoài họ tộc, không được quyền điều hành những vấn
đề liên quan đến công việc thờ cúng, tế tự bên vợ. Nếu chẳng may người chồng
qua đời, người vợ, sau khi lo tống tángt cho chồng, thi hài ông ta sẽ được an táng
bên nghĩa trang của thân mẫu ông ta. Vì trong chế độ mẫu hệ không những áp
dụng cho người còn sống, mà ngay khi qua đời cũng thực hiện theo chế độ mẫu hệ.
Có nghĩa là khi mới lọt lòng mẹ, đứa bé nằm ngay bên cạnh mẹ, nên khi chết đi

cũng phải trở về ngay bên cạnh mẹ chung một nghĩa trang tộc cho mẹ.
Trong tế tự đền đài, đình miếu hoặc những lễ hội liên quan đến cộng đồng làng
xóm, người đàn bà trong gia đình đều có trách nhiệm lo tiền bạc gạo thóc, vật dụng
đem đến đóng góp chung với cộng đồng để lo thực hiện việc lễ hội dân gian. Về tế
- 7 -
Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM
tự tổ tiên, ông bà, tiền nhân mang ý nghĩa sâu xa của nó là tỏ lòng nhớ ơn sanh
thành và lưu truyền nòi giống cho giòng tộc, cho gia đình cũng như cho dân tộc của
chính quốc gia đó.
Nói tới chế độ mẫu hệ, có một số người nhận định rằng: đó là một chế độ xã hội
hoặc gia đình mà người đàn bà có đủ mọi thứ quyền; quyền làm chủ gia đình,
quyền quản thủ tài sản, con cái, quyền chánh trị, quyền xã hội, quyền chi tiêu tiền
bạc của ông chồng làm ra v.v. . . Nhưng trên thực tế các nhà xã hội học đều cho
rằng: chế độ mẫu hệ, trong đó người đàn bà chỉ có quyền hành trong gia đình với
chế độ mẫu hệ Champa: nghĩa là người phụ nữ (người vợ trong gia đình) lo cai
quản chuyện gia đình trong khi người đàn ông có trách nhiệm và quyền hạn đối với
xã hội với quốc gia dân tộc mà người phụ nữ Champa không được nhúng tay vào.
Ðây chỉ là một sự phân công hợp lý mà phía đàn ông và đàn bà Champa đều không
ai phàn nàn, oán trách hoặc cảm thấy bị thua thiệt.
Với quyền hành chánh trị, quyền bính quốc gia trong tay người đàn ông (vua chúa
quan quyền trước đây của triều đình đất nước Champa) họ muốn làm cái gì cũng
không ai cản ngăn được, thế mà những đàn ông Champa vẫn để cho chế độ mẫu
hệ đứng vững trong xã hội Champa, phải chăng đó là “bản sắc văn hóa độc đáo”
của dân tộc Champa có một triết lý sống khoan nhượng, ôn hòa và hy sinh cho
người thân yêu bên cạnh mình để nếp sống gia đình, xã hội trong ấm ngoài êm.
V. Y PHỤC CHAMPA
Ngày nay trong cuộc sống hòa hợp với xã hội văn minh này, không chỉ riêng dân tộc
Champa mà ngay cả người Việt, người Tàu, Nhật v.v. . . cũng không ai hoàn toàn
còn giữ được lối ăn mặc của tổ tiên ta từ mấy thế kỷ về trước. Từ khi Pháp đô hộ
Việt Nam, phong trào Ấn hóa về cách phục sức đã xâm nhập vào xã hội Việt Nam dĩ

nhiên trong đó có cả dân tộc CHĂM hiện nay và các nhóm dân tộc thuộc ngôn ngữ
Nuu Ðảo với CHĂM ở Tây Nguyên. Tuy nhiên đối với dân tộc Champa hiện nay, các
em học sinh, sinh viên hay những người công chức thì mặc đồ Âu Tây, nhưng
những người ở nhà nhất là phụ nữ CHĂM luôn luôn mặc chăng và áo dài CHĂM
muôn thuở, nhìn cách ăn mặc, đi từ xa, ta biết họ là người CHĂM ngay.
Riêng đàn ông CHĂM cở trung niên mà không phải là công chức, thầy giáo v.v. thì
mặc quần áo “bà ba” như người Việt; Tuy nhiên nếu có lễ hội CHĂM thì họ có
khuynh hướng ăn mặc theo lối cổ truyền dân tộc CHĂM. Coi các vị chức sắc tôn
giáo, các thầy tế tự, hiến tế dù Bà La Môn hay Bà Ni họ luôn luôn ăn mặc theo lối cổ
truyền về đạo giáo như cả ngàn năm trước đây không hề thay đổi. Nói tóm lại ngươi
CHĂM ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Tuy Việt Nam ngày nay họ vẫn còn giữ y
phục truyền thống dân tộc, song song với phong tục tập quán, ngôn ngữ chữ viết
cội nguồn của họ dù bất cứ tôn giáo nào: Bà La Môn, Bà Ni hay Islam. Riêng những
người CHĂM theo đạo MusLim ở những nơi khác như CamBốt, Mã Lai, Thái Lan
v.v. . . thì họ ăn mặc giống như Mã Lai, Ấn Ðộ, Ả Rập . . ., nếu họ không nói chuyện
thì có lẽ không biết họ là người CHĂM.
Y phục người CHĂM:
- 8 -
Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM
Nam giới:
Mặc chăng, gọi là “bek khănh”, là một tấm vải rộng trên dưới một mét, chiều dài gấp
1/5 lần vòng bụng. Khi mặc chăng người ta gấp hai mép của chăng cuộn quanh
người ra phía hông bên mặt, xếp lại hai đến ba nếp vừa ôm chặt vòng bụng, gấp
cạp váy cuộn vào trong. Sau đó dùng một thắt lưng gọi là “Talay Khănh” dệt bằng
chỉ màu quấn buộc lại và mối của “Talay Khănh” được thả chùng xuống phía trước.
Cái chăng “Khănh bek” này luôn luôn là màu trắng hay màu mở gà.
Mặc áo “Ao Lakay” là loại áo ngắn rủ xuống đến mông, phía trước có đường xẻ và
đinh khuy; vạt trước hai túi áo. Cổ nó hình tròn, tà áo hai bên sườn được xẻ dài
khoảng một gang tay.
Ngoài ra áo đàn ông CHĂM là chức sắc tôn giáo như Pasêh, Tapăh (Bà La Môn)

hay Pô Char bên Bà Ni thì mặc áo màu ở dưới mép chăng tùy theo thứ bậc tôn giáo
của chức sắc đó.
Y phục nữ giới:
Phụ nữ CHĂM mặc chăng đủ màu nhưng chăng mặc để cúng lễ thì phải màu trắng;
Mặc áo “Ao tăh”. Chăng phục nữ CHĂM gọi là chăng mở, là loại chăng quấn bằng
một tấm vải mà hai mép vải không khâu dính lại. Còn chăng “Kín” là loại chăng hai
mép được khâu dính lại thành hình ống tròn. Mỗi khi mặc, cạp chăng được xếp nếp
lại và lận vào bên trong giữ cho chặt eo hông, và phụ nữ CHĂM mặc chăng không
có giây thắt lưng như đàn ông và chăng thường buôn chùng xuống gót chân.
Áo phụ nữ CHĂM là loại áo dài không xẻ vạt, mặc chui đầu vào gọi là “Ao Loak” ,
không có nút áo. Áo phụ nữ CHĂM đủ màu: Chàm, xanh, lục, hồng, tím, trắng. Lúc
sinh hoạt hằng ngày người phụ nữ CHĂM thường mặc áo: “Ao Koh”, áo mặc trong
ngày lễ hội hay cúng tế gọi là “Ao Săh”. o dành riêng chó bà Bóng khi hành lễ hay
khi múa lễ Rijà gọi là “Ao CHĂM”. Phần thân áo hơi rộng, ống tay áo bó hơi sát vào
cánh tay.
Cấu tạo áo phụ nữ CHĂM gồm 4 mãnh vải ghép dọc theo chiều đứng của thân
người, hai phía sau, hai phía trước, ngoài ra ở hai bên sườn còn có hai mãnh nhỏ
ghép lại. Cổ áo phủ nữ Chăm có nhiều hình: hoặc lá trầu, quả tim, hình tròn. Ngày
nay giới trẻ mặc áo với cái “cổ áo” được khoét rộng hơn để có thể thấy được sợi
giây trang sức quanh cổ. Phụ nữ CHĂM thường mặc áo lót bên trong có giải dây vải
buộc qua vai và vòng qua phía sau lưng.
VI. KIẾN TRÚC VÀ ÐIÊU KHẮC CỘI NGUỒN QUA NHỮNG ÐỀN XƯA THÁP CŨ
Ðây, những tháp gầy mòn vì mong đợi,
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian.
Chế Lan Viên
Trên lãnh địa của Vương Quốc CHAMPA cổ kính đã xẩy ra quá nhiều cuộc chiến tự
ngàn xưa giữa Champa với Trung Hoa, Chân Lạp, Java, Mông Cổ và Ðại Việt. Kế
đến là những cuộc chiến cận đại như Trịnh Nguyễn phân tranh, chiến tranh Việt
Pháp, cuộc chiến ý thức hệ Nam Bắc Việt Nam cùng với sự xói mòn của thời gian
- 9 -

Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM
do tác động môi sinh vùng nhiệt đới gió mùa: nắng sớm mưa chiều, phong ba bảo
táp, đã khiến cho những công trình văn hóa kiến trúc và điêu khắc cội nguồn của
dân tộc CHAMPA huy hoàng và rực rỡ như: cung điện đền tháp, thành quách, thánh
địa miếu đường, lối cũ đường xưa . . . đều không còn nguyên vẹn. Một số đã hoang
tàn đổ nát, chôn vùi trong lòng đất qua bao lớp bụi thời gian, hoặc chỉ còn những
phế tích loang lỗ, hoặc ẩn sâu trong rừng rậm, cây cối dây leo vay quanh phủ kín.
Một số còn lại, mặt hướng về phía đông, đứng sừng sửng trên các ngọn đồi, dọc
miền duyên hải Trung Phần Việt Nam, như cô đơn trầm mặc, dù cho nắng rọi mưa
sa, nhưng không chut lời than vản, như thầm nhủ cho hậu duệ CHAMPA, còn biết
đến cội nguồn với sự trân trọng và một chút kiêu hãnh cho nền kiến trúc và điêu
khắc cội nguồn của họ. Sự hiện hữu của những đền tháp cổ này cũng là những
chứng tích lịch sử để nói lên một giai đoạn xa xưa của hai ngàn năm trước, chất
xám của nhân loại được thể hiện trong nền kiến trúc và điêu khắc của dân tộc
Champa.
Trong “Tập Ảnh Ðiêu Khắc CHĂM” nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Viện Sĩ Phạm
Huy Thông đã phát biểu: “Văn hóa CHĂM dù là tiếp nối văn hóa Sa Huỳnh hay là
vượt lên văn hóa Sa Huỳnh, nẩy nở nơi đây trước đó, là một cống hiến xuất sắc vào
kho tàng văn hóa Việt Nam xưa và nay”. Theo thiển ý của tác giả viết bài này, văn
hóa CHĂM không những cống hiến cho kho tàng văn hóa Việt Nam mà còn cống
hiến cho kho tàng văn hóa nhân loại nữa; do đó trong tháng 12-1999 cơ quan
Unesco của Liên Hiệp Quốc đã công nhận khu quần Thể Mỹ Sơn (Thánh địa của
Vương Quốc Champa cổ) được xếp vào “Thành cổ của thế giới”. Do đó nhiều nhà
nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước từ cả thế kỷ trước đây và cho đến ngày
nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học và nghệ thuật về nền Kiến Trúc và
Ðiêu Khắc cội nguồn Champa được công bố, điển hình là hai nhà nghiên cứu khoa
học của Pháp: Louis. Finot và Henry Parmentier sớm quan tâm đến Kiến Trúc và
Ðiêu Khắc Champa và còn để lại những thành tựu của công trình khảo cứu, sưu tập
có giá trị, đặc biệt là các danh mục thống kê di tích văn hóa Champa, các đền tháp,
bi ký, hiện vật chạm khắc, các ảnh chụp kiến trúc Champa vào đầu thế kỷ, các bản

vẽ kiến trúc đền tháp Champa rất công phu và tỉ mỉ.
Khoa kiến trức và điêu khắc đền tháp và bia ký Champa khởi thủy từ thế kỷ IV (theo
ghi nhận tấm bia ký tìm thấy ở Mỹ Sơn xác định thời gian khởi thủy này) tại Thánh
Ðịa Mỹ Sơn cho đến thế kỷ XVI thời vua Pô Romé được gọi là Kiến Trúc và Ðiêu
Khắc cội nguồn bởi vì những lý do sau:
Phần kỹ thuật và nghệ thuật tương tự như nhau trong suốt chiều dài của lịch sử:
đều xây bảng gạch, giữa hai viên gạch không có hồ ở giữa, tháp nào cũng hướng
về hướng đông, kỹ thuật trong và ngoài tháp cũng giống nhau, nhất là Tháp nào
cũng có sự hiện diện của Thần Shiva một biểu tượng tâm linh cội nguồn, do đó các
đền Tháp từ thế kỷ 16 trở về trước đến thế kỷ IV gọi là văn hóa đền tháp kiến trúc
và điêu khắc cội nguồn. Từ sau thế kỷ 16 cho đến mãi về sau này khoa kiến trúc và
điêu khắc Champa được xây dựng theo cấu trúc hổn hợp, ảnh hưởng kiến trúc của
Ðại Việt nên không gọi là kiến trúc và điêu khác cội nguồn được chẳng hạn như đền
Pô Inư Nưgar, Pô Dam (ở Lạc Trị) Pô Inư Nưgar ở Hữu Ðức, Pô Prak ở Lạc Trị, đền
Pô Binthwor ở Nghĩa Bình . . . không phải là văn hóa cội nguồn.
Những tác phẩm kiến trúc và điêu khắc Champa phần lớn được tập trung vào các
- 10 -
Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM
đền tháp và bia ký; và theo sự kiểu kê của các nhà học giả Pháp vào thế kỷ trước
đây cho thấy ở Vương Quốc Champa cổ có 19 khu tháp với nhiều công trình kiến
trúc, do đó, ở đây xin trình bày một số kiến trúc tiêu biểu sau đây:
Mỹ Sơn E1 (tại Thánh Ðịa Mỹ Sơn):
Tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Champa đầu tiên. Phong cách Mỹ Sơn E1 này
đã hư hại sụp đổ, nhưng căn cứ vào bệ đá đang lưu giữ tại Viện Bảo Tàng CHĂM ở
Ðà Nẵng, cùng với các phé tích của Tháp Mỹ Sơn E1 tại quần thể Mỹ Sơn, giới
nghiên cứu khoa học có thể hình dung ra đặc điểm kiến trúc của Mỹ Sơn E1 như
sau:
Nền tháp hình vuông bằng gạch, ở bốn gốc có bốn trụ bằng đá, được điêu khắc
chạm trổ rất đẹp và khéo léo. Ở chung quanh tháp chính không có tháp phụ.
Phía trên cửa ra vào có một mi cửa được chạm trổ rất đẹp. Tháp trang trí đơn giản

