Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Xác định bệnh do trùng bào tử sợi (Myxosporea) gây ra ở cá chẽm Lates calcarifer (Bloch, 1790) giai đoạn giống và thử nghiệm phương pháp chữa trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (953 KB, 42 trang )


Trang i
LỜI CẢM ƠN.
Trong thời gian hoàn thành đề tài, ngoài những cố gắng của bản thân, tôi đã
nhận đƣợc sự giúp đỡ của nhiều cơ quan và cá nhân. Với tất cả sự chân thành và
lòng biết ơn sâu sắc tôi xin đƣợc gởi lời cảm ơn tới:
Ban giám hiệu Trƣờng đại học Nha Trang, phòng Khoa học công nghệ, ban
chủ nhiệm Khoa Nuôi trồng Thủy sản và các thầy cô bộ môn Bệnh học thủy sản đã
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Thạc sĩ Phan Văn Út-giáo viên hƣớng dẫn, ngƣời đã định hƣớng, động viên
và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi đƣợc thực hiện đề tài này.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng-giám đốc trung tâm Giống và Dịch bệnh thủy sản,
trƣờng Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện cho tôi đƣợc thực hiện đề tài tại đây.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và những ngƣời thƣơng yêu tôi đã
luôn bên cạnh, giúp tôi có thêm sức mạnh thực hiện tốt đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, tháng 9 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Võ Thị Mỹ Dung








Trang ii
MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN. i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: TỔNG QUAN 3
1.1.Một số đặc điểm sinh học của cá chẽm. 3
1.2. Đặc điểm ký sinh trùng Myxosporea và bệnh do chúng gây ra. 4
1.3. Tình hình nghiên cứu bệnh ký sinh trùng Myxosporea trên thế giới 7
1.4. Tình hình nghiên cứu bệnh ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng do
Myxosporea gây ra trên cá chẽm Lates calcarifer ( Bloch, 1790) trên thế giới. 10
1.5. Tình hình nghiên cứu bệnh ký sinh trùng và bệnh trùng Myxosporea gây ra
trên cá chẽm nuôi tại Việt Nam 11
PHẦN 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tƣợng nghiên cứu. 13
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu. 13
2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu. 13
2.2.2. Pháp pháp nghiên cứu trùng bào tử sợi ký sinh trong cá chẽm. 14
2.2.3. Kiểm tra mô học 16
2.2.4. Thử nghiệm chữa trị 17
2.2.5. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu. 18

Trang iii
2.2.5.1. Phƣơng pháp tính mức độ cảm nhiễm 18
2.2.5.2. Phƣơng pháp đo kích thƣớc trùng Myxosporea. 19
2.2.5.3. Xử lý số liệu 19
PHẦN III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20
3.1. Phân bố mẫu nghiên cứu và xác định tác nhân gây bệnh: 20
3.2. Mô tả bệnh do bào tử sợi gây ra trên cá chẽm. 21

3.2.1. Bệnh Ceratomyxosis. 21
3.2.2 Bệnh Henneguyosis 24
3.3. Kết quả thí nghiệm chữa trị: 26
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN. 31
4.1. Kết luận. 31
4.2. Đề xuất ý kiến. 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CĐCNTB

Cƣờng độ cảm nhiễm trung bình
ĐC

Đối chứng
h

Giờ
KST

Ký sinh trùng
NT

Nghiệm thức
ppm

Nồng độ phần triệu
ppt


Nồng độ phần nghìn
SE

Sai số chuẩn
SL (Standard length)
Chiều dài thân (không kể đuôi)
TLCN
Tỷ lệ cảm nhiễm
TTK
Thị trƣờng kính


Trang v
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Số lƣợng và kích thƣớc mẫu nghiên cứu 20
Bảng 3.2. Mức độ nhiễm bệnh do bào tử sợi gây ra trên cá chẽm nuôi tại Khánh
Hòa. 20
Bảng 3.3. Kích thƣớc và mức độ cảm nhiễm đàn cá chẽm bị bệnh Ceratomyosis
trƣớc khi đƣa vào chữa trị bằng Baycox (BAYER). 26
Bảng 3.4. Mức độ cảm nhiễm của cá chẽm bị bệnh Ceratomyosis ở các nghiệm
thức sau khi đƣợc chữa trị trị bằng Baycox (BAYER). 28


Trang vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cá chẽm Lates calcarifer 3
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 13
Hình 2.2. Các bƣớc thực hiện của phƣơng pháp nghiên cứu ký sinh trùng ở cá

chẽm giống. 14
Hình 2.3.Cách đo kích thƣớc bào tử 19
Hình 3.1. Dấu hiệu cá chẽm bị bệnh do Ceretomya gây ra. A- cá bị đen thân; B-
Nội tạng cá chẽm bị xuất huyết, mật bị đen; C- Gan teo, mật xanh. 21
Hình 3.2. Ceratomyxa ký sinh trong mật cá chẽm ở độ phóng đại 400X: A, B-
Mẫu soi tƣơi; C, D- Mẫu nhuộm với Giemsa; E- Hình vẽ bào tử Ceratomyxa. 22
Hình 3.3. Mô mật cá chẽm bị nhiễm bệnh Ceratomyosis: A- Ceratomyxa ký sinh
trong dịch mật; B- cấu trúc thành ống mật bị phá hủy, Ceratomyxa bám trên biểu
mô mật. Hình ảnh ở độ phóng đại 400X. 23
Hình 3.4. Hình ảnh bào nang và bào tử Heneguya trên cá chẽm: A, B- Bào nang
Henneguya cerebralis trên mang; C, D- Bào tử Henneguya cerebralis ở độ phóng
đại 400X; E- Hình vẽ bào tử Henneguya cerebralis . 25
Hình 3.5. Tỷ lệ (%) các cƣờng độ cảm nhiễm bào tử sợi khác nhau ở đàn cá chẽm
bị bệnh Ceratomyosis trƣớc khi đƣợc chữa trị trị bằng Baycox (BAYER). 27
Hình 3.6. Tỷ lệ chết ở các nghiệm thức sau 12 ngày chữa trị bằng Baycox
(BAYER). 27
Hình 3.7. Tỷ lệ (%) cƣờng độ cảm nhiễm ở nghiệm thức dùng thuốc (NT1) và đối
chứng (ĐC) sau 6 ngày chữa trị bằng Baycox (BAYER). 28


