Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Nghiên cứu bổ sung axít béo và các chế phẩm làm giàu thức ăn sống trong ương ấu trùng cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 204 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG





LỤC MINH DIỆP




NGHIÊN CỨU BỔ SUNG AXÍT BÉO VÀ CÁC CHẾ PHẨM
LÀM GIÀU THỨC ĂN SỐNG TRONG ƯƠNG ẤU TRÙNG
CÁ CHẼM - Lates calcarifer (Bloch, 1790)


Chuyên ngành: Nuôi thủy sản nước mặn, lợ
Mã số: 62 62 70 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS Elin Kj
∅rsvik
2. PGS-TS Nguyễn Đình Mão




Nha Trang – Năm 2010

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả thu được
trong luận án này là thành quả nghiên cứu của Chương trình Nghiên cứu và Đào tạo
Sau Đại học về Nuôi trồng Hải sản tại Việt Nam, chương trình liên kết giữa Trường
Đại học Nha Trang và Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy, với sự tài trợ
của Hội đồng Đào tạo Đại học Na Uy (NUFU). Tôi là một thành viên tham gia thực
hiện dự án với tư cách là nghiên cứu sinh, nằm trong kế hoạch hoạt động đào tạo của
dự án. Tôi được sự đồng ý của Ông Chủ nhiệm Dự án cho phép sử dụng tất cả các số
liệu nghiên cứu được cho luận án tiến sĩ của mình.
Tôi xin cam đoan các kết quả, số liệu trong luận án là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.

NGHIÊN CỨU SINH




LỤC MINH DIỆP


















ii
LỜI CÁM ƠN

Tôi xin trân trọng kính gửi đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Ban
Chủ nhiệm Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học Trường
Đại học Nha Trang sự kính trọng và lòng tự hào là nghiên cứu sinh được học tập,
nghiên cứu tại Trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến hai Cô, Thầy hướng dẫn: Giáo sư Elin Kj
∅rsvik
và Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Đình Mão đã tư vấn, động viên, dìu dắt tôi trong suốt
thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Xin kính gửi đến Thầy Chủ nhiệm Chương trình “Nghiên cứu và Đào tạo Sau Đại
học về Nuôi trồng Hải sản tại Việt Nam”, Giáo sư Helge Reinertsen, đến các Thầy
trong Ban Điều hành Dự án: Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Đình Mão, Phó Giáo sư -
Tiến sĩ Lại Văn Hùng, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ
tận tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi được học tập và nghiên cứu.
Cho phép tôi kính gửi lòng biết ơn chân thành đến Giáo sư Maria Teresa Dinis,
Tiến sĩ Luis Conceicao và các cán bộ tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Biển, Đại
học Algave, Bồ Đào Nha, đã tư vấn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu tại
Đại học Nha Trang và học tập phương pháp nghiên cứu tại Bồ Đào Nha. Tôi chân

thành cám ơn các cán bộ tại Viện Sinh học Bratt
∅ra, khoa Khoa học Tự nhiên và Công
nghệ, Đại học Khoa học và Công nghệ NaUy (NTNU), đã giúp đỡ tôi trong thời gian
học tập phương pháp nghiên cứu tại Na Uy. Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của
Giám đốc Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nha Trang và các
cán bộ của Viện đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi được làm việc tại Viện.
Xin chân thành cám ơn sự động viên, khích lệ và giúp đỡ của các Thầy, Cô trong
Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Nha Trang; cám ơn sự hỗ trợ tích cực trong
nghiên cứu của các thầy cô giáo trẻ. Xin cám ơn các em sinh viên các khóa 41NT đến
45NT, các lớp Tại chức NTTS 2001 đến 2005 đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong công tác
nghiên cứu.
Cuối cùng là lời cám ơn đến gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.

iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cám ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng ix
Danh mục các hình xii
Danh mục các từ viết tắt xiv
MỞ ĐẦU
1
Chương 1. TỔNG LUẬN
4
1.1. HIỆN TRẠNG NGHỀ SẢN XUẤT GIỐNG CÁ BIỂN NHÂN TẠO. 4
1.1.1. Hiện trạng nghề sản xuất giống cá biển trên thế giới. 4
1.1.2. Hiện trạng nghiên cứu sản xuất giống cá biển tại Việt Nam.

6
1.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CHỦ YẾU CỦA CÁ CHẼM 7
1.3. NHỮNG THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU VỀ DINH DƯỠNG Ở GIAI
ĐOẠN ẤU TRÙNG CỦA CÁ BIỂN VÀ ỨNG DỤNG TRONG SẢN
XUẤT GIỐNG.
9
1.3.1. Sự hình thành cơ quan tiêu hóa, cơ chế tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng
ở ấu trùng cá biển.
9
1.3.1.1. Quá trình phát triển đường tiêu hóa.
10
1.3.1.2. Sự biến đổi pH đường ruột và hoạt động của enzyme tiêu hóa ở
ấu trùng cá biển.
12
1.3.1.3. Cơ chế tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng.
14
1.3.2. Nhu cầu lipid của ấu trùng cá biển. 15
1.3.2.1. Axít béo và vai trò của chúng ở ấu trùng cá biển.
15
1.3.2.2. Khả năng chuyển hóa axít béo ở cá biển.
21
1.3.2.3. Nhu cầu phospholipid và HUFA ở ấu trùng cá biển và sự cần
thiết bổ sung vào thức ăn.
24

iv
1.3.3. Nhu cầu protein ở ấu trùng cá biển. 28
1.3.3.1. Axít amin và vai trò của chúng ở trứng và ấu trùng cá biển 29
1.3.3.2. Khả năng cung cấp axít amin từ các loại thức ăn cho ấu trùng
cá biển