vuông vắn, không có cửa giả như vài tháp khác, hành lang cửa rất hẹp và có những
cấp bậc từ dưới đi lên. Ðền tháp làm bằng gỗ và gạch cùng các vật liệu khác.
Trong giai đoạn này đất nước đã thống nhất được hai thị tộc Bắc Nam tức giòng
CAU và giòng DỪA, nên bây giờ là một đất nước Champa hùng mạnh và cường
thịnh ở Ðông Nam Á. Phong cách Mỹ Sơn E1 tuy đơn sơ nhưng khoáng đạt, tự
nhiên và gần với hiện thực hơn. Tuy tư liệu ít nhưng nghệ thuật kiến trúc ở tháp Mỹ
Sơn E1 đặc biệt mang bản sắc dân tộc Champa mặc dù có ảnh hưởng nghệ thuật
Campuchia và Môn – Dravati đặc biệt là văn minh Ấn Ðộ. Sở dĩ Tháp Mỹ Sơn E1
thoát được sự lai căn là nhờ tài năng nghệ thuật độc đáo của nhà kiến trúc và nhà
điêu khắc Champa, thêm vào đó nữa, các nhà kiến trúc và điêu khắc gia Champa
đã chọn cho mình một con đường nghệ thuật riêng vốn đã được thừa hưởng trước
đó từ nền văn minh Sa Huỳnh, văn minh Sa Huỳnh chính là nền văn minh dân tộc
Champa trước khi được thực sự lập quốc.
DI TÍCH ÐỒNG DƯƠNG:
Vào cuối thế kỷ IX vua Indravarman II đã xây dựng những vi tích đền tháp ở
Indrapura là Kinh Ðô của Champa thời điểm này, ngoàira ngài còn xây dựng một số
đền tháp ở Quần thể Mỹ Sơn và được xếp vào phong cách Ðồng Dương.
Phong cách Ðồng Dương đều hướng về Phật giáo như các Tu Viện Các Bảo Tháp
Phật, các đền thờ Phật, và cùng một số đền tháp thờ Ấn giáo nữa, vì tuy Phật giáo
chiếm ưu thế trong giai đoạn này nhưng giữa hai tôn giáo không loại trừ nhau, mà
còn dung hợp với nhau.
Nghệ thuật Ðồng Dương có những nhược điểm sau đây:
Phong cách bố cục và các hình thức trang trí không được kháng đạt và thanh nhã,
trông một cách toàn thể thì thấy hơi cục mịch, các vòm cửa như chồm hẳn ra ngoài
làm cho người xem tưởng chừng như sắp đè sập xuống đất và hình khối của Tháp
cũng lộ ra những nhược điểm nêu trên.
Những khoản trống trong tác phẩm điêu khắc trên các vòm cửa bị lấp đầy một loại
hoa văn độc nhất, tuy trông có vẻ chắc chắn nhưng quá cứng ngắt và không có vẻ
thanh thoát của cửa thiền.
- 11 -

Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM
Vì sự ưu thế của Phật giáo, các chuyên gia Champa muốn nhân đó thoát khỏi ảnh
hưởng Ấn Ðộ và những yếu tố bên ngoài để hoàn toàn trở về văn hóa Champa từ
Tư duy đến hình thức trang trí bên ngoài, do đó một loại hoa văn đã chiếm đầy
khoản trống của tác phẩm điêu khắc trông hơi thái quá và một chút cực đoan nếu
không nói quá thẳng thừng đoạn tuyệt với những ảnh hưởng cái tinh hoa khác từ
bên ngoài.
Nhưng dù sao ở Ðồng Dương người ta vẫn tìm thấy những tuyệt mỹ của kiến trúc
và nghệ thuật Champa qua vẻ đẹp bình dị nhưng chắc chắn, chất phát nhưng mang
đầy sắc thái văn hóa Champa và đặt biệt cái hùng tráng và uy nghiêm của đền tháp
Champa tại Ðồng Dương không bao giờ mất phong cách.
Riêng về ngành điêu khắc cội nguồn Champa bao giờ cũng gắn liền với công trình
kiến trúc cội nguồn kể cả các Phù Ðiêu, Tượng Thờ, trừ các loại bia ký. Những tác
phẩm điêu khắc riêng biệt của Champa thì chưa khai quật được nhiều vì thời gian
và sự tàn phá của con người. Tuy nhiên những gì còn lại mà các nhà nghiên cứu
khoa học đã có được, những tấm phù điêu, tượng thờ, những bia ký và đặc biệt
cùng hiện diện chung một tác phẩm kiến trúc đã cho lớp hậu sanh này hình dung
được những cái sâu sắc trong những nét tư duy, những đường nét gợi hình trong
nhân dáng, trong trang trí cũng như hình tượng điêu khắc và rất phong phú vì điêu
khắc luôn luôn gắn liền với công trình kiến trúc Champa từ cây cột, từ vòm cửa, từ
vòm gạch (như kiến trúc Hòn Lai, có hoa văn trên viên gạch tháp) và cái đáng đề
cao nhất của điêu khắc Champa là trông giống như thật: từ cái điệu múa từ cái
nhoẻn miệng mỉm cười của Thiên thần Vũ Nữ Apsara.
VII. VĂN HỌC DÂN GIAN CỘI NGUỒN
Ngay từ xã hội nguyên thủy, khi loài người chưa có chữ viết, đều phải dùng ngôn
ngữ truyền khẩu của mình để bộc lộ những yêu thương hờn dỗi, những nhớ nhung
u-uẩn, những muộn phiền ngọt đắng chua cay trong cuộc sống giữa con người với
con người. Ngôn ngữ truyền khẩu cũng nói lên những phương cách xử thế sao cho
thuận trên hòa dưới, những kinh nghiệm về canh tác mưu sinh, nghề nghiệp; hay
nhắc đến những thăng trầm của lịch sử và những ước mơ của dân tộc. Ngoài ra

ngôn ngữ truyền khẩu dân gian còn nói lên nhỏ bé của “cậy sây biết nói” (Pascal)
trước sự huyền hoặc của trăng sao, sự mênh mông của vũ trụ, sự hùng vĩ thâm sâu
của non cao biển rộng, sự vô tận của chín tầng mây và sự đổi thay bốn mùa của
trạng thái thiên nhiên theo một trục quây không ngừng nghỉ bởi một sức mạnh vô
hình mà nhân loại chưa xác định được . . . tất cả những thứ đó đều có ẩn hiện trong
truyện kể về thần thoại, huyền thoại, giai thoại, cổ tích, ca dao, tục ngữ của dân tộc.
Ở đây tác giả muốn nói đến dân tộc Champa, một dân tộc tuy nhỏ bé nhưng đã có
một kho tàng văn học dân gian vô cùng phong phú qua những chuyện thần thoại,
truyện ngụ ngôn, cổ tích, và ca dao tục ngữ v.v . và ngay từ thế kỷ thứ II, III dân tộc
Champa đã biết vay mượn chữ Sanscrit của Ấn Ðộ và trên nền tảng chữ Sanscrit
mà đã sáng tạo ra chữ viết gọi là Akhar thrah, để ghi âm tiếng mẹ đẻ tức ghi âm lại
ngôn ngữ truyền khẩu nêu trên từ khởi thủy đến nay. Từ đó ta có thể thông cảm và
san sẻ được tâm hồn của dân tộc Champa qua ca dao, dân ca; ta có thể tìm hiểu và
biết được túi khôn của dân gian Champa qua tục ngữ và hình dung được óc tưởng
- 12 -
Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM
tượng phong phú cũng như những ước mơ tha thiết của dân tộc Champa được thể
hiện bàng bạt qua truyện thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích.
Tâm hồn dân tộc Champa qua ca dao: Ca dao, dan ca là tâm hồn của con người:
Hajan juk glai juk klo,
Mulan Papih mo nhom ao kaday
Mưa đen kịt cả bầu trời
Ðêm làm thuốc nhuộm, nhuộm áo cho chàng
(Những ca dao tục ngữ trong bài này được trích từ cuốn “Văn Học Chăm” của
Inrasara). Nàng không thầm trách bóng đêm tối như thuốc nhuộm vì cơn mưa đầy
trời, nhưng lại muốn mượn màng đêm tối đen như mực đó để nhuộm áo cho chàng
đã nói lên tâm hồn nàng phơi phới như gió xuân, khi yêu thương lòng người luôn
luôn nở hoa, mọi việc chung quanh đều đáng yêu và đẹp đẽ cả, đã ói lên một tâm
hồn hiến dâng thậm chí muốn hiến dâng đêm tối của đất trời để nhuộm áo cho
chàng.