Trang 1
MỞ ĐẦU
Cá chẽm Lates calcarifer là loài có giá trị kinh tế, tốc độ sinh trƣởng khá
nhanh, dễ nuôi, năng suất nuôi cao và là đối tƣợng nuôi quan trọng ở nhiều nƣớc
trên thế giới, nhất là các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á. Nghề nuôi cá chẽm ở
Việt Nam đƣợc phát triển rộng rãi sau khi nghề nuôi tôm đi vào giai đoạn suy thoái
do dịch bệnh. Lates calcarifer đã trở thành đối tƣợng nuôi chính đem lại hiệu quả
kinh tế cao cho nhiều hộ nông dân. Tuy nhiên, sự phát triển nghề nuôi cá chẽm gia
tăng nhanh chóng cả về quy mô và diện tích, đồng thời thiếu sự quản lý, quy hoạch
trong quá trình phát triển trong thời gian qua đã dẫn đến một số vấn đề về môi

trƣờng và dịch bệnh, kết quả là các báo cáo dịch bệnh trên đối tƣợng nuôi này xuất
hiện với tần số ngày càng tăng.
Trong những bệnh trên cá chẽm hiện nay thì bệnh do ký sinh trùng mà cụ thể là
trùng bào tử sợi Myxosporea gây ra cũng là một điều đáng quan tâm. Myxosporea là
tác nhân gây bệnh phổ biến và gây tác hại lớn, gây cá chết nhanh chóng với tỷ lệ cao
có thể lên đến 100% hoặc gây ảnh hƣởng đến sinh trƣởng. Bệnh này gây tác hại
trong hầu hết các giai đoạn phát triển của cá nhƣng gây hại nghiêm trọng nhất ở giai
đoạn cá con. Hiện nay bệnh vẫn chƣa có biện pháp chữa trị, chủ yếu vẫn là áp dụng
các biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Chính vì lý do trên mà vấn đề cần giải quyết
hiện nay là cần có một đề tài để xác định rõ bệnh do Myxosporea gây ra ở cá chẽm.
Đƣợc sự cho phép của giám hiệu nhà trƣờng, phòng khoa học công nghệ, khoa
nuôi trồng thủy sản trƣờng Đại học Nha Trang và sự định hƣớng, giúp đỡ của thầy
Phan Văn Út, tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học với tiêu đề “Xác định
bệnh do trùng bào tử sợi (Myxosporea) gây ra ở cá chẽm Lates calcarifer
(Bloch, 1790) giai đoạn giống và thử nghiệm phƣơng pháp chữa trị”
Nội dung thực hiện:
1. Xác định tác nhân và đặc điểm dịch tễ của bệnh do Myxosporea gây ra trên
cá chẽm.
2. Thử nghiệm phƣơng pháp chữa trị.

Trang 2
Mục tiêu của đề tài: Xác định tác nhân và đặc điểm dịch tễ của bệnh do
Myxosporea gây ra ở cá chẽm Lates calcarifer và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh
thích hợp.





























Trang 3
PHẦN I: TỔNG QUAN
1.1.Một số đặc điểm sinh học của cá chẽm.
Cá chẽm có hệ thống phân loại nhƣ sau:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Latidae

Giống: Lates Hình 1.1. Cá chẽm Lates calcarifer
Loài: Lates calcarifer (Bloch, 1790)
Tên tiếng Việt: Cá chẽm, cá vƣợc.
Tên tiếng Anh: Sea bass, Barramundi, Giant seaperch.
Cá chẽm có thân hình thon dài và dẹp bên, cuống đuôi khuyết sâu. Chiều dài
thân bằng 2.7 - 3.6 lần chiều cao. Đầu nhọn, nhìn bên cho thấy phía trên hơi lõm
xuống ở giữa và hơi lồi ở lƣng. Miệng rộng và hơi so le, hàm trên kéo dài đến phía
dƣới sau hốc mắt. Răng dạng nhung, không có răng nanh, trên nắp mang có gai
cứng, vây lƣng gồm có 2 vi: vi trƣớc có 7-9 gai cứng và vi sau có 10-11 tia mềm. Vi
hậu môn có 3 gai cứng, vi đuôi tròn và có hình quạt. Vẩy dạng lƣợc và có kích cỡ
vừa phải, có 61 vẩy đƣờng bên.
Khi cá khoẻ, trên mặt lƣng có màu nâu, mặt bên và bụng có màu bạc khi
sống trong môi trƣờng nƣớc biển, màu nâu vàng khi sống trong môi trƣờng nƣớc
ngọt. Khi cá ở giai đoạn trƣởng thành sẽ có màu xanh lục hay vàng nhạt trên lƣng
và màu vàng bạc ở mặt bụng.
Cá chẽm
. Tại Việt Nam, cá chẽm có thể đƣợc tìm thấy ở vịnh Bắc bộ,
vùng biển Trung và Nam Bộ.