30
1.3.4. Nhu cầu vitamin ở ấu trùng cá biển. 31
1.4. KỸ THUẬT LÀM GIÀU VÀ CHUYỂN ĐỔI THỨC ĂN 33
1.4.1. Kỹ thuật làm giàu. 33
1.4.1.1. Sự cần thiết của việc làm giàu.
33
1.4.1.2. Các phương pháp làm giàu.
34
1.4.2. Chuyển đổi thức ăn 36
Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
38
2.1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 38
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 38
2.3. SƠ ĐỒ KHỐI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 38
2.4. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH CÁC NGHIÊN CỨU 39
2.4.1. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng cá chẽm và sự biến đổi hàm
lượng axít béo
39
2.4.1.1. Xác định các giai đoạn phát triển
39
2.4.1.2. Xác định sự biến đổi hàm lượng axit béo ở trứng và ấu trùng cá
chẽm
39
2.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ các HUFA (DHA:EPA:ARA) trong
thức ăn làm giàu đến sự sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng cá chẽm
(Thí nghiệm 1)
40
2.4.2.1. Điều kiện thí nghiệm
40
2.4.2.2. Bố trí thí nghiệm

40
2.4.2.3. Thức ăn, chế độ cho ăn và quản lý môi trường bể thí nghiệm
41
2.4.2.4. Thu mẫu, xác định các thông số đánh giá sinh trưởng và tỉ lệ
sống
43

v
2.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn làm giàu đến sự sinh
trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng cá chẽm (Thí nghiệm 2)
45
2.4.3.1. Điều kiện thí nghiệm
45
2.4.3.2. Bố trí thí nghiệm
45
2.4.3.3. Thức ăn, chế độ cho ăn và quản lý môi trường bể thí nghiệm
46
2.4.3.4. Thu mẫu, xác định các thông số đánh giá sinh trưởng và tỉ lệ
sống
47
2.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của các sản phẩm làm giàu Selco đến sinh
trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng cá chẽm (Thí nghiệm 3)
48
2.4.4.1. Điều kiện thí nghiệm
48
2.4.4.2. Bố trí thí nghiệm
48
2.4.4.3. Thức ăn, chế độ cho ăn và quản lý môi trường bể thí nghiệm
49
2.4.4.4. Thu mẫu, xác định các thông số đánh giá sinh trưởng và tỉ lệ

sống
49
2.4.5. Thực nghiệm qui trình, góp phần hoàn thiện qui trình ương ấu trùng
cá chẽm
50
2.4.5.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ấu trùng, lượng thức ăn đến
sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng cá chẽm (Thí nghiệm 4).
50
2.4.5.2. Thực nghiệm qui trình ương ấu trùng cá chẽm
51
2.5. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ 51
2.5.1. Xác định các yếu tố môi trường. 51
2.5.2. Xác định sinh trưởng và tỉ lệ sống.
51
2.5.3. Phân tích hàm lượng lipid và axit béo. 53
2.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 53











vi
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CƯU VÀ THẢO LUẬN
54

3.1. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA ẤU TRÙNG CÁ CHẼM VÀ
SỰ BIẾN ĐỔI HÀM LƯỢNG AXÍT BÉO
54
3.1.1. Các giai đoạn phát triển và sự hình thành dạ dày ở ấu trùng cá chẽm 54
3.1.2. Sự tiêu biến noãn hoàng, giọt dầu, biến đổi kích thước miệng và
thời điểm cho ăn các loại thức ăn phù hợp.
58
3.1.3. Sự biến đổi hàm lượng lipid và axít béo trong quá trình phát triển
của ấu trùng.
61
3.1.3.1. Hàm lượng lipid tổng số
62
3.1.3.2. Hàm lượng axít béo tổng số và các nhóm axít béo
63
3.1.3.3. Hàm lượng các axít béo chủ yếu trong trứng và ấu trùng cá
chẽm
67
3.1.3.4. Tỉ lệ các axít béo
72
3.2. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TỈ LỆ CÁC HUFA
(DHA:EPA:ARA) TRONG THỨC ĂN LÀM GIÀU ĐẾN SINH
TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG CÁ CHẼM
75
3.2.1. Các yếu tố môi trường thí nghiệm nghiên cứu tỉ lệ các HUFA
(DHA:EPA:ARA) trong thức ăn làm giàu.
75
3.2.2. Sự sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng cá chẽm ở các nghiệm
thức làm giàu với tỉ lệ DHA:EPA:ARA khác nhau.
75
3.2.2.1. Tỉ lệ sống

75
3.2.2.2. Sinh trưởng
77
3.2.3. Hàm lượng lipid và các axít béo trong thức ăn sống và ấu trùng cá
chẽm ở các nghiệm thức làm giàu với tỉ lệ DHA:EPA:ARA khác nhau.
80
3.2.3.1. Lipid và axít béo trong thức ăn sống
80
3.2.3.2. Lipid và axít béo trong ấu trùng cá chẽm 14 ngày tuổi và 27
ngày tuổi
85





vii
3.2.4. Quan hệ giữa các HUFA với sinh trưởng, tỉ lệ sống của ấu trùng cá
chẽm.
92