Cim đam di dhan klơu phrluh
Cim mau nưsuh klak dhan mưjwa
Băm con chim đậu trên cành
Chim đi chiến đấu bỏ cành lạnh hoang.
Hai câu thơ đã nói lên một tâm hồn đơn côi trống trải vì chồng hay người yêu hay
những trai làng ra đi chiến đấu phương xa để lại cảnh cô đơn hoang lạnh cho phụ
nữ hay cho quê hương làng xóm mà qua ca dao đã dùng hình ảnh những con chim
trên cành để nhân cách hóa.
Thei thơu ka tian kơu lipa
Nhijơnu par diia mưng thơu ka tian
Lòng ta ai có thấu chăng
Bèo dưới sông mới hiểu tâm tình này
Ðã nói lên nỗi buồn thầm lặng trong lòng vì cảnh đời bèo dạt hoa trôi.
Hajan juk kơu cik khan đung
Ða ka rabbung nhjơp banh hujan
Hajan mai kơu đwơn kah
Da ka taprah gauk cei rabbung.
Mưa đen, em xòe váy bọc
E cho người tình phải giọt mưa rơi
Kẻo mưa giọt lạnh bay rơi trúng chàng
Trang văn chương Việt Nam, ta thấy Nàng Vương Thúy Kiều cũng vì yêu mà phải
trèo tường trổ ngỏ để rồi “xâm xâm băng lối vườn khuya một mình” để đến gặp
chàng KIM; trong khi đó qua bốn câu ca dao trên tâm hồn của một phụ nữ Champa
cũng vì yêu đương mà phải hy sinh chịu sự ướt lạnh để bảo bộc cho người yêu
được ấm áp. Qua những câu ca dao trình bày nêu trên ta thấy tâm hồn của dân tộc
Champa mang sắc thái của buổi chiều tà, của hoàng hôn bao phủ và mang đầy đức
tính hy sinh cho tha nhân.
Túi khôn của dân tộc Champa qua tục ngữ:
- 13 -
Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM

Tục ngữ có thể là kho tàng sự từng trải, hiểu biết của tiền nhân Champa đúc kết lại
như một lời khuyên như một công thức qua những câu văn ngắn gọn và dễ hiểu về
vũ trụ, về nhân sinh v.v
Thay trun ia, thay ka thah
(Ai xuống nước, người đó ướt)
Hamu ia tui kabau, war glai tui athâu.
(Khát nước theo trâu, lạc đường theo chó)
Câu trên có ý nói “người nào làm người đó chịu”, không ai chia sẽ hoặc giúp đỡ
mình được, đây là những kinh nghiệm của người xưa về nhân tình thế thái. Khi tốt
đẹp, thành công, có lợi lộc thì ai cũng muốn đến gần để chia vui, khen ngợi, khi thất
bại chua cay hoặc gặp nạn thì họ tránh xa.
Câu dưới đây là kinh nghiệm người xưa sống nơi thôn làng trong nền văn minh
ruộng đồng những gia súc nuôi trong nhà rất khôn và quen thuộc với đường đi lối
về của vùng đất cư trú chung qunh làng mạc ruộng đồng.
Về vũ trụ quan:
Mưng ngauk Po Debita, Pak ala anưk adam
(Tạo hóa ngự trên trời, loài ngươi ngụ dưới đất)
Po dơng didwa guk bira
(Trời ngự trên hai bờ vai)
Lingik glaung ralaiy ikan, lingik hajan bơr mưrial=h
(Bầu trời cao lắm cá, ráng hồng tía thì mưa)
Kakah binhwơr khaung, kakah rimaung,
hajan, Kakah ikan angin
(Vẩy trúc thì khô, vằn hổ thì mưa, vẩy cá thì gió)
Nhân sinh quan:
Takrư thơu kapo klơng di halun
Takrư thơu ka aruaik glơng di anưk
Muốn biết chủ hãy nhìn vào tôi tớ
Muốn hiểu người mẹ hãy xem xét bày con
Siaru binai kamưlai dauk dalam

Jlak binai hatail yơu mưl
(Ðẹp người nhưng tâm lại là tâm quỉ
Thâu hình xấu xí nhưng được quí ở tấm lòng vàng)
Hai câu trên đã nói lên nhân sinh quan con người chú trọng đến nhân cách, phẩm
hạnh lương tri đạo đức và cái nết đánh chết cái đẹp.
Gang di gru jiơng kra jiơng hava.
(Phản bội thầy sau này thành khỉ thành vượn)
Ataung ia Kada di kkan
(Khuấy nước hãy nghĩ đến cá)
Câu này cũng nói lên cách xử xự về mặt xã hội giữa con người với nhau cần phải
biết mình biết người; cũng như câu bình dân Việt Nam thường nói: “đánh chó phải
nể chủ nhà”.
Trên đây là những câu tục ngữ nói lên cách sống giữa con người với nhau trong
một xã hội.
- 14 -
Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM
Truyện cổ:
Nói đến truyện cổ Champa ta có thể nói đến truyện thần thoại, truyện cổ tích và
truyện ngụ ngôn v.v .
Truyện thần thoại:
Là những câu chuyện cổ nhân CHĂM đề cập đến các vị thần, các nhân vật anh
hùng, nói đến vũ trụ đến nguồn gốc con người như các câu chuyện về Pô Inư
Nưgar, truyện “Con gà gáy sáng” truyện “Hằng Nga” v.v .
Truyện thần thoại Pô Inư Nưgar: Nguyên là một Nữ Thần từ trên trời giáng thế, thấy
dân tộc Champa sống tản mạn nhiều nơi trong cảnh khổ sở đói khát, Pô Inư Nưgar
tập trung dân Champa lại thành làng xóm rồi dậy cách làm ruộng, cách đóng ghe
đánh cá, cách đốn gỗ làm nhà, cách chăm sóc sức khỏe, tổ chức gia đình theo chế
độ mẫu hệ, tổ chức xóm làng thành xã hội lớn rồi khai sáng đất nước Champa. Hiện
nay đền thờ Pô Inư Nưgar tại đồi thoai thoải gần cầu Xóm Bóng Nha Trang.
Sự tích “Con gà gáy sáng” nói về sự hình thành vũ trụ.

Ngày xưa Po kuk Parahimuk là đấng sáng tạo ra vũ trụ. Một ngày kia Po Kuk đã sai
Thần Iparahimuk cùng với các vị thánh khác xuống trần gian để cai quản nhân loại.
Các vị thánh kia say sưa quá chén nên ngũ quên; có quỉ Mưnưmas Sibac Kayong
đã lén lấy cây cung và những tên vàng của Pô Kuk và bắn nát hết các tinh tú, mặt
trăng mặt trời, khiến quả địa cầu trở nên tối tăm, thế gian hỗn loạn. Ðến khi Po Kuk
thức dậy thì không thấy cây Nỏ thần và cung tên vàng nữa. Pô Kuk phải tự nhỗ lông
mày làm cây nén để thắp sáng cả thế gian sau đó Pô Kuk triệu tập tất cả các vị
Thánh và các đại biểu mọi giới cùng đi tìm mặt trời, mặt trăng, các tinh tú và thắp
sáng vũ trụ trở lại. Pô Kuk cùng với đôi gà, vịt vượt đại dương Gà lo gáy sáng báo
thức, vịt chở họ đi, và sau cùng tìm được mặt trời, mặt trăng đang ẩn trốn trong
Thần Inưrathwal Akmư Liael. Vũ trụ được sáng lại như hoa đăng, trật tự và xã hội
loài người được ổn định từ đó.
Ngoài ra còn có những mẫu chuyện thần thoại khác như “Truyện Hằng Nga” có khả
năng cải tử hoàn sinh (Bà Mặt Trăng có cây thuốc Thần) v.v .
Nói tóm lại, truyện thần thoại Champa là những câu chuyện từ nghìn xưa của cổ
nhân để lại nhằm giải thích sự xuất hiện của vũ trụ và nguồn gốc dân tộc; những
câu chuyện tuy mang tính chất hoang đường nhưng nó là sản phẩm của tư tưởng
tiền nhân Champa là khởi điểm của những gì mà ngày nay hậu duệ của họ đang
cưu mang.
Truyện truyền thuyết:
Lịch sử của một số quốc gia Á Châu thường có những truyện truyền thuyết về các
dòng giỏi anh hùng dân tộc, nhà vua được truyền khẩu từ đời này sang đời khác.
Ðối với dân tộc Champa truyện truyền thuyết về lịch sử đáng ghi nhớ nhất về vua
Po Klaung Giray, Po Bin Thuơr và vua Po Rome.
Pô Klaung Girai: Vị vua văn võ song toàn có công lớn lao đối với lịch sử nhân dân
Champa nên không thể là vua bình thường và được dân tộc Champa Thần Thánh
hóa cho rằng Ngài sanh ra từ bọt biển do mẹ thụ thai khi uống nước Thần. Sanh ra
đầy ghẻ lác và được con rồng đến liếm toàn châu thân, rồi ngài trở thành đẹp trai và
- 15 -
Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM

thông minh tài giỏi phi phàm. Khi chết thì hóa thân về trời người CHĂM gọi là
“Naomưrúp”.
Pô Bin Thwơr: Thủ đắc được cây thanh đạo bách chiến bách thắng. Một ngày nọ
lúc thua trận, đầu bị rơi lìa khỏi thân, nhưng mà thân vẫn sống; đầu rơi vào tay quân
thù, nhưng Ngài vẫn tin tưởng khi về đến quê nhương đầu sẽ nối kết lại với thân và
tiếp tục sống. Nhưng khi về đến bãi biển làng Balriya (Bình Nghĩa, Phan Rang), bọn
nhỏ chăn trâu chế nhạo thân không có đầu, lúc đó Ngài buồn và ngã xuống chết
thật sự? Chỉ là truyền thuyết thôi.
Pô Romé: Lấy công chúa Ðại Việt là có thật trong lịch sử, nhưng quần chúng đã
thần thoại hóa rằng: Khi bà Hoàng Hậu gốc Việt này giả đò bệnh và lót bánh tráng
nướng dưới chiếu, lăng qua lăng lạ làm bánh tráng bể ra kêu lắc rắc và Bà ta tâu
với nhà vua là bị gẫy xương, yêu cầu vua cho đốn cây Kraih tượng trưng cho sức
mạnh và thần quyền của tổ quốc Champa, khi cây Kraih đó ngã thì Bà ta sẽ hết
bệnh. Vua Pô Romé sai quân lính đốn cây Kraih nhưng đốn hoài không ngã, cây
Kraih than vãn cho nhà vua, và phun máu từ thân cây ra giết chết quân lính đang
đốn cây Kraih linh thiêng ấy. Vua Pô Romé nóng giận, tự tay mình đốn với nhát búa
đầu tiên của vua Pô Romé, cây Kraih phát ra tiếng khóc vã ngã xuống trong giòng
máu thắm tươi, rồi từ đó uy quyền và sức mạnh của Vương Quốc Champa bắt đầu
sụp đỗ theo cây Kraih.
Truyện cổ tích:
Truyện cổ tích nó không mang tính cách thần thoại, vì thần thoại hay truyền thuyết
thường hay nói đến lúc mới bắt đầu khai thiên lập địa cũng như từ khởi thủy nguồn
gốc con người do đó mang tính cách thần thoại huyền bí hơn. Còn đối với truyện cổ
tích thì gần gủi với thực tế con người hơn vì lúc này xã hội đã hình thành rõ ràng, và
truyện cổ tích thường nói đến phản ảnh của bộ mặt xã hội giữa con người với nhau.
Tuy nhiên đôi khi những nhân vật trong truyện cổ tích cũng có thể mang tính cách
thần thoại nhưng chỉ là vay mượn, thực chất nhân vật thần thoại được vay mượn
đó chỉ là con người thế tục. Chúng ta có thể thấy được truyền cổ tích Champa như
sau:
Truyện “BLơk Blơng Amư” (cha nói dối): Làm cho Thiên hạ cười khoái chí vì sự tiếu

lâm của câu chuyện, vì sự lém lỉnh như anh chàng phiêu bạc giang hồ này khi
chàng ta đánh lừa thầy cúng Kadhar (Thầy kéo đàn Kanhi lúc cúng tế) bằng tiệc
tùng đãi khách được ngụy trang bằng phẩn chó; hoặc xúi dại Muk Buh (Bà Ðơm)
liếm cửa ruồi v.v . làm cho thiên hạ phải cười no bụng vì cái tính nghịch kháo khỉnh
vô tội vạ của chàng; nhất là chàng ta tuy lém lỉnh cười đùa nhưng cũng khá thông
minh đánh lừa được ông “Cai đập” người coi về dẫn thủy nhập điền và cũng là
người lén lút dang díu với mẹ chàng, phải bỏ chạy vô rừng, cũng như chàng đã lập
kế đuổi người mẹ lang chạ này làm cho thiên hạ hả dạ.
Truyện “CHÚ THỎ TINH RANH”; “CON CỌP VÀ TÊN ĂN TRỘM” thuộc loại cổ tích
ngụ ngôn. Qua hai câu chuyện ngụ ngôn này với nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa của
dân gian CHAMPA cho ta những bài học về nhân quả, về sức mạnh và trí khôn
v.v .
Truyện: “JA RABBAH”. “CEI DALIM BARPAK”, “CON ỂNH ƯƠNG”, “BÒ THẦN
KAPING” . . . những câu chuyện này đã nói lên kẻ ác phải bị trừng trị, người hiền
- 16 -
Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM
lương phải được may mắn tốt lành.
Truyện “NAU MƯGRU PABLEI HADIIP” mô tả một “môn sinh” bị sự phụ yêu cầu
bán vợ yêu quí của mình để được sư phụ truyền dạy; người môn sinh này vì muốn
thành một người trí thức hữu dụng nên chấp nhận lời yêu cầu của sư phụ. Cảm
phục ý chí quyết tâm học hành để trở thành kẻ hữu dụng, nên sư phụ đã bãi bỏ lời
yêu cầu trên và cho người vợ yêu quí của môn sinh mình được trở về với mái ấm
gia đình. Câu chuyện cổ tích này đã nói lên sự thử thách, sự hy sinh và gương đạo
đức.
Truyện “CON QUẠ, CON CÔNG, CON DÔNG”:
Qua những truyện cổ tích này dân tộc Champa có thể giải thích được những hiện
tượng tự nhiên trong thiên nhiên đã có sẵn nơi chim muôn và thú rừng như màu
đen lánh của con Quạ, màu sắc sặc sở óng mượt của lông con Công, màu lốn đốm
với da sần sì của con Dông.
Ngoài ra trong truyện cổ tích Champa còn nói đến chuyện con VỊT không ấp trứng

chỉ là phần thưởng của sự hy sinh, CHÓ phai giơ một cẳng lên đái là nói đến lòng
biết ơn. Da con HỔ vằn vện nhiều đốm màu là do sự ngu xuẩn mà ra v.v . Vì sự
giới hạn của một đặc san nên không thể viết hết những truyện cổ tích từ đầu đến
cuối được.
Tóm lại một vài chuyện cổ tích nêu trên đã cho thấy được một phần văn hóa dân
gian Champa từ thời cổ.
Qua phần văn hóa dân gian gồm: ca dao, tục ngữ, truyện thần thoại, truyện truyền
thuyết và truyện cổ tích đã được trình bày một cách khái lượt nêu trên đã cho ta
thấy được đôi chút văn hóa dân gian nguồn cội và quan điểm của người xưa của
dân tộc Champa về vũ trụ và nhân sinh.
VIII. ÂM NHẠC – VŨ ÐIỆU
Âm nhạc là âm thanh tiết điệu, là những cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố của tâm hồn. Âm nhạc
còn phản ảnh được suy tư, cảm nghĩ những nét thẩm mỹ mang tính chất bản sắc
dân tộc.
Âm nhạc Champa gồm có nhạc tình, nhạc dân ca, hát ru, những điệu ngâm Ariya
những điệu chài lưới những bài ca nghi lễ về tôn giáo. Nói đến Âm nhạc Champa là
nói đến nhạc cụ và các thể loại nhạc.
1/. Những nhạc cụ truyền thống:
Gồm có: Ðàn Kanhi: dùng trong dám tang, trong các đền tháp, trong dịp cúng nhập
KÚT và cúng tế tại đền thờ Pô Inư Nưgar Ðàn Rabap cũng tương tự như đàn
Kanha trên, nhưng chỉ sử dụng đơn chiếc. Ðàn Rabap được sử dụng các lễ Puis, lễ
Payas, lễ Tế Trâu.
Kèn Saranai:
Kèn Saranai thổi bằng hơi, gồm có bảy lỗ chính ở trên và một lỗ phụ ở dưới. Kèn có
năm nốt âm chính tương đương với nốt nhạc đồ pha, sol, la rê và dùng trong các lễ
hội Rija, lễ tang hỏa táng, lễ trên các đền tháp.
Tùvà (Săng): làm bằng ốc biển, dùng để hành lễ trong đám tang Ahier và dùng trong
- 17 -
Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM
dịp cúng tế để tẩy uế đất đai.

