Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Kiến thức lớp 10 Ca dao Việt Nam –con cò và đạo việt pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.54 KB, 40 trang )

Kiến thức lớp 10
Ca dao Việt Nam –phần28

Con Cò và Đạo Việt

Nói tới “Con Cò” là tự nhiên người Việt mình thường liên
tưởng tới cảnh đồng quê Việt-Nam, với những con chim
nước có bộ lông trắng với thân hình mảnh khảnh nhưng
rất cân đối với cái cổ cao và đội chân dài mà ai nấy cũng
đã thấy và cũng đã từng nghe những câu ca dao tượng
hình gợi ý như :

Cái cò cái vạc cái nông


Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò,


Không, không! Tôi đứng trên bờ


Mẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôi.


Hay để nói lên tình mẫu tử của người Mẹ Việt với tâm
trạng bồi hồi lo lắng cho con, khi con đi đâu chưa về, thì
Tổ Tiên mình cũng đã dùng hình ảnh đẹp, và phong cảnh
hữu tình với “cò mẹ” và “cò con” để diễn tả nỗi niềm đó
qua ca dao :

Mặt trời lặn xuống bờ ao




Có con cò mẹ bay vào bay ra


Cò con đi học đường xa


Thẩn thơ chỗ nọ la cà chỗ kia


Đi đâu mà chẳng chịu về


Cơm canh mẹ đợi còn gì là ngon.


Cho nên “con cò” là hình ảnh của người nữ, người Mẹ,
người con gái Việt với nét đẹp đơn sơ thơ mộng, duyên
dáng mỹ miều, diệu hiền âu yếm, nhưng cũng lã lướt,
nhởn nhơ, thanh thản… như “con cò” để thưởng thức
cảnh thanh bình của đồng quê, với :

Con cò bay lả bay la…


Bay từ cửa tổ bay ra cánh đồng.


Tuy có vẽ la đà với phong cách “bay lả bay la…”, nhưng

“con cò” là hình ảnh của người đàn bà xứ Việt thời Hùng
Vương, không bao giờ quên trách nhiệm đối với bản thân
và gia đình. Vì từ lúc còn là “cò con”, nghiã là từ lúc ấu
thời, người con gái Việt đã được thấm nhuần Đạo Trời với
nguyên lý Mẹ, với âm dương hòa hợp, với Tình trước Lý
sau để sống thật cái Tình với chiều kích của Tâm Linh Đại
Ngã như Trời Biển bao la. Vì vậy, như “con cò” người đàn
bà Việt với đức tính can trường, đảm đang, nhẫn nại,
khôn khéo và tài năng…, không những đã biết lo lắng cho
con, cho chồng được đầy đủ no ấm về vật chất, mà còn
lưu tâm đến việc giáo huấn con cái sao cho đặng Vuông
Tròn, nghĩa là được thành Nhân. Hình ảnh thật đẹp, thật
quý đó cũng đã được ghi khắc qua ca dao:

Cò tôi bay lả bay la


Bay từ cửa tổ bay ra cánh đồng


Cha mẹ sinh đẻ tay không


Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi


Trước là nuôi cái thân tôi


Sau nuôi đàn trẻ nên đời cò con.



Một mai khôn lớn vuông tròn


Rủ nhau bay khắp nước non xa gần.



Điều này không một ai có thể phủ nhận được vai trò và
địa vị của người Mẹ Việt, vì thế cho nên ngày xưa lúc
người con gái về nhà chồng người Việt mình mới bảo là đi
“gánh vác giang sơn nhà chồng”, như ca dao đã có câu :

Có con phải khổ vì con


Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng



chớ không phải là “xuất giá tòng phu” để đi về “làm dâu”
nhà chồng, với nghiã để hầu hạ chồng và cung phụng cho
nhà chồng! Tư tưởng này đã được bày đặt ra từ thời Hán
thuộc với cái luật “nam nữ thọ thọ bất thân”, và thói tục
“bó chân”, để chà đạp thiên chức con người với phẩm tính
của Bà Nữ Oa, để biến đàn bà ra thành một món đồ chơi,
cho cái đám đạo tặc phong kiến, vũ phu, vô tâm, vô đức.
Ảnh hưởng đó còn in sâu cho tới ngày hôm nay, trong đầu
óc của đám “bác học” còn ở vòng ngoài, bên phương

