Kiến thức lớp 10
"Đại cáo bình Ngô" - Nguyễn Trãi –phần6
Thể loại
Cáo là thể văn có nguồn gốc từ Trung Quốc xưa. Cáo
được chuyên dùng để vua công bố việc lớn với muôn dân.
Nguyễn Trãi dùng hai chữ đại cáo vốn là tên gọi một bài
cáo cổ xưa nhất của Trung Quốc để thay lời Lê Lợi công
bố cuộc bình Ngô thắng lợi với thiên hạ.
Cáo thường hay dùng văn biền ngẫu. Văn biền ngẫu còn
gọi là “biền văn”, “biền lệ văn” hoặc “văn tứ lục” (biền là
ngựa đi sóng đôi ; ngẫu là đôi, cặp). Văn biền ngẫu có
năm đặc điểm :
Ngôn ngữ đối ngẫu : các vế đối nhau theo bằng trắc, từ
loại ;
Kiểu câu chỉnh tề, câu 4 chữ đối với câu 4 chữ, câu 6 chữ
đối với câu 6 chữ hoặc câu 4/4 và câu 6/6 đối nhau ;
Có vần điệu, bằng trắc hài hoà ;
Sử dụng điển cố ;
Sử dụng từ ngữ bóng bẩy có tính phô trương.
Trong bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi còn có loại
câu 5 chữ, 7 chữ, 10 chữ, 14 chữ rất đa dạng.
2. Tác giả
Nguyễn Trãi 1442) hiệu là Ức Trai, quê gốc làng Chi Ngại
(Chí Linh, Hải(1380 Dương), sau dời đến Nhị Khê
(Thường Tín, Hà Tây). Cha ông là Nguyễn Ứng Long,
một học trò nghèo, đỗ Thái học sinh đời Trần. Mẹ là Trần
Thị Thái con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi
là vị anh hùng toàn đức, toàn tài nhưng cũng là người
chịu nỗi oan thảm khốc hiếm có trong lịch sử. Hết mình
phục vụ và giúp đỡ nhà Lê từ khi Lê Lợi khởi nghiệp ở
Lam Sơn đến khi triều đình thịnh vượng nhưng ông lại bị
chính triều đình ấy tru di cả ba họ.
Năm 1427, giặc Minh sang xâm lược nước ta. Nhiều quan
đại thần (trong đó có Nguyễn Phi Khanh) bị chúng bắt đưa
sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi
Khanh, muốn đi theo cha để phụng dưỡng. Nghe lời cha
khuyên nhủ, Nguyễn Trãi đã ở lại, gia nhập nghĩa quân
Lam Sơn để đền nợ nước, trả thù nhà.
Trong đoàn quân của Lê Lợi, Nguyễn Trãi trở thành một vị
quân sư kiệt xuất. Ông còn dùng ngòi bút của mình để
lung lạc ý chí chiến đấu của kẻ thù. Những bức thư của
ông trong Quân trung từ mệnh tập từng khiến cho Vương
Thông cùng đám quân sĩ của hắn mất tinh thần để rồi cuối
cùng phải quy hàng, chấm dứt mười năm đô hộ nước ta.
Khi đất nước thái bình thì Nguyễn Trãi lại gặp hoạ. Với
bản tính trung thực, thẳng thắn, ông bị bọn quan lại nịnh
thần ghen ghét. Nhân cái chết của Lê Thái Tông, chúng
đã ghép ông vào tội giết vua khiến ông phải chịu cái chết
rất thảm khốc vào năm 1442. Hơn hai mươi năm sau
(1464), vua Lê Thánh Tông mới giải oan cho ông.
Những tác phẩm văn chương của Nguyễn Trãi còn lại với
chúng ta ngày nay rất phong phú : Ức Trai thi tập, Quốc
âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập, đặc biệt là Bình
Ngô đại cáo một áng thiên cổ hùng văn, bản Tuyên ngôn
độc lập thứ hai của nước ta (sau bài Nam quốc sơn hà).
3. Bố cục
Bài cáo gồm năm đoạn :
Đoạn 1 (từ Từng nghe đến Chứng cớ còn ghi) : Nêu luận
đề chính nghĩa.
Đoạn 2 (từ Vừa rồi đến …thần nhân chịu được ?) : Tố
cáo tội ác của giặc.
Đoạn 3 (từ Ta đây đến …lấy ít địch nhiều.) : Lãnh tụ và
nghĩa quân trong buổi đầu dấy nghiệp.
