Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Kiến thức lớp 10 Nguyễn Bỉnh Khiêm –Nhàn- đôi điều cần bàn về mối quan hệ của tác giả pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.39 KB, 19 trang )

Kiến thức lớp 10
Nguyễn Bỉnh Khiêm –Nhàn-phần 4

Đôi điều cần bàn lại về mối quan hệ giữa
Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Dữ -
Phùng Khắc Khoan



Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là một nhân cách văn hoá lớn,
một nhà tư tuởng - triết học lớn, một đại thụ bao trùm bóng mát
cả vườn cây văn học Việt Nam thế kỷ XVI. Ông là người có khả
năng “huyền cơ tham tạo hoá” (nắm được cái lẽ huyền vi của tạo
hoá) như La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp có ngợi ca; là “một bậc kỳ
tài, hiền danh muôn thuở” như Phan Huy Chú đã xưng tụng. Văn
chương của ông “không cần điêu luyện mà tự nhiên, giản dị mà
rất lưu loát, thanh đạm mà có nhiều vị” (…) “như gió mát trăng
thanh, nghìn năm sau còn tưởng thấy” mà Vũ Khâm Lân đã nhận
định trong bài Phả ký; “thanh tao, tiêu sái, hồn hậu, phong nhã, có
ý thú tự nhiên” như Phan Huy Chú đã bình trong Văn tịch chí ở
sách Lịch triều hiến chương loại chí. Ông sống gần trọn thế kỷ
XVI, đã chứng kiến những cảnh tranh giành xâu xé giữa các tập
đoàn phong kiến bấy giờ, hết Lê - Mạc rồi Trịnh - Nguyễn. Nếu
trừ khoảng 8 năm ông ra làm quan cho nhà Mạc tại triều đình
trung ương thì thời gian còn lại ông đều sống ở quê nhà (44 năm
trước khi xuất chính và 44 năm sau khi cáo quan về vườn), nhờ
thế mà ông có dịp gần gũi nhân dân, thấu hiểu dân tình khốn khổ
trong cảnh binh đao. Đây cũng là một trong những yếu tố hình
thành tư tưởng thân dân của Tuyết Giang phu tử, với tấm lòng ưu
thời mẫn thế, tiên ưu hậu lạc đến già vẫn không nguôi, đúng như
Vũ Khâm Lân đã viết: “Tuy ở nhà 44 năm mà không ngày nào


quên đời, lòng ưu thời mến tục đều bộc lộ trong thơ” (Phả ký).
Ông sống trên đất nhà Mạc, giữa thời chiến tranh tao loạn, vậy
mà vẫn đứng vững như cây tùng, cây bách trong giá rét mùa
đông; giữa những bão táp biến động của thời thế. Không chỉ thế
mà lúc bấy giờ các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh, Nguyễn
đều nể vì, kính ngưỡng ông; họ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng
cách phái những thủ túc thân cận đến cầu kiến ông, xin những lời
mách bảo của ông về thời cuộc. Bao trùm lên cuộc đời ông, đã có
nhiều câu chuyện lưu truyền trong dân gian với những giai thoại
khá lý thú mà các cụ ngày trước đã từng chép lại trong các sách
như Sấm Trạng Trình, Phả ký chẳng hạn. Bài viết nhỏ này sẽ đặt
vấn đề bàn lại những gì mà các bậc tiên Nho đã viết xung quanh
các mối quan hệ giữa Bạch Vân cư sĩ với Nguyễn Dữ và Phùng
Khắc Khoan.

Vấn đề thứ nhất: CÓ PHẢI NGUYỄN BỈNH KHIÊM VÀ PHÙNG
KHẮC KHOAN LÀ ANH EM CÙNG MẸ KHÁC CHA ?

1. Theo truyền thuyết và giai thoại lưu truyền trong dân gian
xưa nay và theo gia phả họ Phùng ở Phùng Xá, Sơn Tây (tức tỉnh
Hà Tây cũ, gần đây thuộc Hà Nội) thì Tuyết Giang phu tử không
chỉ là thầy dạy học của Phùng Khắc Khoan mà còn là người anh
cùng mẹ khác cha với Phùng tiên sinh. Chuyện này kể ra cũng lạ
!