Đông hay vong thân ở phương Tây, nên chưa biết quảng
vấn và thận tư, thành thử chỉ là ngụy biện cho cái cảnh
“chồng chúa vợ tôi”! Vì văn hóa du mục phương Bắc là
văn hóa một chiều, chỉ dựa trên lý lẽ, đề cao sức mạnh và
ham mê vật chất, nên không thể có được giá trị tinh thần
“Nữ Oa”, cho nên để có thể đô hộ và cai trị Việt tộc, bọn
thanh giáo nhà Hán phải đả phá và đảo lộn nền tảng của
văn hóa Việt là nguyên lý Mẹ, với Âm trước Dương sau,
Vợ trước Chồng sau, Tình trước Lý sau với hình ảnh và ý
nghĩa đã được đề cao và ẩn giấu trong huyền thoại “Bà
Nữ Oa Đội Đá Vá Trời”, từ mấy ngàn năm trước.


Minh Triết Việt tộc đã xuất hiện từ ngàn năm xưa với nền
văn hóa nông nghiệp. Vì chỉ với văn hóa nông nghiệp, con
người mới thật sự sống gần với thiên nhiên, và phải dầm
mưa dãi nắng với chân lấm tay bùn và không biết bao
nhiêu mồ hôi nước mắt, mới có thể hiểu được thế nào là
sự tương giao hòa hợp của Đất Trời, và mới có thể nhận
định được về vũ trụ (quan) và nhân sinh (quan). Vì vậy,
với con mắt quan sát về vũ trụ vạn vật, và qua suy tư của
lý trí với rung Cảm của Tâm Linh, Tổ Tiên ta đã thấy được
cái Chân Thiện Mỹ nơi Con Người với chiều kích vô biên
của Đại Ngã Tâm Linh, vì Con Người là Đức của Trời Đất,
là Tâm của Vũ Trụ (nhân giả kỳ thiên địa chi đức, vũ trụ
chi tâm), nên đã ẩn giấu cách khôn khéo cái nền Minh
Triết đó, qua 12 câu ca dao sau đây, mà tôi không thể
không viết ra đây cái hay, cái đẹp, với ý nghĩa tuyệt vời,
để chia sẻ với bạn. Và bây giờ mời bạn đọc thong thả với
tôi mấy câu ca dao này mà tôi đã chọn lọc:


Cái cò là cái cò con


Mẹ đi xúc tép, để con ở nhà


Mẹ đi lặn lội đồng xa


Mẹ sà chân xuống, phải mà con lươn


Ông kia có cái thuyền buồm


Chở vào rừng rậm xem lươn bắt cò


Ông kia chống gậy lò dò


Đi vô bụi rậm coi cò bắt lươn


Con cò cặp cổ con lươn


Con lươn cũng cố quấn quanh cổ cò



Hai con, cò kéo, lươn co


Con lươn tụt xuống con cò bay lên.



Nếu bạn đọc kỹ những câu ca dao này và nếu bạn để ý,
bạn sẽ tự hỏi từ ngay câu đầu, tại sao ông bà mình không
nói là “con cò” mà lại nói là “cái cò”?

Chữ “cái” dùng để chỉ định một vật hữu hình, hay sự vô
hình và rất được thông dụng trong ngôn ngữ thường ngày
của người Việt. Người ta hay nói cái này, cái nọ, cái kia,
cái gì, v.v…, hoặc cái đầu, cái mặt, cái tay, cái chân, cái
thân, cái xương, cái da…, như ca dao tục ngữ là điển hình
nhất cho sự thông dụng đó:

Được cái nọ dọ cái kia


Bằng cái sảy nảy cái ung


Đẻ đứa con trai chẳng biết nó giống ai ?
Cái mặt thì giống ông cai
Cái đầu ông xã, cái tai ông trùm.