Đoạn 4 (từ Trọn hay đến …chưa thấy xưa nay) : Quá
trình kháng chiến đi đến thắng lợi.
Đoạn 5 (phần còn lại) : Tuyên bố hoà bình, khẳng định ý
nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
4. Đọc hiểu
Có thể nói : Bình Ngô đại cáo là bản Tuyên ngôn độc lập
lần thứ hai của dân tộc ta sau Nam quốc sơn hà. Nhưng
nó là bản Tuyên ngôn độc lập hùng tráng nhất thời kì
trung đại. Nguyễn Trãi viết Bình ngô đại cáo vào giữa lúc
niềm vui của cá nhân hoà chung niềm vui lớn của dân tộc.
Vì thế mà tác phẩm oai hùng đậm chất sử ca. Tác phẩm
Bình Ngô đại cáo có thể được chia thành 4 mạch :
4.1. Niềm tự hào tự tôn dân tộc
Nguyễn Trãi mở đầu bài cáo bằng một nguyên lí chính
nghĩa được các dân tộc thời kì trung đại mặc nhiên thừa
nhận :
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Nhân nghĩa là mối quan hệ giữa con người với con người
được xây dựng trên cơ sở của tình thương yêu và đạo lí
làm người. "Nhân nghĩa" với Nguyễn Trãi là "yêu dân" và
"trừ bạo". Có xuất xứ từ một quan niệm của Nho gia, song
đến Việt Nam, Nguyễn Trãi đã biến nó thành một khái
niệm đậm tính dân tộc.
Sau khi nêu nguyên lí "nhân nghĩa", Nguyễn Trãi viết
những câu văn thật hào hùng, sang sảng, chất chứa lòng
tự hào, tự tôn dân tộc. Đoạn văn nêu ra hàng loạt những
chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập của một lãnh thổ,
một quốc gia. Đó là một đất nước được xây dựng lên từ
lịch sử dân tộc có một nền văn hoá lâu đời :
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Tất cả đều mặc nhiên "vốn có" : từ núi sông vốn đã phân
định rạch ròi đến "phong tục Bắc Nam cũng khác". Rõ
ràng ta có đủ chủ quyền đất nước bởi từ cương vực lãnh
thổ, phong tục tập quán đến nền văn hoá, rồi lịch sử, rồi
chế độ ta đều độc lập đứng trên một cái thế đối vững vàng
cùng với nền văn minh phương Bắc. So với Nam quốc
sơn hà thì Bình Ngô đại cáo thực sự là một bước tiến dài
của Nguyễn Trãi trong việc hoàn chỉnh khái niệm về quốc
gia, về dân tộc. Không có minh chứng nào thuyết phục
hơn cho nguyên lí nhân nghĩa bằng chính "chứng cứ còn
ghi" trong lịch sử. Sự thất bại của Triệu Tiết, Toa Đô, Ô
Mã làm tiêu vong những thế lực phi nghĩa. Cũng đồng thời
khẳng định chiến thắng luôn đứng về những người đấu
tranh cho chính nghĩa. Cách lập luận của Nguyễn Trãi thật
hoàn thiện và cũng đầy sắc sảo.
4.2. Lòng căm thù lũ giặc bất lương, tàn bạo
Cũng như đoạn văn trên, đoạn kể tội quân thù cũng ngắn
nhưng sắc sảo. Một bản cáo trạng đanh thép được viết
lên từ một lòng căm thù sục sôi.
Đoạn văn mở đầu, tác giả chỉ rõ :
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ,
Nguyễn Trãi đã vạch trần âm mưu xâm lược của giặc. Lợi
dụng việc Hồ Quý Li cướp ngôi nhà Trần, giặc Minh đã
"thừa cơ gây hoạ". Núp dưới bóng cờ "phù Trần diệt Hồ",
giặc đã giả nhân giả nghĩa để thực hiện bài "mượn gió bẻ
măng".
Âm mưu xâm lược của quân giặc gian xảo bao nhiêu thì
chính sách cai trị của chúng càng thâm độc bấy nhiêu.
Vẫn là những chính sách cũ nhưng thâm độc hơn nhiều :
chúng không chỉ bóc lột vơ vét hết mọi sản vật, sức
người, sức của của dân ta mà chúng còn huỷ hoại cả môi
trường sống (tàn hại giống côn trùng cây cỏ) và tàn sát
con người không biết ghê tay. Hai câu :
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
như được viết ra bằng máu và nước mắt của người anh
hùng suốt đời một lòng vì dân vì nước.