Phùng Khắc Khoan (1528-1613) tự là Hoằng Phu, hiệu Nghị Trai,
Mai Nham Tử, người ở kẻ Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch
Thất, trấn Sơn Tây. Ông có tài cả văn lẫn võ, thông giỏi nhiều lĩnh
vực: kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn học, thuật số v.v ,
được nhân dân tôn vinh là Trạng Bùng (thật ra ông không đậu

Trạng nguyên, mà chỉ đậu Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, tức Hoàng
giáp vào năm 1580, lúc 53 tuổi, tại hành tại Vạn Lại, Thanh Hoá,
chỉ đứng sau Nguyễn Văn Giai). Khi đi sứ nhà Minh ông đã được
vua Minh phong là Trạng nguyên. Ông làm quan trải mấy đời vua
của nhà Lê trung hưng (thời Lê-Trịnh còn ở Thanh Hoá cho đến
khi đuổi được nhà Mạc, về lại Thăng Long); từng giữ nhiều chức
vụ, mà chức vụ cuối đời là Thượng thư bộ Công, Thượng thư bộ
Hộ, tước Mai Lĩnh hầu rồi Mai Quận công. Khi mất được truy tặng
Thái phó.

Ai cũng biết rằng truyền thuyết và giai thoại, xét đến cùng tuy ít
nhiều có cái cốt lõi sự thật lịch sử, nhưng dù sao cũng vẫn là
truyền thuyết, là giai thoại, khó có sức thuyết phục vì thiếu tính
khoa học.

Nhưng nếu không có nó thì các nhân vật lịch sử của ta ít nhiều sẽ
mất đi vẻ uy linh, đẹp đẽ mà người đời qua bao thế hệ từng
ngưỡng vọng và thêu dệt nên. Tài liệu xưa nhất hiện còn đã đề
cập đến mối quan hệ anh em này giữa Trạng Trình và Trạng
Bùng là bản gia phả họ Phùng ở Phùng Xá, Thạch Thất, Sơn
Tây, mang tên Ký lục tiên tổ sự tích, hiện để tại nhà thờ Phùng
Khắc Khoan ở Phùng Xá. Bản phả ký này do tằng tôn (chắt nội -
tức cháu 3 đời, vậy người này gọi cụ Trạng Bùng bằng cố, tức
tằng tổ). Điều đó có nghĩa là có thể người chắc nội trên đã theo
lời truyền của gia tộc và trong dân gian mà ghi lại ?; và một văn
bản nữa có nhan đề là Mai Lĩnh hầu thành mẫu chí truyện
(Truyện ông Mai Lĩnh hầu hoàn thành chí nguyện của mẹ).
Truyện này do người đời sau chép lại (không rõ người chép),
được đóng chung trong sách Danh gia thi truyện tập (Tập thơ và
truyện các nhà nổi tiếng), trong đó còn có chép Ngôn chí thi tập

của Phùng tiên sinh. Sách Danh gia thi truyện tập được hoàn
thành vào tháng giêng năm Giáp Dần (tức 1854) dưới triều vua
Tự Đức (1847-1871), ký hiệu VHv.2163. Nội dung truyện ghi lại
(xin được lược dịch) như sau: …Khi thân phụ Phùng Khắc Khoan
ở Từ Sơn, có gặp một thiếu phụ từ Hải Dương đến (…) lông mày
lá liễu, sắc mặt hơi buồn (…) bà đi cùng đường với ông, được
chừng một dặm, ông thấy bà nhàn rỗi như đi dạo, bèn trò chuyện,
hỏi han. Thấy ông có phúc tướng, bà mới bộc bạch nỗi lòng. Ông
rơi lệ cảm động. Hai người kết nghĩa vợ chồng (…) Qua năm
sau, sinh được con trai có tướng lạ, mới năm sáu tuổi mà đã có
khí vũ của bậc trượng phu. Bà mừng rỡ bảo ông nên dạy cho nó
học, nếu trời xanh không phụ, may gặp thời phò được thiên hạ
nghiêng đổ thì chí thiếp mãn nguyện…(1). Theo lời dân Phùng Xá
mà các nhà nghiên cứu sau này ghi lại thì người thiếu phụ Hải
Dương ấy chính là bà họ Nhữ, mẹ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tuy
lời truyền, giai thoại trong dân gian có vài chi tiết hơi khác nếu so
với truyện viết về ông như trên. Chẳng hạn, bà cả (đích mẫu)
không có con, còn mẹ (sinh mẫu) của Phùng Khắc Khoan là bà
hai, sinh được 4 anh em trai, mà Phùng tiên sinh là con thứ hai.
Mẹ mất sớm, nên 4 anh em ông được đích mẫu nuôi dưỡng tử
tế, thành đạt. Nội dung này có thể hiện trong thơ văn của ông,
đặc biệt là bài Quyền tế đích mẫu văn được ông viết để tế tạm khi
bà tạ thế (bà đích mẫu thọ trên 90), lúc ông trên đường đi sứ
sang Yên Kinh nhà Minh.