Trống Basanung: Tròn, bịt da dê, đường kính 0,45m. Chung quanh thân trống có 12
lỗ, có ba âm chính: tắc, tăm, tằm do ôn Mưduôn sử dụng để cúng lễ dân gian nhất
là lễ Rija.
Trống Ginăng:
Trống Ginăng làm bằng gỗ trắc hay bằng lăng, cao 80cm, khoét rỗng ở giữa, hai
đầu bịt da thú, mặt nhỏ căn da, mặt lớn căng da trâu, trống Ginăng thường dùng
trong lễ Rija và các lễ hội dân gian. Thông thường trống Ginăng xử dụng hòa âm
chung Pasanưng và kèn Sarnai.
Trống Hagar (trống cái): nhỏ như loại trống cơm Việt Nam, nhỏ hơn trống Ginăng.
Loại trống Hagar chỉ để sử dụng rong lễ tang Aluier.
Cheng (chiêng): nhạc cụ gõ bằng đồng, đường kính 0,3m. Dùng dùi gỗ có quấn vải
mềm để gõ. Chiêng thường sử dụng chung với trống Ginăng, trống Pasamưng
trong lễ Rija, lễ Puis, lễ Pajak, ngoai ra còn sử dụng trong đám tang nhưng không đi
chung với trống Ginăng và Parmưng trong trường hợp này.
Tóm lại nhạc cụ truyền thống Champa đã có từ lâu đời có thể nói từ cội nguồn
thường dùng cho các lễ hội dân gian tín ngưỡng hơn là phục vụ văn nghệ sân khấu.
2/. Các vũ điệu và nhạc lễ:
Âm nhạc và vũ điệu luôn luôn đi đôi với nhau trong các lễ hội dân gian Champa. Âm
thanh các trống kèn cùng với vũ điệu kết hợp lại làm thôi thúc lòng người mau mau
đến với lễ hội.
Một số điệu nhạc và điệu múa trong các lễ hội:
Trong lễ Rija gồm có:
Lễ Rija Nưgar là của Palay (làng xóm) diễn ra vào đầu năm nhạc múa vui tươi sôi
động, rộn ràng với các điệu nhạc Champa, Chawa, Kachek và đặc biệt là vũ khúc
“đạp lữa” Baraham vô cùng sôi động, ôn inh (Thấy bóng) cằm roi để múa, nhẩy đạp
tắt đóng lửa trong tiếng kích động và reo hò của mọi người đến xem.
Lễ Rija Prong gồm có các điệu múa: Biyên, Mưrai, Patra uyển chuyển nhịp nhàng
và trang trọng. Nghệ nhân xử dụng quạt, khăn, để diễn nhịp điệu.
Lễ nhạc và điệu múa ở Lăng Tháp có tính cách cộng đồng, số đông người múa các
điệu vũ: Biyên, Mưrai, Patra cũng giống như lễ Rija Prong nhưng ở đây nhộn nhịp

hơn tươi vui hơn và múa nhạc phóng khoáng hơn. Trong lễ nhạc và điệu múa ở
lăng tháp, lễ chính thức thì thực hiện trong lăng tháp và người vừa kéo đàn Karhi
vừa hát là Ong Gru Kadhar, không có múa nữa. Ông Gru Kadhar hát ngợi ca công
đức các vua chúa cùng anh hùng dân tộc đã thần thánh hóa.
Nhạc lễ tang (hỏa táng) của Chăm Bà La Môn; nhạc lễ này vô cùng bi ai buồn thảm
vì tiễn đưa người quá cố về bên kia thế giới.
Nhạc điệu dân ca trữ tình:
Nhạc điệu dân ca trữ tình Chăm thường buồn bã và uẩn vì những xúc cảm nuối tiếc
quá khứ, những tình duyên cách trở vì tôn giáo hay vì môn đăng hộ đối hay những
nhớ nhung ngút ngàn mà không bao giờ tái hợp.
Chính “lời vui khó nói, điệu buồn dễ hay” này mà nhạc trữ tình Champa luôn luôn ai
oán thảm não, nghe như đứt ruột.
- 18 -
Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM
Ðào Duy Anh, trong Việt Nam Văn Hóa Sử Cương, ông ta đã nói: “Những cung
Nam như Nam Ai, Nam Bình, Nam Xuân có vẽ trầm bi oán vọng hợp với tâm thuật
của một dân tộc điêu tàn là dân tộc Chiêm Thành cùng với cảnh non nước dịu dàng
ở chung quanh kinh đô.
Trong sách Ðại Việt Sử Ký có ghi rằng: “Ở Triều Lý, có chỉ thị các nhạc công đặt
nhạc khúc gọi là “điệu Chiêm Thành, tiếng trong trẻo mà ai oán, thảm thương, ngâm
nghe phải khóc. Có lẽ những điệu nhạc cung Nam ai ngày nay là gốc ở đó.
Nhạc Champa chẳng những ảnh hưởng đến nhạc cung đình của Vua chúa Việt
Nam, mà còn bay xa đến xứ Phù Tang mà người Nhật gọi là nhạc Rinyugaku là
nhạc du nhập từ nước Chiêm Thành tức Champa ngày xưa đượng Hoàng gia Nhật
thích thú và chọn làm nhạc Hoàng gia Nhật theo tiến sĩ Pô Dharma trong chuyến
viếng thăm Nhật Bản vào tháng 07/2005 vừa qua.
LỜI KẾT
Ðường về nguồn cội CHAMPA được gói ghém vài mươi trang giấy trong giới hạn
của một Ðặc San, thật không thể nói lên hết những gì trên lộ trình hướng về nguồn
cội, mà ít ra phải được ghi lại trong một quyển sách dày với nhiều hình ảnh minh

họa.
Hai ngàn năm trước, và lâu hơn nữa trước công nguyên; vùng đất cực bắc cội
nguồn Tượng Lâm, nơi quê hương ngàn đời cách biệt đó, dấu chân xưa, lối mòn
cũ, của những cộng đồng cư dân Champa sinh sống cách đây hơn hai ngàn năm,
bây giờ đã bị lớp bụi của thời gian vùi lấp, xóa nhòa. Nhưng, núi sông nơi đây vẫn
còn đó, như một chứng nhân lịch sử, đã mục kích anh hùng Khu Liên dấy binh
dựng nghiệp nước Lâm Ấp với cờ xí rợp trời của muôn dân Champa trong tiếng reo
hò, thoát ách nô lệ và sự tàn bạo bởi chế độ phong kiến nhà Hán. Và cũng chính
nơi đây, tiền nhân Champa đã lưu lại những sắc nét văn hóa vật chất xa xưa, qua
những di tích “mộ chum” mà các nhà cổ học gọi là văn hóa Sa Huỳnh. Từ dấu tích
của văn hóa Sa Huỳnh, các nhà cổ học với sự hợp tác và hỗ trợ của nhiều ngành
khoa học khác, để lần mò khai quật và xác định niên đại, từ đó góp phần nói lên
được cội nguồn của dân tộc Champa.
Trước khi lập quốc, dân tộc Champa sống co cụm nơi vùng Tượng Lâm dưới ách
thống trị của nhà Hán. Tuy là dân bị trị nhưng dân tộc Champa không phục sức theo
lối dân Trung Hoa, và cũng không theo hệ thống tâm linh của Trung Hoa. Người
Champa vẫn ăn mặc theo tổ tiên mình và tín ngưỡng bản địa, thờ, cúng vô số Thần
linh và thực hiện những lễ hội dân gian của riêng dân tộc mình.
Sau khi thành lập một quốc gia Lâm Ấp độc lập với Trung Hoa, văn minh và văn hóa
Ấn Ðộ đã xâm nhập và ảnh hưởng đến Champa về mọi mặt: văn hóa, tôn giáo,
hành chánh v.v . Từ đó đã đưa đến những hòa nhập giữa tín ngưỡng bản địa và
đạo Bà La Môn, đã định hình nên những sắc thái văn hóa riêng biệt, độc đáo của
nền văn hóa cội nguồn Champa. Suốt VIII thế kỷ đầu, tiền nhân Champa xây dựng
một Vương Quốc phồn thịnh với những trang sử vàng son của thời đại, và một nền
văn minh văn hóa vừa sâu sắc vừa huy hoàng rực rỡ. Dân tộc Champa sống trong
sung túc hoan lạc, mặc dầu đầu thế kỷ thứ 07. Trung Hoa do Tướng Lưu Phương
chỉ huy đánh phá nước Champa, cướp bốc tài sản, đốt sách vở, sử liệu rồi rút quân
- 19 -
Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM
về nước.