Trang 4
Về khả năng thích ứng với các yếu tố sinh thái, cá chẽm là loài có khả năng
thích ứng rộng với sự thay đổi độ mặn, cá giai đoạn giống và trƣởng thành sống
đƣợc ở độ mặn từ 0 – 35 ppt và có thể chịu đựng tốt với sự thay đổi độ mặn đột
ngột. Thực tế cho thấy cá giống cỡ 2 – 3 cm có thể thuần hóa từ độ mặn 30 – 32 ppt
xuống 5 – 10 ppt trong 2 – 3 giờ (Kungvankij và ctv, 1984; Tucker, 2000) . Vì vậy,
đây là loài rất thích hợp cho phát triển nuôi cả trong nƣớc ngọt, nƣớc lợ cũng nhƣ
nuôi biển (Kungvankij và ctv, 1984). Cá chẽm có thể thích ứng với nhiệt độ từ
21 – 39
o
C, thích hợp nhất 27 – 30

o
C. Nhiệt độ thay đổi đột ngột 2 – 3
o
C có thể gây
sốc cho cá giống (Tucker, 2000). Độ pH thích hợp cho cá từ 7.0 – 8.5; DO 4 -9
ppm; NH
3
-N < 0.025 ppm, H
2
S < 0.3 ppm (Kungvankij và ctv, 1984).
Cá chẽm là loài cá dữ, ăn mồi sống và có khả năng ăn thịt đồng loại, đặc biệt
tỷ lệ chết do ăn nhau cao nhất ở giai đoạn từ 1 – 10 cm. Ngoài tự nhiên, thức ăn của
cá chẽm gồm cá nhỏ, tôm, cua, mực…. Cá có kích thƣớc >20 cm ăn 100% mồi
động vật (Kungvankij và ctv, 1994).
Cá chẽm là loài có kích thƣớc lớn, khối lƣợng tối đa có thể đạt 60 kg. Cá
tăng trƣởng chậm ở giai đoạn đầu, khi đạt 20–30 g tốc độ tăng trƣởng nhanh hơn và
chậm lại khi đạt khoảng 4 kg. Cá bột mới nở có chiều dài 1.49 mm, sau 40 ngày đạt
cỡ 17.4 mm, 50 ngày đạt 28.9 mm, 90 ngày đạt chiều dài 93 mm, khối lƣợng là 9g.
Trong điều kiện nuôi, cá giống cỡ 2 – 2.5 cm sau thời gian ƣơng từ 30 – 45 ngày đạt
cỡ 5 – 11 cm, sau từ 6 đến 24 tháng nuôi thƣơng phẩm cá đạt 0.35 – 3 kg.
1.2. Đặc điểm ký sinh trùng Myxosporea và bệnh do chúng gây ra.
Myxosporea là thuộc ngành Myxozoa, giới động vật đơn bào Protozoa.
Myxosporea có hình dạng cơ thể đơn giản, đây là kết quả của quá trình phân đôi
quy mô lớn để thích ứng với đời sống ký sinh (Lom và Dyková, 2006). Vòng đời
của Myxosporea trải qua các vật chủ khác nhau, theo Wolf và Markiw (1984) vòng
đời của Myxosporea xảy ra trên hai ký chủ chia làm 2 giai đoạn là Myxospore và
Actinospore, giai đoạn Myxospore xảy ra ở ký chủ trung gian là động vật có xƣơng
sống bậc thấp nhƣ cá, giai đoạn Actinospore ký sinh ở động vật không xƣơng sống
thƣờng là giun nhiều tơ nhằm phục vụ cho sự sinh sản hữu tính. Giai đoạn ký sinh


Trang 5
trong cá có thể tồn tại trong cơ thể vật chủ dƣới dạng hợp bào, có thể là giả hợp bào
(thể dinh dƣỡng) hay bào nang, đặc trƣng của giai đoạn này là trạng thái tế bào
trong tế bào, khi những tế bào con đƣợc sinh sản nội sinh vẫn còn tồn tại trong tế
bào mẹ.
Hợp bào là một tổ chức lớn với nhiều nhân sinh dƣỡng và có hình thức sinh
sản nội sinh tạo ra những tế bào sinh sản (generative cell), tế bào sinh sản sẽ trở
thành tế bào sporogonic và pericyte có vai trò là nơi phân chia và biệt hóa các bào
tử. Trong hợp bào còn có lobocytes - là những tế bào lớn có chức vụ “quét dọn” bên
trong hợp bào, một hợp bào có thể tạo ra hai hay nhiều bào tử, giả hợp bào có kích
thƣớc nhỏ hơn, chứa nhân và tế bào sinh sản có thể tạo ra một đến hai bào tử. Giai
đoạn bào nang cũng là dạng hợp bào do các tổ chức cơ thể ký chủ nơi bào tử ký
sinh bị kích thích thoái hóa và sinh ra một lớp mang bao quanh các thể dinh dƣỡng
(Đỗ Thị Hòa và ctv, 2004).
Bào tử Myxosporea có cấu tạo chính gồm: các mảnh vỏ, các cực nang có
chứa sợi thích ty, phần nguyên sinh chất có chứa các nhân và không bào, bào tử rất
đa dạng về kích thƣớc và hình dạng. Tùy theo loài mà một bào tử có cấu tạo từ 2
đến 7 mảnh vỏ dính nhau ở đƣờng nối, 1 đến 7 cực nang và nhân gồm một nhân đôi
hay hai nhân đơn trong nguyên sinh chất. Ngoài ra, một số loài trong nguyên sinh
chất còn có không bào ƣa iod chứa β_glycogen (Lom và Dyková, 1992). Trùng bào
tử sợi ký sinh trên cả động vật không xƣơng sống và có xƣơng sống bậc thấp nhƣ
cá, bò sát, lƣỡng cƣ, cũng có thể gặp ở chim, thú và ngƣời (Lom và Dyková, 2006).
Ở cá, chúng ký sinh trong xoang cơ thể hay ký sinh trong các mô. Những loài ký
sinh trong xoang cơ thể thƣờng ở trạng thái bám vào biểu mô hay trôi nổi trong dịch
của các xoang cơ thể nhƣ mật, ống dẫn mật Những loài ký sinh trong mô có thể ký
sinh trong hay ngoài tế bào ở nhiều mô khác nhau, thƣờng tạo ra các dạng bào nang
ký sinh ở mang, da có kích thƣớc lớn dễ quan sát bằng mắt thƣờng.
Myxosporea ký sinh trong cơ thể vật chủ, lấy dinh dƣỡng bằng thẩm thấu và
vận chuyển chủ động các chất dinh dƣỡng, với dạng bào nang có hoạt động ẩm bào
cao, là những sinh vật kỵ khí bắt buộc hoặc hiếu khí bắt buộc (Lom và Dyková,