Từ đó, các nhà nghiên cứu sau này ở thế kỷ XX đã căn cứ vào
gia phả họ Phùng và truyện trên để viết về Phùng tiên sinh và
khẳng định ông là người em cùng mẹ khác cha với Trạng Trình,
chẳng hạn như:


- Trong lời chú thích cuốn Đại Nam Quốc sử diễn ca của Lê Ngô
Cát và Phạm Đình Toái viết năm 1870, người phiên âm và chú
thích có ghi: Phùng Khắc Khoan người làng Phùng Xá, thuộc tỉnh
Sơn Tây (tức gọi là Bùng), là con cùng mẹ khác bố của Nguyễn
Bỉnh Khiêm (2).

- Nguyễn Ngọc Kim trong Danh nhân đất Việt, có viết: Ông sinh
thời Lê mạt, con cùng mẹ khác bố với Trạng Trình Nguyễn Bỉnh
Khiêm (3).

- Quang Khánh trong bài Chí hướng và hành vi của Trạng Bùng,
đăng trên tờ Văn hoá nguyệt san, cũng khẳng định như thế (4).

- Lãng Nhân Phùng Tất Đắc trong Giai thoại làng Nho (1963) ở
mục từ Phùng Khắc Khoan, có khẳng định mối quan hệ anh em
này của hai ông (5).

- Lê Bá Sinh trong bài viết Về làng Bùng tìm di tích Trạng, in trong
sách Danh nhân quê hương, đã khẳng định như thế (6).

- Trần Lê Sáng trong Phùng Khắc Khoan cuộc đời - thơ văn (viết
xong 1984), ở chương 2, mục II Gia thế, ông đã dành 20 trang
(51-70) viết về Phùng Khắc Khoan. Sau khi nêu những băn
khoăn, thắc mắc và nói nhiều năm thực tế điền dã cùng trưng ra
nhiều tư liệu dẫn chứng về mối quan hệ (là anh em, không phải là
anh em), nêu chủ kiến của ông để phản biện những ý kiến không
công nhận mối quan hệ anh em giữa hai cụ Trạng, cuối cùng nhà
nghiên cứu tuy không tuyên bố rõ nhưng người đọc vẫn nhận ra
là tác giả cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm là anh trai cùng mẹ khác
cha với Phùng Khắc Khoan: “Dĩ nhiên, những chuyện ấy được kể

ra đều có gốc gác, chúng có nét thực, chúng tôi cũng tin, nhưng
dù sao vẫn muốn được thuyết minh rõ hơn. Có điều nếu chúng ta
tin những truyền thuyết ấy, tại sao chúng ta lại không tin những
truyền thuyết khác? Vì mẹ đẻ của Phùng Khắc Khoan, rõ ràng
không chỉ nhắc đến trong một vài truyền thuyết mà được nhắc
đến trong nhiều truyền thuyết khác ở các nơi xa nhau, thậm chí
còn được ghi vào văn bản, tại sao ở trường hợp này, chúng ta lại
gạt hết không tin (7).

Trong các bộ văn học sử ở ta cũng như trong các bộ giáo trình
lịch sử văn học của hai trường ĐHSP HN và ĐHTH HN (nay là
ĐHKHXH và NV – ĐHQG HN), tuy các tác giả không đề cập đến
mối quan hệ trên, nhưng khi giảng dạy trên giảng đường về
Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan, chính tác giả - vị giáo
sư lão thành và khả kính của các thế hệ sinh viên Ngữ văn chúng
tôi, cũng đã có nêu ra mối quan hệ anh em trên của hai vị Trạng.

Trên đây là những gì người xưa và các nhà nghiên cứu ở thế kỷ
XX đã khẳng định về mối quan hệ anh em giữa Trạng Trình và
Trạng Bùng. Tiếp theo đây là ý kiến của chúng tôi về vấn đề trên.

2. Theo thiển ý, dù người xưa có khẳng định như thế nhưng
chúng tôi thiết nghĩ giữa Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc
Khoan chỉ có mối quan hệ thầy - trò (sư - đệ), chứ không có mối
quan hệ anh em cùng mẹ khác cha.