3.2.4.1. Quan hệ giữa các HUFA với sức sống của ấu trùng cá chẽm
91
3.2.4.2. Quan hệ giữa các HUFA với sinh trưởng của ấu trùng cá chẽm
94
3.3. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN LÀM
GIÀU ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG CÁ
CHẼM
98
3.3.1. Các yếu tố môi trường thí nghiệm nghiên cứu các loại thức ăn làm

giàu
98
3.3.2. Tỉ lệ sống và sinh trưởng của ấu trùng cá chẽm ở các nghiệm thức
thức ăn làm giàu khác nhau.
98
3.3.3. Hàm lượng lipid và axít béo ở ấu trùng 15 ngày tuổi và trong thức
ăn sống sau làm giàu.
103
3.4. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC SẢN PHẨM LÀM GIÀU
SELCO ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG CÁ
CHẼM
112
3.4.1. Các yếu tố môi trường thí nghiệm làm giàu bằng các sản phẩm
Selco
112
3.4.2. Ảnh hưởng của thức ăn làm giàu Selco đến sinh trưởng và tỉ lệ sống
của ấu trùng cá chẽm.
112
3.5. THỰC NGHIỆM QUI TRÌNH, GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUI
TRÌNH ƯƠNG ẤU TRÙNG CÁ CHẼM
116
3.5.1. Nghiên cứu ảnh hưởng mật độ ấu trùng và lượng thức ăn đến sinh
trưởng, tỉ lệ sống của ấu trùng cá chẽm.
116
3.5.2. Thực nghiệm qui trình ương ấu trùng cá chẽm. 120
3.5.2.1. Tóm tắt qui trình ương
120
3.5.2.2. Kết quả ương ấu trùng cá chẽm
124
3.5.3. Các điểm cải tiến của qui trình ương ấu trùng cá chẽm 128




viii


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
130
KẾT LUẬN 130
KIẾN NGHỊ 131

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
























ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng Trang
Bảng 2.1. Thiết kế thí nghiệm nghiên cứu tỉ lệ các HUFA (DHA:EPA:ARA)
trong thức ăn làm giàu
41
Bảng 2.2. Chế độ cho ăn ở thí nghiệm nghiên cứu tỉ lệ các HUFA
(DHA:EPA:ARA) trong thức ăn làm giàu
42
Bảng 2.3. Các nghiệm thức nghiên cứu các loại thức ăn làm giàu 45
Bảng 2.4. Chế độ cho ăn trong thí nghiệm nghiên cứu các loại thức ăn làm
giàu đợt 1
46
Bảng 2.5. Chế độ cho ăn trong thí nghiệm nghiên cứu các loại thức ăn làm
giàu đợt 2
47
Bảng 2.6. Các nghiệm thức làm giàu bằng sản phẩm Selco 48
Bảng 2.7. Chế độ cho ăn trong thí nghiệm làm giàu bằng các sản phẩm Selco 49
Bảng 2.8. Thiết kế thí nghiệm hai yếu tố mật độ ấu trùng cá và lượng thức ăn 50
Bảng 3.1. Sự biến đổi kích thước noãn hoàng và giọt dầu 59
Bảng 3.2. Tóm lược sự biến đổi hàm lượng lipid và các nhóm axit béo trong

trứng và ấu trùng cá chẽm
64
Bảng 3.3. Biến đổi hàm lượng các axit béo chủ yếu trong trứng và ấu trùng cá
chẽm
69
Bảng 3.4: Tỉ lệ sống của ấu trùng cá chẽm ở các nghiệm thức làm giàu với tỉ
lệ các HUFA (DHA:EPA:ARA) khác nhau
76
Bảng 3.5. Sinh trưởng của ấu trùng cá chẽm ở các nghiệm thức làm giàu với
các tỉ lệ HUFA (DHA:EPA:ARA) khác nhau
78
Bảng 3.6. Tốc độ sinh trưởng trung bình ngày của ấu trùng cá chẽm giai đoạn
từ 14 đến 27 ngày tuổi ở các nghiệm thức làm giàu với các tỉ lệ
HUFA (DHA:EPA:ARA) khác nhau
80
Bảng 3.7. Tóm lược hàm lượng lipid và axít béo trong luân trùng sau làm giàu
với các tỉ lệ DHA:EPA:ARA khác nhau
82


x
Bảng 3.8. Tóm lược hàm lượng lipid và axít béo trong nauplius Artemia sau
làm giàu với các tỉ lệ DHA:EPA:ARA khác nhau
84
Bảng 3.9. Tóm lược hàm lượng lipid và axít béo trong ấu trùng cá chẽm 14
ngày tuổi ở các nghiệm thức làm giàu với tỉ lệ DHA:EPA:ARA
khác nhau
86
Bảng 3.10. Tóm lược hàm lượng lipid và axít béo trong ấu trùng cá chẽm 27
ngày tuổi ở các nghiệm thức làm giàu với tỉ lệ DHA:EPA:ARA

khác nhau
89
Bảng 3.11. Tỉ lệ sống của ấu trùng cá chẽm ở các nghiệm thức thức ăn làm
giàu khác nhau
98
Bảng 3.12. Sinh trưởng của ấu trùng cá chẽm ở các nghiệm thức thức ăn làm
giàu khác nhau đợt 1
100
Bảng 3.13. Sinh trưởng của ấu trùng cá chẽm ở các nghiệm thức thức ăn làm
giàu khác nhau đợt 2
102
Bảng 3.14. Thời gian chuyển đổi thức ăn ở ấu trùng cá chẽm với thức ăn
Gemma ở các nghiệm thức thức ăn làm giàu khác nhau
103
Bảng 3.15. Tóm lược hàm lượng lipid và các axít béo trong ấu trùng cá chẽm
15 ngày tuổi ở các nghiệm thức thức ăn làm giàu khác nhau
104
Bảng 3.16. Tóm lược hàm lượng lipid và axít béo trong luân trùng sau 12 giờ
làm giàu bằng các loại thức ăn làm giàu khác nhau
106
Bảng 3.17. Tóm lược hàm lượng lipid và axít béo trong nauplius Artemia sau
12 giờ làm giàu bằng các loại thức ăn làm giàu khác nhau
107
Bảng 3.18. Hàm lượng axít béo trong luân trùng và nauplius Artemia làm giàu
bằng DHA Protein Selco ngay sau làm giàu (0 giờ) và sau 6 giờ giữ
trong bể nước xanh với vi tảo N. Occulata
109
Bảng 3.19. Tỉ lệ sống của ấu trùng cá chẽm ở các nghiệm thức làm giàu với
các sản phẩm Selco
112