Trang 6
1992). Khi kí sinh vào cơ thể vật chủ, các thể dinh dƣỡng lấy chất dinh dƣỡng để
phát triển, sau đó hoặc chúng phân phối các bào tử trƣởng thành vào trong các cơ
quan vật chủ hoặc ra ngoài môi trƣờng trở thành bào nang và hủy hoại vật chủ.
Khi một bào tử trong môi trƣờng nƣớc, chúng sẽ xâm nhập trở lại cá hay
xâm nhập vào ký chủ cuối cùng, có thể xâm nhập trực tiếp qua da, mang, vây cá
khỏe, hay cảm nhiễm thông qua ruột khi có trong thức ăn của cá. Khi tiếp xúc với
cơ thể cá, bào tử bị kích thích bởi cơ thể cá, sẽ phóng sợi thích ty, cắm vào tổ chức
cơ thể, hai mảnh vỏ tách ra, tế bào chất di chuyển, xâm nhập vào các tế bào tổ chức
của ký chủ, hoặc theo máu đến ký sinh ở các tế bào tổ chức của các cơ quan và
dừng lại ở đó lấy chất dinh dƣỡng để sinh trƣởng và phát triển. Myxosporea tồn tại
lâu ngoài môi trƣờng, bào tử có thể tồn tại trong nƣớc lạnh với hình thái bình
thƣờng hơn một năm (Lom và Dyková, 1992).
Sự phát triển bệnh do Myxosporea có thể phụ thuộc vào sự tƣơng tác của
nhiều yếu tố: vật chủ, môi trƣờng, dinh dƣỡng và quản lý dinh dƣỡng của ngƣời
nuôi ( Lom và Dyková, 1992 ). Yếu tố chủ yếu là vật chủ thông qua khả năng đề
kháng và tập tính dinh dƣỡng, yếu tố môi trƣờng nhƣ vùng địa lý, độ mặn, mùa
vụ…là yếu tố tác động không chủ yếu, một số loài bị ức chế bởi biến động mùa vụ
nhƣ ở cá Perch (Perca fluviatilis) mức độ nhiễm Henneguya psoro bị giảm vào đầu
mùa xuân, tuy nhiên một số loài Myxosporea khác vẫn phát triển mạnh trong cơ thể
vật chủ bất kể mùa nào (Lom và Dyková, 1992).
Bệnh do Myxosporea ở cá biển nuôi là sự đe dọa tiềm năng và hiện hữu cho
nghề nuôi trồng thủy sản nƣớc mặn. Tác hại của chúng không rõ ràng: một số loài
gây hại trực tiếp, thật sự nguy hiểm cho cá có thể gây chết cao; một số loài khác khi
cảm nhiễm vào cá không gây dấu hiệu lâm sàng hay tỷ lệ chết nghiêm trọng nhƣng
phá hủy trầm trọng cấu trúc mô cơ thể cá, tạo điều kiện cho các tác nhân cơ hội xâm
nhập gây các bệnh khác khi cá bị stress hay đáp ứng miễn dịch cơ thể suy giảm
(Alvarez-Pellitero, Sitja-Bobadilla, 1993).



Trang 7
1.3. Tình hình nghiên cứu bệnh ký sinh trùng Myxosporea trên thế giới
Nghiên cứu bệnh do Myxosporea trên thế giới đã có lịch sử dài, từ những
khám phá đầu tiên về Myxosporea những năm 1980 bởi Jurine (1825), đến nay các
nhà khoa học đã phát hiện ra 2180 loài và nhiều loài mới còn đang đƣợc nghiên cứu
(Lom và Dyková, 2005). Những loài Myxosporea mới vẫn đang là mối nguy đe dọa
sự phát triển của nghề nuôi trồng thủy sản thế giới (Lom và Dyková, 2006). Với sự
phát triển mạnh mẽ của nghề nuôi cá biển trên thế giới, sự bùng nổ bệnh bởi
Myxosporea đã đƣợc thông báo thƣờng xuyên và một số loài Myxosporea đã trở
thành trở ngại lớn cho nghề nuôi cá biển (trích theo Pilar và Ariadna, 1993).
Bệnh do trùng bào tử sợi đã đƣợc thông báo trên những hệ thống nuôi khác
nhau nhƣ ao, lồng nuôi trên biển và trên các loài cá thuộc họ Seranidae, Sparidae,
Mugilidae (Lubat và ctv, 1989; Paperna, 1991; Alvarez-Pellitero & Sitja-Bobadilla,
1993), ngoài ra còn trên những sinh vật ký sinh trên cá. Sau đây là những công
trình nghiên cứu đó:
Wales và Volf (1950) đã thông báo Ceratomyxa shasta đã gây ra những cản
trở lớn cho sự phát triển nghề nuôi trồng cá hồi Bắc Mỹ từ năm 1948, ký sinh trùng
này là tác nhân gây bệnh nguy hiểm, xâm nhiễm vào ống tiêu hóa của cá, gây viêm
và hoại tử mô, sau đó gây chết (Bartholomew, 1998).
Khan và ctv (1986) đã thông báo trong bóng hơi cá bơn Đại Tây Dƣơng từ
vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dƣơng có các ký sinh trùng thuộc Myxosporea nhƣ
C.drepanopsettae, Leptotheca sp. và Myxidium sphaericum (trích theo Morisom,
1996).
Năm 1996, Morisom và ctv khi nghiên cứu Ceratomyxa ký sinh trong túi mật
cá bơn Đại Tây Dƣơng (Hippologlossus hippoglossus) từ vùng Bắc Đại Tây Dƣơng
đã phát hiện đƣợc trong dịch mật và thành túi mật loài C. drepanopsettae .
Wierzbicka và Orecka-grabda (1996) đã phát hiện Myxobolus portucalusis
ký sinh trên vây và các cơ quan nội quan cá chình Anguilla anguilla ở Ba Lan với tỷ
lệ cảm nhiễm lên đến 15.4% (trích theo Lom và Dyková, 2006) .