Xin thưa, chúng tôi không phải là người đầu tiên nêu thắc mắc
này, cũng như phản bác ý kiến khẳng định mối quan hệ anh em
trên. Trước đây, trong sách Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Bùi
Duy Tân và Ngọc Liễn, các vị đã nêu ra rồi, có điều các tác giả đã

lý giải vấn đề này mà theo tôi là chưa thuyết phục, khi viết: Trong
thơ văn, Phùng Khắc Khoan không nói gì về người mẹ đẻ của
mình. (…) Nguyễn Bỉnh Khiêm hơn Phùng Khắc Khoan đến 38
tuổi, bà mẹ họ Nhữ khó có thể sinh một đứa con sau cách đứa
con trước nhiều năm như thế. (…) Câu chuyện về bà mẹ họ Nhữ
và việc gặp gỡ ngẫu nhiên, thú vị giữa Phùng Khắc Khoan và
Nguyễn Bỉnh Khiêm chắc chỉ là huyền thoại, khó tin và có thực
(8).

Ý kiến trên của nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân và Ngọc Liễn vừa
dẫn, ông Trần Lê Sáng trong công trình viết về cuộc đời và thơ
văn Phùng Khắc Khoan có phản biện, nhưng theo chúng tôi,
những ý kiến phản biện lại của ông Trần cũng vòng vo, không
thuyết phục. Đó là chưa nói lập luận có chỗ nhầm lẫn (không chỉ
ở chỗ này mà trong công trình trên còn có những sai sót khác, để
tránh dông dài, tôi không nêu ra ở đây, hẹn sẽ nói kỹ trong bài
viết khác, khi có dịp). Xin trở lại ý vừa trích dẫn trên. Thiết nghĩ,
nếu một phụ nữ nào đó lấy chồng từ lúc 13, 14 hay 15 tuổi (người
xưa có quan niệm “Nữ thập tam, nam thập lục” mà!) và năm sau
sinh con ngay thì 38 năm tiếp vẫn có thể sinh con vì mới có dưới
53 tuổi, cái tuổi vẫn còn có thể sinh đẻ được. Cho nên viết như
các tác giả vừa nêu là chưa hết lý lẽ.

Người thứ hai là Nguyễn Quân trong cuốn Trạng trình Nguyễn
Bỉnh Khiêm đã căn cứ vào câu “Bà (tức Nhữ Thị Thục, mẹ của
Nguyễn Bỉnh Khiêm) vẫn không nguôi giận, bỏ về ở bên cha mẹ
đẻ, cách ít lâu sau thì mất” trong bài Phả ký của Vũ Khâm Lân
“Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký” (Phả ký về
Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn Văn Đạt) mà khẳng định mẹ cụ Trạng
trình không phải là mẹ cụ Trạng Bùng (9).


Ở đây, Nguyễn Quân, Trần Lê Sáng và một số nhà nghiên cứu
khác, trong số đó có cả học giả nước ngoài như Trần Ích Nguyên
ở Đại học Trung Chính, Đài Bắc, trong sách Tiễn đăng tân thoại
dữ Truyền kỳ mạn lục tỷ giảo so sánh (10) v.v đều đã nhầm bài
văn này là của Thuần Phủ Vũ Phương Đề trong Công dư tiệp ký.
Bởi khi viết sách Công dư tiệp ký vào năm 1755 niên hiệu Cảnh
Hưng thứ 16, đời vua Lê Hiển Tông (theo lời Tựa), thì cụ Vũ
Phương Đề đã chép lại toàn văn bài Phả ký trên của Vũ Khâm
Lân vào sách của ông.

Vấn đề này, thiển ý của chúng tôi như sau:

Một là, cũng như Nguyễn Quân, chúng tôi căn cứ vào bản Phả ký
trên của Ôn Đình hầu Vũ Khâm Lân cẩn thuật vào mùa đông năm
Quý Hợi (1743) có chép trong sách Đại Việt sử loại tiệp lục, mà
sau đó quan Thự Tham chính xứ Sơn Nam là Tiến sĩ Vũ Phương
Đề đã sao chép lại nguyên văn bài ký trên vào sách Công dư tiệp
ký (Ghi nhanh lúc rỗi việc quan) của ông, để khẳng định rằng, bà
Nhữ Thị Thục thân mẫu cụ Trạng Trình sau khi giận chồng không
biết dạy con, bà bỏ về nhà cha mẹ đẻ, ít lâu sau thì mất. Trong
khi đó, để phản bác lại ý của Nguyễn Quân và của Bùi Duy Tân,
ông Trần Lê Sáng có lập luận rằng: “Còn danh hiệu Từ Thục phu
nhân của mẹ Nguyễn Bỉnh Khiêm thì chúng ta cũng đừng vội tin
của bà nào, bởi lẽ thân phụ của Nguyễn không chỉ có một bà vợ”
(11). Nếu lập luận như thế thì thử hỏi ông Trần Lê Sáng nghĩ gì
khi chính cụ Vũ Khâm Lân đã khẳng định trong Phả ký là “Thân
mẫu họ Nhữ được phong Từ Thục phu nhân”? Cũng nên lưu ý,
đây chỉ là hàm vinh phong của vua nhà Mạc khi cụ Trạng Trình ra
làm quan cho triều đại này, chứ không có thực quyền, hơn nữa

lúc ấy, các cụ đã quy Tiên rồi. Trong bài ký, Vũ Khâm Lân còn
cho biết: Ông nội được tập phong là Thiếu bảo Tư Quận công; bà
nội là Chinh phu nhân Phạm thị Trinh Huệ; thân sinh được tặng
phong Thái bảo Nghiêm Quận công; thân mẫu họ Nhữ được
phong là Từ Thục phu nhân (12).

Hai là, cũng trong bài ký trên, cụ Ôn Đình hầu còn cho biết vì bà
“vốn người thông minh, học rộng văn hay, lại tinh giỏi cả môn
tướng số”; “có chí hướng phò vua giúp nước của bậc trượng phu,
muốn chọn một người vừa ý mới chịu kết duyên, nên đã chờ ngót
20 năm trời, khi gặp ông Văn Định có tướng sinh quý tử, bà mới
chịu lấy” (trong bản Phả ký này, Vũ Khâm Lân còn ghi lại chi tiết
bà gặp Mạc Đăng Dung ở bến đò Hàn thuộc dòng Tuyết Giang,
mà bà đã than tiếc “Lúc trẻ chẳng gặp, ngày nay tới đây làm gì?”
(13), cũng đủ rõ thêm cái chí muốn lớn lao của bà).

GS. Bùi Văn Nguyên trong giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam,
tập 2 (thế kỷ X - giữa thế kỷ XVIII), xuất bản 1962 và Văn học Việt
Nam thế kỷ X - giữa thế kỷ XVIII, xuất bản 1989 đã căn cứ vào lời
trên mà cho rằng “cuối cùng bà lấy ông Văn Định, khi bà đã quá
lứa, xấp xỉ tuổi 30. Mãi cho đến khi sinh ra Văn Đạt, bà vẫn ôm ấp
hoài bão không tưởng của mình, cuối cùng bỏ chồng, bỏ con, đi
lang thang, rồi trở về quê hương cha mẹ đẻ ở An Tử thượng”.
Nhiều tài liệu cũ, trong đó có nhiều bộ văn học sử đều ghi rằng
“cụ Nguyễn Văn Định nhờ nổi tiếng hay chữ, giỏi thơ văn nên
quan Thương thư Nhữ Văn Lan gọi đến gã con gái luống tuổi
cho” (14).

Chúng tôi cũng đồng ý với suy luận của GS. Bùi Văn Nguyên về
tuổi tác của bà Thục lúc lấy chồng. Đồng thời xin bổ sung thêm,