Bảng 3.20. Sinh trưởng của ấu trùng cá chẽm ở các nghiệm thức làm giàu với
sản phẩm Selco
114

xi
Bảng 3.21. Sinh trưởng, tỉ lệ sống của ấu trùng cá ở các nghiệm thức có mật
độ ương và lượng thức ăn khác nhau
117
Bảng 3.22. Các yếu tố môi trường trong bể ương 10 m
3
124
Bảng 3.23. Tỉ lệ sống của ấu trùng cá chẽm ở một số bể thực nghiệm qui trình
sản xuất giống nhân tạo
125







































xii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình Trang
Hình 1.1. Quá trình biệt hóa thành các bộ phận đường tiêu hóa theo giai đoạn
phát triển ở cá
10
Hình 1.2: Cấu trúc phân tử axít docosahexaenoic (DHA) – C22:6n-3 16
Hình 1.3: Con đường tạo thành các PUFA C20 và C22 từ các tiền chất

C18 n-3, n-6 và n-9 ở cá
23
Hình 2.1. Sơ đồ nội dung nghiên cứu 38
Hình 2.2. Hệ thống bể thí nghiệm 44
Hình 2.3. Xác định chiều dài thân (SL) và độ mở rộng miệng ở ấu trùng cá 52
Hình 3.1. Các giai đoạn phát triển từ khi nở đến khi hoàn chỉnh về mặt hình
thái và sự hình thành dạ dày ở ấu trùng cá chẽm
57
Hình 3.2. Biến đổi kích thước noãn hoàng, giọt dầu ở ấu trùng cá chẽm 59
Hình 3.3. Biến đổi độ mở rộng miệng của ấu trùng cá chẽm theo ngày tuổi
và thời điểm cho ăn các loại thức ăn phù hợp
60
Hình 3.4. Tương quan giữa chiều dài ấu trùng và độ rộng miệng cho đến 20
ngày tuổi
60
Hình 3.5. Hàm lượng lipid tổng số ở trứng, ấu trùng cá chẽm và trong thức ăn
sống không làm giàu
62
Hình 3.6. Hàm lượng tổng số của các nhóm axít béo ở trứng và ấu trùng cá
chẽm
65
Hình 3.7. Tỉ lệ các nhóm axít béo trong lipid tổng số ở trứng và ấu trùng cá
chẽm
65
Hình 3.8. Hàm lượng các SFA và MUFA chủ yếu ở trứng, ấu trùng cá chẽm
và trong thức ăn sống
68
Hình 3.9. Hàm lượng các PUFA chủ yếu ở trứng, ấu trùng cá chẽm và trong
thức ăn sống
71

Hình 3.10. Tỉ lệ giữa các nhóm PUFA, các nhóm HUFA, giữa các HUFA ở
trứng, ấu trùng cá chẽm và thức ăn sống
72

xiii
Hình 3.11. Tương quan giữa nồng độ làm giàu với hàm lượng trong luân trùng
sau làm giàu của ARA và DHA
82
Hình 3.12. Tương quan giữa nồng độ ARA làm giàu và hàm lượng ARA
trong nauplius Artemia sau làm giàu
85
Hình 3.13. Tương quan giữa hàm lượng ARA trong thức ăn sống và trong ấu
trùng cá chẽm 14 ngày tuổi
87
Hình 3.14. Tương quan giữa hàm lượng DHA, n-3HUFA trong nauplius
Artemia và trong ấu trùng cá chẽm 14 ngày tuổi
88
Hình 3.15. Tương quan hàm lượng ARA trong nauplius Artemia và trong ấu
trùng cá chẽm 27 ngày tuổi
90
Hình 3.16. Tương quan giữa n-3HUFA với sức sống của ấu trùng cá chẽm 27
ngày tuổi
92
Hình 3.17. Tương quan giữa hàm lượng ARA trong thức ăn sống và sinh
trưởng khối lượng của ấu trùng cá chẽm
95
Hình 3.18. Tương quan giữa hàm lượng ARA trong thức ăn sống và trong ấu
trùng cá chẽm 14 ngày tuổi
105
Hình 3.19. Lịch trình cho ăn khi ương ấu trùng cá chẽm 121

Hình 3.20. Lượng luân trùng và nauplius Artemia (cá thể/ml/ngày) cho ăn
hàng ngày theo mật độ ấu trùng cá thả ban đầu
122
Hình 3.21. Sự sinh trưởng của ấu trùng cá chẽm ở một số bể sản xuất giống
126
Hình 3.22. Tỉ lệ cá đạt tiêu chuẩn xuất bể (SL=2-3 cm) theo thời gian 127














xiv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Δ6, Δ5, Δ4
(fatty acid desaturase) Các enzyme khử bảo hòa
AA (amino acids) Axit amin
AC Enzyme adenylate cyclase
ADG (avarage daily growth) Tốc độ sinh trưởng trung bình ngày
ALA hoặc LNA (18:3n-3)
Axít α-linolenic