Tiếc thay vào thế kỷ X, Vương Quốc Champa lại bước vào một khúc quanh quan
trọng của lịch sử. Những cơn bão ghê rợn không phải phát xuất từ thiên tai nghiệt
ngã, mà từ sâu thẩm của lòng người, Thổi dập vùi vào đất nước Champa, xô đẩy
một dân tộc hiền hòa, thiết tha với nòi giống; từng bước lùi dẫn về phương Nam và
dồn ép liên tục suốt tám trăm năm cho đến ngày diệt vong. Bao nhiêu thành quách
đền đài diện các đã bị phá hủy Những kinh thành tráng lệ, huy hoàng của một
nền văn minh cổ kính, nay chỉ là những phế tích hoang tàn đổ nát. Những chứng
liệu về lịch sử, văn hóa, văn minh v.v đã bị thiêu hủy thành những đóng tro tàn.
Ðối với dân tộc Champa, một số đông bị bắt buộc hoặc sơ sệt vì sự tàn bạo, phải di
cư sang nhiều quốc gia lân cận như Nam Dương, Mã Lai, thái Lan, Trung Hoa (Ðảo
Hải Nam), Cambốt và hiện nay đã trở thành những công dân của các quốc gia đó,
và lâu dần, gần hai trăm năm qua đã sống hội nhập vào dân tộc của các nước dung
thân, và những thành phần này dần dần sẽ bị đồng hóa.
Một số còn lại ở vùng đất Khánh Hòa Nha Trang ra đến Quảng Bình đã bị chánh
sách đồng hóa của Ðại Việt mang tính cách thúc bách ép buộc, nên đã bị đồng hóa
thành người Việt.
Một số khác còn lại ở hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuân, đã trốn sâu vào rừng núi
Trường Sơn để ẩn cư; cố tránh những cảnh tượng hãi hùng của chết chốc, những
âm vang của đớn đau réo gọi do Minh Mạng gây ra.
Sau khi Minh Mạng chết đi, các vị vua Ðại Việt kế tiếp như Thiệu Trị, Tự Ðức có
nhân hậu và đạo đức hơn Minh Mạng rất nhiều đã kêu gọi người CHĂM phải rời
rừng núi ra sống ở các thung lũng của những chân núi dọc theo miền duyên hải
Phan Rang, Phan Thiết, Bình Tuy; nhất là đến thời Tự Ðức và được sự cứu giúp
của người Pháp, nên toàn bộ người CHĂM đều rời rừng sâu và núi cao về sinh
sống tại vùng đồng bằng dọc theo quốc lộ 01, ngày nay.
Cho đến giai đoạn Bảo Ðại lên ngôi Hoàng Ðế người Champa dần đà sống hội
nhập với dân tộc Việt Nam trong cộng đồng quốc gia. Cũng trong thời điểm này, chế
độ Hoàng triều cương thổ được thành lập và đặt trực thuộc nhà vua. Ðời sống các
sắc dân Champa ở Tây nguyên tương đối ổn định và an lạc hơn.
Sau này Ngô Ðình Diệm được Mỹ đưa về nước chấp chánh với vai trò Thủ Tướng.

Không bao lâu ông Diệm truất phế Bảo Ðại, thay đổi Hiến Pháp lên làm Tổng
Thống.
Sau khi xóa bỏ chế độ Hoàng triều cương thổ ở Tây nguyên, Ngô Ðình Diệm manh
nha đồng hóa đồng bào thiểu số thuộc các sắc tộc Champa thì đã bị lật đổ và sát
hại bởi chính những người dưới tay ông ta. Trước sự kiện này có người cho là luật
nhân quả?
Nền Ðệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam và Dân Tộc Champa.
Sau khi Ngô Ðình Diệm bị lật đổ, xóa bỏ nền Ðệ Nhất Cộng Hòa. Hiến Pháp ngày
01/04/1967 ra đời, nền Ðệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam được thành lập. Trong điều 02
và điều 24 của Hiến Pháp nêu trên có minh định rằng: Quốc gia công nhận sự hiện
hữu của người thiểu số trong cộng đồng quốc gia Việt Nam. Và quốc gia chủ trương
bình đẳng các dân tộc. Từ đó một sắc luật 033/67 ra đời để ban hành qui chế riêng
- 20 -
Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM
biệt cho đồng bào thiểu số miền Nam Việt Nam (gồm có đồng bào thiểu số miền
Bắc di cư vào Nam năm 1954 như Tày, Nùng, Thái, Mường v.v và các sắc tộc
Champa nhằm thực hiện chủ trương nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh cho đồng
bào thiểu số trong tinh thần cộng đồng và đồng tiến xã hội.
Bộ phát triển sắc tộc được thành lập, tất cả các tỉnh toàn quốc có đồng bào thiểu số
đáng kể đều thành lập Ty Phát Triển Sắc Tộc cũng như các chi Phát Triển Sắc Tộc
tại mỗi quận có đồng bào sắc tộc nhằm mục đích thi hành chánh sách qua sắc luật
nêu trên.
Sau ngày sụp đổ chế độ miền Nam vào ngày 30/04/1975 những định chế chính trị
nêu trên không còn nữa và chính sách đối với dân tộc thiểu số đã được lịch sử
sang trang với một chế độ khác.
NGUỒN CỘI DÂN TỘC CHAMPA VÀ CÁC NHÓM HẬU DUỆ SAU HAI TRĂM NĂM
NƯỚC MẤT NHÀ TAN!
Hai trăm năm qua như mới ngày nào, thế mà đã xẩy ra biết bao tang thương biến
đổi cho các nhóm hậu duệ Champa và báo động đến mức độ tồn vong của dân tộc:
Các nhóm hậu duệ CHAMPA ngày này có thể chia thành hai nhóm chính sau đây:

Nhóm hải ngoại:
Nam Dương
Thái Lan
Nhóm Hải Nam (Trung Quốc)
Nhóm Mã Lai
Nhóm Campuchia.
Các nhóm trên đây hầu hết đã thay đổi đức tin theo Hồi giáo. Riêng ở Campuchia
còn khoản dưới 100 ngàn người ở phía Bắc. Kompong Chnăng, cũng có một số
thôn ấp CHĂM gọi là Jahêd, còn duy trì về nếp sinh hoạt truyền thống giống như
cộng đồng CHĂM Bàni tại Phan Rang, Phan Rí, vẫn cúng bái thần linh và tổ tiên
riêng biệt, khó mà hòa nhập với các cộng động CHĂM Islam dân số đông đảo ở lân
cận (trích Bangsa Champa của Dohamida và Dorohiemtr. 347)
Chưa có ai kiểm kê dân số Champa tại các quốc gia Hồi giáo nêu trên; riêng ở
Campuchia, theo một Thượng Nghị Sĩ CHĂM (Mad Marwan); sau thời kỳ bị Khmer
Ðỏ tàn sát không nương tay, nay còn 420.000 người (trích Bangsa Champa
Dohanid, DoroHiêm tr. 335).
NHÓM Ở VIỆT NAM:
Theo kiểm kê dân số gần đây vào ngày 01/04/1999m dân tộc Champa ở Việt Nam
hiện nay có: 132,873 ngàn người chia thành ba nhóm tại ba vùng khác nhau:
1- Nhóm thứ nhất: CHĂM H’Roi ở Phú Yên, Bình Ðịnh, có khoản hơn hai mươi
ngàn người, sau hai trăm năm xa lìa nhóm tộc CHĂM chính cống của mình; họ
sống chung đụng với các tộc người ở Tây Nguyên, ngày nay họ có khuynh hướng
ngày càng xa dần tộc người CHĂM của họ, và ảnh hưởng sâu đậm về văn hóa xã
hội, kinh tế của cư dân bản địa Tây Nguyên từ cách ăn uống, cách phục sức, nhà ở,
lễ hội dân tộc và văn nghệ Chiêng Cồng, đồ vật dụng mưu sinh hằng ngày như: Ná,
- 21 -
Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM
Gùi, và gạt, v.v và ngay cả ngôn ngữ v.v
2- Nhóm thứ hai: Là người CHĂM ở Nam Trung Bộ thuộc hai tỉnh Ninh Thuận, Bình
Thuận gần 90.000 ngàn người. Nhóm này sống hội nhập với xã hội người Việt