Đói thì đầu gối phải bò
Cái chân phải chạy, cái giò phải đi.



Đã mang lấy cái thân tằm
Không vương tơ nữa, cũng nằm trong tơ.



Thân em như cái quả xoài trên cây


Bậu ra cho khỏi tay qua
Cái xương bậu nát, cái da bậu tàn.



“Cái” còn có nghiã để nói lên một tâm trạng không thể
diễn tả được, nhưng lại có thể làm cho người nghe “cảm”
được như: cái nghĩa, cái nhớ, cái thương, cái duyên, cái
nợ, cái tình, cái tiếng… :

Em như hoa mận hoa đào
Cái gì là nghĩa tương giao hỡi chàng



Ai về đằng ấy hôm mai

Gửi dăm cái nhớ, gửi vài cái thương



Chồng yêu cái tóc nên dài,
Cái duyên nên đẹp, cái tài nên khôn



Ví chăng cái nợ tơ duyên,
Nỡ đem nhan sắc mà phiền não ai?



Mới hay duyên nợ ba sinh
Nhà giàu cướp cả cái tình đôi ta



Buồn tênh cái tiếng thu chung

Đêm thu ta biết vui cùng với ai


“Cái” còn có nghĩa là giống “cái” với “đực”, nhưng cũng có
nghĩa cả đực lẫn cái như : “con cái” với nghĩa con trai và
con gái, nhưng cũng còn có nghĩa là “chánh” (principal)
như người mình hay nói : đường cái, sông cái, v.v…, như
ca dao cũng có câu :


Anh đi trúng lính thì đi
Cửa nhà con cái đã thì có em



Đường cái đất cát, gió mát tận xương,


Đường đi cách núi Ba Vì
Cách con sông Cái chàng đi đàng nào?


Và nghĩa “cái cò” đó ở đây, là nghiã “con cái”, vì câu đầu
đó đã rõ nghĩa: “cái cò là cái cò con”, tức là con của “con
cò”, là chim “bạch hạc”, là con hạc trắng mà ca dao cũng
có diễn tả như :

Suốt mình trắng nõn như bông


Gió xuân thỉnh thỏang bợp lông trên đầu




Đó là một loài chim nước ở ruộng (nước), giống như chim
Âu, với ẩn nghĩa Mẹ Âu Cơ, là Tiên, là Trời biểu tượng
cho Mẹ của Việt tộc, vì thế câu kế tiếp (thứ 2) bắt đầu
bằng chữ Mẹ :


Mẹ đi xúc tép, để con ở nhà


Chữ “đi ”, ai cũng hiểu nghĩa là thay đổi chỗ, vị trí, hay địa
điểm có nghĩa là biến đổi, là biến dịch.

Nhưng tại sao không bắt (tép) mà lại “xúc” (tép) ? Vì “xúc”
là động tác để hốt (lấy vào) những vật bé nhỏ (như là xúc
cát) bằng cái rổ hay cái xuổng (pelle,shovel), ở đây có ý
muốn nói số lượng nhiều, nghĩa là Mẹ đi bắt thật nhiều tép
về cho con, để cho con ăn no và cho con mau lớn.

Rồi tại sao nói “tép” mà không là tôm mà cũng không là cá
? “Con cò” thì phải bắt con tôm hay con cá to hơn con tép
thì ăn mới no, mới sướng chứ, tại sao lại đi xúc con tép ?

Thưa “tép” là con tôm nhỏ xíu sống ở sông hay ruộng,
giống như con “ruốt” là con tôm nhỏ sống ở biển. Nói con
“tép” là muốn nói lên ý nghĩa nhỏ bé, ý nghĩa non nớt, là ý
nghĩa khởi đầu của sự sống của vạn vật mà cũng là của
con người. Vì con còn nhỏ nên con chưa ăn được thứ gì
khác, ngoài con “tép”, cũng như lúc con còn nhỏ chưa có
răng thì con phải bú sửa, phải ăn đồ ăn Mẹ xay ra (tán,
nghiền) để con mới nuốt được. Đó là ý nghĩa của sự săn
sóc tận tụy của Mẹ cho con với tình thương bao la của
Mẹ, mà cũng là ý nghĩa Mẹ dạy cho con biết Hòa ngay từ
lúc nhỏ, để thích hợp với tình trạng và hoàn cảnh của con,
là còn nhỏ thì phải ăn “tép” chớ không được ăn tôm, ăn
cá, con sẽ bị mắc cổ !



