Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Kiến thức lớp 10 Truyện Kiều - Nguyễn Du-đoạn trích kiều ở lầu Ngưng Bích potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 12 trang )

Kiến thức lớp 10
Truyện Kiều - Nguyễn Du-phần 11

1.Vị trí đoạn trích.

Bị bán vào nhà chứa của mụ Tú Bà. Thúy Kiều rút dao tự vẫn
nhưng không chết. Đạm Tiên báo mộng số nàng chưa thoát kiếp
đoạn trường. Mụ Tú Bà cho Kiều ra ở lầu Ngưng Bích. Mắc lừa
Sở Khanh, bị Tú Bà bắt về đánh đập dã man, buột Kiều phải tiếp
khách. Đoạn trích này bắt đầu từ đó ( Câu 1229 đến câu 1248).

2. Bố cục :hai đoạn

+ Đoạn một, mười câu đầu: Cảnh sống ô nhục ở lầu xanh và tâm
trạng đau đớn, tủi nhục của Thúy Kiều.

+ Đọan hai, còn lại: Thái độ thờ ơ của Thúy Kiều trước cảnh, thú
vui ở lầu xanh, ý thức về nhân phẩm của nàng.

II. Đọc – hiểu

1. Cảnh sống ở lầu xanh

- Trong mười câu thơ đầu, có tới 4 câu tác giả miêu tả cảnh sống
ở lầu xanh:

Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm
Dập dịu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh


Biết bao : diễn tả sự việc xảy ra thường xuyên, rất nhiều không
thể tính được. Sau từ “biết bao” là cuộc sống xô bồ, trác tác “cuộc
say đầy tháng”, “trận cười suốt đêm”. “Trận cười” chứ không phải
tiếng cười. Đó là cái cười khả ố, tiếng cười khả ố, tiếng cười của
kẻ thỏa mãn trong sắc dục, dâm dật đến điên lọan.

- Cái tài của Nguyễn Du là sử dụng các thành ngữ và tách thành
ngữ để mang sắc điệu riêng: “ong bướm lả lơi” thành “bướm lả,
ong lơi” gây ấn tượng về sự giao tình ở chốn lầu xanh mụ Tú Bà.

- Hình ảnh “lá gió cành chim” giúp người đọc có sự liên tưởng: Lá
đón gió, cành đón chim như thân phận của con gái làm những
việc đưa và đón, sớm và tối. Nhục nhã bao nhiêu khi thể xác bị
dày vò. Nhịp thơ diễn tả sự buông thả thân xác người con gái,
mặc cho khách làng chơi tha hồ đùa cợt.
Chỉ bốn câu thơ mà cuộc sống ở lầu xanh hiện ra mồn một.
Trong dòng chảy đục ngầu những dơ bẩn của nhà chứa. Thái độ
Thúy Kiều như thế nào?

- Diễn tả nổi thương mình của Thúy Kiều:

“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
… ong chường bấy thân”

Đây là 6 câu thơ diễn tả nỗi đau đớn đến tê đi tái lại:

“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa”

Chỉ khi “tỉnh rượu”, “tàn canh”, Kiều mới được sống với chính

mình. Đấy là lúc nàng “giật mình” xót xa vì thân xác bị dày vò,
thảm hại.

- Ba tiếng mình trong câu tám cũng để chỉ một Thúy Kiều, diễn
đạt nỗi đau mất mát chỉ mình mình biết, chỉ mình mình hay. Nỗi
đau chỉ mình biết thôi đau lắm, xót lắm. Nó không thể san sẻ
cùng ai. Đây cũng là biệt tài của Nguyễn Du trong việc sử dụng từ
ngữ.

Từ nỗi đau của thân phận, lời thơ bật lên những câu hỏi:

“Khi sao phong gấm rả là…
Giờ tan tác như hoa giữa đường
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân”

- Những từ ngữ sóng đôi khi/giờ, mặt/thân đặt trong những câu
hỏi: Khi sao? Giờ sao? Mặt sao? Thân sao?

Cả quá khứ và hiện tại, cả đời sống tinh thần và thân xác, tất cả
đem đến cho người đọc hai đọan đời và muôn nỗi tái tê.

- Thúy Kiều ý thức được về thân phận của mình qua liên tưởng
“tan tác như hoa giữa đường”. Đời nàng, thân phận nàng lúc này
như bông hoa rụng vứt giữa đường bị bao bước chân vô tình
xéo, đap không thương tiếc.

- Nguyễn Du đã sử dụng những thành ngữ và tách thành những
câu riêng:


+ “Gió sương dày dạn” : dày gió, dạn sương diễn tả sự chai lì
không còn biết gì là xấu hổ nữa.