AMP Adenosine monophosphate
ARA (C20:4n-6) Axít arachidonic
ATP Adenosine triphosphate
cAMP Tác nhân mang thông tin cyclic adenosine
monophosphate
Ca
2+
-CM-PKs Enzyme Ca
2+
-calmodulin-dependent protein
kinase
CoA Coenzyme A
D.P.Selco DHA Protein Selco
dah (day after hatching) Ngày tuổi
DGLA (20:3n-6) Axít dihomo-gamma-linolenic
DHA (C22:6n-3) Axít docosahexaenoic
DPA (C22:5n-6) Axít docosapentaenoic
DPS DHA Protein Selco
DW (dry weight) Khối lượng khô
D:E:A DHA:EPA:ARA
E.D.Selco Easy DHA Selco
EDS Easy DHA Selco
Elo (fatty acid elongase) Enzyme nối dài mạch cacbon
EPA (20:5n-3) Axít eicosapentaenoic
FA (fatty acids) Axit béo
FAA (free amino acids) Axit amin tự do

xv
FADH Dạng khử của flavin adenine dinucleotide
(FAD)

FADH
2
Dạng khử của flavin adenine dinucleotide
(FAD) có 2 nguyên tử hydro
G2.5 (group 2.5) Nghiệm thức thứ 5 của nội dung 2
G3.1.2 (group 3.1.2) Nghiệm thức thứ 2 của đợt thí nghiệm 1 trong
nội dung 3.
GLA (C18:3n-6)
Axít γ-linolenic hoặc axít gamolenic
GTP G
uanosine triphosphate
HUFA (high unsaturated fatty acids) Axít béo có mức chưa no cao
Iso
Isochrysis galbana
LA (18:2n-6) Axít linoleic
MUFA (monounsaturated fatty acids) Axít béo chưa no 1 nối đôi
NADH Nicotinamide adenine dinucleotide phosphate
N-Ar hoặc N-Artemia Nauplius của Artemia
PAA Axit amin liên kết trong protein
PC Phosphatidylcholine
PE Phosphatidylethanolamine
PI Phosphatidylinositol
PKC Enzyme protein kinase C
PLC Enzyme phospholipase C
Ppi Pyrophosphate
PKA Enzyme protein kinase A
Pr/Lip Tỉ lệ Protein/Lipid
PS Phosphatidylserine
PSP Protein Selco Plus
PUFA (polyunsaturated fatty acids) Axít béo chưa no đa nối đôi

R Hệ số tương quan
R
2
Hệ số xác định

xvi
SD Độ lệch chuẩn
SE Sai số chuẩn
SFA (saturated fatty acids) Axít béo no
SGR (specific growth rate) Tốc độ sinh trưởng đặc trưng
SGRSL Tốc độ sinh trưởng đặc trưng theo chiều dài
thân
SGRWW Tốc độ sinh trưởng đặc trưng theo khối lượng
tươi
Short Bước cắt ngắn mạch cacbon trong thể peroxy
SL (standard length) Chiều dài thân
Tetra
Tetraselmis chui
TL (total length) Chiều dài toàn thân
Total FA Hàm lượng axit béo tổng số
WW (wet weight) Khối lượng tươi










1
MỞ ĐẦU

Nuôi trồng thủy sản được đánh giá là ngành sản xuất có khả năng phát triển
nhanh nhất và đáp ứng tốt nhất về nhu cầu thực phẩm thủy sản cho con người. Ngành
nuôi trồng thủy sản thế giới tăng trưởng rất nhanh, từ sản lượng dưới 1 triệu tấn ở đầu
những năm 1950, đã đạt đến 59,4 triệu tấn với giá trị 70,3 tỉ USD năm 2004 [40], 51,7
triệu tấn, 78,8 tỉ USD năm 2006 [41]. Riêng nghề nuôi cá biển, năm 2006, đã đóng
góp 3% vào tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới, với 8 % giá trị [41]. Trong
thời gian 2000-2004, tốc độ tăng trưởng hàng năm của nghề nuôi cá biển là 9,6% [40].
Sản xuất giống cá biển nhân tạo đã được nghiên cứu trên một vài loài từ những năm
1950, những năm 1970 ở một số nước, nhưng nghề sản xuất giống cá biển thực sự
phát triển từ những năm 1980, khi Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan sản xuất giống ở
qui mô thương mại trên các loài cá có giá trị lớn như cá tráp đỏ (Pagrus major), cá
bơn Nhật (Paralichthys olivaceus), cá tráp đen (Sparus macrocephalus) và cá đù vàng
(Pseudosciaena crocea); Châu Âu phát triển sản xuất giống trên 2 loài: cá chẽm Châu
Âu (Dicentrarchus labrax) và cá tráp vàng (Sparus aurata). Đến nay một số lượng
khá lớn loài cá biển đã được nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo thành công [40] .
Ở Việt Nam, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi hải sản, đang được xem là
ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Trong thời gian qua, đối tượng nuôi chủ lực,
chiếm tỉ lệ lớn nhất về sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu ở nước ta là tôm he. Nghề
nuôi cá biển, sản xuất giống cá biển vẫn đang ở thời kỳ bắt đầu phát triển. Nghề nuôi
cá biển ở Việt Nam thực sự bắt đầu vào những năm 1990, khi một số nghiên cứu về
sản xuất giống và nuôi thương phẩm bước đầu thành công. Dự án NUFU, chương
trình liên kết giữa Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy và Đại học Nha Trang được
thực hiện từ 1996 đến 2006 cũng nhằm mục đích phát triển nuôi cá biển tại Việt Nam.
Đối tượng chọn lựa làm mẫu nghiên cứu của Dự án là cá chẽm.
Cá chẽm, Lates calcarifer (Bloch, 1790), là một trong những loài cá đã được
nghiên cứu nhiều về đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm, là
đối tượng đang được nuôi phổ biến ở nhiều nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình

Dương, đặc biệt ở các nước trong khu vực Đông Nam Á. Cá chẽm bắt đầu được



2
nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo tại Thái Lan vào năm 1971 và thành công năm
1975. Từ năm 1981, nghề nuôi cá chẽm ở Thái Lan phát triển mạnh, lan sang các nước
khác trong khu vực như Philippine, Đài Loan, Singapore, Malaysia [19], [31]. Ở Việt
Nam, cá chẽm được nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm chậm hơn rất
nhiều. Một số công trình nghiên cứu của Trường Đại học Nha Trang, Viện Nghiên cứu
Hải sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II được thực hiện vào những năm
1998-2001 đã hình thành nên qui trình sản xuất giống nhân tạo [4], [7], [10]. Tuy
nhiên, cần phải tiếp tục có những nghiên cứu hoàn chỉnh và chi tiết để có thể ứng
dụng sản xuất giống ở qui mô thương mại. Sự hiểu biết về cá chẽm và kinh nghiệm
nuôi đã có là điều kiện thuận lợi để tiến hành các nghiên cứu mang tính chuyên sâu
hơn nhằm áp dụng nâng cao chất lượng con giống, góp phần hoàn thiện qui trình sản
xuất.
Đến nay, rất nhiều nghiên cứu đề cập đến về vai trò quan trọng của các axít béo
không thay thế, đặc biệt là các HUFA, ở ấu trùng cá biển. Nghiên cứu nhu cầu HUFA
luôn được quan tâm đầu tiên khi nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng ở các loài cá biển, do
HUFA ảnh hưởng đến nhiều chức năng sinh lý quan trọng, thiếu chúng có thể dẫn đến
thất bại trong nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo [76], [85], [86]. Các HUFA được
xác định là chất dinh dưỡng cần thiết phải bổ sung vào thức ăn sống như luân trùng,
nauplius Artemia để nâng cao sức sống, tăng tốc độ sinh trưởng cho ấu trùng. Tuy
nhiên, ở cá chẽm, mặc dù có khá nhiều công bố về kết quả nghiên cứu nhu cầu dinh
dưỡng từ giai đoạn cá giống trở đi; nhưng rất ít báo cáo đề cập đến vấn đề dinh dưỡng
ở giai đoạn ấu trùng, đặc biệt là nhu cầu HUFA.

Từ thực tiễn trên, nằm trong chương trình hoạt động của dự án NUFU, đề tài luận
án tiến sĩ: “Nghiên cứu bổ sung axít béo và các chế phẩm làm giàu thức ăn sống

trong ương ấu trùng cá chẽm - Lates calcarifer (Bloch, 1790)” được thực hiện.







3

Mục tiêu chính của đề tài:
− Xác định sự cần thiết bổ sung axít béo cho ấu trùng cá chẽm.
− Xác định loại thức ăn làm giàu thích hợp cho việc bổ sung axít béo.
− Góp phần hoàn thiện qui trình ương ấu trùng cá chẽm, nâng cao tốc độ sinh
trưởng, tỉ lệ sống và chất lượng cá giống.

Các nội dung chính:
1. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng cá chẽm và sự biến đổi hàm lượng axít béo.
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ các HUFA (DHA:EPA:ARA) trong thức ăn làm
giàu đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng cá chẽm.
3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn làm giàu đến sự sinh trưởng và tỉ lệ
sống của ấu trùng cá chẽm
4. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại sản phẩm làm giàu Selco đến sinh trưởng và
tỉ lệ sống của ấu trùng cá chẽm
5. Thực nghiệm qui trình, góp phần hoàn thiện qui trình ương ấu trùng cá chẽm

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Về mặt khoa học, đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm về đặc điểm dinh dưỡng, nhu
cầu axít béo ở ấu trùng cá chẽm, đặc biệt là nhu cầu HUFA.
Về mặt thực tiễn, đề tài góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất giống cá chẽm nhân

tạo, nâng cao chất lượng con giống thông qua việc bổ sung hợp lý các HUFA, cải tiến
chế độ cho ăn; chi tiết hóa các khâu kỹ thuật trong quá trình ương ấu trùng để có thể
sản xuất giống ở qui mô thương mại.

Tính mới của công trình:
Lần đầu tiên ở Việt Nam, ấu trùng cá chẽm được nghiên cứu về sự biến đổi thành
phần, hàm lượng axít béo trong quá trình phát triển; nhu cầu HUFA và ảnh hưởng của
HUFA lên sự sinh trưởng, sức sống của ấu trùng.




4

Chương 1
TỔNG LUẬN
1.1. HIỆN TRẠNG NGHỀ SẢN XUẤT GIỐNG CÁ BIỂN NHÂN TẠO.
1.1.1. Hiện trạng nghề sản xuất giống cá biển trên thế giới.
Nghề sản xuất giống cá biển chỉ thực sự phát triển vào những năm 1980 khi một
số loài cá bắt đầu được sản xuất giống ở qui mô thương mại. Đến nay, mặc dù có
nhiều loài được nuôi từ con giống sản xuất nhân tạo, nhưng ở nhiều loài khác, công
việc nghiên cứu vẫn đang tiếp diễn, thậm chí một lượng lớn con giống vẫn còn khai
thác từ tự nhiên [39], [80]. Hiện trạng phát triển nghề sản xuất giống cá biển trên thế
giới có thể được tóm lược dựa vào một số nước, khu vực có nghề nuôi cá biển phát
triển:
Trung Quốc bắt đầu sinh sản nhân tạo thành công các loài thuộc họ cá đối
(Mugilidae) vào cuối những năm 1950, hoàn thiện kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo ở
qui mô thương mại loài cá đối Liza haematocheila vào những năm 1970, sản xuất
giống thành công và sản xuất ra hàng triệu con giống các loài cá bơn Nhật hoặc cá bơn
vĩ (Paralichthys olivaceus), cá tráp đen (Sparus macrocephalus), cá đù vàng hoặc cá