Trang 8
Hallet và ctv, 1997 khi kiểm tra tổng số 444 con cá Sillago spp. bắt ở Vịnh
Moreton, Australia đã đƣợc tìm thấy Kudoa ciliatae trên 141 con cá (32%) . Tỷ lệ
cảm nhiễm trên loài S. maculata cao nhất vào mùa thu (100%) và thấp nhất vào
mùa xuân (10%), sự khác biệt này có liên quan thuận với kích thƣớc cá, vào mùa
thu cá có kích thƣớc lớn. Cƣờng độ nhiễm từ 1 đến 45 bào nang/cá, trung bình 7,6
bào nang/cá, bào nang ký sinh trên bề mặt ống tiêu hóa
Maeno và ctv, 1995, đã tìm ra một loài Myxosporea mới trên cá Seriola
quinqueradiata là Myxobolus spirosulcatus. Sau đó, Maita và ctv (1997) thông báo
một loài Myxosporea nhiễm trong túi mật có thể là nguyên nhân làm gan trở nên
màu xanh nhƣng không xác định rõ ra loài. Đến năm 2001, Hiroshi Yokoyama &
Yutaka Fukuda khi tiếp tục nghiên cứu về loài cá này lại bắt gặp Myxobolus
spirosulcatus với tỷ lệ cảm nhiễm 20-100%, ngoài ra còn phát hiện hai loài mới
Ceratomyxa seriolae n. sp và C. buri n. sp ký sinh trong túi mật.
Năm 2003, Freeman và ctv thông báo một loài ký sinh trùng ký sinh trong
rận cá Lepeophtheirus salmonis, rận cá là một trong những ký sinh trùng ngoại ký
sinh phổ biến trên các lồng nuôi cá hồi trên biển. Myxosporea đƣợc quan sát ở giai
đoạn trƣởng thành hay tiền trƣởng, ký sinh trên cả rận cái hay đực với tỷ lệ nhiễm
lên đến 5%, ký sinh ở dạng bào nang trong lớp biểu mô dƣới vỏ kitin, bƣớc đầu
định danh loài Myxosporea này thuộc Nucleospora.
Năm 2005, Ariadna và Pilar đã mô tả một loài mới Leptotheca sparidarum n.
sp., ký sinh trong thận hai loài cá Sparus aurata và Dentex dentex, đƣợc nuôi tại
vùng bờ biển Tây Mediterranean (trích theo Lom và Dyková, 2006).
MacKenzie và ctv (2005) khi nghiên cứu 4 loài thuộc họ cá Tuyết Gadus ở
các Bắc Đại Tây Dƣơng từ năm 1992 đến 2003 đã thu đƣợc 9 loài: Ceratomyxa
arcuata, Leptotheca informis, Leptotheca longipes, Myxidium bergense, Myxidium
gadi, Myxidium oviforme, Myxidium sphaericum, Sphaeromyxa hellandi, và
Myxidium. Một số loài là tác nhân gây bệnh nguy hiểm, một số có thể dùng để chỉ
thị sự thay đổi và ô nhiễm môi trƣờng biển.


Trang 9
Sphaerospora sp. (Myxosporea) đã đƣợc xác định cảm nhiễm trên cá hồi
Salmo truttae ở trại nuôi cá hồi Đông- Bắc Italy. Ký sinh trùng này đƣợc tìm thấy
trên thân ở cá hồi nâu 2 năm tuổi. Phƣơng pháp chuẩn đoán là dùng nhuộm Giemsa
mô thận đƣợc phết mỏng hay dùng phƣơng pháp mô học cắt mô mẫu thận nhuộm
bằng Haematoxylin- eosin để phát hiện thể dinh dƣỡng của Myxosporea (trích theo
Lom và Dyková, 2006).
Ba loài Myxosporea là Henneguya spp., Henneguya ogawai sp.n.
và Henneguya yokoyamai sp. n., đã đƣợc mô tả từ hai loài cá tráp đen
Acanthopagrus schlegelii đƣợc bắt khu vực đảo Setonaikai, Nhật Bản. Hợp bào
đƣợc tìm thấy trong thành thực quản hay thành ruột và một số tìm thấy trong thành
mật, màng bụng (trích theo Lom và Dyková, 2006).
Work và ctv (2008) khi nghiên cứu bệnh trên cá Selar crumenophthalmus,
một loài cá có nhiều ở Hawaii từ năm 2001 đến 2006 đã thông báo một loài mới là
Henneguya akule n. sp cảm nhiễm với tỷ lệ 12-27%. Loài mới này ký sinh trong củ
động mạch tim, có dạng hình ellip với hai đuôi, cực nang hình quả lê có sợi thích ty
xoắn 3-4 lần. Ký sinh trùng này hiện diện trong cá khỏe và không gây dấu hiệu
bệnh lý rõ ràng, tác giả cũng cho rằng sự cảm nhiễm tác nhân này không có liên
quan đến giai đoạn phát triển và tình trạng cơ thể cá.
Năm 2008, Abdel-Ghaffar và ctv, khi nghiên cứu về giống Ceratomyxa
thuộc Myxosporea trên một số loài cá ở biển Đỏ đã phát hiện ra 4 loài mới
Ceratomyxa bassoni sp.n., Ceratomyxa entzerothi sp. n., Ceratomyxa swaisi sp. n.,
Ceratomyxa hurghadensis sp. n.
Freeman và ctv (2008) mô tả hai loài Myxoporea mới ký sinh trên cá
Lophius litulon, Nhật Bản gồm Ceratomyxa anko sp. n. và Zschokkella lophii sp.n
C. anko sp. n. ký sinh ở bóng hơi với tỷ lệ cảm nhiễm đến 57%, bào tử trƣởng thành
cong hình trăng lƣỡi liềm với những mảnh vỏ nối ở đỉnh tròn. Đƣờng nối chạy ở
trung tâm giữa các cực nang, cực nang hình tròn có chứa sợi thích ty xoắn 2 đến 3
lần, kích thƣớc bào tử : dài 10.8 (9.7–11.9) µm, rộng 41.9 (36.9–47.2) µm, đƣờng

kính cực nang 4.6 (4.1–5.3) µm. Zschokkella lophii sp.n. ký sinh trong túi nƣớc tiểu