Vơ vét sản vật, tiêu diệt con người, tội ác của giặc không
giấy bút nào tả xiết :
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Nguyễn Trãi chọn cái vô cùng (trúc Nam Sơn, nước Đông
Hải) để nói đến tội ác của một loài quỷ dữ (thằng há
miệng, đứa nhe răng).
Hai câu cuối kết án vô cùng đanh thép :
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được ?
Tội ác của giặc Minh đã vượt qua cái giới hạn của lẽ trời.
Hành động nhơ bẩn của chúng khiến cả thần và người
đều không thể tha thứ.
Đứng trên lập trường nhân nghĩa, đoạn văn là máu, là
nước mắt, thể hiện sự căm hận sục sôi của Nguyễn Trãi
đối với kẻ thù.
4.3. Âm điệu hào hùng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
và tinh thần quyết chiến, quyết thắng của dân tộc
trong cuộc kháng chiến chống quân Minh
Tác giả tái hiện hình tượng người anh hùng Lê Lợi và
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu gian khó :
Ta đây :
Núi Lam Sơn dấy nghĩa,
Chốn hoang dã nương mình
Nhưng cái lớn ở Lê Lợi chính là lòng căm thù giặc sâu
sắc. Từ đó mà cái chí của người anh hùng là "tấm lòng
cứu nước" như con thuyền lúc nào cũng "đăm đăm muốn
tiến về Đông". Cái chí khí ấy lại được rèn đúc qua những
tháng ngày "quên ăn vì giận" để rồi ngay cả trong cơn
mộng mị vẫn băn khoăn một nỗi niềm cứu nước. Hình ảnh
Lê Lợi vì thế mà đã trở thành biểu tượng tập trung của
lòng yêu nước, căm thù giặc "thề không cùng sống".
Viết về Lê Lợi, Nguyễn Trãi chú trọng gợi lại những ngày
tháng mà vị chủ tướng phải "nếm mật nằm gai", "đau lòng
nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời". Trong cảm nhận
của người đọc, người chủ tướng Lam Sơn vừa vĩ đại lại
vừa rất đời thường, gần gũi, tàng ẩn đằng sau sự miêu tả
là một triết lí nhân sinh sâu sắc : mỗi người dân đều có
thể hoá những anh hùng.
Đã có người dựng cờ khởi nghĩa nhưng những ngày đầu,
nghĩa quân còn phải đối diện với biết bao gian khổ : thiếu
nhân tài, thiếu binh lính, thiếu quân lương. Nhưng khi "tấm
lòng cứu nước" trở thành lời giục gọi thì đội quân "manh
lệ chi đồ" mà "phụ tử chi binh" đã "gắng chí khắc phục
gian nan" để đến được những thắng lợi cuối cùng. Có lẽ
trong việc dùng binh xưa, Lê Lợi là người nhìn ra sớm
nhất và cũng đồng thời đánh giá cao nhất vai trò, sức
mạnh của những người dân ở tầng lớp đáy cùng (những
người manh lệ).
Đoạn văn như bản trường ca hào hùng về khí thế quyết
chiến, quyết thắng của nghĩa quân. Một lần nữa, Nguyễn
Trãi nhắc lại để khắc sâu nguyên lí nhân nghĩa :
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo.
Lời văn dịch chưa thật sát ý. Trong nguyên bản, Nguyễn
Trãi đề : "Dĩ chí nhân nhi dịch cường bạo". Dưới ngọn cờ
đại nghĩa, đội quân của nhà Lê lấy cái chí nhân để làm
cho cường bạo phải đổi thay về bản chất chứ không phải
cuộc khởi nghĩa chỉ làm một việc giản đơn (lấy chí nhân
mà thay vào cường bạo). Câu văn trong nguyên tác thật
sâu xa. Cái ác phải bị đổi thay và cái thiện, cái chính
nghĩa phải làm cho cái ác phải đổi thay tận gốc.