hoa vàng (Pseudosciaena crocea) vào những năm 1980 [50]. Từ những năm 1990, sản
xuất giống nhân tạo cá biển ở Trung Quốc phát triển tăng nhanh về cả số lượng loài và
số lượng cá giống sản xuất ra, tập trung vào các loài có giá trị cao. Đến năm 2000, có
ít nhất 52 loài cá biển thuộc 24 họ đã được nghiên cứu sản xuất giống thành công.
Loài được sản xuất giống nhiều nhất là cá đù vàng đạt hơn 1,3 tỉ con giống. Các loài
sản xuất được hơn 10 triệu con giống trong năm 2000 gồm có: cá hồng Mỹ (Sciaenops
ocellatus), cá vược Nhật (Lateolabrax japonicus), cá đối, cá đù (Nibea miichthioides),
cá tráp đỏ (Pagrus major), cá măng biển (Chanos chanos) và cá kẽm lang
(Plectorhynchus cinctus). Các loài sản xuất được vài triệu con giống trong năm 2000
gồm: cá bơn Nhật, cá tráp đen, cá chẽm (Lates calcarifer), cá hồng chấm đen
(Lutjanus russelli), cá sạo (Pomadasys hasta), cá đù mi-uy (Miichthys miiuy), cá bống
bớp (Bostrichthys sinensis) và cá sạo vây đen (Hapalogenys nitens) [50].



5
Hiện nay, các loài cá biển thuộc họ cá đù (Sciaenidae) đang được sản xuất giống
nhân tạo chủ yếu ở Trung Quốc, tiếp theo là các loài cá thuộc các họ cá tráp
(Sparidae), họ cá sạo (Pomadasyidae), họ cá mú (Serranidae), họ cá bơn vĩ
(Paralichthyidae) và họ cá hồng (Lutjanidae) [50].
Nhật Bản đang dẫn đầu về số lượng loài cá biển được sản xuất giống nhân tạo
trên thế giới và đa số con giống được thả ra biển để tái tạo nguồn lợi [40]. Năm 1998,
Nhật Bản đã sản xuất 107,8 triệu cá giống, trong đó cá bơn Nhật chiếm 34%, cá tráp
đỏ chiếm 28%, cá Arctoscopus japonicus và cá Acanthopagrus schlegeli mỗi loài
chiếm khoảng 9%. Khoảng 81 triệu cá giống từ số lượng trên được thả lại môi trường
tự nhiên [94], [105].
Ở Đài Loan, theo Liao (1960), cá đối mục (Mugil cephalus) được sản xuất giống
thành công từ lâu (trích theo [59]), cá măng biển được nghiên cứu sinh sản nhân tạo
năm 1979, thành công năm 1983 [59]. Việc sản xuất giống cá biển ở qui mô thương
mại bắt đầu ở Đài Loan từ những năm 1980 [59]. Cho đến 2001, Đài Loan đã sản xuất

giống nhân tạo thành công hơn 90 loài cá khác nhau. Hiện nay, các trại sản xuất giống
cá biển ở Đài Loan là nơi sẵn sàng cung cấp giống nhiều loài cá biển và công nghệ sản
xuất giống ban đầu cho các nước Đông Nam Á [40]. Với cá mú, mặc dù có hơn 52 loài
phân bố dọc bờ biển Đài Loan nhưng chỉ có một số loài đã được sản xuất giống nhân
tạo bao gồm: cá mú chấm đen (Epinephelus malabaricus), cá mú chấm nâu (E.
coioides), cá mú cọp hoặc cá mú hoa nâu (E. fuscoguttatus), cá mú nghệ (E.
lanceolatus); trong đó, loài cá mú chấm nâu đã được khép kín vòng đời. Các loài cá
mú khác: cá mú chấm xanh (Plectropomus leopardus), cá mú chuột (Cromileptes
altivelis) chỉ sản xuất được một số lượng ít con giống (trích theo [59]). Cá giò
(Rachycentron canadum) được nghiên cứu sản xuất giống thành công ở Đài Loan từ
đầu những năm 1990, phát triển sản xuất giống với số lượng lớn từ 1997 [59], [60].
Tại Đông Nam Á, các loài cá biển có giống cung cấp từ các trại sản xuất bao
gồm: cá chẽm, cá dìa (Siganus), cá măng biển, cá mú cọp, cá mú chấm nâu, cá mú
chuột, cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus), cá giò, cá chim vây vàng
(Trachinotus blochii). Các loài đang được tiếp tục nghiên cứu là cá mú nghệ, cá mú



6
chấm xanh và cá Napoleon (Cheilinus undulatus) [40]. Ở Indonesia, 2 loài cá mú cọp
và cá mú chuột đang được sản xuất giống rộng rãi ở các trại giống qui mô gia đình.
Ở Châu Âu, sản xuất giống hai loài cá chẽm Châu Âu (Dicentrarchus labrax) và
cá tráp vàng (Sparus aurata) phát triển ở qui mô thương mại từ cuối những năm 1980.
Số lượng cá giống của 2 loài này được sản xuất ra năm 1999 khoảng 450 triệu con.
Hiện tại, số lượng cá giống sản xuất nhân tạo của 2 loài này vẫn chiếm chủ yếu [40],
[89]. Với loài cá turbot (Scophthalmus maximus), trong những năm 1990, lượng giống
sản xuất ra khoảng 1 triệu cá giống mỗi năm, năm 1998, sản xuất được 3 triệu con
giống. Từ giữa những năm 1980, Bắc Âu đã tiến hành nuôi loài halibut (Hippoglossus
hippoglossus), số lượng con giống sản xuất hàng năm khá ổn định do sự thành công
của một số trại giống [89].