Trang 10
và có tỷ lệ cảm nhiễm lên đến 70%, bào tử trƣởng thành có hình ellip hay hình bán
cầu, đƣờng nối cong. Hai cực nang hình cầu hở nằm ở cuối bào tử, chứa sợi thích ty
xoắn 5 lần. Kích thƣớc bào nang với chiều dài 20.1 (16.8–24.0) µm, rộng 14.9
(12.7–16.8) µm, đƣờng kính cực nang 5.1 (3.6–5.8) µm.
Tác hại do ký sinh trùng này gây ra đối với nghề nuôi trồng thủy sản thế giới
là không nhỏ, tuy nhiên cho đến nay ngoài những nghiên cứu về thành phần loài
Myxosporea gây hại và những tác hại do chúng gây ra thì phƣơng pháp chữa trị
thành công tác nhân này dƣờng nhƣ vẫn đang bế tắc.
1.4. Tình hình nghiên cứu bệnh ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng do
Myxosporea gây ra trên cá chẽm Lates calcarifer ( Bloch, 1790) trên thế giới.
Nghề nuôi cá chẽm thê giới phát triển đầu tiên tại Thái Lan từ những năm
1970, sau đó nghề này phát triển mở rộng ra các nƣớc châu Á khác nhƣ Trung
Quốc, Ấn Độ, Maylaysia, Việt Nam…Vì vậy, những công trình nghiên cứu chuyên
về Myxosporea trên đối tƣợng này còn hiếm, đa phần các công trình đều là nghiên
cứu thành phần loài ký sinh trùng.
Các công trình nghiên cứu cho thấy thành phần loài ký sinh trùng trên cá
chẽm rất đa dạng và phong phú:
Kết quả kiểm tra cá chẽm tại Malaysia cho thấy sự có mặt của 17 loài kí sinh
trùng, bao gồm 2 loài động vật đơn bào, 2 loài sán lá đơn chủ, 6 loài sán lá song
chủ, 1 loài sán dây, 2 loài giun tròn và 4 loài giáp xác kí sinh. Trong đó kí sinh
trùng gây bệnh chủ yếu là Trichodina sp. với tỉ lệ cả nhiễm là 62.8% và
Pseudohabdosynochus latesi là 14.8% (Leong và Wong, 1986).
Kết quả một nghiên cứu khác xác định 86% cá chẽm tự nhiên bị nhiễm sán lá
song chủ Lecithochirium sp. và 100% cá chẽm tự nhiên bị nhiễm Pseudometadena
celebenensis với cƣờng độ cảm nhiễm trung bình lần lƣợt là 5.5 và 9.3 trùng trên cá
(Ruangpan, 1988).
Năm 1988, Leong và Wong kiểm tra ký sinh trùng trên 149 con cá chẽm

trƣởng thành trong đó có 102 con từ Bangkok, 47 con từ Songkla (Thái Lan) và 23

Trang 11
con đến từ Penang (Malaysia), kết quả tìm thấy 17 loài ký sinh trùng: 2 loài thuộc
Protozoa, 2 loài thuộc Monogenea, 6 loài thuộc Digenea, 2 loài thuộc Isopoda, 1
loài Copepoda và 1 loài Branchiura.
Năm 1990, Leong và Wong khi điều tra cá chẽm con khỏe và bị bệnh ở
Penang (Malaysia) đã thu đƣợc 13 loài ký sinh trùng, trong đó có Protozoa. Hai tác
giả cho rằng chính sự cảm nhiễm nặng Protozoa và Monogenea là nguyên nhân đầu
tiên cho sự bùng phát bệnh.
Năm 2006, Leong và ctv đã cho biết một số bệnh ký sinh trùng khác nhau
trên cá biển trong đó có cá chẽm (Lates calcarifer). Tác giả chia làm ba nhóm ký
sinh trùng chính là Protozoa, Plathyhelminthes và Crustaceae, mỗi giai đoạn phát
triển của cá sẽ chịu ảnh hƣởng của những nhóm ký sinh trùng khác nhau. Trong đó,
Henneguya spp. thuộc Myxosporea là một trong những loài gây thiệt hại nặng cho
giai đoạn cá giống.
1.5. Tình hình nghiên cứu bệnh ký sinh trùng và bệnh trùng Myxosporea gây
ra trên cá chẽm nuôi tại Việt Nam
Trƣớc đây ở Việt Nam nghiên cứu về ký sinh trùng chủ yếu trên cá nƣớc
ngọt, chỉ gần 10 năm trở lại đây mới bắt đầu nghiên cứu trên cá biển. Cá chẽm là
một trong những đối tƣợng nuôi mới đƣợc nuôi ở nƣớc ta một vài năm, những công
trình nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng trên loài cá này còn chƣa nhiều.
Từ năm 2003 – 2006, tại Bộ môn Bệnh học thủy sản, trƣờng Đại học Nha
Trang đã có một số công trình nghiên cứu về thành phần loài ký sinh trùng trên cá
chẽm, kết quả đã phát hiện đƣợc Monogenea, Trematoda, Nematoda, Ciliata ký
sinh.
Đỗ Thị Hòa và ctv (2008) đã xác định trên cá chẽm nuôi tại Khánh Hòa có 8
loại bệnh, trong đó có 4 loại bệnh liên quan tới kí sinh trùng, 2 loại bệnh liên quan
đến vi khuẩn và hai loại bệnh liên quan đến virus.