Rồi tại sao lại “để” con ở nhà mà không “nhốt” hay
“bắt”(biểu) con ở nhà ? Nghĩa của chữ “để” không phải là
quăng, là vứt, là ném, là dụt, mà là (cất) đặt xuống với hết
tất cả tâm tình và ý thức. Ở đây, có nghĩa là Mẹ hết sức lo
lắng và lưu ý đến con, nghĩa là với hết tình thương của
Mẹ, mà Mẹ ở đây là Trời, nghĩa là tình yêu của Trời dành
cho con người ngay từ lúc con người con trong trứng (tý)
nước, nghĩa là từ lúc chưa thành hình trong bụng Mẹ.

Chữ “ở nhà” ở đây không chỉ là ở trong cái nhà với bốn
vách tường với cái mái (nhà), mà nghĩa chữ “nhà” phải
hiểu ở đây là trong tim, trong lòng của Mẹ. Cho nên tuy vì
bổn phận phải đi kiếm ăn cho con và phải để con ở nhà,
để con đừng bị nắng gió, hay rét lạnh, nhưng con lúc nào
cũng ở trong tâm trí, trong lòng của Mẹ. Đó là ý nghĩa con
người ở trong Tâm của vũ trụ (vũ trụ chi tâm), và vũ trụ
cũng là Tâm của con người.

Mẹ đi lặn lội đồng xa.


Nghĩa của chữ “lặn” là hụp (chìm) sâu xuống dưói nước.
Và nghĩa “lội” là dẫm chân vào nước và đi trong nước,
nhưng cũng có nghĩa là bơi lội. Nghĩa là muốn “xúc tép”
bắt tôm thì phải (đi) lội trong nước. Mà hình ảnh của chữ
lặn là (đi) xuống theo chiều dọc, và hình ảnh của chữ lội là
(đi) chiều ngang. Mà nét dọc cũng còn biểu tượng Trời và
nét ngang biểu tượng Đất, nói lên ý nghĩa con người là
“Giao Chỉ” của nét Trời và nét Đất.


Chữ “đồng” dĩ nhiên nghĩa là đồng ruộng (nước), vì ở
ruộng nước mới có tôm tép, mới có cua cá. Nhưng chữ
“đồng” ở đây, phải hiểu theo nghĩa là mẹ Tiên về gặp cha
Rồng ở cánh Đồng Tương, tức là tương đồng, tương
giao, tương ứng, tương cầu, tương quan, tương sinh,
tương khắc, tương biến, tương hòa, tương hợp, tương
tư…

Và chữ “xa” là cách xa, xa tổ, xa nhà, xa xứ, nhưng cũng
có nghĩa là xa rộng, xa mút, xa tít, xa thấu, xa vời, xa
tận… chân trời, có nghĩa là chiều kích vô biên của con
người.

Mẹ sà chân xuống, phải mà con lươn.


Tại sao lại nói “sà”(xuống) mà không nói “đáp” xuống?
Tiếng Việt mình rất là hay vì nó vừa gợi ý, gợi hình, gợi
cảnh, nhưng cũng vừa ẩn ý, ẩn nghĩa cho nên rất thâm
thúy và sâu sắc. Ở đây, “sà” theo nghĩa đen là “con cò”
bay sát còn gọi là “lượn” trên mặt nước, để tìm con “tép”
vì con “tép” quá nhỏ nên khó thấy, cho nên phải “sà” sát
mặt nước. Nhưng cũng có thể hiểu “sà” là bay sát theo

×