Đoạn văn được viết sau nguyên lí nhân nghĩa là một đoạn
hả hê, sảng khoái. Tiết tấu, âm điệu câu văn dồn dập, ồn
ào như tiếng thác. Sự thay đổi đột ngột đó phù hợp với cái
khí thế của quân ta đang lên như gió bão. Đoạn văn gợi
hình dung toàn cảnh về những ngày tháng cả dân tộc
sống trong không khí của sử thi. Những chiến thắng của
nghĩa quân liên tiếp như "sấm vang chớp giật", như "trúc
chẻ tro bay" Theo đó thì sự thất bại của quân thù là tất
yếu : "máu chảy thành sông tanh trôi vạn dặm", "thây chất
đầy nội ; nhơ để ngàn năm". Hàng loạt những động từ
mạnh kết hợp với nhạc điệu dồn dập, nhịp văn gấp gáp,
hối hả gợi đầy đủ cái khí thế ào ào như vũ bão. Chính
nghĩa lướt qua gian tà để cuốn phăng ra bể tất cả những
tàn bạo, nhuốc nhơ.
Những mốc thời gian :
Ngày mười tám
Ngày hai mươi
Ngày hăm lăm
Ngày hăm tám
những cái "danh" không thể giấu nổi sự hèn nhát và nhục
nhã : Trần Trí, Sơn Thọ, Lí An, Phương Chính, Vương
Thông, Mã Anh Tất cả làm nên một khung cảnh chiến
trường tuy hỗn độn nhưng thế chủ động hoàn toàn đã
thuộc về phe chính nghĩa. Quân giặc nhốn nháo, hãi
hùng, mỗi tên mỗi vẻ vô cùng thảm hại. Nhưng nhân dân
ta vốn ưa hoà bình, không thích cảnh binh đao :
Họ đã tham sống sợ chết, mà hoà hiếu thực lòng ;
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
Quân giặc đã "tham sống sợ chết", ta cũng chẳng cạn
tình. Quan điểm "dĩ chí nhân nhi dịch cường bạo" của
Nguyễn Trãi chính được biểu hiện ở đây. Hành động nhân
ái của ta càng tô thêm cái chính nghĩa và lòng nhân đạo
sáng ngời của dân tộc Việt.
4.4. Cảm hứng về ngày độc lập và cảm hứng về tương
lai của đất nước
Kết thúc bài cáo, Nguyễn Trãi trịnh trọng, vui mừng thay
mặt Lê Lợi tuyên bố với nhân dân cả nước thắng lợi vừa
qua. Từ đây dân tộc bước vào một thời đại mới. Độc lập,
tự do và sự yên bình lại trở về trên mỗi miền quê. Đoạn
văn dựa vào những quy luật tất yếu của tự nhiên mà khái
quát thành những điều tất yếu trong xã hội. Xã hội phải
đối diện với "những sự đổi thay" nhưng cũng như càn
khôn "bĩ rồi lại thái", như nhật nguyệt "hối rồi lại minh". Và
dường như cũng chỉ có như vậy ta mới thấu hết được cái
ý nghĩa của hình ảnh đất nước trong gian lao, và mới hiểu
thế nào là "muôn thuở nền thái bình vững chắc". Đất nước
đã thanh bình, hình ảnh đất nước trong tương lai vững
vàng và tươi sáng : “Bốn phương biển cả thanh bình, ban
chiếu duy tân khắp chốn”.
Một áng "thiên cổ hùng văn" kết hợp hài hoà cái tinh tuý
cá nhân và thời đại. Bằng một bút lực tuyệt vời, Nguyễn
Trãi đã tự bất tử hoá tác phẩm của mình, biến nó thành
một tác phẩm "vô tiền mãi mãi là bài ca giáo dục truyền
thống yêu nước của dânkhoáng hậu" tộc Việt Nam.
* Liên hệ
1. Cáo là hình thức văn chính luận, nên phải phản ánh
được nội dung chính trị quy định một cách chặt chẽ,
nhưng bài đại cáo này lại được Nguyễn Trãi viết theo thể
tứ lục biến cách với đặc tính gợi tả qua nhiều hình tượng
sinh động, và âm thanh phong phú, khiến cho bài văn có
đoạn trầm hùng của khí thế xung trận, lại có đoạn lắng
đọng trong niềm xúc cảm của tâm can Nếu nói rằng tư
tưởng chủ đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là tư tưởng
"đánh vào lòng người" (tư tưởng "tâm công"), thì nghệ
thuật bài đại cáo này cũng đạt đến trình độ "đi vào lòng
người", đi vào tình cảm cao quý nhất của con người đất
Việt, tình cảm yêu nhân nghĩa, yêu hoà bình qua sắc thái
của ngôn từ. Đúng như Võ Khâm Lân, một nhân sĩ ở thế
kỉ XVII, đã nhận xét, bài đại cáo này quả là "một áng thiên
cổ hùng văn" (một bài văn có lời sắc bén vốn có xưa nay),
nó là sự kết tinh của bút pháp anh hùng ca với bút pháp
trữ tình, là sự nhuần nhuyễn giữa yếu tố chính trị với yếu
tố nghệ thuật.