+ “Ong bướm chán chường” : “Bướm chánong chường” diễn tả
sự ê chề mỏi mệt đến chán chường của thân xác và tinh thần của
Thúy Kiều. Đời nàng lại đến như thế ư? Thúy Kiều đã ý thức
được tất cả càng thấy thương mình. Ơû đây có nỗi đau của thân
phận, nỗi đau thay đổi giá trị con người. Kiều càng thấy thương
thân, tiếc thân. Đây thực chất là những tiếng kêu vút lên từ ngục
tối nhà chứa. Nó đòi quyền sống quyền hạnh phúc cho con
người. Vì thế thế đọan trích góp phần làm nên giá trị nhân đạo
của “Truyện Kiều”.

2. Thái độ của Kiều trước thú vui của khách

- Cách chiêu hàng của mụ Tú Bà thể hiện rất rõ:

“Lầu xanh mới rủ chướng đào
Càng treo giá ngọc càng cao phẩm người”
Ơû đó có nhiều phong cảnh đẹp:
“Đôi phen gió tự hoa kề
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu”

Câu thơ miêu tả vẻ đẹp đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ thu,
đông. Mùa xuân có hoa, mùa hạ có gió mát, mùa thu có trăng
trong trẻo, mùa đông có tuyết. Đó là vẻ đẹp của phong hoa tuyết
nguyệt.

- Đến các thú vui:


“Đôi phen nét vẽ câu thơ
Cung cầm trong nguỵêt nước cờ dưới hoa”

Đó là thú cầm, kì, thi, họa. Thúy Kiều biết tất cả đấy. Nhưng thái
độ của nàng hoàn toàn khác.

Nàng thờ ơ với tất cả. Cách kể và miêu tả của Nguyễn Du rất rõ
ràng mạch lạc. Người đọc nhận ra thái độ ấy:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Cái buồn của con người đã lây sang cả cảnh vật. Buồn như thế
nàng vui làm sao được. Nàng phó mặc cho khách làng chơi:

“Mặc người mưa Sở mây Tần
“Những mình nào có biết xuân là gì”

Mây mưa là chỉ sự ái ân của trai gái, xuân ám chỉ sự vui thú. Mặc
cho khách làng chơi, nàng chẳng vui thú ân ái gì. Nếu có chăng
là vui gượng, vui một cách miễn cưỡng:

Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai

Vì nàng ý thức được nhân phẩm của mình bị chà đạp, bị vùi dập,
thắt buột trong vòng hoen ố. Thái độ ấy thể hiện khát vọng sống
trong trắng, không bao giờ hòa nhập với cuộc sống ở lầu xanh
của Thúy Kiều. Đây là điều chúng ta đáng trân trọng Thúy Kiều.


Đó là những câu:

Mặc cho người mưa Sở, mây Tần
Những mình nào biết có xuân là gì

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà chi ai

a) Điệp từ

- “Giật mình mình những thương mình xót xa”

Ba tiếng mình cũng chỉ một Thúy Kiều. Đó là nỗi đau chỉ mình
mình biết, chỉ mình mình hay. Đau lắm.

b) Sóng đôi kết hợp với câu hỏi

c) “Khi sao/giờ sao

Mặt sao/Thân sao”

Hình thức sóng đôi kết hợp với câu hỏi cứ trà đi sát lại mang đến
cho người đọc hai đọan đời và muôn nỗi tái tê. Mặt là tinh thần,
thân là thể xác. Tinh thần thì chai sạn không còn biết chai sạn là
gì. Thể xác thì rã rời, trong các cuộc giao tình ong bướm. Thúy
Kiều ý thức được điều ấy nên nỗi đau khổ về thân phận cứ tăng
lên, xót xa lắm.


d) Các tiểu đối

- “Phong gấm rủ là”/ “tan tác như hoa giữa đường”

- Dày gió/ dạn sương

- Bướm chán/ ong chường

- Nửa rèm tuyết ngậm/ bốn bề trăng thâu

- Nước vẽ/ câu thơ

- Cung cầm trong nguyệt/ nước cờ dưới hoa

Biện pháp nghệ thụât này làm nổi bật tâm trạng trước cảnh sống
sa hoa hình thức phô trương ở lầu xanh.

e) Sử dụng thuật ngữ và tạo câu mới

Tác giả nêu thực trạng ở lầu xanh và nỗi đau khổ, thương mình,
tiếc thân của Thúy Kiều.

- Đọan trích “Nỗi thương mình” thể hiện cảm giác đau đớn xót xa
của Kiều trước thân phận, nhân phẩm bị chà đạp ở lầu xanh.

- Đọan trích thể hiện tấm lòng và cái tài của Nguyễn Du. Đó là sự
cảm thông sâu sắc với nỗi cảm thông sâu sắc với nỗi bất hạnh
của con người. Cách sử dụng ngôn ngữ tài tình đã nâng cao giá
trị biểu đạt.



×