Trang 12
Vũ Thị Ngọc, năm 2008 đã nghiên cứu bệnh do Protozoa ký sinh trên cá
chẽm nuôi thƣơng phẩm tại Khánh Hòa phát hiện 3 bệnh đó là bệnh do trùng bánh
xe, bệnh do bào tử sợi Henneguya và bệnh do trùng loa kèn.
Nhƣ vậy, ở Việt Nam đã có những nghiên cứu liên quan về ký sinh trùng gây
bệnh trên cá chẽm nhƣng chƣa có nghiên cứu nào về bệnh trùng bào tử sợi
Myxosporea ký sinh gây hại trên cá chẽm. Yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần một công
trình nghiên cứu về bệnh do tác nhân này gây ra để từ đó đƣa ra biện pháp phòng và
chữa trị hiệu quả.






Trang 13
PHẦN 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tƣợng nghiên cứu.
 Đối tƣợng nghiên cứu: Trùng Myxosporea ký sinh trên cá chẽm.
 Thời gian nghiên cứu: từ ngày 20/6/2011 đến 6/2012
 Địa điểm nghiên cứu:
 Xác định tác nhân gây bệnh tại phòng thí nghiệm Bệnh học thủy
sản, trƣờng Đại học Nha Trang.
 Tiến hành chữa trị tại trung tâm nghiên cứu giống và dịch bệnh thủy
sản, trƣờng Đại học Nha Trang
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu.














Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu.
Kiểm tra phát hiện bệnh do trùng bào tử sợi
Myxosporea ký sinh trên cá chẽm.
Cá chẽm (Lates calcarifer) giống
Xác định tác nhân và một số đặc
điểm dịch tể
Tiến hành chữa trị:
Xác định mức độ nhiễm
Xác định
mức độ cảm
nhiễm, đặc
điểm dịch
tể.
Xác định tác nhân gây bệnh, đặc
điểm dịch tể của bệnh.
Chữa trị bệnh
Ceratomyxosis
bằng Toltrazuril .
Kết luận hiệu quả chữa trị
Kết luận.

Kiểm tra
các đặc
điểm mô
học
Cố định,
nhuộm và
làm tiêu
bản.

Trang 14
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu trùng bào tử sợi ký sinh trong cá chẽm.















Hình 2.2. Các bƣớc thực hiện của phƣơng pháp nghiên cứu ký sinh
trùng ở cá chẽm giống.
Áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu ký sinh trùng toàn diện ở cá của Dogiel
(1929) có sửa chữa, bổ sung của một số tác giả: Hà Ký (1993), Bùi Quang Tề

(2002), Đỗ Thị Hòa (2005).
Bƣớc 1: Thu mẫu cá
Cá đƣợc thu định kỳ hàng tuần từ các ao nuôi cá chẽm ở Khánh Hòa trong
khoảng thời gian tháng 6 năm 2011 đến tháng 2 năm 2012. Cá đƣợc cho vào túi có
bơm khí oxy để vận chuyển cá sống tới phòng thí nghiệm để kiểm tra.
Nghiên cứu trùng bào tử sợi trên cá chẽm
Thu mẫu, đo kích thƣớc và khối lƣợng, quan
sát các dấu hiệu bên ngoài cơ thể cá.
Thu thập và cố định KST
Bảo quản KST: nhuộm
và làm tiêu bản
Xác định mức độ
cảm nhiễm
Xác định cƣờng độ
cảm nhiễm
Xác định tỷ lệ cảm
nhiễm
Kết luận về tác nhân gây bệnh
Làm tiêu bản
mô bệnh học

Trang 15
Bƣớc 2: Kiểm tra và phát hiện ký sinh trùng
Cân đo kích thƣớc cá, quan sát các dấu hiệu bên ngoài trƣớc khi kiểm tra ký
sinh trùng. Áp dụng phƣơng pháp kiểm tra từng phần, kiểm tra theo thứ tự, bên
ngoài trƣớc bên trong sau:
 Kiểm tra các cơ quan ngoài
Da: Đặt cá lên khay, cạo nhớt da, chú ý những nơi tập trung nhiều ký sinh
trùng nhƣ gốc vây, bụng cá Lấy nhớt lên lam, nhỏ thêm một giọt nƣớc muối đậy
lamen rồi quan sát dƣới kính hiển vi.

Kiểm tra mang cá: Cắt bỏ nắp mang rồi quan sát bằng mắt thƣờng để xem
xét tình trạng mang nhƣ: màu sắc, sự tiết nhớt, có bị rách hay sƣng không. Sau đó
cắt rời từng cung mang, lấy nhớt mang cho lên lam để quan sát phát hiện ký sinh
trùng, sau đó cho vào hộp lồng có nƣớc muối rồi đƣa lên kính soi nổi quan sát, dùng
panh nhỏ và dùi tách ký sinh trùng ra khỏi mang.
 Kiểm tra cơ quan bên trong
Sau khi kiểm tra xong da và mang, tiến hành giải phẫu cá tách riêng từng cơ
quan nội tạng cho vào hộp lồng chứa nƣớc muối sinh lí 0.85%.
Gan: Quan sát màu sắc hình dạng của gan. Sau đó cắt một ít lá gan đem ép
rồi quan sát trên kính.
Mật: Tách lấy túi mật, lấy dịch mật đem quan sát trên kính hiển vi.
Dạ dày: Cho vào hộp lồng có nƣớc muối sinh lí đƣa lên kính giải phẫu quan
sát bên ngoài phát hiện những ký sinh trùng thì dùng panh và dùi tách ra, sau đó
dùng kéo mổ gạt hết thức ăn, cạo nhớt cho vào lam nhỏ nƣớc muối sinh lí đƣa lên
kính hiển vi quan sát. Nếu thấy bào nang qua kính giải phẫu thì tách ngay, làm sạch,
đƣa lên kính hiển vi quan sát kĩ hơn chụp và vẽ hình.
Ruột: Chia ruột làm ba phần: ruột trƣớc, ruột giữa, ruột sau. Dùng kéo hoặc
dao rạch dọc theo ống ruột gạt bớt thức ăn, cạo để quan sát dƣới kính hiển vi nếu có
bào nang hay trùng thì đƣa qua kính giải phẫu tách trùng.