người xưa đã có tục tảo hôn và quan niệm rằng con gái 13, con
trai 16 tuổi là có thể dựng vợ gã chồng, vì đủ trưởng thành về
sinh lý (nữ thập tam, nam thập lục). Con gái bấy giờ mà luống
tuổi có thể là ngoài 20 hay hơn nữa. Thân mẫu cụ Nguyễn Bỉnh
Khiêm “đã chờ ngót 20 năm trời”, như vậy, nếu làm phép tính
giản đơn là: 13,14, hay 15 cộng với ngót 20 sẽ là 30 hoặc trên 30
tuổi. Bà ở với ông Văn Định, đến khi Nguyễn Văn Đạt (Bỉnh
Khiêm) 4 tuổi thì bỏ chồng con ra đi. Vậy khi ấy ít ra lúc này bà
cũng đã khoảng 35. Hãy chưa nói chuyện bà bỏ về nhà cha mẹ
đẻ, mà nói việc có thể bà đi lang thang lên mạn Từ Sơn rồi gặp
nho sinh họ Phùng, thấy người này phúc hậu, có tướng sinh quý
tử, bà thổ lộ nỗi niềm rồi hai người gá nghĩa vợ chồng, đưa về
Sơn Tây như truyện về Mai Lĩnh hầu (tước của Phùng Khắc
Khoan lúc đi sứ lần thứ nhất trở về được vua Lê chúa Trịnh ban
cho) đã chép mà ở trên có lược dịch, thì lúc này bà đã 35 hay
ngoài 35 tuổi rồi. Giả dụ như khi bà lấy ông Định và lúc sinh
Nguyễn Bỉnh Khiêm thì bà đã 30, và khi bà lấy ông nho sinh họ
Phùng để hơn ba chục năm sau sinh ra Phùng Khắc Khoan thì
lúc lấy ông nho sinh họ Phùng, ít ra bà cũng đã 35 hay ngoài 35.
Mà theo sử sách chính thống ghi Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm
1491, Phùng Khắc Khoan sinh năm 1528, có nghĩa là cụ Trạng
Trình lớn hơn cụ Trạng Bùng 37 tuổi. Chẳng lẽ khi sinh ra Phùng
Khắc Khoan, bà Nhữ Thị Thục đã ngoài 70 tuổi? Còn nếu cho
luống tuổi, qua lứa là ngoài 20 đến 25 chẳng hạn, rồi bà mới lấy
chồng và sinh con, thì khi bà sinh ra Phùng Khắc Khoan cũng đã
60 hay ngoài 60 tuổi. Mấy năm nay, chúng tôi hay vẩn vơ tính
toán lẩm cẩm như thế. Với cái tuổi này, thể trạng người phụ nữ
Việt của chúng ta còn có khả năng sinh đẻ được không? Cho dù
có thuốc tiên đi nữa! Vì thế, căn cứ vào bản Phả ký của Vũ Khâm
Lân, cùng với suy tính trên, chúng tôi hoàn toàn không đồng ý,

không đồng tình với giai thoại, truyền thuyết dân gian đã lưu
truyền và người xưa đã viết lại, khi cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm
và Phùng Khắc Khoan là anh em cùng mẹ khác cha mà những tài
liệu xưa nhất hiện được biết là phả ký họ Phùng ở Phùng Xá và
truyện Mai Lĩnh hầu thành mẫu chí truyện chép trong sách Danh
gia thi truyện tập.

Thiết nghĩ, cụ Vũ Khâm Lân thật có lý khi trong bài Phả ký về
Nguyễn Văn Đạt (Bỉnh Khiêm), đã viết rằng bà Thục giận chồng,
bỏ về nhà cha mẹ đẻ, cách ít lâu sau thì mất, mà không đá động
gì đến chuyện bà Thục “bước đi bước nữa” với ông nho sinh họ
Phùng ở Thạch Thất để sinh ra cụ Phùng Khắc Khoan, một nhân
vật lỗi lạc đầu thời Lê trung hưng. Và có thể là hồi ấy cụ cũng đã
có nghe lời truyền về mối quan hệ đó trong dân gian, chứ không
phải là cụ né tránh việc này. Bởi bài Phả ký được cụ Vũ Khâm
Lân hoàn thành vào cuối năm Quý Hợi 1743, tức sau khi cụ
Trạng Trình đã quy Tiên đúng 158 năm; và cụ Trạng Bùng đã tạ
thế đúng 130 năm. Trong bài Phả ký, tác giả có nói đến tận nhà,
hỏi người cháu 7 đời của cụ Trạng Trình là Nguyễn Thì Đương
để xem tộc phả, nhưng ông này lại đưa ra những trang giấy rách
nát, chỉ biên danh tính tiền nhân, ngoài ra chẳng có gì khác. Cho
nên họ Vũ đành phải “thâu thái ý kiến mọi người rồi hợp với
những điều mắt thấy tai nghe trong lúc ngày thường để viết nên
bài ký” (15). Như vậy, tuy không viết ra cụ thể nhưng cụ Ôn Đình
hầu ngày ấy cũng không tin là giữa cụ Trạng Trình và cụ Trạng
Bùng có mối quan hệ anh em cùng mẹ khác cha !

Kết luận vấn đề này của chúng tôi là quan hệ giữa cụ Trạng Trình
với cụ Trạng Bùng chỉ là quan hệ Sư - Đệ, chứ không phải là anh
em cùng mẹ khác cha.

×