Tất nhiên, trong áng hùng văn này, chúng ta cũng phải
loại trừ một vài chi tiết mà ngày nay, có thể coi là chưa
thích đáng, do hạn chế của thế giới quan tác giả thời bấy
giờ, thí dụ, tác giả đã theo Lê Văn Hưu trong Đại Việt sử
kí xếp triều đại Triệu Đà vào triều đại khai sáng của dân
tộc ta, hay ở phần cuối, khi nêu ra nguyên nhân thắng lợi,
tác giả đã cho rằng : "Âu cũng nhờ trời đất tổ tông khôn
thiêng ngầm giúp đỡ mới được như vậy !". Nếu cho rằng
đó là một cách phát biểu để đề cao truyền thống yêu nước
từ tổ tiên ta chuyển tới thì chắc hẳn cũng được, nhưng
nếu nói là có một yếu tố thần kì có tính chất siêu hình
quyết định sự thành công trọng đại này, thì hoàn toàn
không đúng ; yếu tố thần kì đó thật ra chỉ là sức mạnh
tổng hợp vật chất và tinh thần của quân dân thời khởi
nghĩa Lam Sơn, là sức mạnh tổng hợp của cuộc chiến
tranh nhân dân trong khuôn khổ thời khởi nghĩa Lam Sơn,
dưới sự lãnh đạo tài tình của Lê Lợi và bộ tổng tham
mưu, trong đó có nhà thao lược xuất sắc Nguyễn Trãi.
Tuy nhiên, một vài tì vết nhỏ bé đó không làm mờ được
ánh hào quang toả ra tự áng văn gần như "toàn bích"
này…
(Bùi Văn Nguyên, Giảng văn, tập 1, Sđd)
2. Đại cáo bình Ngô từ bao đời được coi như một áng
"thiên cổ hùng văn" nói lên khí phách anh hùng và tâm
hồn cao đẹp của cả dân tộc Việt Nam.
Đại cáo bình Ngô được thể hiện qua ngọn bút thiên tài
của Nguyễn Trãi, trở thành sản phẩm tinh thần đẹp nhất
của thời đại ông. Có thể nói Đại cáo bình Ngô là tác phẩm
tập thể của toàn thể nhân dân ta dưới sự chỉ đạo tuyệt vời
của lãnh tụ Lê Lợi. Nói như thế không có nghĩa là làm
giảm giá trị của Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô mà
chính là đặt ông vào vị trí cao nhất trong lịch sử văn học
Việt Nam.
Nhà thơ chân chính của dân tộc không bao giờ chỉ là một
con người ấp ủ và thổ lộ những tâm tư thầm kín của riêng
mình. Nhà thơ chân chính phải là người ngày đêm sống
với những lo âu, hoài bão và ý chí của dân tộc, để từ đó
kết tinh lại trong tâm hồn và tác phẩm của mình những gì
đẹp nhất, lớn nhất, sâu nhất của dân tộc. Nguyễn Trãi là
nhà thơ như thế và chính ông là người đã nêu cao truyền
thống ấy của những nhà thơ chân chính ở Việt Nam.
Đại cáo bình Ngô là một tác phẩm vừa văn học vừa khoa
học. Nó phân tích ta là ai, địch là ai, vì sao ta kiên cường
chiến đấu, vì sao dân tộc ta luôn luôn chiến thắng và
muôn đời bất diệt.
Đại cáo bình Ngô là tấm gương soi của đất nước Việt
Nam, của con người Việt Nam. Nó là bản anh hùng ca về
ý nghĩ, thái độ và việc làm của toàn thể nhân dân ta suốt
đời này qua đời khác. Nó là tiếng vọng của ngàn xưa cho
đến mai sau, mãi mãi nói lên rằng chúng ta, những người
Việt Nam, chúng ta đã sống như thế, đang sống như thế
và sẽ sống như thế.
Đại cáo bình Ngô chính là bản tuyên ngôn về lẽ sống của
chúng ta.