Trang 16
Khi phát hiện đƣợc ký sinh trùng cần vẽ và chụp hình, ghi đặc điểm phân
loại, cố định và bảo quản phù hợp
Bƣớc 3: Thu thập, cố định, bảo quản, làm tiêu bản.
Mỗi loài ký sinh trùng có phƣơng pháp thu thập và bảo quản khác nhau.
Trong quá trình thu mẫu cần ghi chép đầy đủ số lƣợng, mô tả và vẽ hình sơ bộ để
thuận tiện cho phân loại sau này. Riêng đối với Myxosporea, sau khi thu thập đƣợc
Myxosporea tiến hành một số thực hiện phƣơng pháp sau:
Ép và dàn mỏng ký sinh trùng lên lam, để khô ở nhiệt độ phòng, cố định
trong cồn ethylic 100% và nhuộm dung dịch Giemsa đƣợc pha từ dung dịch Giemsa

gốc với tỷ lệ 1:10 trong 5-10 phút.
Để quan sát sự hiện diện của không bào ƣa iod trong tế bào chất, KST sau
khi đƣợc ép và dàn mỏng sẽ đƣợc cố định vào đệm Formalin 10%, nhuộm với dung
dịch Lugol.
Bƣớc 4: Định danh
KST đƣợc tiến hành theo tài liệu của Lom và Dyková (1992).
2.2.3. Kiểm tra mô học
Áp dụng phƣơng pháp mô bệnh học truyền thống đƣợc mô tả trong tài liệu
“Một số phƣơng pháp nghiên cứu bệnh ở động vật thủy sản” của Đỗ Thị Hòa 2005
(Tài liệu lƣu hành nội bộ) với các bƣớc tiến hành nhƣ sau:
 Cố định mẫu bằng dung dịch sđệm formalin 10% (hoặc cố định mẫu bằng
Bouin)
 Sau 12-36h chuyển sang bảo quản bằng cồn Etylic 70%.
 Xử lý mẫu, làm mất nƣớc, làm trong và thấm mẫu trong paraphin nóng chảy.
 Đúc mẫu thành khối trong parafin.
 Cắt mẫu với độ mỏng 5-6 µm.
 Sấy mẫu ở nhiệt độ 45-60
o
C trong 2-4 h.

Trang 17
 Nhuộm mẫu trong Hematoxylin và Eosin.
 Dán tiêu bản bằng keo Bomcanada, đọc tiêu bản trên kính hiển vi quang học.
2.2.4. Thử nghiệm chữa trị
Cá chẽm giống bệnh từ các vùng nuôi đƣợc dùng để thử nghiệm chữa trị.
Tiến hành chữa trị bằng phƣơng pháp cho ăn sản phẩm Baycox (BAYER), sản
phẩm có thành phần chính là Toltrazuril 5%.
Thí nghiệm đƣợc thực hiện với 3 nghiệm thức và lặp lại 2 lần, mỗi nghiệm
thức 30 cá thể, cá đƣợc xác định tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm bào tử sợi trƣớc thí
nghiệm:

- Nghiệm thức 1: Cho ăn thức ăn đƣợc trộn với Toltrazuril nồng độ 0.5ppt
(0.01mL Baycox/1g thức ăn).
- Nghiệm thức 2: Cho ăn thức ăn đƣợc trộn với Toltrazuril nồng độ 1ppt
(0.02mL Baycox/1g thức ăn).
- Nghiệm thức 3: Đối chứng (thức ăn không có Baycox).
Quy trình chữa trị đƣợc thực hiện trong 6 ngày gồm cho ăn thức ăn có chứa
thuốc liên tục trong 3 ngày, 3 ngày tiếp theo cho ăn bình thƣờng. Sau 6 ngày tiến
hành giải phẫu kiểm tra mẫu. Nếu cá còn nhiễm bệnh lặp lại quy trình và tiếp tục
cho đến khi hết bệnh.
Cá đƣợc nuôi trong bể 1m
3
có chứa 0.5m
3
nƣớc; cho ăn thức ăn công nghiệp
chiếm 10% khối lƣợng cơ thể, các thông số môi trƣờng đƣợc quan sát và duy trì ổn
định với nhiệt độ 26-28ºC, độ mặn 28-33 ppt. Thu thập cá chết hàng ngày, kiểm tra
mật, sau mỗi đợt chữa trị tiến hành kiểm tra để xác định hiệu quả.





Trang 18
2.2.5. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu.
2.2.5.1. Phƣơng pháp tính mức độ cảm nhiễm
- Tỷ lệ cảm nhiễm:
TLCN (%) =

100


Cƣờng độ cảm nhiễm:
CĐCNTB=
15 thị trƣờng kính
(trùng/TTK 40x10)
15















Trang 19
2.2.5.2. Phƣơng pháp đo kích thƣớc trùng Myxosporea.
Kích thƣớc của bào tử đƣợc đo bằng kính hiển vi quang học với độ chính
xác 1µm. Cách đo kích thƣớc của bào tử nhƣ hình 2.1:

Hình 2.1.Cách đo kích thƣớc bào tử
(Nguồn: Protozoan parasites of fishes)
Trong đó: L- chiều dài của bào tử;
W- chiều rộng của bào tử;
T- độ dày của bào tử;

AL- chiều dài phần phụ đuôi;
TL-tổng chiều dài bào tử;
2.2.5.3. Xử lý số liệu
Số liệu sau khi đƣợc thu thập đƣợc xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.




×