Nam, theo học chương trình văn hóa Việt từ lớp sơ học lên đến Ðại học. Từng tham
gia trong bộ máy công quyền Việt Nam; giữ các chức vụ quan trọng về Quân sự,
hành chánh, văn hóa giáo dục, y khoa v.v Tuy nhiên nhóm CHĂM Nam trung bộ
không phải vì hội nhập trong xã hội Việt Nam mà quên đi nguồn cội của mình. Họ
vẫn bảo tồn văn hóa truyền thống của cha ông để lại, vẫn giữ phong tục tập quán,
chế độ mẫu hệ, ngôn ngữ chữ viết, văn học đân gian CHĂM, tín ngưỡng bản địa,
những ngày lễ hội dân tộc CHĂM cũng như hệ thống tâm linh nguồn cội. Họ luôn
luôn tự hào về lịch sử oai hùng của dân tộc; về nền văn minh văn hóa độc đáo và
rực rỡ của dân tộc họ. Nhóm này mới đúng là hậu duệ CHAMPA trung thành với cội
nguồn dân tộc, gìn giữ nòi giống CHĂM và làm cho các bậc tiền nhân CHAMPA ấm
lòng nơi chín suối.
3- Nhóm thứ ba: Là dân tộc CHĂM ở các tỉnh Châu Ðốc, tỉnh Tây Ninh và thành phố
Sàigòn ngày xưa, gọi chung là CHĂM Nam Bộ. Nhóm này hầu hết theo đạo ISLAM
(Hồi giáo), thường có quan hệ với dân tộc Mã Lai vì cùng tôn giáo với họ.
Ðối với người Muslim vốn chỉ tôn thờ Ðấng Tạo Hóa duy nhất là Allah, chứ không
thờ phượng thần linh, được thể hiện dưới dạng thức các tượng thờ; cho nên họ
không thể chấp nhận những tín ngưỡng bản địa của cội nguồn CHAMPA vốn tôn
thờ vô số thần linh. Do đó phần đông những người CHĂM thấm nhuần giáo lý
ISLAM thường hay e dè, xa cách đối với các lễ hội dân tộc có thờ thần linh. Có lẽ vì
những trở ngại này mà các vua chúa và dân tộc CHAMPA ngày xưa phải “Bản địa
hóa” hai hệ thống tâm linh ISLAM và Bà La Môn thành Awar và Ahier để dân tộc
CHĂM được sống yên vui và đoàn kết với nhau, gìn giữ được văn hóa cội nguồn và
sự trường tồn của giống nòi CHĂM.
Ngoài ba nhóm chính nêu trên, tại tỉnh Bình Thuận Việt Nam ngày nay còn có một
nhóm CHĂM nữa tập trung ở Huyện Bắc Bình thuộc bốn làng: Tuân Giáo, Tuân
Mục (xã Hồng Thái); và Xuân Hội, Xuân Quang (xã Chợ Lầu). Nhóm ngày này xưa
là xóm làng CHĂM, rồi các chàng trai Việt giang hồ tứ xứ đến lập gia đình với người
phụ nữ CHĂM sống lẫn lộn với những cặp vợ chồng CHĂM thuần túy, và tất cả
trong xóm làng vẫn theo chế độ mẫu hệ, vẫn trân trọng văn hóa truyền thống dân
tộc CHĂM, vẫn làm lễ hội dân tộc hằng năm như: lễ hội Rija Nưgar, Rija Daynap,

Mbăng Katé v.v Những đến năm 1945 không hiểu vì nguyên nhân gì họ đem
“CHIẾT ÂTAU” của mỗi tộc họ đồng loạt thả trôi sông như một phong trào bài trừ mê
tín dị đoan; bỏ hết phong tục tập quán cổ truyền trong vòng 60 năm trôi qua bây
giờ họ đã bị đồng hóa thành người VIỆT!
Lúc còn thanh niên 18 tuổi đang học Trung Học, kẻ viết bài này có ghé vào làng
Xuân Quang (một trong 4 làng CHĂM nêu trên) vào dịp hè để thăm người bạn tên
NHẬT (người CHĂM. Thuở ấy chúng tôi còn nói chuyện với nhau bằng tiếng
CHĂM. Năm mươi năm sau, bây giờ cả bốn làng trên đều nói tiếng Việt thay tiếng
mẹ đẻ CHĂM. Cách phục sức cũng hoàn toàn theo như người Việt kể cả bàn thờ tổ
tiên.
Qua những phần trình bày về các nhóm CHĂM hiện nay, sau hai trăm năm nước
mất nhà tan, ta thấy đặc điểm quan trọng mà bất cứ một người CHAMPA nào cũng
- 22 -
Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM
cần biết đến như sau:
Ðó là văn minh văn hóa cội nguồn cùng với tiến trình dựng nước và giữ nước của
buổi ban đầu, đã tạo thành “Bản sắc” của một con người. Con người này tự biết rõ
mình là ai? Từ đâu tới? Và là một giống dân riêng biệt cùng chung một thủy tổ. Ðó
là con người CHĂM, của dân tộc CHĂM và của đất nước CHAMPA.
Người Do Thái trước đây giống như dân du mục, sống này đây mai đó trên đất
Trung Ðông, và lang thang khắp nơi trên thế giới, vì họ không có một đất nước thực
sự. Cuộc sống lang bạt ấy mang đến cho dân tộc Do Thái những sự khinh miệt, xua
đuổi, hành hạ. Trong cuộc sống vất vưởng lầm than ấy, không làm cho người Do
Thái ngã lòng, muốn được đồng hóa thành dân tộc khác để được yên thân. Bởi vì
người Do Thái biết mình ai? Từ đâu đến? là một giống dân riêng biệt, có văn hóa và
cội nguồn dân tộc riêng của họ.
Có lẽ một dân tộc dù trong mọi nghịch cảnh, vẫn không bao giờ quên mình là ai đó,
mà ngày nay chúng ta đã thấy con người của Do Thái, dân tộc của Do Thái, và đất
nước Do Thái văn minh và cường thịnh như ngày nay vậy.
Cao cả thay một giống dân biết trân trọng nguồn cội và thương yêu giống nòi, và họ

xứng đáng được tồn tại trên hành tinh này.
NHỮNG SÁCH THAM KHẢO
VÀ TRÍCH DẪN
1. Nhân tử Nguyễn Văn Thọ: Tinh Hoa Các Ðạo Giáo
2. Phạm Cao Dương: Bán Ðảo Ấn Ðộ.
3. Phan Xuân Biên – Phan An, Phan Văn Ðốp: Văn Hóa CHĂM.
4. Lê Khôi: Nhìn Lại Mình.
5. Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam, Viện Ðông
Nam Á: Ðiêu Khắc Chăm.
6. Inrasara: Văn Học Chăm.
7. Mường Giang: Những Nẻo Ðường Bình Thuận.
8. Dohamid, Dorohiêm: Bangsa Champa.
9. Thiệu Vĩ Hoa: Dự Ðoán Theo Tứ Trụ.
10. Ngô Sĩ Liên: Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư.
11. Võ Thu Tịnh: Tình Tự Dân Tộc Việt Nam.
12. Ðắc Văn Kiết: Vài Nét Ðặc Trưng Về Văn Hóa Truyền Thống của Dân Tộc
Chăm; Vijaya 02.
13. Ðắc Văn Kiết: Cái gìn còn lại sau khi đã mất: Vijaya 01.
14. Vũ Ký: Luận Cương về Văn Hóa Việt Nam
15. Sakaya: Các Lễ Hội Dân Gian CHĂM.
www.nguoicham.com (Trích: Vijaya số 4)
- 23 -
Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×