Tại Mỹ, đến 2001, có ít nhất 20 loài cá biển được nghiên cứu phát triển công
nghệ sản xuất giống nhân tạo với mức độ khác nhau; trong đó, 8 loài được sản xuất
giống nhằm mục đích thương mại là: cá đối mục, cá nhụ Thái Bình Dương
(Polydactylus
sexfilis), cá hồng Mỹ, cá măng biển, cá bơn mùa hè (Paralichthys
dentatus), cá nục heo cờ (Coryphaena hippurus), cá hồng Mutton (Lutjanus analis) và
cá chim Florida (Trachinotus carolinus) [56]. Tại Mỹ, từ 2001, cá giò đã được nuôi
vỗ, kích thích sinh sản bằng hormone và cho đẻ tự nhiên trong hệ thống nước chảy
tuần hoàn hoặc trong hệ thống nuôi bán tĩnh (semi-static) [42]. Một trong những mục
đích chính của các trại sản xuất giống cá biển tại Mỹ là sản xuất giống và thả ra lại môi
trường tự nhiên [56].
1.1.2. Hiện trạng nghiên cứu sản xuất giống cá biển tại Việt Nam.
Nghề sản xuất giống cá biển nhân tạo ở Việt Nam thực sự bắt đầu cách đây không
lâu. Đến cuối những năm 1990, đầu những năm 2000, mới có một số nghiên cứu về
sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm cá biển được tiến hành tại Viện nghiên
cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Viện Nghiên cứu Hải sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy sản II, Trường Đại học Nha Trang. Các đề tài nghiên cứu đã được tiến hành như:
Nuôi và sản xuất giống nhân tạo cá song (Epinephelus spp) ở miền Bắc Việt Nam [90],
nuôi cá đù đỏ, sản xuất giống cá tráp vây vàng (Mylio latus) [1], [2], đề tài nghiên cứu
và xây dựng qui trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá mú mỡ (Epinephelus



7
tauvina), cá giò, cá chẽm, cá tráp vây vàng, xây dựng qui trình công nghệ nuôi thương
phẩm cá giò, cá song [7], công nghệ nuôi vỗ cá bố mẹ và cho sinh sản nhân tạo cá
chẽm [10]. Năm 2003, có các báo cáo về kết quả nghiên cứu sản xuất giống cá mú
chấm nâu và báo cáo hoàn thiện qui trình sản xuất giống cá giò [11].
Tại Trường Đại học Nha Trang, trong thời gian từ 1998-2000, Nguyễn Duy Hoan
và CTV đã nghiên cứu sản xuất giống thành công cá chẽm [4]. Năm 2001-2002,

Nguyễn Trọng Nho và CTV đã thành công trong việc nghiên cứu sản xuất giống cá
chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis) [8].
Nhìn chung, giai đoạn trước 2003, gần như các nghiên cứu sản xuất giống cá
biển ở Việt Nam chưa thực sự thành công trong việc sản xuất giống ở qui mô thương
mại. Nguồn cá giống cung cấp cho nghề nuôi cá biển gần như nhập từ Trung Quốc,
Đài Loan hoặc từ khai thác tự nhiên.
Năm 2005, cả nước sản xuất được khoảng 3,3 triệu con giống cá biển các loại,
chỉ đáp ứng được 11,8% nhu cầu con giống cho người nuôi. Theo chỉ tiêu, lượng cá
giống cần đến năm 2010 khoảng 400 triệu con giống cá biển (theo Bộ Thủy sản cũ).
Nói chung, nghề sản xuất giống cá biển ở nước ta cần được nghiên cứu hoàn thiện và
phát triển mạnh hơn mới có thể đáp ứng được nhu cầu trên.
1.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CHỦ YẾU CỦA CÁ CHẼM
Cá chẽm, Lates calcarifer (Bloch, 1790), thuộc bộ Perciformes, họ
Centropomidae. Cá chẽm được Bloch mô tả đầu tiên vào năm 1790 và đặt tên
Holocentrus calcarifer. Do cá chẽm có các đặc điểm giống với cá vược sông Nile
(Lates niloticus Linnaeus), năm 1828, Cuvier & Valenciennes đề nghị đặt lại tên giống
là Lates, gọi là Lates calcarifer [46].
Cá chẽm phân bố rộng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc tây Thái Bình
Dương và Ấn Độ Dương, từ Đông Phi đến Papua New Guinea, từ nam Trung Quốc,
Đài Loan đến Bắc Úc [46]. Cá chẽm là loài rộng muối, sống được cả ở vùng nước
ngọt, lợ, mặn và có tập tính di cư xuôi dòng. Cá bố mẹ thành thục sinh dục tập trung ở
vùng cửa sông và sinh sản. Cá con mới nở theo dòng chảy thủy triều vào sâu trong
vùng nước lợ sinh sống. Khi đủ khả năng ngược dòng, chúng bắt đầu di cư ngược
dòng vào sống ở các dòng sông. Khi phát dục thành thục (ở độ tuổi 3
+
), chúng di cư


×